Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
<br />
367<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỘ MÔ HỌC CỦA UNG THƯ VÚ XÂM NHẬP<br />
Hứa Chí Minh*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Việc tiên lượng<br />
ung thư vú dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có độ mô học. Đề tài này sẽ nghiên cứu về độ mô học và sự tương<br />
quan với các đặc điểm giải phẫu bệnh và tình trạng di căn hạch.<br />
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ đánh giá các đặc điểm Tuổi, kích thước u, vị trí<br />
u, tình trạng di căn hạch nách, độ mô học của 524 trường hợp ung thư vú tại bệnh viện Đại học Y Dược từ<br />
năm 2003-2006.<br />
Kết quả: Tuổi thường gặp nhất: 40-59 (57,8%), vị trí u: ¼ trên ngoài (55,7%) và loại mô học thường<br />
gặp: carcinôm ống tuyến vú, NOS. Hai độ mô học thường gặp: độ I (35,8%), độ II (56,7%). Độ mô học có<br />
liên quan với tình trạng hoại tử u, tình trạng di căn hạch.<br />
Kết luận: Độ mô học càng cao sẽ làm tiên lượng bệnh ung thư vú càng xấu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING ON HISTOLOGIC GRADE OF INVASIVE BREAST CANCER<br />
Hua Chi Minh, HuaThi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 368 - 372<br />
Objectives: Breast cancer is one of the most common cancer in women. There are many prognostic<br />
factors of breast cancer, including histologic grade. This article study histologic grade and its correlation<br />
with pathologic characteristics and lymph node metastasis.<br />
Material and methods: Five hundreds-twenty four breast cancer patients collected from University<br />
Medical Center from 2003-2006. Age, tumor size, tumor position, lymph node status, histologic grade were<br />
evaluated.<br />
Results: the most common of breast cancer: age: 40-59 (57,8%), tumor position: a upper-outer quadrant<br />
(55,7%) and major histological type: ductal carcinôma, NOS. The frequent histopathologic grades are grade I<br />
(35,8%), grade II (56,7%). Histologic grade have correlation with tumor necrosis, infiltration and lymph<br />
node metastasis.<br />
Conclusion: The higher histologic grade, the worse breast cancer prognosis.<br />
đoán phân biệt ung thư vú với các tổn thương<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
lành tính khác của vú. Trong thập niên 1980, các<br />
Ung thư vú là một trong những ung thư có<br />
tác giả nước ngoài còn áp dụng việc khảo sát mô<br />
xuất độ cao ở giới nữ. Theo nhiều công trình<br />
học của carcinôm vú xâm nhập và dùng độ mô<br />
nghiên cứu trong và ngoài nước, ung thư vú<br />
học (grade) như một thông số để đánh giá tiên<br />
thường có xuất độ cao thứ nhất hoặc thứ nhì so<br />
lượng bệnh[2,15]. Ở nước ta cũng có công trình<br />
với các loại ung thư khác ở giới nữ[1,5 ,12,13]. Do đó,<br />
nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến ung<br />
đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhiều khía<br />
thư vú. Tuy nhiên, các công trình này hoặc chỉ đi<br />
cạnh khác nhau của ung thư vú. Về phương diện<br />
sâu vào vấn đề dịch tễ học, lâm sàng, điều trị,<br />
chẩn đoán, nhất là giải phẫu bệnh học, các tác giả<br />
hoặc chỉ nghiên cứu về một vài đặc tính giải phẫu<br />
