T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN NỌC ĐỘC<br />
CỦA BỘ KÍT PHÁT HIỆN NHANH NỌC RẮN HỔ MANG<br />
TRÊN LÂM SÀNG<br />
Nguyễn Ngọc Tuấn*; Trịnh Thanh Hùng**<br />
Nguyễn Anh Tuấn*; Nguyễn Trung Nguyên***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá khả năng phát hiện nọc rắn Hổ mang trên lâm sàng của bộ kít phát hiện<br />
nhanh được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: thử nghiệm bộ kít<br />
phát hiện nhanh trên 148 mẫu huyết thanh, 20 mẫu nước tiểu, 37 mẫu dịch vết cắn của 113 bệnh<br />
nhân (BN) được chẩn đoán xác định rắn Hổ mang cắn. Kết quả: tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối<br />
với mẫu huyết thanh 69,9%, dịch vết cắn 89,2% và nước tiểu 60%, đa số các mẫu xét nghiệm<br />
dương tính được lấy trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn. So sánh với xét nghiệm VDK của Đài Loan<br />
trên các mẫu dịch vết cắn, bộ kít có độ phù hợp chẩn đoán cao với hệ số Kappa là 0,84.<br />
Tương tự, đối với các mẫu huyết thanh và nước tiểu, hệ số Kappa lần lượt là 0,78 (phù hợp khá)<br />
và 0,41 (phù hợp vừa). Khi so sánh với kết quả xét nghiệm ELISA, hệ số Kappa là 0,71 (phù<br />
hợp khá). Với chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) hệ số Kappa là 0,56 (phù<br />
hợp vừa). Kết luận: bộ kít có khả năng phát hiện nọc rắn Hổ mang trên các mẫu bệnh phẩm,<br />
với các mẫu được lấy trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn cho tỷ lệ dương tính cao.<br />
* Từ khóa: Nọc rắn; Naja atra; Kít phát hiện nhanh.<br />
<br />
Evaluation of the Efficiency of Cobra-Venom Detection Rapid<br />
Test on Clinic<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the efficiency of the rapid tests developed in Vietnam, that detect<br />
cobra venom in clinical speciments. Subjects and methods: We tested the rapid test kits with<br />
148 serum samples, 20 urine samples, and 37 snake bite-fluid samples, taken from patients who<br />
had confirmed diagnoses of cobra-bite. Results: The positive-diagnosis rates showed 69.9% in<br />
serum, 60% in urine and 89.2% in snake bite-fluid samples. Most positive-diagnosis samples<br />
were collected within 24 hours after patients injured. Compared to Taiwan VDK assays on snake<br />
bite-fluid samples, our kits showed high correlation rate of diagnosis with Kappa ratio 0.84.<br />
Similarly, the Kappa ratios in serum and urine samples showed 0.78 and 0.41, respectively.<br />
When using anti-venom serum therapy, the Kappa ratio showed 0.56 (relatively accordant).<br />
Conclusions: The rapid-test kits showed high efficiency for successfully detecting cobra-venom<br />
in all samples (serum, urine and snake bite-fluid) collected within 24 hours after incidence.<br />
* Keyworks: Snake venom; Naja atra; Rapid test.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bộ Khoa học và Công nghệ<br />
*** Bệnh viện Bạch Mai<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Ngọc Tuấn (nguyenngoctuanmd@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 13/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/11/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017<br />
<br />
39<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xác định chính xác nọc độc của loài<br />
rắn trong cơ thể nạn nhân rắn cắn có ý<br />
nghĩa thực tiễn rất quan trọng, vừa giúp<br />
sơ cấp cứu đúng cách, vừa định hướng<br />
lựa chọn đúng loại HTKNR đơn đặc hiệu<br />
sử dụng, đem lại hiệu quả điều trị cao và<br />
an toàn hơn cho nạn nhân. Nhiều xét<br />
nghiệm miễn dịch đã được nghiên cứu và<br />
áp dụng trong phát hiện nọc rắn độc như:<br />
khuếch tán miễn dịch, điện di miễn dịch,<br />
miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngưng<br />
kết, miễn dịch phóng xạ, miễn dịch gắn<br />
enzym (ELISA)… Tuy nhiên, các xét<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
148 mẫu huyết thanh, 20 mẫu nước<br />
tiểu, 37 mẫu dịch vết cắn của 113 BN<br />
được chẩn đoán xác định rắn Hổ mang<br />
cắn nhập viện tại Trung tâm Chống độc,<br />
Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian từ tháng 1<br />
đến 12 - 2014.<br />
2. Vật liệu nghiên cứu.<br />
Kít phát hiện nhanh và bộ kít ELISA<br />
