intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm một số đa hình gen Methylenetetrahydrofolate Reductase (MTHFR) ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc hoàn thiện được quy trình ARMSPCR xác định phân tích đa hình gen MTHFR và phân tích mối liên quan đa hình gen MTHFR với đột quỵ do nhồi máu não. Kết quả: Đối với đa hình C677T, kiểu gen đồng hợp tử đột biến TT với OR cao nhất là 1,48, tương ứng với mô hình lặn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm một số đa hình gen Methylenetetrahydrofolate Reductase (MTHFR) ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não

  1. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nghiên cứu đặc điểm một số đa hình gen Methylenetetrahydrofolate Reductase (MTHFR) ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não Nguyễn Hà Hương Ly1, Trần Văn Khoa1, Nguyễn Việt Hà1 Triệu Tiến Sang1, Đỗ Đức Thuần2 Học viện Quân y 1 2 Bệnh viện Quân y 103 TÓM TẮT AC+CC có xu hướng làm tăng nguy cơ gây đột quỵ Mục tiêu: Hoàn thiện được quy trình ARMS- nhồi máu não với OR tương ứng 1,2 và 1,18 (theo PCR xác định phân tích đa hình gen MTHFR và mô hình trội), sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. phân tích mối liên quan đa hình gen MTHFR với Kết luận: Đã hoàn thiện được quy trình ARMS- đột quỵ do nhồi máu não. PCR và ứng dụng thành công kỹ thuật trong xác Đối tượng và phương pháp: Mẫu máu tĩnh định phân tích đa hình gen MTHFR; Phát hiện mạch của 100 bệnh nhân khám và điều trị tại Khoa thấy kiểu gen TT thuộc đa hình C677T có liên quan Đột quỵ, bệnh viện Quân Y 103 và mẫu máu của tăng nguy cơ đột quỵ nhồi mãu não (OR =1,48), 100 người khỏe mạnh: 50 nam, 50 nữ đối chứng; áp tuy nhiên sự khác biệt chưa có có ý nghĩa thống kê; dụng phương pháp ARMS-PCR xác định kiểu gen Chưa phát hiện mối liên quan của các kiểu gen khác của đa hình C677T và A1298C gen MTHFR và thuộc đa hình C677T và A1298C gen MTHFR phân tích kết quả để kết luận mối liên quan giữa đến đột quỵ nhồi máu não. đa hình gen MTHFR và bệnh đột quỵ do nhồi Từ khóa: ARMS-PCR, đa hình C677T, đa hình máu não. A1298C, đột quỵ do nhồi máu não, gen MTHFR. Kết quả: Đối với đa hình C677T, kiểu gen đồng hợp tử đột biến TT với OR cao nhất là 1,48, tương ĐẶT VẤN ĐỀ ứng với mô hình lặn. Kiểu gen này có khả năng làm Đột quỵ não đã và đang trở thành một vấn đề tăng nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não (OR = 1,48; quan trọng của y học ở tất cả các quốc gia trên thế 95%CI = 0,54 - 4,05). Đối với đa hình A1298C, giới do bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong cao và có kiểu gen AA có tính chất bảo vệ, các kiểu gen AC; mức độ di chứng tàn phế nặng nề nhất trong các Ngày nhận bài: 26/6/2020 Ngày phản biện: 11/8/2020 Ngày chấp nhận đăng: 17/8/2020 60 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/2020
  2. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG bệnh lý nội khoa, chi phí điều trị tốn kém. Đến nay MTHFR với đột quỵ nhồi máu não. đột quỵ não vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ số lượng các bệnh nhân đột quỵ não ngày một ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP tăng, tỷ lệ tử vong cao. Trên thế giới, tử vong do Đối tượng nghiên cứu đột quỵ não đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch • Mẫu bệnh: Mẫu máu tĩnh mạch: 3ml chống và ung thư. Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp đông chống đông bằng ETDA của 100 bệnh nhân cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại hoặc khám và điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu Y 103. tràn vào những khoảng không xung quanh các tế • Mẫu chứng: 3ml chống đông chống đông bằng bào não [1]. Đột quỵ nhồi máu não chiếm khoảng ETDA của 100 người khỏe mạnh: 50 nam, 50 nữ. 80-85% trong toàn bộ các thể đột quỵ não [2]. Đột Phương pháp nghiên cứu quỵ nhồi máu não do tắc động mạch nuôi vì nhiều * Tách chiết DNA tổng số từ mẫu máu (mẫu nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là huyết khối chứng và mẫu bệnh) thu thập được: tách chiết bằng động mạch. kít tách chiết DNA từ máu toàn phần của Favorgen. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số gen liên quan * Khuếch đại đoạn gen bằng phương pháp đến đột quỵ do nhồi máu não, trong đó có gen ARMS-PCR với các trình tự mồi được tham khảo MTHFR đang được nghiên cứu gần đây. Một số đa theo Cassar và cộng sự [7]. Sản phẩm PCR được hình của gen này có liên quan đến giảm hoạt tính điện di trên gel agarose 3%, phân tích kết quả. Kết methylenetetrahydrofolate reductase dẫn đến hiện quả được kiểm chứng bằng phương pháp lai ngược tượng ứ đọng và tăng homocysteine trong máu tạo bằng kít IVD, StripAssay, hãng Vienna Lab, theo thành cục máu đông và làm cứng thành mạch, kể cả quy trình của nhà sản xuất. Kết quả lai có thể nhìn ở trẻ nhỏ. thấy bằng mắt thường. Nghiên cứu xác định đa hình hình gen MTHFR * Xử lý số liệu thống kê: Sử dụng phần mềm và tìm hiểu đa hình này có liên quan gì với bệnh lý đột MedCalc, so sánh tần suất alen giữa nhóm bệnh và quỵ do nhồi máu não, từ đó đưa ra những khuyến cáo nhóm chứng bằng phép so sánh 2 tỷ lệ quan sát; xác trong công tác dự phòng và điều trị bệnh lý nêu trên. định mối liên quan giữa đa hình C677T và A1298C Mặt khác, có nhiều phương pháp xác định đa hình của gen MTHFR đối với bệnh đột quỵ do nhồi máu gen MTHFR khác nhau, mỗi phương pháp đều có não bằng Odds ratio (kí hiệu: OR) và khoảng tin ưu nhược điểm riêng. Để có một phương pháp đơn cậy 95% (95%CI) bằng χ2. giản, có tính khả thi và dễ áp dụng trong thực tiễn là rất cần thiết. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Từ những lí do nêu trên, chúng tôi thực hiện Hoàn thiện quy trình ARMS-PCR phát hiện đa đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm đa hình gen hình gen MTHFR Methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) ở Qua quá trình chạy ARMS - PCR bước đầu, bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não”, nhằm hai mục chúng tôi đã có sự điều chỉnh các thành phần phản tiêu sau: ứng để từ đó tối ưu được phản ứng nhằm hạn chế • Hoàn thiện được quy trình ARMS-PCR xác được sự tiêu tốn hóa chất nhưng vẫn đạt được kết định phân tích đa hình gen MTHFR. quả như mong muốn. Kỹ thuật ARMS - PCR đã • Phân tích mối liên quan đa hình gen được chuẩn hóa với các trình tự mồi như bảng 1: TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/20200 61
  3. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Bảng 1. Thành phần phản ứng ARMS-PCR Thành phần phản ứng MTHFR C677T MTHFR A1298C Master mix 10µl 677-Common F: 0,4µl 1298-Common F: 0,5µl 677-Common R: 0,4µl 1298-Common R: 0,4µl Mồi 677-C: 0,4µl 1298-A: 2µl 677-T: 0,6µl 1298-C: 0,3µl H2O 3,7µl 2,3µl DNA mẫu 4,5µl Tổng 20µl Chu trình nhiệt sau khi đã được tối ưu như bảng 2: Bảng 2. Chu trình nhiệt phản ứng ARMS-PCR MTHFR C677T MTHFR A1298C Số chu kỳ 95,0ºC - 5 phút 95,0ºC - 5 phút 1 chu kỳ 95,0ºC - 30 giây 95ºC - 30 giây 62,6ºC - 30 giây 58,5ºC - 30 giây 35 chu kỳ 72ºC - 40 giây 72ºC - 40 giây 72ºC - 10 phút 72ºC - 10 phút 1 chu kỳ 4ºC - ∞ 1 chu kỳ Hình 1. Kết quả điện di sản phẩm ARMS- PCR của đa hình C677T ở một số mẫu bệnh ((-): Chứng âm; (+): Chứng dương; M: Marker 100 bp; các dải còn lại: Sản phẩm PCR của nhóm bệnh nhân) Mẫu 1,4 - Kiểu gen TT; Mẫu 2,5,7 - Kiểu gen CT; Mẫu 3,6,8,9,10 - Kiểu gen CC 62 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/2020
