Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009
lượt xem 125
download
Luận văn phân tích cơ cấu dân số theo giới tính ở thành thị , nông thôn, phân theo nhóm nghề nghiệp, theo độ tuổi, theo 8 vùng địa lý, lập bản đồ về tỷ số giới tính theo cấp tỉnh ở Thành thị và Nông thôn năm 1999 và 2009. Phân tích nhiều đến cơ cấu dân số theo giới tính và giới tính khi sinh và giải thích nguyên nhân của những khác biệt về cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2009
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRỊNH THỊ TUYẾT DUNG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2009 Chuyên ngành: Địa lý học Mã số : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê VKTHÀ NỘI, 2010 1 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- Mọi mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng đều là vì con người. Vấn đề con người luôn được quan tâm và đề cập trong hầu hết mọi lĩnh vực dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nước ta là nước đang phát triển, dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, quá trình phát triển dân số đang ở cuối giai đoạn đầu, giai đoạn dân số vàng và già hoá dân số chạy song song. Trong tương lai không xa nước ta sẽ đứng vào hàng ngũ các quốc gia 100 triệu dân. Chính vì thế dân số luôn được quan tâm trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững. Giống nhiều quốc gia khác ở phương Đông nhu cầu sinh con trai là rất lớn. Thực tế cho thấy bài học đắt giá về chênh lệch cơ cấu dân số theo giới tính của nước láng giềng Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Đông Á khác, liệu Việt Nam có đi theo vết xe đó hay không vẫn là câu hỏi nhiều người quan tâm và đang đi tìm lời giải đáp. Cũng thông qua Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 đã “đánh động” về chênh lệch giới tính của nhóm tuổi thấp trong tương lai. Trong những năm đầu thế kỉ XXI tỷ số giới tính ở Việt Nam còn thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Xu hướng chung là có tăng nhưng không đáng kể. Trong khi đó tỷ số giới tính khi sinh cao hơn nhiều với mức tự nhiên và tồn tại trong thời gian dài, xu hướng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu không có tác động đúng hướng. Vậy câu trả lời nào cho hiện tượng tỷ số giới tính của nước ta vẫn còn thấp? Tăng chậm? Cái gì khiến cho tỷ số giới tính khi sinh cao đến vậy? Liệu rằng có thể giảm tỷ số giới tính khi sinh và tỷ số giới tính nói chung đến mức cân bằng? 2 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999 – 2009 1. Nguyên nhân làm thay đổi tỷ số giới tính Bất kì một sự vật hiện tượng nào trong sự tồn tại của nó cũng sẽ chịu tác động 2 chiều khác nhau bởi các sự vật hiện tượng khác. Bởi vậy không có hiện tượng nào đứng im mà nó luôn luôn vận động và phát triển theo chu kỳ của nó. Vấn đề chênh lệch giới tính cũng thế, chênh lệch giới tính được thể hiện qua chỉ số chính là tỷ số giới tính. Theo thời gian và không gian tỷ số giới tính thay đổi khác nhau trong mối quan hệ của nó. Giới tính được cấu thành bởi 2 bộ phận nam và nữ, chênh lệnh xảy ra khi có sự biến đổi khác nhau giữa hai bộ phận này trong đầu ra, đầu vào và bản thân quá trình phát triển của nó trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Nguyên nhân ảnh hưởng làm thay đổi tỷ số giới tính trước hết đó là đầu vào - tức số trẻ sơ sinh, thứ 2 là trong quá trình phát triển của bản thân nó – di cư, thứ 3 là đầu ra - số tử vong. Nói rõ hơn đó là sự khác biệt về cơ cấu giới tính của trẻ sơ sinh, của dòng di cư và của mức tử vong hàng năm. 1.1. Sự biến đổi SRB Tỷ số giới tính chung có biểu hiện bình thường nếu không có sự biến đổi mạnh mẽ của SRB. Chính sự gia tăng SRB trong những năm gần đây là nguyên nhân căn bản làm tăng tỷ số giới tính chung của cả nước theo hướng cân bằng chung giữa hai giới. Cho đến năm 2009 thì tỷ số giới tính của cả nước vẫn nhỏ hơn 100 nam/nữ, thấp hơn mức chung của thế giới, nhờ có sự gia tăng của SRB mà