intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày về kết quả nghiên cứu trong thời gian 8 năm có 107 bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy u dưới kính vi phẫu qua ba đường mổ trán một bên dưới trán hai bên và thóp bên trước u màng não vùng củ yên là một u lành tính xuất phát từ màng nhện nằm ở vùng trên yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu chẩn đoán và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT<br /> U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN<br /> Nguyễn Ngọc Khang*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: U màng não vùng củ yên (UMNVCY) là một u lành tính xuất phát từ màng nhện nằm ở vùng<br /> trên yên. Trong thời gian 8 năm. 107 bệnh nhân đã được phẫu thuật lấy u dưới kính vi phẫu qua ba đường mổ<br /> trán một bên. dưới trán hai bên và thóp bên trước.<br /> Đối tượng nghiên cứu: 107 bệnh nhân có chẩn đoán là UMNVCY được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy<br /> từ 2003 - 2011.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang không đối chứng.<br /> Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy u xuất hiện hầu hết ở tuổi trung niên 30 - 60<br /> tuổi (84,1%), nữ bị nhiều gấp 4 lần nam giới. Về lâm sàng u có triệu chứng rất nghèo nàn mà chủ yếu là giảm thị<br /> lực một hoặc hai mắt (100%), bệnh nhân thường tới muộn khi mắt đã giảm thị lực nhiều (59,9%) và đáy mắt đã<br /> tổn thương nặng nề do teo gai thị (52,4%). U có kích thước lớn chiếm tỉ lệ 60,7%, trong đó có 27 bệnh nhân u có<br /> kích thước khổng lồ (hơn 4 cm). Kích thước u ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả hồi phục thị lực sau mổ, biến chứng<br /> trong và sau mổ. Kết quả điều trị cho thấy đường mổ trán một bên vẫn có nhiều ưu điểm và được lựa chọn<br /> (54,2%), lấy u theo phân độ Simpson II đạt 68,2% và hầu hết bệnh nhân không cần truyền máu. Lâm sàng sau<br /> mổ có kết quả tốt đạt 86% với tỉ lệ hồi phục thị lực là 58,9%. Có 7 bệnh nhân bị biến chứng dập não, máu tụ<br /> trong não trán và 8 bệnh nhân đã tử vong sau mổ do tổn thương hạ đồi và cuống tuyến yên. Giải phẫu bệnh lý<br /> của u chủ yếu là u màng não dạng thượng mô lành tính độ I (88,9%).<br /> Kết luận: UMNVCY là một bệnh lý có triệu chứng nghèo nàn, chẩn đoán khó. U lớn, thị lực giảm nhiều và<br /> đáy mắt tổn thương nặng nế đó là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả phẫu thuật và hồi phục thị lực<br /> sau mổ. Phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao về cải thiện thị lực, giải chèn ép thần kinh và hạn chế u tái phát.<br /> Từ khoá: u màng não vùng củ yên<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY OF DIAGNOSIS AND ASSESSMENT OF THE SURGICAL RESULTS<br /> OF TUBERCULUM SELLAE MENIGIOMA<br /> Nguyen Ngoc Khang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 317-323<br /> Tuberculum sellae meningioma is a benign tumor, arising from arachnoid of suprasellae region. During<br /> aperiod of 8 yrs, there are 107 pts had underwent microscopic sugeries via unilateral, bilateral frontal and<br /> pterional approach.<br /> Materials: From 2003 to 2011, 107 pts had diagnosis of tuberculum sellae meningioma had underwent<br /> sugery at Cho Ray hospital.<br /> Methods: Retrospective case series.<br /> Results: Our study showed that the tumor almostly occurred in the 30 to 60 years of age (84.1%).