nước ngoài đã nghiên cứu rất kỹ, giúp cho việc<br />
bệnh học đại thể và vi thể[,5,9,13]. Riêng về độ mô<br />
chẩn đoán dương tính các ung thư vú và chẩn<br />
* Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Dược TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
367<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
368<br />
học, chỉ mới có một khảo sát của N. M. Hùng[8]<br />
trên 40 trường hợp ở bệnh viện K Hà Nội.<br />
Thực hiện công trình nghiên cứu dựa trên<br />
loạt lớn bệnh nhân, chúng tôi nhằm các mục tiêu<br />
sau đây:<br />
1. Khảo sát độ mô học của carcinôm vú xâm<br />
nhập.<br />
2. Tìm hiểu mối liên hệ của độ mô học với<br />
loại mô học.<br />
3. Khảo sát mối tương quan giữa độ mô học<br />
với tình trạng di căn hạch limphô tại vùng.<br />
4. Khảo sát mối tương quan giữa độ mô học<br />
với tình trạng xâm nhập vi thể.<br />
5. Khảo sát về tuổi mắc bệnh, định khu của<br />
carcinôm vú xâm nhập.<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiền cứu 524 trường hợp ung thư vú ở bệnh<br />
nhân nữ đã được điều trị tại BV ĐHYDược Tp.<br />
HCM trong thời gian từ 2003 đến 2006. Các<br />
trường hợp này đều được chẩn đoán giải phẫu<br />
bệnh là carcinôm xâm nhập. Vật liệu nghiên cứu<br />
gồm các bệnh án lâm sàng, các tiêu bản vi thể.<br />
Các mẫu bệnh phẩm sau khi mổ đều được gửi<br />
đến bộ môn giải phẫu bệnh, bác sỹ giải phẫu<br />
bệnh tự tay cắt lọc bệnh phẩm theo trình tự sau:<br />
1. Mô u.<br />
2. Cân cơ ngực lớn.<br />
3. Núm vú.<br />
4. Da trên mô u<br />
5. Da vú ở rìa vết mổ<br />
6. Mô tuyến vú ở nhiều nơi khác ngoài mô vú<br />
7. Các hạch nách nhóm I<br />
8. Các hạch nách nhóm II<br />
9. Các hạch nách nhóm III<br />
Sau đó các mẫu bệnh phẩm được khảo sát<br />
giải phẫu bệnh vi thể dưới kính hiển vi quang<br />
học, do hai bác sỹ giải phẫu bệnh có kinh<br />
nghiệm đọc. Phân loại vi thể và đánh giá độ mô<br />
học dựa theo cách đánh giá của Elston[2]. Đánh<br />
giá và đối chiếu các kết quả trên với các kết quả<br />
của các công trình đã công bố bằng các phép<br />
kiểm thống kê, phép U và phép kiểm χ2.<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
368<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh theo tuổi<br />
Tuổi 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 ≥ 70<br />
Số<br />
6<br />
140 180<br />
123<br />
49<br />
26<br />
ca<br />
Tỉ lệ<br />
1,14 26,71 34,35 23,47 9,35 4,96<br />
%<br />
<br />
TC<br />
<br />
524<br />
100<br />
<br />
Tuổi nhỏ nhất: 25; Tuổi cao nhất: 88<br />
<br />
Đặc tính giải phẫu bệnh đại thể<br />
Vị trí vú bị ung thư<br />
Bảng 2: Tỉ lệ vị trí vú bị ung thư<br />
Vị trí<br />
Vú trái<br />
Vú phải<br />
TC<br />
<br />
Số trường hợp<br />
284<br />
240<br />
524<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
54,2<br />
45,8<br />
100<br />
<br />
Định khu của khối bướu<br />
Bảng 3: Định khu của bướu<br />
Không<br />
¼<br />
¼<br />
Định ¼ trên ¼ trên<br />
Quầng<br />
ghi TC<br />
dưới dưới<br />
khu ngoài trong<br />
vú<br />
ngoài trong<br />
nhận<br />
Số ca 292<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
55,7<br />
<br />
119<br />
<br />
43<br />
<br />
25<br />
<br />
41<br />
<br />
4<br />
<br />
524<br />
