Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ VI NHŨ TƯƠNG CHỨA DẦU NGHỆ<br />
Phan Thị Hà Liên*, Nguyễn Huy Khương*, Huỳnh Văn Hóa*, Trần Văn Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định thành phần và xây dựng công thức vi nhũ tương chứa dầu nghệ.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Dầu nghệ được định lượng thông qua curcumin toàn phần qui đổi về curcumin<br />
I bằng phương pháp quang phổ tử ngoại ở bước sóng λ = 430 nm. Thành phần công thức vi nhũ tương được khảo<br />
sát qua giản đồ ba pha: pha dầu (dầu mù u, Labrafac PG), pha nước (nước cất, cồn 10%, cồn 20%) và chất diện<br />
hoạt (Tween 20, Tween 80, Span 80). Vi nhũ tương được khảo sát bằng phương pháp nhỏ giọt pha nước vào hỗn<br />
hợp pha dầu với chất diện hoạt và đồng diện hoạt đang khuấy từ. Khảo sát tính tan của dầu nghệ trên nhiều dung<br />
môi để điều chế vi nhũ tương chứa dầu nghệ bằng phương pháp dùng dung môi chung. Cấu trúc và độ bền của vi<br />
nhũ tương chứa dầu nghệ được đánh giá bằng độ dẫn điện, pH, chu kỳ nhiệt độ, lực ly tâm. Thử nghiệm tế bào<br />
Franz đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất của vi nhũ tương.<br />
Kết quả: Quy trình định lượng dầu nghệ trong chế phẩm và trong thử nghiệm khả năng giải phóng hoạt<br />
chất qua màng được xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu. Công thức vi nhũ tương chứa dầu nghệ gồm dầu<br />
Labrafac PG, nước cất, hỗn hợp Tween 20: Span 80 (3:1) và propylen glycol được lựa chọn do có khả năng tạo<br />
vùng vi nhũ tương cao nhất. Thử nghiệm đánh giá độ giải phóng hoạt chất theo thời gian cho thấy 60% dầu nghệ<br />
được phóng thích liên tục qua màng bán thấm sau 5 giờ. Công thức được lựa chọn có độ bền pha cao thông qua<br />
thử nghiệm điều kiện khắc nghiệt (thử nghiệm ly tâm và thử nghiệm chu kỳ nhiệt) và ở điều kiện thường (sau 6<br />
tháng).<br />
Kết luận: Đã nghiên cứu được công thức vi nhũ tương chứa dầu nghệ<br />
Từ khóa: Vi nhũ tương, Curcumin<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FORMULATION DESIGN OF MICROEMULSION CONTAINING TURMERIC OIL<br />
Phan Thi Ha Lien, Nguyen Huy Khuong, Huynh Van Hoa, Tran Van Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 21 - 26<br />
Objective: Establishing formulation of microemulsion containing tumeric oil.<br />
Method: Curcumin (in term of curcumin I) in tumeric oil was quantified by means of UV-Vis<br />
spectrophotometry method at the λ of 430 nm. Tamanu oil, Labrafac PG, Tween 20, Tween 80, Span 80, water,<br />
ethanol 10% and ethanol 20% were used to study the formulation of microemulsion by titration method. The<br />
pseudo-ternary diagrams were constructed to determine the appropriate compositions and proportion of water<br />
phase: surfactant/ cosurfactant: oil phase. The selected formulation was applied to prepare the turmeric oilcontained microemulsion using common solvent method. The release profile of turmeric oil was then assessed by<br />
Franz cells method. Phase stability were studied under thermal-cycling and centrifugation tests.<br />