<br /> * Khoa Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: ThS BS. Nguyễn Ngọc Khang; ĐT: 0913919497; Email: drngngkhang@yahoo.com.vn<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 317<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Female:male ratio is 4:1. Poor manifestations with visual acuity deficit on one or both eyes (100%), severe visual<br /> acuity deficit (59.9%) and the fundus had severe injury: optic disk atrophy (52.4%). There are 60.7 % pts had<br /> tumor bigger than 3 cm, of that 27 pts had giant tumor (bigger than 4 cm). The tumor size affected significantly<br /> on visual acuity improvement, peri-operative complications. The surgical results revealed that unilateral frontal<br /> approach was the prefered choice (54.2%) and had higher benefits, tumor removal Simpson grade II is 68.2%,<br /> most of the pts do not need blood transfusion. The good post operative result is 86% with 58.9% improvement of<br /> visual acuity. There are 7 pts had contusion and hematoma, eight pts died postoperatively due to injury of the<br /> hypothalamus or the pituitary stalk. The pathology is mostly benign epithelial meningioma grade I (88.9%).<br /> Conclusion: Tuberculum sellae meningioma had poor manifestations, difficulty of diagnosis. The important<br /> factors that affect the surgical results and the improvement of visual acuity are big tumor, significantly decreased<br /> of visual acuity and severe fundus injury.<br /> The operation had a high rate of success about visual acuity improvement, optic nerve decompression and<br /> decreasing recurrence of tumor.<br /> Keywords: tuberculum sellae menigioma<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> U màng não (UMN) được biết đến rất sớm.<br /> Felix Plater có lẽ là người đầu tiên mô tả khối<br /> UMN vào năm 1614. Harvey Cushing đã đưa ra<br /> thuật ngữ Meningioma vào 1922 để mô tả loại u<br /> lành tính xuất phát từ hệ thần kinh trung ương.<br /> U màng não là một tổ chức tân sinh lành<br /> tính xuất phát từ màng nhện, u chiếm một tỷ<br /> lệ đáng kể từ 15% - 23% các loại u trong hộp<br /> sọ. UMN phát triển chậm và ít khi xâm lấn vào<br /> nhu mô não.<br /> U màng não vùng củ yên (UMNVCY) chiếm<br /> tỷ lệ 7 - 12% các u màng não nội sọ, đây là u lành<br /> tính và thường được phát hiện muộn, vì vậy khi<br /> có biểu hiện lâm sàng thì kích thước u khá lớn. U<br /> chèn ép vào dây thị và giao thoa gây giảm thị lực<br /> dần tới mù một hoặc cả hai mắt. Để phẫu thuật<br /> loại u này đòi hỏi phẫu thuật viên cần có kiến<br /> thức về loại bệnh này và có kinh nghiệm trong<br /> phẫu thuật u vùng sàn sọ.<br /> Tại khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện<br /> Chợ Rẫy mỗi năm trung bình điều trị phẫu thuật<br /> trên 300 ca u màng não, trong đó u màng não<br /> vùng củ yên chiếm tỷ lệ khoảng 8%.<br /> Cho đến nay ở trong nước chỉ có một báo cáo<br /> của PGS.TS Võ Văn Nho nghiên cứu sơ bộ về<br /> phẫu thuật điều trị UMNVCY. Vì vậy chúng tôi<br /> <br /> 318<br /> <br /> tiến hành nghiên cứu về lâm sàng và kết quả<br /> điều trị phẫu thuật UMNVCY.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Gồm 107 trường hợp được lấy ngẫu nhiên,<br /> bệnh nhân được nhập BV Chợ Rẫy từ<br /> 01/01/2003 đến 01/12/2007 và từ 01/01/2010 đến<br /> 31/10/2011 được chẩn đoán là UMNVCY và<br /> phẫu thuật tại BVCR.