<br />
22,7<br />
<br />
8.2<br />
<br />
4.7<br />
<br />
7,8<br />
<br />
0,7<br />
<br />
100<br />
<br />
Kích thước khối bướu<br />
Bảng 4:<br />
Kích thước<br />
< 2 cm<br />
2 cm – 5 cm<br />
> 5 cm<br />
TC<br />
<br />
Số trường hợp<br />
42<br />
377<br />
87<br />
524<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
8<br />
72<br />
20<br />
100<br />
<br />
Đặc tính giải phẫu bệnh vi thể<br />
Loại mô học<br />
Bảng 5: Tỉ lệ các loại carcinôm xâm nhập<br />
Loại carcinôm<br />
Số trường hợp Tỉ lệ %<br />
Ống tuyến vú NOS<br />
475<br />
90,7<br />
Ống tuyến vú đa bào<br />
13<br />
2,5<br />
Ống tuyến vú nhầy<br />
20<br />
3,9<br />
Ống tuyến vú nhú<br />
2<br />
0,3<br />
Ống tuyến vú ống<br />
1<br />
0,2<br />
Ống tuyến vú chuyển sản gai<br />
1<br />
0,2<br />
Carcinôm tại chỗ<br />
1<br />
0,2<br />
Glycogen rich carcinôm<br />
1<br />
0,2<br />
Tiểu thùy<br />
3<br />
0,5<br />
Bã khô<br />
5<br />
0,9<br />
<br />
369<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
Loại carcinôm<br />
Nhú<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp Tỉ lệ %<br />
2<br />
0,3<br />
524<br />
100<br />
<br />
Độ mô học của các carcinôm xâm nhập<br />
Bảng 6: Độ mô học<br />
Độ mô học<br />
I<br />
II<br />
III<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số trường hợp<br />
125<br />
336<br />
63<br />
524<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
23,8<br />
64,1<br />
12,1<br />
100<br />
<br />
Các đặc điểm vi thể khác liên quan đến độ<br />
mô học của carcinôm xâm nhập<br />
Bảng 7: Liên quan giữa độ mô học và sự xâm nhiễm<br />
mạch limphô và mạch máu<br />
Xâm nhập mạch máu<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
18<br />
3,4<br />
<br />
Độ II<br />
54<br />
10,3<br />
<br />
Độ III<br />
10<br />
2<br />
<br />
Bảng 8: Liên quan giữa độ mô học và tình trạng xâm<br />
nhiễm cân cơ ngực lớn<br />
Xâm nhiễm cân cơ<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
17<br />
3,2<br />
<br />
Độ II<br />
33<br />
6,3<br />
<br />
Độ III<br />
2<br />
0,4<br />
<br />
Bảng 9: Liên quan giữa độ mô học và tình trạng xâm<br />
nhiễm da vú ở trên u<br />
Xâm nhiễm cân cơ<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
3<br />
0,6<br />
<br />
Độ II<br />
8<br />
1,6<br />
<br />
Độ III<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 10: Liên quan giữa độ mô học và tình trạng<br />
xâm nhiễm da vú ở rìa vết mổ<br />
Xâm nhiễm da rìa vết mổ<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
3<br />
0,6<br />
<br />
Độ II<br />
4<br />
0,8<br />
<br />
Độ III<br />
0<br />
0<br />
<br />
Bảng 11: Liên quan giữa độ mô học và tình trạng<br />
bướu có nhiều khối trong mô tuyến vú<br />
Bướu có nhiều khối<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
13<br />
25<br />
<br />
Độ II<br />
6<br />
1,2<br />
<br />
Độ III<br />
1<br />
0,2<br />
<br />
Bảng 12: Liên quan giữa độ mô học và phản ứng của<br />
mô limphô trong mô bướu<br />
Phản ứng mô limphô<br />
Số trường hợp<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Độ I<br />
103<br />
19,6<br />
<br />
Độ II<br />
169<br />
32,2<br />
<br />
Độ III<br />
24<br />
4,6<br />
<br />
Tình trạng di căn hạch limphô<br />