nó có xu hướng cân bằng hơn. Nếu SRB vẫn cứ tăng thì SR sẽ cân bằng trước khi đạt một chênh lệch mới tức nữ nhỏ hơn nam. Sự khác thường trong vấn đề giới tính tất yếu sẽ có tác động nhất định đến các vấn đề kinh tế và xã hội. Giả định trong giai đoạn 2009-2019 TFR không đổi, mức chết của các nhóm tuổi được tính bằng với năm 2009. Ở mô hình số 1 giả sử SRB không đổi thì SR tăng 0,9 từ 110,5 năm 2009 lên 114 vào năm 2019. Ngược lại, ở mô hình số 3 giả định SRB giai đoạn 2010 đến 2019 là 104 thì SR không đổi, giữ ở mức 98,1. Nếu lựa chọn mô hình số 2 khi SRB tăng 1,5 đến năm 2019 là 99,6. Như vậy, thấy rõ ràng sự thay đổi của SRB ảnh hưởng đến SR chung của cả nước. Đối với nước ta, dân số đã bước vào thời kì già hoá dân số, tỉ trọng người già cao chiếm trên 9%, SR của nhóm thấp. Vì thế cho dù SRB rất cao so với bình thường nhưng SR vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. 3 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa SR và SRB Tăng giai Mô hình 2009 2014 2019 đoạn 2009- 2019 SRB từ 2010 đến - 110.5 110.5 0 1 SR 98.1 98.6 99 0.9 SRB từ 2010 đến - 112 114 3.5 2 SR 98.1 98.9 99.6 1.5 SRB từ 2010 đến - 104 104 -5.5 3 SR 98.1 98.1 98.1 0 1.2. Khác biệt trong mức chết và kì vọng sống trung bình Mức chết và triển vọng sống trung bình có mối tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Triển vọng sống ở các nhóm tuổi phần nào phản ánh mức chết ở các nhóm tuổi đó. Bản thân cấu trúc sinh học của hai nam và nữ từ lúc sinh ra đã có nhiều khác biệt điều này làm cho triển vọng sống trung bình từ khi mới sinh của nữ cao hơn của nam. Trong quá trình sống, ở tất cả các nhóm tuổi xác suất chết của của nam đều cao hơn của nữ vì thế tuổi thọ của nữ cao hơn của nam. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng sống của Việt Nam chia theo giới tính năm 2009 mà tổng cục thống kê đã đưa ra. Xác suất chết của nam tăng dần từ 0,0181 ở dưới 1 tuổi lên 0,417 ở nhóm 74-79 tuổi, tương ứng của nữ là 0,0138 và 0,3519. [phụ lục 1, 2] Lấy một ví dụ điển hình về nhóm trẻ sơ sinh năm 2009 để thấy rõ tác động của mức chết đến SR. Theo điều tra 1/4/2009 SR của trẻ em dưới 1 tuổi là 110,5 với mức chết tương ứng của nam và nữ là 0,0181 và 0,0138. Theo dõi mức tử và SR trong quá trình phát triển của nhóm này giả sử mức tử vong ở các nhóm tuổi trong những năm tiếp theo là không đổi bằng với mức của năm 2009 thì đến khi nhóm này ở độ tuổi 1-4 SR là 112,6 khi đến độ tuổi trưởng thành 20-24 sẽ là 110,7 khi đến hết tuổi lao động 60-64 là 101,1. Rõ ràng có sự tác động lớn của mức chết đối với SR. 1.3. Đặc điểm cấu trúc dân di cư Nước ta dòng di cư quốc tế có qui mô nhỏ nên ít có ảnh hưởng tới con số chung của cả nước. Chỉ khi nghiên cứu dưới phạm vi vùng hay tỉnh thì vấn đề di cư rất có ý nghĩa. Di cư làm thay đổi cơ cấu dân số của vùng đi cũng như vùng đến trên mọi phương diện. Từ sự thay đổi cấu trúc dân cư vùng mà nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội của vùng. Ngược lại 4 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- chính đặc điểm của hoạt động kinh tế xã hội của mỗi vùng đã tạo nên lực hút và lực đẩy với dân di cư. Lực này đối với nam và nữ là khác nhau vì vậy tỷ suất xuất cư và nhập cư giữa các vùng và các tỉnh rất khác nhau giữa nam và nữ. Chính sự khác nhau này gây ra chênh lệch về giới tính trong các dòng di cư và tác động đến cấu trúc giới tính của vùng. Quan sát SR của các dòng di cư ở các vùng nhận thấy có sự đối nghịch giữa xếp hạng về SR trong vùng của dòng xuất cư và nhập cư. Vùng có SR dòng xuất cư cao thì SR dòng nhập cư lại thấp và ngược lại. Trong 6 vùng thì chỉ có V1 và V4 tỷ lệ nam nhập cư lớn hơn nữ nhập cư, ở các vùng còn lại số nhập cư nữ nhiều hơn hẳn cao nhất là V5 nữ chiếm 54% dân nhập cư tương ứng với SR của dòng nhập cư vào vùng là 85,3. Nguyên nhân do V1, V4 là hai vùng miền núi, kinh tế đang còn hạn chế, dòng nhập cư vào vùng chủ yếu là công nhân đến tham gia và công nghiệp khai thác tài