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn lựa<br /> - Bệnh nhân được chẩn đoán là UMNVCY<br /> trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng<br /> hưởng từ MRI, được điều trị phẫu thuật tại khoa<br /> ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> - Có kết quả giải phẫu bệnh lý trả lời sau mổ<br /> là u màng não.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> - Loại trừ các trường hợp sau mổ có kết quả<br /> giải phẫu bệnh lý không phải là u màng não.<br /> - Loại trừ UMN ở các vị trí lân cận như mấu<br /> giường rãnh khứu.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Hồi cứu mô tả cắt ngang không đối chứng.<br /> Tất cả các bệnh nhân được nghiên cứu theo một<br /> mẫu biểu thống nhất.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> Các số liệu thu thập được sẽ được lưu trữ,<br /> tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS<br /> 13.0. Các kết quả sẽ được so sánh và kiểm định<br /> với các tác giả khác bằng các phép kiểm Z,<br /> phép kiểm T, phép kiểm chi bình phương.<br /> Đánh giá sự tương quan của các kết quả bằng<br /> phép kiểm Pearson, Spearman và đường<br /> tương quan hồi quy.<br /> <br /> Thị lực<br /> <br /> Mù<br /> <br /> Hẹp<br /> (bán manh)<br /> Âm tính<br /> (Không đo được)<br /> <br /> Kết quả khảo sát tuổi<br /> 37,4<br /> <br /> Đáy mắt<br /> <br /> 24,3<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 22,5<br /> <br /> 20<br /> <br /> Phù gai<br /> <br /> 10<br /> <br /> 9,3<br /> <br /> Nhạt màu<br /> <br /> 5,6<br /> 0,9<br /> < 20<br /> <br /> 20 – 29 30 – 39 40 – 49 50 – 59<br /> <br /> ≥ 60<br /> <br /> Teo gai<br /> <br /> Biểu đồ 1 -Phân bố theo nhóm tuổi<br /> Nhỏ nhất: 15, tuổi lớn nhất: 69, tuổi trung<br /> bình: 45,5. Độ tuổi thường mắc phải là từ 30 tới<br /> 60 tuổi.<br /> <br /> Kết quả khảo sát giới tính<br /> Nữ chiếm tỷ lệ 82,2%; nam -17,8%. Nữ bi<br /> bệnh nhiều gấp 4 lân nam giới.<br /> 17,8%<br /> <br /> N…<br /> Nữ<br /> <br /> Kết quả khảo sát thị lực<br /> Bảng 1: Kiểm tra, đo thị lực mắt trước mổ (107 bệnh<br /> nhân = 214 mắt)<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 13,5<br /> 8,4<br /> 5,1<br /> 6,5<br /> 9,4<br /> 4,7<br /> 18,7<br /> 33,7<br /> <br /> Đáy mắt bình thường: 47/214 mắt (21,9%),<br /> phù gai: 25/214 mắt (11,6%), nhạt màu: 30/214<br /> mắt (14,1%), teo gai: 112/214 mắt (52,4%).<br /> <br /> Kết quả khảo sát các triệu chứng khác<br /> Các triệu chứng khác đều là triệu chứng<br /> không đặc hiệu và xuất hiện rất ít. Tăng áp lực<br /> nội sọ (20,6%), rối loạn vận động (3,7%), rối loạn<br /> nội tiết (2,8%), động kinh (1,7%).<br /> <br /> Biểu đồ 2 -Phân bố theo giới tính<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> Số mắt<br /> 29/214<br /> 18/214<br /> 11/214<br /> 14/214<br /> 20/214<br /> 10/214<br /> 40/214<br /> 72/214<br /> <br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> Tuổi<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> <br /> Kết quả khảo sát kích thước u trên phim MRI<br /> Bảng 4: Kích thước u trên phim MRI<br /> <br /> 82,2%<br /> <br /> Thị lực<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 10,7<br /> 26,2<br /> 14,9<br /> 11,2<br /> 11,7<br /> 25,3<br /> <br /> Kết quả khảo sát đáy mắt<br /> Bảng 3: Kiểm tra, đánh giá đáy mắt trước mổ (107<br /> BN = 214 mắt)<br /> <br /> Kết quả khảo sát về dịch tễ học<br /> <br /> 0<br /> <br /> Số mắt<br /> 23/214<br /> 56/214<br /> 32/214<br /> 24/214<br /> 25/214<br /> 54/214<br /> <br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> Kết quả khảo sát về lâm sàng UMNVCY<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 25,2<br /> 40,2<br /> 14,9<br /> 4,8<br /> <br /> Kết quả khảo sát thị trường<br /> Bảng 2: Kiểm tra đánh giá thị trường trước mổ (107<br /> bệnh nhân = 214 mắt)<br /> Thị trường<br /> <br /> Kết quả được đánh giá dựa trên 107 trường<br /> hợp nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1 năm<br /> 2003 đến tháng 10 năm 2011.<br /> <br /> 30<br /> <br /> Số mắt<br /> 54/214<br /> 86/214<br /> 32/214<br /> 10/214<br /> <br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> 1 mắt<br /> 2 mắt<br /> <br /> Mờ<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 40<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Số mắt<br /> 32/214<br /> 0/214<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 14,9<br /> 0<br /> <br /> Kích thước u<br /> < 2cm<br /> 2 – 3cm<br /> 3 – 4cm<br /> > 4cm<br /> <br /> Số BN<br /> 2<br /> 40<br /> 38<br /> 27<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 1,9<br /> 37,4<br /> 35,5<br /> 25,2<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 107<br /> <br /> 100%<br /> <br /> - Kích thước u nhỏ nhất: 2cm, lớn nhất:<br /> 9,5cm, trung bình: 4,02 + 1,23cm. Có 7 BN có kích<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 319<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thước u lớn hơn 6cm trong số 27 BN ở nhóm<br /> kích thước u lớn hơn 4cm.<br /> <br /> Kết quả khảo sát hình ảnh hố yên<br /> Bảng 5: Hình ảnh hố yên<br /> Hố yên<br /> Bình thường<br /> Giãn rộng<br /> Tổng<br /> <br /> Số BN<br /> 105<br /> 2<br /> 107<br /> <br /> Đánh giá kết quả hồi phục thị lực sau mổ<br /> Bảng 9: Đánh giá kết quả hồi phục thị lực sau mổ<br /> Thị lực sau mổ<br /> Không cải thiện<br /> Hồi phục<br /> Tổng<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 98,1<br /> 1,9<br /> 100%<br /> <br /> Số BN<br /> 44<br /> 63<br /> 107<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 41,1<br /> 58,9<br /> 100%<br /> <br /> Nhận xét: Hồi phục thị lực một hoặc hai mắt<br /> ở 58,9%, có 33 ca đã mù một hoặc hai mắt.<br /> <br /> KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT<br /> <br /> Đánh giá các biến chứng sau mổ<br /> <br /> Kết quả đường phẫu thuật<br /> <br /> Bảng 10: Đánh giá các biến chứng trong và sau phẫu<br /> thuật<br /> <br /> Bảng 6: Các đường mổ<br /> Đường mổ<br /> Pterion<br /> Trán 1 bên<br /> Trán 2 bên<br /> Tổng<br /> <br /> Số BN<br /> 18<br /> 60<br /> 29<br /> 107<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 16,8<br /> 56,1<br /> 27,1<br /> 100%<br /> <br /> Nhận xét: Đường mổ trán một bên được ưa<br /> thích và lựa chọn 56,1%.<br /> <br /> Kết quả phẫu thuật mức độ lấy u (Simpson)<br /> Bảng 7: Vi phẫu thuật lấy u theo bảng phân độ của<br /> Simpson<br /> Mức độ lấy u<br /> I<br /> II<br /> III<br /> IV<br /> V<br /> Tổng<br /> <br /> Số BN<br /> 0<br /> 73<br /> 25<br /> 7<br /> 2<br /> 107<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 0<br /> 68,2<br /> 23,4<br /> 6,5<br /> 1,9<br /> 100%<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 107<br /> <br /> 100%<br /> <br /> Bảng 11: Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh lý<br /> <br /> Bảng 8: Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật<br /> <br /> Giải phẫu bệnh<br /> Số BN<br /> U màng não dạng chuyển tiếp<br /> 1<br /> U màng não dạng sợi<br /> 2<br /> U màng não dạng thượng mô<br /> 95<br /> U màng não dạng tăng sinh mạch<br /> 8<br /> U màng não dạng thể cát<br /> 1<br /> Tổng<br /> 107<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 0,9<br /> 1,8<br /> 88,9<br /> 7,5<br /> 0,9<br /> 100%<br /> <br /> Nhận xét: Tất cả BN đều có giải phẫu bệnh là<br /> lành tính Grade I.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Một số đặc điểm về dịch tễ học<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 86<br /> 6,5<br /> 7,5<br /> 100%<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả tốt ở 86%, 8 kết quả xấu là<br /> BN tử vong sau mổ.<br /> <br /> 320<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 81,3<br /> 2,8<br /> 6,5<br /> 0,9<br /> 0<br /> 0<br /> 0,9<br /> 0<br /> 7,5<br /> <br /> Đánh giá kết quả giải phẫu bệnh lý<br /> <br /> Kết quả lâm sàng bệnh nhân sau phẫu thuật<br /> Kết quả lâm sàng sau phẫu thuật được tính<br /> theo thang điểm Karnofsky (100 điểm) hiệu<br /> chỉnh theo Abelmann W.H thành 3 nhóm Tốt:<br /> 80-100, Vừa: 50-70, Xấu: 0-40 điểm)<br /> Số BN<br /> 92<br /> 7<br /> 8<br /> 107<br /> <br /> Số BN<br /> 87<br /> 3<br /> 7<br /> 1<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 0<br /> 8<br /> <br /> Nhận xét: Biến chứng sau mổ phần lớn là<br /> dập não trán (7 ca) và tụ máu vùng hố mổ (3 ca).<br /> Có 8 ca tử vong sau mổ (7,5%).<br /> <br /> Nhận xét: Lấy trọn u chỉ ở Simpson II<br /> (73/107) với tỷ lệ 68,2%<br /> <br /> Kết quả<br /> Tốt<br /> Vừa<br /> Xấu<br /> Tổng<br /> <br /> Biến chứng<br /> Không biến chứng<br /> Máu tụ<br /> Giập não<br /> Tổn thương mạch<br /> Dò dịch não tủy<br /> Viêm màng não<br /> Động kinh<br /> Rối loạn nội tiết<br /> Tử vong<br /> <br /> Tần suất về u màng não<br /> Tần suất của UMN chiếm tỷ lệ 2/100000<br /> trong dân số theo thống kê của Rohringer. Theo<br /> Louis tần suất của UMN trong sọ từ 13 – 26%.<br /> Tần suất của UMNVCY theo thống kê của<br /> nhiều tác giả như Cushing (1938), Rosenstein<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> (1984), Al-Mefty (1985), Fahlbusch (2002) thì tỷ lệ<br /> là 7% đến 12% các loại u màng não.<br /> Tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1997 đến 02/2003,<br /> khoa Ngoại Thần kinh đã phẫu thuật 354 trường<br /> hợp UMN trong sọ trong đó có 26 trường hợp<br /> UMNVCY, chiếm tỷ lệ 7,3%.<br /> <br /> Tỷ lệ về giới<br /> Riêng đối với u màng não vùng củ yên thì tỷ<br /> lệ nữ thường vượt trội hơn nam 2/1. Nghiên cứu<br /> của chúng tôi có tỷ lệ nữ / nam là 4,6/1.<br /> Tỷ lệ về tuổi<br /> Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi<br /> có tuổi nhỏ nhất là 15 và lớn nhất là 69. Khi so<br /> sánh tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu (45,5<br /> tuổi) thì thấy thấp hơn nghiên cứu của Rudolf<br /> Fahlbusch (54,3 tuổi) và tương đương với các<br /> nghiên cứu khác (Park CK 45,4 tuổi - 2006).<br /> Tuổi của bệnh nhân cũng là một trong<br /> những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn<br /> phương pháp phẫu thuật và tiên lượng hồi<br /> phục thị lực sau mổ. Bệnh nhân lớn tuổi thì<br /> khả năng hồi phục thị lực sau mổ chậm hơn<br /> người trẻ tuổi.