  4. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Bệnh nhân mang đa hình C677T ở dạng dị hợp kích thước 190bp; Ở mẫu đối chứng dương (+) xuất tử (CT), kết quả điện di sẽ xuất hiện 2 băng có kích hiện cả 3 băng có kích thước 406bp, 273bp và 190bp thước 273bp và 190bp; Bệnh nhân không mang đột và đối chứng âm (H2O) không xuất hiện băng nào. biến (CC) sẽ xuất hiện băng có kích thước 273bp; Trên hình 1 là hình ảnh minh họa kết quả điện di Bệnh nhân mang đột biến (TT) sẽ xuất hiện băng có của một số bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm ARMS-PCR của đa hình A1298C ở một số mẫu bệnh ((-): Chứng âm; (+): Chứng dương; M: Marker 100 bp; các dải còn lại: Sản phẩm PCR của nhóm bệnh nhân);Mẫu 1,2,3,4,6,8,9 - Kiểu gen AA; Mẫu 5,7 - Kiểu gen AC; Mẫu 10 - Kiểu gen CC Hình 2 cho thấy, bệnh nhân nếu mang đa hình nhiệt, sản phẩm khuếch đại gen có các băng sản A1298C ở dạng dị hợp tử (AC), kết quả điện di sẽ phẩm lên rõ ràng, kích thước của sản phẩm khuếch có xuất hiện 2 băng có kích thước 361bp và 281bp; đại của 2 đa hình C677T và A1298C phù hợp với đối với bệnh nhân không mang đột biến (AA), sẽ dự kiến theo thiết kế; tất cả các mẫu tách DNA đều xuất hiện băng có kích thước 281bp; đối với bệnh lên băng sản phẩm khuếch đại của gen nội chứng nhân mang đột biến (CC), sẽ xuất hiện băng có có kích thước 407bp (đối với đa hình C677T) và kích thước 361bp; tất cả so với đối chứng dương 593 bp (đối với đa hình A1298C). Kết quả cho thấy (+) mang cả 3 băng có kích thước 593bp, 361bp băng xuất hiện khi điện di sản phẩm PCR đều rõ và 281bp và đối chứng âm (H2O) không xuất hiện ràng, đúng kích thước thiết kế và không xuất hiện băng nào. băng phụ. Như vậy, đã tối ưu hóa được phản ứng Sau khi thực hiện tối ưu nồng độ mồi và chu trình PCR đối với 2 đa hình C677T và A1298C. Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm ARMS-PCR của 2 đa hình: ở một số mẫu bệnh (từ 31 đến 35) ((-): Chứng âm; (+): Chứng dương; M: Marker 100 bp; các dải còn lại: Sản phẩm PCR của nhóm bệnh nhân) Đa hình C677T: Mẫu 31-Kiểu gen CC; Mẫu 32,34,35: Kiểu gen CT; Mẫu 33 - Kiểu gen TT Đa hình A1298C: Mẫu 31-Kiểu gen CC; Mẫu 32,33,35-Kiểu gen AA; Mẫu 34-Kiểu gen AC TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/20200 63
  5. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Bảng 3. Kết quả đối chiếu kiểu gen giữa phương pháp ARMS-PCR và lai ngược Đa hình Đa hình Mẫu Phương pháp Mẫu Phương pháp C677T A1298C C677T A1298C ARMS - PCR ARMS - PCR 31 CC CC 36 TT AA Lai ngược Lai ngược ARMS - PCR ARMS - PCR 32 CT AA 37 CC AA Lai ngược Lai ngược ARMS - PCR ARMS - PCR 33 TT AA 38 CT AC Lai ngược Lai ngược ARMS - PCR ARMS - PCR 34 CT AC 39 CT AC Lai ngược Lai ngược ARMS - PCR ARMS - PCR 35 CT AA 40 CC AA Lai ngược Lai ngược Hình 4. Kết quả lai ngược ở một số mẫu bệnh (từ 31 Hình 5. Kết quả lai ngược ở một số mẫu bệnh (34 và đến 33) 35) Đa hình C677T: Mẫu 31 - Kiểu gen CC; Mẫu 32 - Đa hình C677T: Mẫu 34 - Kiểu gen CT; Mẫu 35 - Kiểu gen CT; Mẫu 33 - Kiểu gen TT Kiểu gen CT Đa hình A1298C: Mẫu 31 - Kiểu gen CC; Mẫu 32 - Đa hình A1298C: Mẫu 34 - Kiểu gen AC; Mẫu 35 - Kiểu gen AA; Mẫu 33 - Kiểu gen AA Kiểu gen AA Khi kiểm chứng quy trình bằng phương pháp StripAssay. Phương pháp lai bằng StripAssay, IVD lai ngược ngẫu nhiên 10% số mẫu của nghiên đã được thương mại hóa và được áp dụng ở nhiều cứu, chúng tôi thu được kết quả hoàn toàn đồng cơ sở xét nghiệm phân tử với độ chính xác cao. nhất giữa phương pháp ARMS - PCR và lai bằng Điều đó chứng tỏ quy trình ARMS-PCR là hoàn 64 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/2020