nguyên nên là sự lựa chọn của nam nhiều hơn của nữ. Ngược lại ở V2 và V5 đây là hai vùng kinh tế lớn các hoạt động dịch vụ, bán buôn bán bẻ, lao động làm thuê cho hộ gia đình, công nghiệp dệt may, da dày phát triển hơn ở các vùng khác nên tạo lực hút lớn hơn đối với nữ. Tác động tổng hợp đến SR của xuất cư và nhập cư biểu hiện trong sự chênh lệch giới tính của dòng di cư thuần. Qua bảng thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc di cư thuần và SR của các vùng. Bảng được tính toán dựa trên qui mô dân số phân theo giới tính năm 2009, tỷ suất di cư thuần phân theo giới tính năm 2009. Cấu trúc dòng di cư có tác động mạnh nhất đến SR của V5 thấp nhất ở V2. SR của V5 so với trước khi xảy ra hiện tượng di cư đã giảm từ 96,5 xuống còn 95,3. Các vùng như V1, V3, V4, V6 SR đều tăng trong đó V1 tăng nhiều nhất, chênh lệch trước và sau di cư là 1. Bảng2.2: Mối quan hệ giữa di cư và tỷ số giới tính SR Vùng Trước Sau di Chênh di cư cư lệch* Trung du và miền núi phía Bắc 89.9 99.9 1.05 Đồng bằng sông Hồng 97.9 97.2 -0.79 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 97.3 98.2 0.88 Tây Nguyên 101.4 102.4 0.95 Đông Nam Bộ 96.5 95.3 -1.20 Đồng bằng sông Cửu Long 98 99 0.96 Nguồn: Xử lý từ kết quả tổng điều tra dân số *: Do làm tròn nên hiệu có thể không bằng chênh lệch Trước di cư là thời điểm năm 2004 về trước; Sau di cư là thời điểm năm 2009 5 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009 Theo phương án phân 6 vùng mà bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra.
- Quan sát di cư và SR giữa các tỉnh nhận thấy hầu hết các tỉnh xuất cư lớn đều có SR tăng trừ trường hợp của Đắk Nông và Lai Châu bao gồm các tỉnh Quảng Bình tăng 1,7 Bắc Cạn tăng 1,6 , Lạng Sơn tăng 1,5, Nghệ An tăng 1,4 và Cao Bằng tăng 1,3. Bốn tỉnh có SR giảm mạnh đều là các tỉnh nhập cư lớn như Bình Dương giảm 3,7 Đà Nẵng giảm 2,4 thành phố Hồ Chí Minh giảm 1. Trong 3 nguyên nhân vừa phân tích ở trên xem ra mức chết ở các độ tuổi là nguyên nhân chính của hiện tượng SR thấp so với mức trung bình của thế giới như hiện nay; SRB là nguyên nhân khiến cho SR chung đang dần tiến tới cân bằng nhưng trong tương lai đây là nguyên nhân chính là có tính quyết định đối với SR chung của cả nước; dòng di cư có nhiều ý nghĩa khi phân tích sự thay đổi SR của các vùng và tỉnh hơn là phân tích dưới phạm vi một quốc gia. Như vậy, dưới phạm vi một quốc gia SRB là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến SR. 2. Nhân tố ảnh hưởng tới chênh lệch giới tính Chính 3 nguyên nhân vừa phân tích ở trên đã tác động trực tiếp làm cho SR biến đổi theo thời gian và không gian. Câu hỏi đặt ra là cái gì đã làm cho SRB tăng, cái gì thúc đẩy di cư và cái gì ảnh hưởng đến mức tử vong? Về mặt bản chất thì có một số nhóm nhân tố đã tạo nên sự biến đổi của chúng bao gồm 5 nhóm nhân tố tự nhiên sinh học, nhân tố phong tục tập quán tâm lý xã hội, kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật, hệ thống chính sách dân số. 2.1. Nhân tố tự nhiên sinh học Nhóm nhân tố tự nhiên sinh học bao gồm những cấu trúc vốn có của tự nhiên không tính đến những tác động của con người. Nhóm nhân tố này tác động đến SR thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến SRB và mức tử vong ở các nhóm tuổi. Nhân tố tự nhiên sinh học ảnh hưởng đến chênh lệch giới tính thể hiện trước hết ở chỗ nó tác động đến tỷ số giới tính khi sinh. Trong điều kiện tự nhiên nhất thì số trẻ sơ sinh nam cao hơn trẻ nữ, tỷ suất tử vong sơ sinh nam cao hơn sơ sinh nữ. Tỷ số giới tính bình thường khi sinh của trẻ em thuộc khoảng 104 đến 106nam/100nữ và có sự khác nhau giữa các nhóm người. Thứ hai, nhân tố tự nhiên sinh học ảnh hưởng đến mức tử vong từ đó biến đổi của tỷ số giới tính giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng thấp. Điều này là do đặc điểm sinh học đặc trưng của mỗi giới, nó chi phối đến các hoạt động sống và môi trường làm việc. Bản thân nam có cấu trúc gen khác với