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Mờ mắt là triệu chứng lâm sàng có sớm nhất<br /> và gặp ở tất cả các bệnh nhân, đây là triệu chứng<br /> không đặc hiệu có ở nhiều bệnh lý khác về mắt.<br /> Nhưng giảm thị lực do chèn ép dây thị có những<br /> đặc điểm riêng như: không sưng nóng đỏ chỉ mờ<br /> mắt và có thể ảnh hưởng tới thị trường của một<br /> hoặc hai mắt (các bệnh khác ít ảnh hưởng tới thị<br /> trường của mắt). Đây là một triệu chứng quan<br /> trọng và thời gian giảm thị lực có ý nghĩa để<br /> đánh giá, tiên lượng bệnh lúc mổ và khả năng<br /> hồi phục thị lực sau mổ.<br /> <br /> Điều trị phẫu thuật<br /> Các đường phẫu thuật lấy u<br /> Đối với UMNVCY, hiện nay trên thế giới các<br /> phẫu thuật viên sử dụng nhiều đường mổ, các<br /> đường mổ này phụ thuộc vào kích thước của u,<br /> trang bị dụng cụ phẫu thuật và đặc biệt còn phụ<br /> thuộc vào thói quen, kinh nghiệm của phẫu<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thuật viên Phương pháp mở sọ dưới trán một<br /> bên thường được thực hiện đối với u kích thước<br /> nhỏ và vừa, trán hai bên đối với u kích thước<br /> lớn, xâm lấn vào thần kinh mạch máu hai bên<br /> vẫn được ưa thích. Một số tác giả chủ trương áp<br /> dụng đường mổ thóp bên trước (Pterional<br /> Approach) với tất cả các thể và kích thước u.<br /> Nhóm nghiên cứu này của chúng tôi có mổ theo<br /> cả ba đường mổ trên.<br /> Đường mổ ít xâm lấn dưới trán qua cung<br /> mày “Transciliary Subfrontal Craniotomy”<br /> (Key Hole) cũng được một số phẫu thuật viên<br /> sử dụng nhưng chưa được thực hiện tại bệnh<br /> viện Chợ Rẫy. Theo xu hướng phát triển của y<br /> học thế giới những can thiệp tối thiểu ít xâm<br /> lấn ngày càng được áp dụng rộng rãi và thay<br /> thế dần các cách mổ kinh điển cũ nên đường<br /> mổ ít xâm lấn dưới trán qua cung mày hay<br /> đường mổ lấy u nội soi qua mũi sẽ phải được<br /> triển khai trong thời gian tới nhằm đem lại kết<br /> quả tốt nhất cho người bệnh.<br /> Theo bảng 3.20, trong nhóm nghiên cứu của<br /> chúng tôi có 73/107 trường hợp (68,2%) được<br /> phẫu thuật lấy toàn bộ u nhưng không có trường<br /> hợp nào lấy được màng cứng và xương nơi gốc<br /> bám của u (Simpson I), còn lại 32 trường hợp<br /> (29,9%) lấy bán phần u ở mức độ (Simpson III,<br /> IV). So sánh với một số tác giả tỷ lệ lấy toàn bộ u<br /> của chúng tôi không cao chỉ tương đương với<br /> John H Chi (lấy toàn bộ u 66,5%). Để lý giải về tỷ<br /> lệ này theo đánh giá của tôi có hai lý do, lý do về<br /> chủ quan là trình độ và kinh nghiệm của các<br /> phẫu thuật viên không đồng đều. Hiện nay ở<br /> bệnh viên đã có rất nhiều phẫu thuật viên trẻ mổ<br /> được loại u này, vì kinh nghiệm chưa nhiều họ<br /> có thể lựa chọn phương án để lại một phần u để<br /> xạ trị và an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Lý do<br /> khách quan thứ hai là kích thước u của nhóm<br /> nghiên cứu lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ kích<br /> thước u của nhiều tác giả đã công bố. Tỷ lệ lấy<br /> toàn bộ u trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi<br /> tương đương với tác giả John H Chi, nhưng<br /> cũng có sự chênh lệch đáng kể so với Rudolf<br /> Fahlbusch và Nakamura. Đây là một kết quả cần<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 321<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0