  6. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG toàn tối ưu và kết quả là đáng tin cậy. chúng tôi thu được kết quả như sau: Xác định và phân tích mối liên quan đa hình gen • Đối với đa hình C677T MTHFR với đột quỵ nhồi máu não Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo Tiến hành áp dụng quy trình ARMS-PCR sát sự phân bố kiểu gen, tần số alen và phân tích mối đã hoàn thiện được phân tích đa hình C677T và liên quan tới đột quỵ nhồi máu não của đa hình A1298C của gen MTHFR ở 100 bệnh nhân đột C677T gen MTHFR trên 100 bệnh nhân đột quỵ quỵ nhồi máu não và 100 người nhóm đối chứng, nhồi máu não và 100 người khỏe mạnh. Bảng 4. Kết quả phân tích tần số alen đa hình C677T của nhóm đột quỵ do nhồi máu não Nhóm bệnh (n=100) Nhóm chứng (n=100) C677T (p) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Alen C 158 79 159 79,5 0,9 Alen T 42 21 41 20,5 0,9 Nhận xét: Kết quả ở bảng 4 cho thấy chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ alen C và T nhóm chứng và nhóm bệnh với p > 0,05. Bảng 5. Kết quả phân tích kiểu gen đa hình C677T của nhóm đột quỵ do nhồi máu não Nhóm bệnh (n=100) Nhóm chứng (n=100) C677T χ2 (p) OR 95% CI Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) CC 68 68 66 66 0,76 1,09 0,61 - 1,97 CT 22 22 27 27 0,41 0,76 0,40 - 1 46 TT 10 10 7 7 0,45 1,48 0,54 - 4,05 CT+TT 32 32 34 34 0,76 0,91 0,51 - 1,65 Nhận xét: Số liệu ở Bảng 5 cho thấy, kiểu gen của Zhenchang Zhang và CS, 2017. Nucleotide đồng hợp tử đột biến TT với OR cao nhất là 1,48, thứ 677 của gen MTHFR thường được coi là yếu tố tương ứng với mô hình lặn. Kiểu gen này có khả nguy cơ của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu trước năng làm tăng nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não đây đã chứng minh nguy cơ đột quỵ do thiếu máu (OR = 1,48; 95%CI = 0,54 - 4,05). Song sự khác cục bộ với kiểu gen TT của đa hình C677T gen biệt chưa có ý nghĩa thống kê. MTHFR [14]. Đa hình C677T, nằm trong miền Nhận định trên cũng phù hợp với nghiên cứu xúc tác và làm giảm hoạt độ enzym khoảng 60% khi TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/20200 65
  7. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG có mặt ở trạng thái đồng hợp tử. Đột biến này gây ra 0,01) đều có nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não gấp khả năng chịu nhiệt đối với enzym và dẫn đến tăng 2,10 lần [8]. Kết quả này cho thấy tác động đa hình cholesterol máu, một yếu tố nguy cơ của bệnh tắc làm tăng nguy cơ theo mô hình trội. Nghĩa là sự có động mạch và huyết khối [11]. mặt của alen T sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi Brattstrom và cộng sự trong các phân tích tổng máu não. hợp của 13 nghiên cứu kiểm soát trường hợp cũng Từ một số công trình công bố cho thấy, các kết đã báo cáo rằng các cá thể mang kiểu gen đồng hợp quả còn chưa thống nhất: Chưa thấy mối liên quan tử TT của đa hình C677T gen MTHFR thường có [12], hoặc có liên quan theo mô hình lặn [3] hay có mức homocysteine lúc đói cao hơn ở các cá thể có liên quan nhưng theo mô hình trội [5], [8]. Từ đó kiểu gen dị hợp tử CT hoặc các cá thể bình thường cho thấy vẫn cần có những nghiên cứu tiếp với cỡ có kiểu gen CC