nữ, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khả năng chịu đựng, bền bỉ trong công việc của nữ cao hơn nam, khả năng 6 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- bị kích thích của nam giới lại cao hơn… Những đặc điểm này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, khả năng mắc bệnh và khả năng tử vong trong quá trình sống. 2.2. Nhân tố phong tục tập quán và tâm lý xã hội Bản chất con người có yếu tố xã hội, yếu tố xã hội tạo nên nét đặc trưng riêng biệt của các cộng đồng người, làm cho không cộng đồng nào giống cộng đồng nào. Trong các nhân tố xã hội thì nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu dân số theo giới tính là phong tục tập quán, tâm lý xã hội và quan niệm của cộng đồng. Cụ thể là tâm lý “thích con trai”. Tâm lý thích con trai xuất hiện do quan niệm của tôn giáo, do mong muốn có người nối dõi, do nhu cầu về lao động hay kế thừa tài sản và chăm sóc cha mẹ khi về già. Quan niệm của phương Đông khá nặng nề vấn đề về giới tính. Các gia đình thường mong muốn có con trai để nối dõi tông đường vì thờ tự tổ tiên là trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình và chỉ con trai được phép lập bàn thờ cúng cha mẹ. Lễ giáo phương Đông coi trọng việc thờ tự tổ tiên điều này giải thích tại sao hầu hết các gia đình mong muốn có con trai để hương khói. Khi nền sản xuất kém phát triển, sự tham gia sản xuất của lao động mang tính tự cấp tự túc, ít có tích luỹ, an sinh xã hội cho người cao tuổi không có. Người già khi không còn sức sản xuất, ít khả năng lao động thậm chí không thể lao động và cần có người chăm sóc, cần có người sống chung, nuôi và phụ vụ họ. Trong trường hợp này họ tất yếu trông chờ vào con cái. Và thường thì theo ý niệm xã hội con trai là người sẽ sống cùng cha mẹ, thừa hưởng nhà cửa cha mẹ để lại và chịu trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Trong trường hợp có con gái, khi đến tuổi trưởng thành thì “xuất giá tòng phu” cha mẹ sẽ phải tự chăm nhau khi về già. Thực tế tư tưởng này vẫn đang tồn tại trong hầu hết nông thôn Việt Nam khi mà họ ít có khả năng đảm bảo cuộc sống cho mình lúc về già thì nhu cầu nương tựa là có thể hiểu được. Đối với bộ phận dân cư có trình độ, làm công ăn lương, kinh tế khá giả, có chế độ lương hưu hoặc tích luỹ ở tuổi già thì tư tưởng này ít còn cơ sở để tồn tại. Để giải quyết vấn đề này cần phải có chính sách về an sinh xã hội cho người có nguy cơ “không có nơi nương tựa” khi về già theo quan điểm của họ. Phương thức sản xuất khác nhau có yêu cầu khác nhau về lực lượng sản xuất. Nền sản xuất vật chất thủ công đặc trưng của nông lâm ngư nghiệp xuất hiện nhu cầu lớn về lao động. Trong khi đó xét về mặt thể lực nam trội hơn nữ nên hiệu quả trong quá trình lao động cơ bắp của nam cũng lớn hơn của nữ. Như vậy, hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp nhất là đối với hoạt động ngư nghiệp xuất hiện nhu cầu về con trai. Cư dân vùng biển với đặc trưng về phương thức sản xuất của mình mà tâm lý thích con trai để tăng nguồn lao động xem ra có 7 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- biểu hiện rõ nét hơn cả. Ngoài ra, là tâm lý sinh bù của ngư dân cũng nặng nề hơn so với các vùng khác vì bản thân hoạt động đi biển mang tính rủi ro cao hơn nhiều so với hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong một số các tôn giáo cũng đề cao vai trò của nam hơn so với nữ giới nhất là trong tư tưởng của Nho giáo coi nữ chỉ là người phục vụ gia đình “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay quan niệm về con cái trong gia đình “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” tức một con trai cũng gọi là có con nhưng dù có 10 con gái thì cũng coi như không có con. Ý niệm của thiên chúa giáo cũng đề cao vai trò của việc có con trai và coi “hồng ân cao quí nhất là con trai”. Từ niềm tin tôn giáo sẽ xuất hiện tư tưởng “làm thế nào để có con trai?”, tìm cách tác động vào quá trình sinh sản để được con như ý