Tỉ lệ di căn hạch limphô theo độ mô học<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
Bảng 13: Tỉ lệ di căn hạch<br />
Độ mô học<br />
I (125 TH)<br />
II (336 TH)<br />
III (65 TH)<br />
Tổng số<br />
(524 TH)<br />
<br />
Số trường hợp di căn Tỉ lệ di căn %<br />
73<br />
14%<br />
194<br />
37%<br />
25<br />
4,8%<br />
292<br />
55,7%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi của bệnh nhân<br />
Theo bảng 1, từ tuổi 30 của ung thư vú bắt<br />
đầu tăng vọt so với trước đó, với 26,71% ở 30-39<br />
tuổi. Cao nhất ở khoảng tuổi từ 40-49 (34,35%).<br />
Từ 50-59, xuất độ ung thư vú vẫn còn đáng kể<br />
(23,47%). Tỉ lệ này phù hợp với các số liệu của<br />
các tác giả trước[1,5,12,13]. Như thế chỉ riêng từ 40-59<br />
tuổi, xuất độ ung thư vú đã lên đến 57,8%.<br />
<br />
Đặc tính giải phẫu bệnh đại thể<br />
Tỉ lệ ung thư vú xâm nhập xảy ra ở vú trái<br />
(54,2%) nhiều hơn so với vú phải (45,8%) phù<br />
hợp với y văn thế giới[1,5,12, 13].<br />
Tỉ lệ về định khu của khối ung thư ở vú<br />
trong loạt nghiên cứu này cũng phù hợp với y<br />
văn[1,5,12,13]. Nhiều nhất là ở ¼ trên ngoài của vú<br />
(55,7%). Ít nhất là ở ¼ dưới trong (4,7%).<br />
Theo bảng 4 thì đa số bệnh nhân bị ung thư vú<br />
đến khám ở giai đoạn khá muộn, u có kích thước<br />
từ 2-5 cm chiếm tỉ lệ cao hẳn (72%) so với giai đoạn<br />
sớm, bướu có kích thước nhỏ dưới 2cm (8%). Điều<br />
này khiến chúng ta phải suy nghĩ để tăng cường<br />
giáo dục cho nhân dân, phát hiện sớm bệnh ung<br />
thư vú ở giới nữ, nhất là đối với phụ nữ từ 40<br />
tuổi trở lên.<br />
<br />
Loại mô học<br />
Theo bảng 5, carcinôm ống tuyến vú NOS có<br />
xuất độ cao nhất (90,7%) và carcinôm tiểu thùy<br />
có xuất độ thấp (0,5%).<br />
So sánh xuất độ của các carcinôm xâm nhập<br />
trong công trình nghiên cứu này với một số công<br />
trình nghiên cứu khác, chúng tôi thấy loại<br />
carcinôm NOS luôn luôn có xuất độ vượt trội.<br />
Theo Elston[2] phương pháp đánh giá ung<br />
thư vú theo độ mô học ra đời từ năm 1925 bởi<br />
<br />
369<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
370<br />
Greenhoughle. Sau đó là một loạt các công trình<br />
khác của Patey và Graff (1928), Scaff và Handley<br />
(1938), Bloom (1950), Bloom và Richardson<br />
(1957), Elston nhận định rằng độ mô học của<br />
ung thư vú là một chỉ số có thể giúp các nhà lâm<br />
sàng đánh giá phần nào tiên lượng bệnh. Việc<br />
tiên lượng bệnh này sẽ càng chính xác hơn khi<br />
phối hợp độ mô học của ung thư vú với loại mô<br />
học, tình trạng di căn hạch và sự xâm nhiễm da,<br />
mạch máu, cân cơ…<br />
Theo cách đánh giá này độ mô học được áp<br />
dụng cho các carcinôm xâm nhập, dựa theo 3<br />
yếu tố sau đây: sự thành lập ống tuyến, mức độ<br />
di dạng nhân, tỉ lệ nhân chia.<br />
Mỗi yếu tố được chấm từ 1-3 điểm. Cộng<br />
điểm của 3 yếu tố với nhau, độ mô học được xếp<br />
như sau:<br />
Độ I (biệt hóa rõ): 3-5 điểm<br />
Độ II (biệt hóa vừa): 6-7 điểm<br />
Độ III (biệt hóa kém): 8-9 điểm<br />
Tại Việt Nam, năm 1990, N. M. Hùng[8] đã áp<br />
dụng cách đánh giá độ mô học này trên bệnh<br />
nhân được điều trị tại BV K Hà Nội, và nhận<br />
thấy rằng độ mô học của ung thư vú có liên<br />