và kết luận rằng tính đa hình này mẫu lớn hơn và trên các chủng tộc người khác nhau chỉ là một yếu tố nguy cơ khiêm tốn đối với huyết để có được những chứng cứ khoa học rõ ràng hơn. khối động mạch [6]. Một phân tích tổng hợp tương Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đã tự của Li và cộng sự đã tìm thấy một mối liên quan phát hiện được mối liên quan giữa kiểu gen TT của có ý nghĩa thống kê của đột quỵ thiếu máu cục bộ đa hình C677T với bệnh đột quỵ do nhồi máu não, với alen T của gen MTHFR, cho thấy rằng đa hình song chưa có ý nghĩa thống kê. Do đó, chúng tôi di truyền C667T của gen MTHFR có liên quan nhận thấy sự cần thiết tiếp tục sàng lọc nhiều bệnh đáng kể với nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ nhân đột quỵ do nhồi máu não hơn nữa để có kết [9]. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây của Zhou và luận khoa học về ảnh hưởng của kiểu gen TT đa CS trong quần thể người Trung Quốc cũng quan hình C677T gen MTHFR đối với đột quỵ do nhồi sát thấy rằng đa hình C677T của gen MTHFR ảnh máu não ở người Việt Nam. hưởng đến nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ bởi * Đối với đa hình A1298C làm thay đổi nồng độ homocysteine huyết thanh Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo [15]. Theo nghiên cứu của Fekih-Mrissa, alen T sát sự phân bố kiểu gen, tần số alen và phân tích mối làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não gấp 1,70 lần liên quan tới đột quỵ nhồi máu não của đa hình (OR=1,70; p=0,02). Các kiểu gen CT (OR=2,10, A1298C gen MTHFR trên 100 bệnh nhân đột quỵ p = 0,01) và kiểu gen (CT + TT) (OR = 2,10; p = nhồi máu não và 100 người khỏe mạnh. Bảng 6. Kết quả phân tích tần số alen đa hình A1298C của nhóm đột quỵ do nhồi máu não Nhóm bệnh (n=100) Nhóm chứng (n=100) A1298C (p) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Alen A 140 70 144 72 0,66 Alen C 60 30 56 28 0,66 Nhận xét: Kết quả trình bày ở bảng 6 phân tích tần số đa hình alen A1298C gen MTHFR đối với đột quỵ do nhồi máu não cho thấy chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ alen A và C giữa nhóm bệnh và chứng với p > 0,05. 66 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/2020
  8. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Bảng 7. Kết quả phân tích kiểu gen đa hình A1298C của nhóm đột quỵ do nhồi máu não Nhóm bệnh (n=100) Nhóm chứng (n=100) A1298C χ2 (p) OR 95% CI Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) AA 53 53 57 57 0,57 0,85 0,49 - 1,48 AC 34 34 30 30 0,54 1,20 0,66 - 2,18 CC 13 13 13 13 1,00 1,00 0,44 - 2,28 AC+CC 47 47 43 43 0,57 1,18 0,67 - 2,05 Nhận xét: Kết quả ở bảng 7 phân tích ảnh 0,014) và kiểu gen kết hợp T677T/A1298A (OR = hưởng của riêng từng kiểu gen đối với đột quỵ nhồi 4,211; p = 0,002) có liên quan đến đột quỵ. Nhóm máu não cho thấy, kiểu gen AA có tính chất bảo vệ, nghiên cứu đã kết luận các đa hình C677T và các kiểu gen AC; AC+CC có xu hướng làm tăng A1298C của gen MTHFR là các yếu tố nguy cơ di nguy cơ gây đột quỵ nhồi máu não với OR tương truyền đối với đột quỵ do thiếu máu và thiếu máu ứng 1,2 và 1,18 (theo mô hình trội). Tuy nhiên, sự cục bộ, độc lập với các yếu tố nguy cơ xơ vữa động khác biệt giữa nhóm bệnh nhân đột quỵ nhồi máu mạch khác [4]. não và nhóm chứng chưa có ý nghĩa thống kê với Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả và p > 0,05. Tính đa hình A1298C trong gen MTHFR của chúng tôi cũng có sự khác biệt, có thể do đặc cũng ảnh hưởng đến hoạt tính enzym MTHFR điểm di truyền của người ở các vùng khác nhau, [13]. Tính đa hình A1298C này được biết là có hoặc do số lượng mẫu chưa đủ lớn. tác dụng thấp hơn trong việc giảm hoạt động của enzym, so với đa hình C677T. Điều này rõ rệt hơn KẾT LUẬN ở trạng thái đồng hợp tử (CC) so với trạng thái dị Nghiên cứu tiến hành phân tích đa hình gen hợp tử (AC) hoặc bình thường (AA) [10]. Trong C677T và A1298C gen MTHFR bằng kỹ thuật một nghiên cứu của Ali Sazci về kiểu gen cho đa ARMS-PCR trên 100 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu hình C677T và A1298C của gen MTHFR bằng não, chúng tôi thu được một số kết quả sau: phương pháp PCR-RFLP trên 120 bệnh nhân đột - Đã hoàn thiện được quy trình ARMS-PCR và quỵ và 259 người khỏe mạnh làm nhóm đối chứng. ứng dụng thành công kỹ thuật trong xác định phân Các alen C của đa hình A1298C gen MTHFR tích đa hình gen MTHFR. (χ2 = 11,166; p = 0,004), kiểu gen CC của đa hình - Phát hiện thấy kiểu gen TT thuộc đa hình A1298C (OR = 2,950; p = 0,001) và kiểu gen kết C677T có liên quan tăng nguy cơ đột quỵ nhồi mãu hợp C677C / C1298C (OR = 3,463, p = 0,0001) não (OR =1,48). Tuy nhiên sự khác biệt chưa có có có liên quan chặt chẽ với đột quỵ. Các alen T của đa ý nghĩa thống kê; Chưa phát hiện mối liên quan của hình C677T gen MTHFR (χ2 = 6,033; p = 0,049), các kiểu gen khác thuộc đa hình C677T và A1298C kiểu gen TT của đa hình C677T (OR = 3,120; p = gen MTHFR đến đột quỵ nhồi máu não. TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/20200 67
  9. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG SUMMARY Study on some polymorphism of methylenetetrahydrofolate reductase (mthfr) gene in stroke patients Objectives: To complete the ARMS-PCR process for identification of MTHFR gene polymorphic analysis and analysis of MTHFR polymorphic relationship with stroke due to cerebral infarction. Subjects and methods: Venous blood samples from 100 patients examined and treated at Stroke Department, Military Hospital 103 and blood samples of 100 healthy people: 50 male and 50 female controls; Using ARMS-PCR method to identify genotypes of C677T polymorphism and A1298C MTHFR gene and analyze the results to conclude the association between MTHFR polymorphism and cerebral infarction stroke. Results: As for C677T polymorphism, the TT homozygous mutant genotype with the highest OR was 1.48, corresponding to the recessive model. This gene has the potential to increase the risk of cerebral infarction (OR = 1.48; 95% CI = 0.54 - 4.05). As for the A1298C polymorphism, the AA genotype has protective properties, the AC genotypes; AC + CC tended to increase the risk of cerebral infarction stroke with OR 1,2 and 1,18 respectively (according to the dominant model). But the difference is not statistically significant. Conclusion: The ARMS-PCR process has been completed and successful application of the technique in determining the polymorphic analysis of MTHFR gene; The TT genotypes of C677T polymorphism was found to be associated with an increased risk of cerebral infarction stroke (OR = 1.48), but the difference was not statistically significant; Association between other genotypes of the C677T and A1298C polymorphisms of MTHFR gene to cerebral infarction stroke has not been detected. Keywords: ARMS-PCR, C677T polymorphism, A1298C polymorphism, stroke, cerebral infarction, MTHFR gene. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Đăng (2003). Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn Văn Tuấn (2013). “Đột quỵ nhồi máu não”, Đột quỵ não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 167-196. 3. Al-Allawi N.A., Avo A.S., Jubrael J.M. (2009). Methylenetetrahydrofolate reductase C677T polymorphism in Iraqi patients with ischemic stroke. Neurol India 57: 631-635. 4. Ali Sazci, Emel Ergul, Nese Tuncer, Gurler Akpinar, Ihsan Kara (11 December 2006): “Methylenetetrahydrofolate reductase gene polymorphisms are associated with ischemic and hemorrhagic stroke: Dual effect of MTHFR polymorphisms C677T and A1298C”, Brain Research Bulletin, Volume 71, Issues 1-3, 11 December 2006, Pages 45-50 5. Biswas A., Ranjan R., Meena A., Akhter M.S., Yadav B.K., et al. (2009). Homocystine levels, polymorphisms and the risk of ischemic stroke in young Asian Indians. J Stroke Cerebrovasc Dis 18: 103- 110. 26. 6. Brattström L., Wilcken D.E., Ohrvik J., Brudin L. (1998). “Common methylenetetrahydrofolate 68 TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/2020
  10. NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG reductase gene mutation leads to hyperhomocysteinemia but not to vascular disease: the result of a metaanalysis”. Circulation 98: 2520-2526 7. Cassar, W., Scerri, J., Bonnici, J., Scerri, C. A. “Optimization and validation of a tetra-primer ARMS PCR protocol for the thrombophilia mutation screen”. 8. Fekih-Mrissa, N., Mrad, M., Klai, S., Mansour, M., Nsiri, B., Gritli, N., & Mrissa, R. (2013). Methylenetetrahydrofolate Reductase (C677T and A1298C) Polymorphisms, Hyperhomocysteinemia, and Ischemic Stroke in Tunisian Patients. Journal of Stroke and Cerebrovascular Diseases, 22(4), 465-469. doi:10.1016/j.jstrokecerebrovasdis.2013. 9. Li P., Qin C. (2014). “Methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) gene polymorphisms and susceptibility to ischemic stroke: a meta-analysis”. Gene 535: 359-364. 10. Rogelio Palomino-Morales, Carlos Gonzalez-Juanatey, Tomas R Vazquez-Rodriguez, Luis Rodriguez, Jose A Miranda-Filloy, 3 Benjamin Fernandez-Gutierrez, Javier Llorca, Javier Martin, and Miguel A Gonzalez-Gay (2010): “A1298C polymorphism in the MTHFR gene predisposes to cardiovascular risk in rheumatoid arthritis” PMCID: PMC2888227, PMID: 20423475. 11. Sahar Sibani, Daniel Leclerc, Ilan S. Weisberg, Erin O’Ferrall, David Watkins, Carmen Artigas, David S. Rosenblatt, and Rima Rozen (2003). “Characterization of Mutations in Severe Methylenetetrahydrofolate Reductase Deficiency Reveals an FAD-Responsive Mutation”. PMID: 12673793 DOI: 10.1002/humu.10193 p509 - 520. 12. Somarajan B.I., Kalita J., Mittal B., Misra U.K. (2011). Evaluation of MTHFR C677T polymorphism in ischemic and hemorrhagic stroke patients. A case-control study in a Northern Indian population. J Neurol Sci 304: 67-70. 13. Weisberg I., Tran P., Christensen B., Sibani S., Rozen R. (1998). “A second genetic polymorphism in methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) associated with decreased enzym activity”. Mol Genet Metab. 1998; 64:169-172. doi: 10.1006/mgme.1998.271. 14. Zhenchang Zhang, Qi Yan, Jia Guo, Xueping Wang, Wei Yuan, Lei Wang, Lixia Chen, Gang Su & Manxia Wang (17 October 2017). “A plasma proteomics method reveals links between ischemic stroke and MTHFR C677T genotype”. doi: 10.1038/s41598-017-13542-6. PMID: 29042595. 15. Zhou B.S., Bu G.Y., Li M., Chang B.G., Zhou Y.P. (2014). “Tagging SNPs in the MTHFR gene and risk of ischemic stroke in a Chinese population”. Int J Mol Sci 15: 8931-8940. TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM | SỐ 18/20200 69
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2