muốn. Như vậy, quan niệm và tâm lý xã hội trước hết ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu. Khi nhu cầu xuất hiện thì cần phải thoả mãn nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu được đáp ứng bởi thành quả của y học trong chuẩn đoán giới tính và phá bỏ thai nhi. Kết quả của nó được biểu hiện ở tỷ số giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh ngày càng cao, vượt lên trên mức bình thường từ đó ảnh hưởng đến tỷ số giới tính chung của dân số. Do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng sẽ thay đổi theo. Để giải quyết vấn đề này không còn cách nào khác ngoài việc làm cho quan niệm không còn cơ sở tồn tại. 2.3. Nhân tố kinh tế xã hội 2.3.1. Về kinh tế 2.3.1.1. Kinh tế đối với tỷ số giới tính khi sinh Nhóm nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhiều đến vấn đề giới tính trong cơ cấu dân số theo 2 chiều hướng tăng hoặc giảm tỷ số giới tính bằng việc tác động đến cả 3 nguyên nhân gây biến động SR thông qua việc chi phối đến khả năng tiếp cận y học, giáo dục và hình thành lực hút, lực đẩy chuyển cư. 2.3.1.2. Kinh tế đối với SRB Thứ nhất, khi xã hội phát triển, kinh tế ổn định, biểu hiện cụ thể là GDP/người, thu nhập bình quân đầu người cao, đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng con người có nhiều điều kiện để quan tâm tới đời sống và sức khoẻ. Vì thế, họ sẽ tìm cách thoả mãn các nhu cầu khác của bản thân. Cơ sở kinh tế là điều kiện để mỗi gia đình tiếp cận với biện pháp y tế trong sinh sản. Thứ 2, kinh tế xã hội phát triển, con người được giáo dục đầy đủ, nhận thức được nâng cao. Vấn đề bình đẳng giới được cả xã hội quan tâm nên các định kiến của xã hội cũ 8 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- nhất là các tư tưởng của Nho giáo ít nhiều bị lu mờ. Vai trò của nữ giới trong xã hội ngày càng được củng cố, số nữ chính trị gia ngày càng nhiều thì quan niệm và tư tưởng trọng nam cũng có phần giảm nhẹ. Nhưng ngược lại việc nâng cao nhận thức trong giáo dục sức khoẻ sinh sản làm cho các bà mẹ cũng có ý thức rõ ràng trong việc mình có khả năng lựa chọn giới tính khi sinh con bằng các biện pháp truyền thống hay hiện đại. Số liệu thực tế đã chứng minh tỷ số giới tính của các bà mẹ có trình độ đai học cao hơn hẳn so với các bà mẹ mù chữ hay chỉ có trình độ tiểu học. Con số này là 113,2 với bà mẹ trình độ đại học và 107 với trình độ tiểu học 103 với bà mẹ mù chữ. [4, 40] 2.3.1.3. Kinh tế đối với mức tử vong Kinh tế phát triển, mức sống của con người ngày càng được nâng cao, gia đình và xã hội nói chung sẽ có tiềm lực nhiều hơn để quan tâm tới sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Trong điều kiện mang thai và thời gian sinh sản, người phụ nữ có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các giai đoạn khác. Nên các khu vực kém phát triển, không có điều kiện chăm sóc đầy đủ sức khoẻ sinh sản, tỷ lệ tử vong cao là một trong những nguyên nhân thúc đẩy làm tăng tỷ số giới tính*. Mặt khác tiềm lực kinh tế là cơ sở để thúc đẩy thực hiện các chính sách xã hội đối với người nghèo, pt mạng lưới y tế có chất lượng. Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Từ đó làm thay đổi mức tử vong ở các nhóm tuổi, giảm sự khác biệt theo vùng. 2.3.1.4. Kinh tế đối với vấn đề chuyển cư Phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn tới sự phân công lao động theo lãnh thổ, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng. Từ đó hình thành lực hút và đẩy cho các dòng di cư. Cấu trúc dòng chuyển cư sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt cơ cấu giới tính làm tăng hoặc giảm SR của vùng. Phát triển kinh tế theo vùng của nước ta dẫn đến việc hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm có nhiều lợi thế cũng như được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn từ chính phủ đó là vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc bao gồm tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Sự phát triển