quan đến mức độ di căn hạch và với tiên lượng<br />
bệnh.<br />
Theo bảng 6, trong 524 trường hợp carcinôm<br />
xâm nhập, nhiều nhất là độ II (64,1%) và ít nhất<br />
là độ III (12,1%).<br />
Bảng : Tỉ lệ % về độ mô học theo các tác giả<br />
Tác giả<br />
Bloom,<br />
[2]<br />
Richardson<br />
[13]<br />
Wolff et al<br />
[13]<br />
Champion et al<br />
[3]<br />
Fisher et al<br />
[2]<br />
Elston<br />
[8]<br />
N. M. Hung<br />
N.S.Trung,<br />
[10]<br />
N.C.Hung<br />
Nghiên cứu này<br />
<br />
Độ mô học Độ mô học Độ mô học<br />
I<br />
II<br />
III<br />
26%<br />
45%<br />
29%<br />
33%<br />
23%<br />
3%<br />
17%<br />
26,1%<br />
38,32%<br />
<br />
33%<br />
52%<br />
30%<br />
37%<br />
65,2%<br />
40,52%<br />
<br />
34%<br />
25%<br />
67%<br />
46%<br />
8,7%<br />
21,16%<br />
<br />
23,8<br />
<br />
64,1<br />
<br />
12,1<br />
<br />
Nếu đối chiếu chung độ mô học của<br />
carcinôm xâm nhập trong khảo sát này với các<br />
công trình nghiên cứu của các tác giả khác,<br />
<br />
Chuyên<br />
Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
370<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chúng tôi nhận thấy đa số các ghi nhận về độ mô<br />
học gần giống nhau ngoại trừ số liệu của Fisher<br />
và cs[3], của Elston[2] thì khác biệt nhiều, sự khác<br />
biệt trong kết quả đánh giá độ mô học đã được<br />
Elston xem là phổ biến. Theo Elston khi cho<br />
điểm các yếu tố trên tiêu bản, các bác sỹ giải<br />
phẫu bệnh thường cho điểm khác nhau do nhận<br />
định chủ quan của mỗi người. Vì vậy, trong loạt<br />
nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp chấm<br />
điểm cho từng trường hợp, có ít nhất là 2 bác sỹ<br />
giải phẫu bệnh có kinh nghiệm cùng nhau chấm<br />
điểm, nếu có kết quả khác nhau thì chúng tôi sẽ<br />
thảo luận để đi đến sự thống nhất về điểm số.<br />
Trong loạt nghiên cứu 524 trường hợp<br />
carcinôm xâm nhập này, chúng tôi cố gắng tìm<br />
mối tương quan giữa độ mô học với các tính<br />
chất xâm nhiễm vi thể của ung thư (từ bảng 7<br />
đến bảng 13).<br />
Sự xâm nhiễm mạch máu và mạch bạch<br />
huyết cũng tăng dần theo độ mô học, ít nhất ở<br />
độ I (3,4%) và nhiều nhất ở độ II (10,3%).<br />
Vấn đề liên quan giữa độ mô học và sự xâm<br />
nhiễm da vú ở trên bướu, không có mối liên<br />
quan rõ rệt, độ I (0,6%), độ III (0%). Điều này có<br />
thể giải thích do đa số bệnh nhân ở các tỉnh xa,<br />
thường điều trị tại nhà bằng cách đắp, giặt thuốc<br />
lá làm tăng kích thước của bướu và có sự viêm<br />
nhiễm, dính da mặc dù độ mô học của bướu ở<br />
mức độ thấp.<br />
Tỉ lệ xâm nhiễm da rìa vết mổ ở cả 3 độ mô<br />
học đều thấp, từ 0-0,8%, chứng tỏ các phẫu<br />
thuật viên đều bảo đảm tốt việc cắt rộng<br />
quanh mô bướu, khiến tỉ lệ tái phát tại vết mổ<br />
ở mức độ thấp.<br />
Vấn đề liên quan giữa độ mô học và tính chất<br />
bướu có nhiều khối còn chưa rõ ràng, cần nghiên<br />
cứu thêm, độ I (25%), trong khi độ III (0,2%).<br />
<br />
Tình trạng di căn hạch limphô<br />
Bảng 13 cho thấy tỉ lệ di căn hạch limphô của<br />
các độ mô học. Các hạch bị di căn là hạch nách<br />
cùng bên với vú bị ung thư ở cả 3 nhóm hạch.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008<br />
5.<br />