định lượng nọc rắn Hổ mang do Bộ môn<br />
Miễn dịch, Học viện Quân y nghiên cứu<br />
chế tạo.<br />
<br />
nghiệm này có thời gian tiến hành lâu,<br />
không đảm bảo cho một xét nghiệm cấp<br />
<br />
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
cứu. Trong một nghiên cứu trước, chúng<br />
<br />
- Thử nghiệm bộ kít phát hiện nhanh nọc<br />
<br />
tôi đã phát triển một xét nghiệm phát hiện<br />
nhanh nọc rắn dựa trên nguyên lý sắc ký<br />
miễn dịch (Immonochromatography assay)<br />
[2]. Xét nghiệm này có độ nhạy khá tốt,<br />
có khả năng phát hiện được nọc rắn<br />
Hổ mang chuẩn pha trong dung dịch đệm<br />
là 5 ng/ml, pha trong huyết thanh và nước<br />
tiểu là 10 ng/ml. Tuy nhiên, đây là xét<br />
nghiệm phát triển để ứng dụng trên lâm<br />
sàng nên cần có nghiên cứu đánh giá khả<br />
năng phát hiện nọc độc của rắn Hổ mang<br />
có trong các mẫu bệnh phẩm lâm sàng,<br />
<br />
rắn Hổ mang trên các mẫu bệnh phẩm.<br />
- Định lượng nọc rắn bằng phương<br />
pháp ELISA sandwich.<br />
- So sánh độ phù hợp chẩn đoán của<br />
bộ kít với kết quả xét nghiệm ELISA và<br />
xét nghiệm VDK của Đài Loan bằng hệ số<br />
Kappa. Chỉ định sử dụng HTKNR gồm<br />
5 mức: phù hợp quá ít (hệ số Kappa từ<br />
0 - 0,2), phù hợp ít (hệ số Kappa từ<br />
0,21 - 0,4), phù hợp vừa (hệ số Kappa từ<br />
0,4 - 0,6), phù hợp khá (hệ số Kappa từ<br />
<br />
trước khi áp dụng xét nghiệm này tại các<br />
<br />
0,61 - 0,8) và phù hợp cao (hệ số Kappa<br />
<br />
cơ sở y tế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành<br />
<br />
từ 0,81 - 1).<br />
<br />
nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát hiện<br />
<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: theo<br />
<br />
nọc độc của bộ kít phát hiện nhanh nọc<br />
<br />
phương pháp thống kê y học bằng phần<br />
<br />
rắn Hổ mang trên lâm sàng”.<br />
<br />
mềm SPSS 22.0.<br />
<br />
40<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Kết quả phát hiện nọc rắn Hổ mang trên lâm sàng.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Nồng độ nọc rắn trong huyết thanh của BN lúc nhập viện (n = 35).<br />
Kết quả định lượng nọc rắn trong huyết thanh của 35 BN lúc nhập viện (được lựa<br />
chọn ngẫu nhiên trong 113 BN) cho thấy nồng độ nọc rắn có dải nồng độ từ 2,81 159,12 ng/ml; trong đó 50% trường hợp có nồng độ nọc rắn nằm trong khoảng từ<br />
8,21 - 58,28 ng/ml. Kết quả này có độ dao động thấp hơn khi so sánh với kết quả định<br />
lượng nọc rắn Hổ mang trong nghiên cứu của Dong Zong Hung và CS [4]. Tuy nhiên,<br />
với nồng độ nọc rắn định lượng đa phần < 50 ng/ml, kết quả có sự tương đồng với<br />
nghiên cứu của Andrew Churchman (2010) [6] và George E. Allen (2012) [7]. Với dải<br />
nồng độ trên, các mẫu bệnh phẩm có thể được sử dụng để đánh giá khả năng phát<br />
hiện nọc rắn của bộ kít phát hiện nhanh.<br />
Bảng 1: Kết quả phát hiện nọc rắn trong các mẫu bệnh phẩm theo thời gian nhập viện.<br />
Bệnh phẩm<br />
Huyết thanh<br />
(n = 113)<br />
<br />
Dịch vết cắn<br />
(n = 37)<br />
Nước tiểu<br />
(n = 20)<br />
<br />
Thời gian (*)<br />
<br />
1 - 3 giờ<br />
<br />
3 - 24 giờ<br />
<br />
Sau 24 giờ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
18<br />
<br />
8<br />
<br />
8<br />
<br />
34<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
38<br />
<br />
39<br />
<br />
2<br />
<br />
79<br />
<br />
% dương tính<br />
<br />
67,85%<br />
<br />
82,98%<br />
<br />
20%<br />
<br />
69,9%<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
23<br />
<br />
10<br />
<br />
33<br />
<br />
% dương tính<br />
<br />
95,83%<br />
<br />
76,92%<br />
<br />
89,2%<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
8<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
8<br />
<br />
4<br />
<br />
12<br />
<br />
% dương tính<br />
<br />
53,33%<br />
<br />
80%<br />
<br />
60%<br />
<br />
(*: Thời gian từ khi BN bị rắn cắn cho đến khi lấy mẫu xét nghiệm).<br />
41<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
Tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối với mẫu huyết thanh là 69,3%, dịch vết cắn 89,2%<br />
và nước tiểu 60%. Trong đó, tỷ lệ xét nghiệm dương tính đối với các mẫu huyết<br />
thanh, dịch vết cắn và nước tiểu trong 3 giờ đầu lần lượt là 67,85%, 82,98% và 20%.<br />
Sau 24 giờ kể từ khi bị rắn cắn, bộ kít vẫn phát hiện được nọc rắn trong huyết thanh<br />
của 2 trường hợp.<br />
2. So sánh độ phù hợp chẩn đoán của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của<br />
Đài Loan, chỉ định sử dụng HTKNR và xét nghiệm ELISA.<br />
Để kiểm tra độ phù hợp chẩn đoán của bộ kít, chúng tôi so sánh với kết quả xét nghiệm<br />
VDK của Đài Loan.<br />
Bảng 2: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên<br />
bệnh phẩm huyết thanh (n = 41).<br />
Xét nghiệm VDK<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
31<br />
<br />
2<br />
<br />
33<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
32<br />
<br />
9<br />
<br />
41<br />
<br />
Bộ kít<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Kappa = 0,78<br />
<br />
So sánh kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan<br />
trên mẫu bệnh phẩm huyết thanh, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp khá<br />
(Kappa = 0,78).<br />
Bảng 3: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên<br />
bệnh phẩm dịch vết cắn (n = 35).<br />
Xét nghiệm VDK<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
31<br />
<br />
0<br />
<br />
31<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
32<br />
<br />
3<br />
<br />
35<br />
<br />
Bộ kít<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Kappa = 0,84<br />
<br />
So sánh kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan<br />
trên mẫu bệnh phẩm dịch vết cắn, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp cao<br />
(Kappa = 0,84).<br />
42<br />
<br />
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 9-2017<br />
Bảng 4: Kết quả xét nghiệm của bộ kít so với xét nghiệm VDK của Đài Loan trên<br />
bệnh phẩm nước tiểu (n = 13).<br />
Xét nghiệm VDK<br />
<br />
Dƣơng tính<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
3<br />
<br />
13<br />
<br />
Bộ kít<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Kappa = 0,41<br />
<br />
So sánh với kết quả xét nghiệm của bộ kít với kết quả xét nghiệm VDK của Đài Loan<br />
trên mẫu bệnh phẩm huyết thanh, hai xét nghiệm cho kết quả với độ phù hợp vừa<br />
(Kappa = 0,41).<br />
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm của bộ kít và chỉ định sử dụng HTKNR.<br />
Bệnh phẩm<br />
<br />
Huyết thanh<br />
<br />
HTKNR<br />
<br />
Có sử dụng<br />
<br />
Không sử dụng<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
75<br />
<br />
4<br />
<br />
79<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
15<br />
<br />
19<br />
<br />
34<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
90<br />
<br />
23<br />
<br />
113<br />
<br />
Bộ kít<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
(n = 113)<br />
Kappa = 0,56<br />
<br />
Mặc dù bộ kít chúng tôi phát triển và<br />
xét nghiệm VDK của Đài Loan có cùng<br />
nguyên lý, tuy nhiên kháng thể chúng tôi<br />
sử dụng trong bộ kít khác với của Đài<br />
Loan, đó là kháng thể IgG từ ngựa đã<br />
được hấp phụ miễn dịch với nọc rắn<br />
Hổ chúa, trong khi của Đài Loan là kháng<br />
thể IgY từ vịt không qua hấp phụ miễn dịch<br />
[6]. Số trường hợp dương tính có chỉ định<br />
sử dụng HTKNR là 75/79 (94,93%), số<br />
trường hợp âm tính có chỉ định HTKNR là<br />
15/34 (44,12%). Kết quả xét nghiệm của<br />
bộ kít với chỉ định sử dụng HTKNR có độ<br />
phù hợp vừa (Kappa = 0,56). Có thể thấy<br />
kết quả thử nghiệm bộ kít phát hiện nhanh<br />
<br />
nọc rắn trên các mẫu bệnh phẩm của BN<br />
bị rắn Hổ mang cắn có độ phù hợp khác<br />
nhau khi so sánh với kết quả xét nghiệm<br />
của Đài Loan cũng như chỉ định sử dụng<br />
HTKNR ở các mức độ khác nhau. Các<br />
trường hợp có chỉ định sử dụng HTKNR<br />
thường có triệu chứng đau và hoại tử, tuy<br />
nhiên một số BN nhập viện muộn, nọc rắn<br />
trong máu giảm do bị đào thải hoặc đã<br />
gắn vào thụ thể của các cơ quan đích nên<br />
xét nghiệm có thể âm tính giả. Ngoài ra,<br />
một số BN được sơ cứu bằng chích rạch<br />
nặn máu nên triệu chứng nhiễm trùng có<br />
thể bị nhầm lẫn với hoại tử tổ chức do<br />
nọc độc.<br />
43<br />
<br />