mạnh mẽ đã tạo nên dòng nhập cư thuần lớn tới các tỉnh trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh. Ngược lại ở các tỉnh kinh tế còn khó khăn lại xuất hiện dòng xuất cư đến các trung tâm. 9 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- Chuyển cư thường xuất phát từ phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội theo một số ngành nghề nhất định lại phù hợp với đặc điểm lao động. Sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản, các hoạt động bán buôn bán lẻ cần một lượng lớn lao động. Công việc trong các ngành này là sự lựa chọn của nữ nhiều hơn của nam. Các trung tâm phát triển nhóm ngành kinh tế này tất yếu sẽ hút nữ lớn hơn nam. Ngược lại, ở một số vùng điều kiện còn kém thuận lợi nhưng lại có ngành khai thác tài nguyên, như công nghiệp khai thác quặng, thuỷ điện thì lại thu hút nam nhiều hơn nữ. 2.3.2. Vấn đề xã hội khác 2.3.2.1. Chính trị Ngoài các nhân tố trên thì các yếu tố về xã hội, chính trị cũng có nhiều ảnh hưởng đến vấn đề giới tính chung. Như đã nói ở trên, giới ngoài ý nghĩa là giới tính thì còn ý nghĩa là giới về mặt xã hội (gender). Theo quan điểm giới về mặt xã hội thì nam và nữ có nhiều đặc thù khác nhau. Trong phân công lao động xã hội, nam giới thường tham gia vào nhiều việc có tính nguy hiểm cao hơn so với nữ giới. Họ cũng thường là lực lượng chính trong quân đội, cảnh sát. Chính vì thế, khi có bất ổn chính trị, xung đột hay chiến tranh xảy ra thì nam giới có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới. Tình trạng này càng kéo dài thì càng ảnh hưởng đến việc giảm tỷ số giới tính. Ở nước ta, chiến tranh kéo dài cho đến năm 1975, chiến tranh biên giới 1979, tham gia chiến tranh với nước bạn Campuchia đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người. Sự hi sinh của lớp người đi trước này làm cho SR ở các nhóm tuổi lớn thấp hơn nhiều so với bình thường biểu hiện rõ từ 44 tuổi trở lên. Đây là nguyên nhân chính làm cho trong thời gian dài SR còn thấp. 2.3.2.2. Sự phát triển của y học chuẩn đoán giới tính và phá thai. Khoa học phát triển phục vụ ngày càng rộng rãi trong đời sống của con người. Thành quả trong y học đã góp phần tích cực vào khám chữa bệnh, hạn chế thấp nhất khả năng tử vong giảm mức chết của dân cư. Nó cũng có đóng góp lớn trong việc giảm tỷ suất sinh bằng việc tác động vào quá trình thụ thai, hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn hay trực tiếp phá bỏ thai nhi. Quan trọng hơn cả là kĩ thuật xác định giới tính thai nhi sớm một cách chính xác. Ngày từ xa xưa kĩ thuật bắt mạch đã cho phép xác định giới tính của thai nhi nhưng phương pháp này chỉ xác định được khi thai đã lớn và độ chính xác không cao cộng với phương pháp loại bỏ thai nhi quá nguy hiểm đối với người mẹ nên người ta sẽ sinh nhiều lần cho đến khi có được con như ý. Từ năm 1970 kĩ thuật chọc ối ra đời cho phép phát hiện sớm gt cùng lúc khi phát hiện có thai, tăng độ chính xác khi chuẩn đoán và độ an toàn khi phá bỏ 10 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- thai nhi. Các phương pháp nạo phá thai được cung cấp rất đầy đủ tại các cơ sở y tế. Người ta hoàn toàn có khả năng quyết định việc lựa chọn giới tính thai nhi một cách dễ dàng. Ngoài ra, các nghiên cứu về khả năng tạo giới tính trước và trong quá trình thụ thai cũng được nhiều bà mẹ tính toán và sử dụng. Các dụng cụ y tế liên quan đến thai nhi được bày bán phổ biến tại các nhà thuốc và cơ sở y tế. Đây chính là công cụ thuận lợi cho việc thoả mãn nhu cầu có con trai của một bộ phận dân cư nào đó. Thành quả của khoa học ứng dụng rộng rãi trong y học với kĩ thuật siêu âm, xét nghiệm ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ thời kì mang thai, sàng lọc trước sinh đảm bảo sinh sản khoẻ mạnh. Nhưng ngược lại việc lạm dụng phương thức này trong cố ý lựa chọn giới tính con cái đẩy SRB lên cao nguy cơ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong xã hội tương lai. Mâu thuẫn lớn cần phải giải