<br />
Tỉ lệ di căn hạch nách ở độ mô học I là 14%,<br />
ở độ mô học II là 37% chứng tỏ độ mô học cao<br />
thì tỉ lệ di căn hạch nách nhiều hơn.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
7.<br />
<br />
Qua khảo sát 524 trường hợp carcinôm xâm<br />
nhập của vú, chúng tôi nhận thấy:<br />
- Mức độ thường gặp của các loại carcinôm<br />
theo thứ tự giảm dần là: NOS, đa bào, nhầy,<br />
nhú, tiểu thùy, trong đó có sự vượt trội hẳn của<br />
carcinôm ống tuyến vú NOS.<br />
- Độ mô học có liên quan đến sự xâm nhiễm<br />
vi thể ở mạch máu và mô chung quanh u, độ mô<br />
học càng cao, khả năng xâm nhiễm càng lớn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Blanc B., Boubli L. (1989): Cancer du sein. Dans<br />
Gynécologie, édition pradel, Edisem, p 440-456.<br />
Elston CW. (1992): Grading of invasive carcinoma of the<br />
breast. In Page D. L., Anderson T. J. Diagnostic<br />
histopathology of the breast. Churchill Livingston, p 300-311.<br />
Fisher E. et al (1975): The pathology of invasive breast<br />
cancer. Cancer 36:1.<br />
Henderson I. C. (1991): Breast cancer. In Wilson J. D.,<br />
Braunwald E. et al. Harrison’s principles of internal<br />
medicine. 12 edition, Mc Grawhill, p 1612-1628.<br />
<br />
Chuyên Đề HN KH KT BV Bình Dân<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
371<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
McDivitt RW., Stewart FW., Berg JW. (1967): Tumors of<br />
the breast. In Atlas of tumor pathology, series 2, fascicle 2,<br />
Washington DC, AFIP.<br />
Nguyễn Bá Đức (1991): Dự thảo chương trình phòng chống<br />
ung thư quốc gia. Y học Việt Nam, trang 2-12, tập 158.<br />
Nguyễn Chấn Hùng và cs (1993): Ghi nhận ung thư tại<br />
Trung tâm Ung bư ớu Thành phố Hồ Chí Minh năm 19901991-1992. Tài liệu của Trung tâm Ung bư ớu Thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
Nguyễn Mạnh Hùng (1991): Đánh giá độ tổ chức học của<br />
ung thư biểu mô tuyến vú. Y học Việt Nam, trang 120-122,<br />
tập 158.<br />
Nguyễn Sào Trung (1991): Góp phần khảo sát đặc tính giải<br />
phẫu bệnh của ung thư vú của phụ nữ miền Nam Việt<br />
Nam. Tập san công trình nghiên cứu y học. Trư ờng Đại<br />
học Y Dược Tp. HCM, trang 52-55.<br />
Nguyễn Sào Trung, Nguyễn Chấn Hùng (1994): Góp phần<br />
nghiên cứu độ mô học của ung thư vú xâm nhập. Tập san<br />
hội Hình thái học Việt Nam, trang 30-32.<br />
Nguyễn Văn Nguyên (1975): Góp phần nghiên cứu sang<br />
thư ơng mô bệnh học của tuyến vú. Luận án bác sỹ, Đại<br />
học Y khoa Sài Gòn.<br />
Parkin D. M. et al (1986): Cancer occurrence in developing<br />
countries. IARC scientific publication No 75, Lyon.<br />
Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Hồng Trường<br />
(1991): Tỉ lệ mắc ung thư ở người Hà Nội ước tính qua 3 năm<br />
thực hiện ghi nhận. Y học Việt Nam, trang 13-16, tập 158.<br />
Sakamoto G. (1992): Infiltration carcinoma, major histological<br />
types. In Page D. L., Anderson T. J. Diagnostic histopathology<br />
of the breast. Churchill Livingston, p 194-235.<br />
Wallgreen A., Silfversward C., Eklund G. (1976):<br />
Prognostic factors in mammary carcinoma. Acta Radiol 15:<br />
1-16.<br />
<br />
371<br />
<br />