Results: Tween 20: Span 80 (3:1) and Labrafac PG were selected as surfactants and oil phase because of the<br />
wide range of microemulsion zone in the pseudo-ternary diagrams. Propylene glycol was used as common solvent<br />
integrating turmeric oil into the microemulsion. The rate of turmeric oil: propylene glycol was determined at 1:4.<br />
More than 60% of turmeric oil was released continuously over 5 hours throught the IPM-treated permeable<br />
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Trần Văn Thành - ĐT: 0919000008 - Email: thanhpharm@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
21<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
membrane. Phase stability of microemulsion was shown under thermal-cycle and centrifugation stress.<br />
Conclusion: Formulation of microemulsion containing tumeric oil was achieved.<br />
Keywords: Microemulsion, Curcumin<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghệ từ lâu được dùng trong dân gian để<br />
điều trị bệnh và được chứng minh một cách<br />
khoa học về khả năng kháng viêm, kháng<br />
khuẩn, chống oxy hóa. Curcumin (CUR), hoạt<br />
chất chính trong dầu nghệ, có độ tan kém do<br />
đó cần có dạng bào chế thích hợp để làm tăng<br />
hiệu quả trị liệu của dầu nghệ(1,3). Vi nhũ<br />
tương là dạng bào chế có khả năng làm tăng<br />
độ tan và phù hợp với dạng thuốc dùng trên<br />
da(2). Mục tiêu của đề tài là xác định thành<br />
phần và nghiên cứu công thức bào chế vi nhũ<br />
tương chứa dầu nghệ.<br />
<br />
NGUYÊNLIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nguyên liệu<br />
Dầu nghệ và dầu mù u (Việt Nam), Labrafac<br />
PG (Gattefosse, Pháp) đạt tiêu chuẩn nhà sản<br />
xuất, các tá dược khác đạt tiêu chuẩn nhà sản<br />
xuất. Curcumin I (Viện kiểm nghiệm TP.HCM)<br />
và các hóa chất, dung môi đạt tiêu chuẩn dành<br />
cho phân tích.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Xác định thành phần công thức vi nhũ tương<br />
Vi nhũ tương được khảo sát bằng phương<br />
pháp nhỏ giọt pha nước và hỗn hợp pha dầu<br />
với chất diện hoạt và đồng diện hoạt trên bếp<br />
khuấy từ. Đối với mỗi giản đồ pha, hỗn hợp<br />
pha dầu, chất diện hoạt hay hỗn hợp chất diện<br />
hoạt/đồng diện hoạt được chuẩn bị với các tỉ<br />
lệ khối lượng 9:1, 8:2, 7:3, 6:4, 5:5, 4:6, 3:7, 2:8,<br />
1:9. Pha nước được cho từ từ vào hỗn hợp trên<br />
và được khuấy đều suốt thời gian thử<br />
nghiệm.Vùng vi nhũ tương được ghi nhận là<br />
vùng hỗn hợp trong suốt(4).<br />
Giản đồ ba pha được sử dụng để xác định<br />
vùng tạo vi nhũ tương tương ứng với các tỉ lệ<br />
khác nhau của các thành phần pha dầu: pha<br />
nước: chất diện hoạt. Pha dầu, pha nước và chất<br />
<br />
22<br />
<br />
diện hoạt được khảo sát dựa trên nguyên tắc cố<br />
định hai thành phần trong ba thành phần.<br />
Bảng 1. Thành phần cơ bản vi nhũ tương<br />
<br />
Pha dầu<br />
<br />
Thành phần khảo sát<br />
Tween 20, Tween 80, Span<br />
80<br />
dầu mù u, Labrafac PG<br />
<br />
Pha nước<br />
<br />
nước cất, cồn 10%, cồn 20%<br />
<br />
Thành phần<br />
Chất diện hoạt<br />
<br />
Đánh giá lựa chọn giản đồ pha<br />
- Vùng tạo vi nhũ tương: Diện tích vùng tạo<br />
vi nhũ tương giữa các giản đồ pha được so sánh<br />
trực tiếp bằng phương pháp chồng giản đồ.<br />
- Thành phần nước trong công thức vi nhũ<br />
tương: Giản đồ pha được lựa chọn với công thức<br />
chứa hàm lượng nước cao nhất.<br />
<br />
Xây dựng công thức vi nhũ tương chứa dầu<br />
nghệ<br />
Lần lượt cho 0,1 g dầu nghệ vào cốc chứa 5 g<br />
mỗi chất: nước cất, Tween 20, Tween 80, Span 80,<br />
Labrafac PG, dầu mù u, propylene glycol và<br />
cồn 20% và khuấy từ trong 30 phút để đánh giá<br />
khả năng hỗn hòa của dầu nghệ với các thành<br />
phần trong vi nhũ tương, cồn và propylen<br />
glycol. Ghi nhận chất có khả năng hỗn hòa hay<br />
hòa tan dầu nghệ để dùng làm dung môi chung<br />
cho qui trình bào chế vi nhũ tương chứa dầu<br />
nghệ.<br />
Với 2 dung môi propylen glycol và cồn 20%<br />
cần khảo sát thêm tỉ lệ thích hợp để khi phối hợp<br />
vào công thức không làm phá vỡ cấu trúc vi nhũ<br />
tương, bằng cách thêm từng giọt 2 dung môi<br />
trên vào vi nhũ tương, ghi nhận thời điểm vi<br />
nhũ tương bắt đầu chuyển sang dạng đục.<br />
<br />
Đánh giá vi nhũ tương chứa dầu nghệ<br />
Tính chất vi nhũ tương<br />
Tỉ trọng: xác định bằng tỉ trọng kế.<br />
pH: Vi nhũ tương phân tán vào nước cất đun<br />
sôi để nguội, lọc qua giấy lọc, đo pH.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
Độ dẫn điện: Thực hiện trên 5 mẫu để so<br />
sánh và đánh giá:<br />
- Mẫu 1: hỗn hợp dầu, chất diện hoạt và<br />
đồng diện hoạt.<br />
- Mẫu 2, 3: mẫu với tỉ lệ nước nằm trong<br />
vùng vi nhũ tương trong giản đồ pha.<br />
- Mẫu 4, 5: mẫu với tỉ lệ nước nằm ngoài<br />
vùng vi nhũ tương trong giản đồ pha.<br />
Độ ổn định pha:<br />
- Độ ổn định pha theo chu kỳ nhiệt: Theo dõi<br />
độ ổn định của vi nhũ tương với 6 chu kỳ thay<br />
đổi nhiệt độ, mỗi chu kỳ bao gồm 24 giờ ở 4oC,<br />
24 giờ ở 50oC và 24 giờ ở nhiệt độ phòng.<br />
- Độ ổn định ly tâm: Vi nhũ tương chứa dầu<br />
nghệ được ly tâm 15 phút ở 12000 vòng/phút.<br />
Khả năng giải phóng hoạt chất qua màng<br />
500 mg vi nhũ tương chứa dầu nghệ được<br />
đặt trên màng cellulose đã được xử lý trong tế<br />
bào Franz với pha nhận là cồn 70% ở nhiệt độ 37<br />
± 1 oC. Lượng hoạt chất phóng thích qua màng<br />
được xác định tại các thời điểm 30, 60, 120, 180,<br />
240 và 300 phút.<br />
<br />
Thẩm định quy trình định lượng CUR (qui đổi<br />
về CUR I) trong chế phẩm và trong thử<br />
nghiệm giải phóng hoạt chất qua màng<br />
CUR (qui đổi về CUR I) trong chế phẩm<br />
được định lượng bằng phương pháp UV ở bước<br />
sóng 430 nm với dung môi là cồn 70% và được<br />
thẩm định về độ đặc hiệu, tính tuyến tính, độ<br />
chính xác và độ đúng theo quy định chung.<br />
CUR (qui đổi về CUR I) trong thử nghiệm<br />
giải phóng hoạt chất qua màng được định lượng<br />
bằng phương pháp quang phổ UV-Vis ở bước<br />
sóng 430 nm và được thẩm định về tính đặc<br />
hiệu, tính tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng, độ thô.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
và thành phần chất diện hoạt cũng như pha<br />
nước lần lượt được thay đổi. Khi đã xác định<br />
được thành phần chất diện hoạt và pha nước,<br />
pha dầu được khảo sát so sánh giữa dầu mù u và<br />
dầu Labrafac PG. Vùng tạo vi nhũ tương được<br />
xác định bằng cảm quan.<br />
Dầu mù u và nước cất được cố định để khảo<br />
sát thành phần chất diện hoạt. Khi sử dụng riêng<br />
lẻ Tween 20 (hoặc Tween 80) (Hình 1 A) là chất<br />
diện hoạt thì vùng tạo vi nhũ tương rất nhỏ. Sự<br />
phối hợp Tween 20: Span 80 với các tỉ lệ 1:1, 2:1<br />
hoặc 3:1 làm tăng diện tích vùng tạo vi nhủ<br />
tương (Hình 1 B, C, D). Như vậy, khi gia tăng tỉ<br />
lệ Span 80 trong công thức thì khả năng tạo vi<br />
nhũ tương tăng lên. Tuy nhiên khi tỉ lệ Span 80<br />
tăng đến 100% chất diện hoạt thì không tạo được<br />
vi nhũ tương. Trong các tỉ lệ đã khảo sát, tỉ lệ 3: 1<br />
cho công thức có hàm lượng nước cao nhất.<br />
Khi thay thế Tween 20 bởi Tween 80 trong<br />
hỗn hợp Tween: Span 3: 1 làm tăng vùng diện<br />
tích vi nhũ tương nhưng làm giảm lượng nước<br />
tối đa có thể có trong công thức (Hình 1 E). Điều<br />
này có thể do chỉ số HLB của Tween 20 là 16,7<br />
cao hơn HLB của Tween 80 là 15 nên công thức<br />
có Tween 20 có lượng nước tối đa cao hơn. Do<br />
đó Tween 20: Span 80 với tỉ lệ 3: 1 được chọn làm<br />
hỗn hợp chất diện hoạt cho vi nhũ tương.<br />
Khi khảo sát pha nước là nước cất, cồn<br />
10%, cồn 20% với hỗn hợp chất diện hoạt trên<br />
và pha dầu là dầu mù u thì vùng tạo vi nhũ<br />
tương không thay đổi nên pha nước được<br />
chọn là nước cất.<br />
Khi thay thế dầu mù u bằng dầu Labrafac<br />
PG thì vùng tạo vi nhũ tương và hàm lượng<br />
nước tối đa trong công thức đều tăng (Hình 1 G)<br />
nên Labrafac PG được chọn làm pha dầu.<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Xác định thành phần vi nhũ tương<br />
Để xác định thành phần của vi nhũ tương,<br />
pha dầu được cố định là dầu mù u trong khi tỉ lệ<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
23<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
(A)<br />
<br />
(B)<br />
<br />
(C)<br />
<br />
(D)<br />
<br />
(E)<br />
<br />
(G)<br />
<br />
Hình 1:. Giản đồ pha thể hiện vùng tạo vi nhũ tương với các thành phần khảo sát khác nhau được ghi cụ thể trên<br />
hình.<br />
<br />
24<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
Xây dựng công thức vi nhũ tương chứa dầu<br />
nghệ<br />
Bảng 2: Khả năng hỗn hòa của dầu nghệ với các dung<br />
môi khác nhau<br />
Chất<br />
Nước cất<br />
Tween 20<br />
Tween 80<br />
Span 80<br />
Labrafac PG<br />
Dầu mù u<br />
Propylen glycol<br />
Cồn 20%<br />
<br />
-: không hỗn hòa<br />
<br />
Khả năng hỗn hòa với dầu nghệ<br />
+<br />
-<br />
<br />
+: hỗn hòa<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy dầu nghệ không thể hỗn<br />
hòa với các thành phần của công thức cơ bản<br />
nhưng hỗn hòa với propylen glycol. Propylen<br />
glycol được lựa chọn là dung môi cho dầu<br />
nghệ để hòa tan dầu nghệ vào vi nhũ tương.<br />
Nồng độ propylen glycol không làm ảnh<br />
hưởng vi nhũ tương trong công thức được xác<br />
định là 4%. Công thức vi nhũ tương được lựa<br />
chọn là công thức nằm trong vùng vi nhũ<br />
tương rộng nhất với tỉ lệ chất diện hoạt sử<br />
dụng thấp, và lượng nước trong công thức là<br />
cao nhất. Công thức điều chế vi nhũ tương<br />
dầu nghệ được trình bày trong bảng 3.<br />
Bảng 3.: Thành phần công thức vi nhũ tương chứa<br />
dầu nghệ<br />
Thành phần<br />
Dầu nghệ<br />
Labrafac PG<br />
Tween 20<br />
Span 80<br />
Propylene glycol<br />
Nước cất<br />
Tổng cộng<br />
<br />
tỉ lệ (%)<br />
1<br />
23,75<br />
42,75<br />
14,25<br />
4<br />
14,25<br />
100<br />
<br />
Công thức (g)<br />
0,500<br />
11,875<br />
21,375<br />
7,125<br />
2,000<br />
7,125<br />
50,00g<br />
<br />
Đánh giá vi nhũ tương dầu nghệ<br />
Tính chất vi nhũ tương<br />
Bảng 4: Tính chất của vi nhũ tương chứa dầu nghệ<br />
Độ dẫn điện Tỉ trọng<br />
(µS/cm)<br />
25,00<br />
<br />
0,943<br />
<br />
pH<br />
<br />
Độ bền pha<br />
Chu kỳ nhiệt<br />
Ly tâm<br />
7,24 Không tách pha Không tách<br />
pha<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tính chất của vi nhũ tương chứa dầu nghệ<br />
được trình bày trong Bảng 3. Hỗn hợp dầu và<br />
chất nhũ hóa không dẫn điện, độ dẫn điện<br />
tăng dần theo tỉ lệ thuận với lượng nước thêm<br />
vào. Vậy có thể kết luận vi nhũ tương là dạng<br />
D/N hoặc pha liên tục. pH của vi nhũ tương<br />
thu gần trung tính, do đó độ ổn định của<br />
curcumin cần được khảo sát trong các nghiên<br />
cứu tiếp theo. Kết quả khảo sát độ bền pha<br />
trong điều kiện khắc nghiệt (chu kỳ nhiệt và ly<br />
tâm) cho thấy vi nhũ tương có độ bền pha cao,<br />
không bị tách lớp. Độ ổn định của vi nhũ<br />
tương cần được theo dõi trong thời gian dài có<br />
kèm theo các đánh giá về đặc tính hóa lý của<br />
vi nhũ tương và hàm lượng, độ ổn định của<br />
curcumin theo thời gian cần được thực hiện<br />
trong nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
Khả năng giải phóng hoạt chất qua màng<br />
<br />
Hình 2: Đồ thị biểu diễn lượng dầu nghệ phóng thích<br />
qua màng theo thời gian.<br />
Hình 2. cho thấy dầu nghệ được phóng<br />
thích liên tục theo thời gian và sau 5 giờ đã có<br />
trên 60% dầu nghệ được phóng thích. Trong 3<br />
giờ đầu, hoạt chất phóng thích qua màng với<br />
tốc độ cao (trên 10% hoạt chất giải phóng<br />
trong 1 giờ). Giờ thứ tư và giờ thứ năm, tốc độ<br />
phóng thích hoạt chất chậm dần (dưới 10%<br />
hoạt chất phóng thích trong 1 giờ). Sau giờ thứ<br />
năm hoạt chất phóng thích không đáng kể.<br />
Tốc độ và lượng hoạt chất phóng thích theo<br />
thời gian cần được cải thiện trong nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
<br />
25<br />
<br />