quyết là làm thế nào vừa có thể chăm sóc tốt sức khoẻ sinh sản vừa hạn chế được lựa chọn gt khi sinh. 2.4. Nhân tố chính sách dân số Mọi sự vật và hiện tượng phát triển theo qui luật riêng của nó, qui luật này bị ảnh hưởng bởi các nhân tác nhất định, các nhân tác thường có vai trò rõ rệt trong việc thúc đẩy hoặc làm hạn chế quá trình phát triển của bản thân hiện tượng tự nhiên đó. Sinh sản và phát triển dân số cũng là một quá trình tự nhiên, song đối với xã hội loài người thì quá trình này bị chi phối và điều chỉnh bởi các qui định để điều khiển sự phát triển đó theo ý muốn chủ quan của con người. Sức chứa của lãnh thổ có hạn, dấu chân sinh thái cần được bảo vệ. Phát triển mạnh mẽ của dân số đến mức “bùng nổ” như những năm 60 cần phải được hạn chế. Chính vì thế con người tác động vào quá trình này với các luật thông qua chính sách dân số nhằm làm thay đổi nhận thức, hành vi sinh đẻ, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Như vậy, chính sách dân số là những qui định của cơ quan nhà nước nhằm thay thế hoặc sửa đổi xu hướng phát triển dân số sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng phát triển của đất nước trong mỗi thời kì. Chính sách dân số khác nhau giữa các vùng địa lý, nó biến đổi theo thời gian và không gian. Chính sách dân số của mỗi quốc gia trong những giai đoạn nhất định có ảnh hưởng lớn đến qui mô dân số cũng như cơ cấu dân số theo giới tính do nó tác động tới quá trình sinh, chết và di cư. 2.4.1. Chính sách giảm sinh Khi một quốc gia có dân số đông, chính sách dân số sẽ có tác động làm giảm mức gia tăng dân số. Giảm mức sinh theo 2 chiều hướng hoặc là tăng xuất cư, hoặc là giảm mức gia 11 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- tăng tự nhiên. Việc tăng xuất cư chỉ là biện pháp tạm thời mang tính trốn tránh, về lâu dài cần phải giảm mức sinh thô. Chính sách dân số hướng vào giảm mức sinh sẽ làm hạn chế số con được sinh ra trong một gia đình. Trong trường hợp bình thường, không có sự phân biệt về giới tính của trẻ em trong xã hội thì “con nào cũng là con” xong trong một số quốc gia phương Đông lại chuộng con trai vì thế họ sẽ tìm cách có con trai trong hạn chế số lần sinh của mình. Nói cách khác tâm lý xã hội cộng với chính sách hạn chế số con làm tăng tỷ số giới tính khi sinh. Ở nước ta SRB của lần sinh đầu tiên đã cao vượt trội một cách bất thường, cao hơn nhiều so với SRB của lần sinh sau. Giải pháp cho vấn đề này là nghiêm cấm chuẩn đoán giới tính và nạo phá thai lựa chọn giới tính. Việc quản lý chuẩn đoán giới tính thai nhi trong các bệnh viện công đã là một việc làm quá khó, việc thế quản lý trong toàn bộ cơ sở y tế còn khó hơn nhiều. Trong trường hợp hạn chế cơ sở y tế được phép hoạt động trong siêu âm, xét nghiệm cũng không khả quan bởi trong điều kiện nước ta bệnh viện công đang trở nên quá tải, hơn nữa các kĩ thuật này đang trở nên rất dễ kiếm và hữu ích trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Mặt khác còn gặp phải mâu thuẫn lớn trong thực hiện bởi chính sách dân số hướng đến việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản mọi đối tượng vì thế các hoạt động liên quan đến chăm sóc bà mẹ được cung cấp rộng rãi tại các sơ cở y tế tư nhân và nhà nước với chi phí không cao. Bên cạnh đó còn là những cam kết giảm gia tăng dân số mang tính chính trị. Tỷ số giới tính Chính sách dân Quan niệm, số (hạn chế số SRB tâm lý xã hội con) (trọng nam) Hình 2: Ảnh hưởng của một số yếu tố tới tỷ số giới tính 12 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
- 2.4.1.1. Chính sách di cư Chính sách dân số trong vấn đề chuyển cư nhằm mục tiêu phân công lại lao động xã hội với hai cái lợi: giảm sức ép ở đô thị lớn và khai hoang các vùng đất mới. Việc tổ chức di cư có quy mô của nhà nước đã mang lại sự thay đổi cấu trúc dân cư vùng đến và vùng đi. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuôc di cư qui mô lớn từ những năm 1960 đã thay đổi cơ bản cấu trúc dân cư của một số vùng đi lớn như V1, V3 và vùng đến V4, V5. Như vậy, các chính sách dân số nếu được thực thi tốt có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ. Việc thực thi các chính sách dân số là hết sức cần thiết để điều chỉnh quá trình phát triển dân số cho phù hợp với sự pt kt xã hội. Bản thân mỗi một vấn đề chịu ảnh hưởng của nhiều các nhân tác khác nhau. Trong đó, các nhân tố kinh tế xã hội xem ra có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả đối với sự chênh lệch giới tính. Điều kiện kinh tế, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, tiến bộ trong y tế và chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cơ sở cho việc tăng tỷ số giới tính khi sinh, tác động trực tiếp đến tỷ số giới tính chung của dân số. Trong toàn bộ các nhóm nhân tố ảnh hưởng đó có thể thấy 2 nhóm rõ rệt, nhóm làm tăng tỷ số giới tính và nhóm làm giảm tỷ số giới tính. Các nhân tố làm tăng tỷ số giới tính bao gồm: Tâm lý xã hội và quan điểm trọng nam, ứng dụng trong khoa học kĩ thuật trong y tế cụ thể là trong chuẩn đoán giới tính của thai nhi, cùng với chính sách hạn chế dân số, nguyên nhân chuyển cư. Ngược lại, là các nhóm nhân tố làm hạn chế mất cần bằng giới tính bao gồm: Trình độ dân trí cũng như nỗ lực trong vấn đề bình đẳng giới tính, nguyên nhân về chiến tranh và bất ổn chính trị. Có thể nói nguyên nhân sâu xa, lâu dài của vấn đề chênh lệch giới tính chỉ còn là quan niệm và tâm lý xã hội. Sưh phát triển của y học và cung cấp dịch vụ một cách rộng rãi với giá thành thấp là công cụ thực hiện nhu cầu có con trai. Vấn đề được giải quyết khi bình đẳng giới thực sự đi vào đời sống xã hội, quan niệm phân biệt giữa nam và nữ không còn thì chênh lệch giới tính chỉ còn là vấn đề của tự nhiên không đáng bận tâm. 13 Trịnh Thị Tuyết Dung --------Nghiên cứu cơ cấu dân số théo giới tính ở Việt Nam giai đoạn 1999-2009
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu" Nhgiên cứu nhu cầu mua laptop của sinh viên tại thị trường Đà Nẵng "
32 p | 669 | 256
-
Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
55 p | 718 | 186
-
Đề tài " Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010”
64 p | 1150 | 151
-
Tiểu luận Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý, Vai trò của cơ cấu đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
44 p | 430 | 123
-
Tiểu luận khoa học chính trị: Sự ảnh hưởng của vấn đề dân số đến phát triển KT ở nước ta
23 p | 255 | 44
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 169 | 38
-
Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay
71 p | 159 | 33
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế cơ cấu dẫn động vạn năng điều khiển hộp số cơ khí thông qua bộ truyền vi sai bánh răng
26 p | 196 | 23
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình
179 p | 67 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi cơ cấu dân số Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
93 p | 57 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số vấn đề về hiện trạng của cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò ở Nghệ An"
7 p | 92 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Giải số qui luật ứng xử đàn hồi – nhớt của Huet-Sayegh và 2S2P1D trong miền thời gian để phân tích ứng xử của kết cấu áo đường mềm
109 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống thủy lực dẫn động thiết bị công tác của máy đào, gắp bom đạn điều khiển từ xa
190 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Nhận diện những rào cản trong hội nhập quốc tế về KH&CN của lực lượng Công an nhân dân
105 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây Bắc
92 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Hoá học: Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất vòng thơm, dị vòng từ dẫn xuất của anilin
84 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Phương pháp mới nghiên cứu tối ưu kết cấu dàn
73 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn