Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU DỌC SỰ THAY ĐỔI TƯƠNG QUAN KHỚP CẮN<br />
VÙNG RĂNG CỐI TỪ BỘ RĂNG SỮA SANG BỘ RĂNG VĨNH VIỄN<br />
Nguyễn Minh Hùng*, Nguyễn Thị Kim Anh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các loại tương quan khớp cắn của răng cối sữa thứ hai ở bộ răng sữa,<br />
tương quan khớp cắn của răng cối lớn thứ nhất ở bộ răng vĩnh viễn và sự thay đổi tương quan ở vùng răng cối<br />
khi chuyển từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu dọc trên 80 bộ mẫu hàm của 40 trẻ (20 nam và 20 nữ) ở 2 giai đoạn: bộ răng sữa<br />
3,5 tuổi (40 mẫu hàm) và bộ răng vĩnh viễn 13 tuổi (40 mẫu hàm). Tương quan khớp cắn răng cối sữa thứ hai<br />
được xác định dựa vào mặt phẳng tận cùng của răng cối sữa hàm trên và hàm dưới theo phân loại của Baume.<br />
Tương quan khớp cắn răng cối lớn vỉnh viễn thứ nhất được xác định theo phân loại Angle.<br />
Kết quả: Ở bộ răng sữa, tỉ lệ khớp cắn có tương quan mặt phẳng tận cùng dạng phẳng là 47,5%, dạng bậc<br />
gần là 42,5%, dạng bậc xa là 10%. Ở bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ khớp cắn hạng I Angle chiếm 75%, khớp cắn hạng II<br />
chiếm 10%, khớp cắn hạng III chiếm 15%. Trong quá trình chuyển đổi từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn, tỉ<br />
lệ chuyển thành khớp cắn hạng I từ tương quan phẳng là 82%, từ tương quan bậc gần là 68%, từ tương quan<br />
bậc xa là 75%.<br />
Từ khóa: Tương quan răng cối, mặt phẳng tận cùng, khoảng Leeway.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LONGITUDINAL CHANGES IN THE MOLAR RELATIONSHIP FROM PRIMARY TO PERMANENT<br />
DENTITION IN VIETNAMESE CHILDREN<br />
Nguyen Minh Hung, Nguyen Thi Kim Anh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 259 - 264<br />
Objectives: The aim of this study was to evaluate the occlusal changes from the terminal plane of the second<br />
deciduous molar to the molar relationship of the first permanent molar in a group of Vietnamese children in Ho<br />
Chi Minh City.<br />
Method: The sample consisted 80 pairs of dental casts of 40 children (20 boys, 20 girls) were followed<br />
longitudinal from the begin age of 3,5 years (primary dentition) to the final age of 13 year (permanent dentition).<br />
The molar relationships of primary dention were assessed by the terminal plane of the second deciduous molars<br />
with Baume classification. The molar relationships of permanent dentition were determined by Angle<br />
classification.<br />
Results: Prevalences of terminal plane relationships: 47.5% flush terminal plane, 42.5% mesial step, 10%<br />
distal step. Prevalences of Angle classes of permanent occlusion: 75% Class I, 10% Class II, 15% Class III. The<br />
finding indicate that 82% of the group with flush terminal plane, 68% of the group with mesial step and 75% of<br />
the group with distal step developed into Class I.<br />
Keyword: Molar relationship, terminal plane, Leeway space.<br />
<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Kim Anh, ĐT: 0902206163, Email: drkimanh@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
259<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự hình thành và phát triển khớp cắn của bộ<br />
răng người với những đặc trưng nhất định ở mỗi<br />
giai đoạn đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên<br />
cứu từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Sự phát triển<br />
thích hợp của bộ răng sẽ tạo ra một khớp cắn ổn<br />
định, làm tăng khả năng thích ứng của hệ thống<br />
nhai khi thực hiện chức năng(5). Một số tác giả<br />
như Bogue (1905), Chiavaro (1918) cho rằng bộ<br />
răng sữa khi đã hoàn tất với những nét đặc<br />
trưng riêng biệt trên từng cá thể là chìa khóa<br />
quan trọng để dự đoán cho khớp cắn của bộ<br />
răng vĩnh viễn sau này(14,15).<br />
Bằng những hiểu biết về đặc điểm khớp cắn<br />
của bộ răng sữa cũng như quá trình chuyển đổi<br />
từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn có thể dự<br />
đoán được khớp cắn cuối cùng ở bộ răng vĩnh<br />
viễn. Các tác giả Lewis (1929), Punwani (1973),<br />
Ngan và cs (1995) đều đồng ý rằng tại thời điểm<br />
mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất, tương quan<br />
của hàm trên và hàm dưới ở bộ răng sữa đóng<br />
vai trò quan trọng trong việc ăn khớp của răng<br />
cối lớn thứ nhất. Tuy nhiên sự ổn định của tương<br />
quan khớp cắn này ở bộ răng sữa đang là vấn đề<br />
đươc tranh cãi(13).<br />
Sự thay đổi tương quan ở vùng răng cối từ<br />
giai đoạn bộ răng sữa đến giai đoạn bộ răng vĩnh<br />
viễn, cụ thể là từ tương quan mặt phẳng tận<br />
cùng của răng cối sữa II thành tương quan khớp<br />
cắn của răng cối lớn thứ nhất đã được thực hiện<br />
trong các nghiên cứu của Arya và cs (1973),<br />
Bishara và cs (1988), Nanda và cs (1973), Ravn<br />
(1980), Johannsdottir và cs (1997), Moorrees<br />
(1969), Moyers (1969), Saadia (1981)… Tại Việt<br />
Nam, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận tỉ<br />
lệ sai khớp cắn ở trẻ em lẫn người trưởng thành,<br />
tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá và ghi<br />
nhận sự thay đổi tương quan vùng răng cối từ<br />
bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Khảo sát sự thay đổi giữa tương quan khớp<br />
cắn vùng răng cối ở giai đoạn bộ răng sữa (3,5<br />
tuổi) và bộ răng vĩnh viễn (13 tuổi) trên một<br />
<br />
260<br />
<br />
nhóm trẻ dân tộc Kinh ở Tp.Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định tỉ lệ các loại tương quan răng cối<br />
sữa II ở bộ răng sữa theo phân loại của Baume.<br />
Xác định tỉ lệ các loại tương quan răng cối<br />
lớn I ở bộ răng vĩnh viễn theo phân loại của<br />
Angle.<br />
Xác định sự thay đổi tương quan răng cối từ<br />
bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu dọc trên bộ răng trẻ em ở 2 giai<br />
đoạn: giai đoạn bộ răng sữa (3,5 tuổi) và giai<br />
đoạn bộ răng vĩnh viễn (13 tuổi).<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trên 80 cặp mẫu<br />
hàm thạch cao của 40 trẻ (20 nam và 20 nữ),<br />
được theo dõi dọc liên tục từ giai đoạn bộ răng<br />
sữa 3,5 tuổi (40 cặp mẫu hàm) đến giai đoạn bộ<br />
răng vĩnh viễn 13 tuổi (40 cặp mẫu hàm).<br />
Đây là những trẻ được chọn từ 287 trẻ em<br />
(151 nam và 136 nữ) tham gia chương trình<br />
“Theo dõi và chăm sóc răng miệng đặc biệt trong<br />
15 năm (1996-2010)” do Bộ Y tế quản lý được<br />
thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y<br />
Dược Tp.Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu<br />
được chọn theo các tiêu chuẩn sau:<br />
<br />
Tiêu chuẩn tổng quát<br />
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt<br />
Nam, dân tộc Kinh.<br />
Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát<br />
triển đầu mặt và cung răng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu hàm<br />
Bộ răng đầy đủ (20 răng sữa và 28 răng vĩnh<br />
viễn, không tính răng cối lớn thứ ba).<br />
Không có bất thường số lượng, hình dạng và<br />
kích thước răng.<br />
Không có các bệnh lý ảnh hưởng men và<br />
ngà, không bị sâu ở mặt tiếp cận.<br />
Mẫu hàm chất lượng tốt, không bị bọt ở<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
những vị trí là điểm mốc đo.<br />
<br />
Đánh giá tương quan khớp cắn vùng răng<br />
cối<br />
Ở bộ răng sữa<br />
Tương quan mặt phẳng tận cùng của răng<br />
cối sữa II ở lồng múi tối đa được xác định theo<br />
phân loại của Baume(4,11):<br />
Dạng phẳng: Khi mặt xa của răng cối sữa II<br />
hàm trên và hàm dưới nằm trên cùng một mặt<br />
phẳng theo chiều đứng.<br />
Bậc gần: Khi mặt xa răng cối sữa II hàm dưới<br />
ở phía gần so với mặt xa răng cối sữa II hàm<br />
trên.<br />
Bậc xa: Khi mặt xa răng cối sữa II hàm dưới ở<br />
phía xa so với mặt xa răng cối sữa II hàm trên.<br />
<br />
Ở bộ răng vĩnh viễn<br />
Phân loại tương quan răng cối lớn vĩnh viễn<br />
I theo phân loại khớp cắn của Angle(2,4):<br />
Hạng I: Múi ngoài-gần của răng cối lớn I trên<br />
tiếp xúc với với rãnh ngoài của răng cối lớn I<br />
dưới.<br />
Hạng II: Múi ngoài-gần răng cối lớn I trên ở<br />
phía gần so với rãnh ngoài răng cối lớn I dưới.<br />
Hạng III: Múi ngoài-gần răng cối lớn I trên ở<br />
phía xa so với rãnh ngoài răng cối lớn I dưới.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các số liệu được nhập vào máy tính, lưu giữ<br />
và xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Tương quan khớp cắn ở bộ răng sữa<br />
Bảng 1: Tỉ lệ % các loại tương quan mặt phẳng tận<br />
cùng răng cối sữa II.<br />
<br />
N<br />
(%)<br />
<br />
Phẳng<br />
<br />
Bậc<br />
xa<br />
<br />
Bậc<br />
gần<br />
<br />
Không<br />
ñối xứng<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
15<br />
(37,5)<br />
<br />
3<br />
(7,5)<br />
<br />
12(30)<br />
<br />
8(20)<br />
<br />
40<br />
(100)<br />
<br />
Về đặc điểm tương quan khớp cắn của răng<br />
cối sữa II, kết quả cho thấy 15 trẻ có tương quan<br />
mặt phẳng tận cùng phẳng hai bên (37,5%), 3 trẻ<br />
có tương quan bậc gần (7,5%), 12 trẻ có tương<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quan bậc xa (30%) và 8 trẻ là không có sự đối<br />
xứng hai bên (20%). Về sự bất đối xứng của khớp<br />
cắn ở bên trái và phải, theo các nghiên cứu được<br />
thực hiện ở châu Á(1), tỉ lệ trẻ có tương quan răng<br />
cối sữa II bất đối xứng hai bên thay đổi từ 3%<br />
đến 11,6%. Theo nghiên cứu của Clinch (1951)<br />
thực hiện trên trẻ em da trắng ở Mỹ tỉ lệ này là<br />
43%(4). Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
là 20%.<br />
Khi xét tương quan mặt phẳng tận cùng ở<br />
từng phần hàm (tổng cộng là 80 phần hàm) có:<br />
38 phần hàm có tương quan mặt phẳng tận cùng<br />
phẳng (47,5%), 8 phần hàm có tương quan bậc xa<br />
(10%), 34 phần hàm có tương quan bậc xa (42,5%<br />
). Như vậy tỉ lệ tương quan mặt phẳng tận cùng<br />
theo thứ tự là: phẳng (47,5%) > bậc gần (42,5%) ><br />
bậc xa (10%), trong đó tổng tương quan phẳng<br />
và bậc gần chiếm 90%. Điều này tương tự như<br />
kết quả nghiên cứu của Baume(3) và Bishara(4)<br />
trên trẻ em da trắng ở Mỹ, tổng tương quan<br />
phẳng và bậc gần cũng là 90% mặc dù trong<br />
nghiên cứu của Bishara tỉ lệ bậc gần nhiều hơn<br />
tương quan phẳng. Cũng theo Bishara(4), trong<br />
suốt giai đoạn bộ răng sữa, tương quan răng cối<br />
không có sự thay đổi có ý nghĩa nếu không có sự<br />
tác động của các yếu tố môi trường như chấn<br />
thương, thói quen nhai xấu hay sâu răng. Tuy<br />
nhiên, Nanda(12) đã thực hiện nghiên cứu dọc<br />
khảo sát những thay đổi ở bộ răng sữa ở 2500 trẻ<br />
Ấn Độ từ 2 đến 6 tuổi lại nhận thấy có sự giảm<br />
có ý nghĩa tương quan mặt phẳng tận cùng dạng<br />
bậc thẳng và sự tăng có ý nghĩa dạng bậc gần.<br />
Theo Nanda, nguyên nhân thay đổi tương quan<br />
ở vùng răng cối sữa theo tuổi có thể do sự kết<br />
hợp cả hai quá trình di gần của các răng dưới và<br />
sự dịch chuyển về phía trước của hàm dưới do<br />
sự tăng trưởng.<br />
<br />
Tương quan của khớp cắn ở bộ răng vĩnh<br />
viễn<br />
Tương tự ở bộ răng sữa, khi đánh giá tương<br />
quan khớp cắn ở bộ răng vĩnh viễn trên 40 trẻ<br />
theo phân loại của Angle cho thấy 24 trẻ (60%) có<br />
tương quan hạng I cả hai bên, 3 trẻ (7,5%) có<br />
<br />
261<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tương quan hạng III, 13 trẻ (32,5%) có tương<br />
quan không đối xứng hai bên và không có trẻ<br />
nào có tương quan hạng II cả hai bên. Trong 13<br />
trẻ có tương quan bất đối xứng này có 5 trẻ có<br />
tương quan hai bên là hạng I-hạng III (38%), 7 trẻ<br />
có tương quan hai bên là hạng I-hạng II (54%) và<br />
1 trẻ có tương quan hai bên là hạng II-hạng III<br />
(8%). Đáng chú ý là trẻ có tương quan hai bên là<br />
hạng II-hạng III đề cập ở trên có tương quan mặt<br />
phẳng tận cùng ở bộ răng sữa tương ứng là<br />
tương quan phẳng cả 2 bên. Như vậy đã có<br />
những yếu tố nào tác động làm thay đổi tương<br />
quan của trẻ theo hai hướng ngược nhau như<br />
vậy? Theo nhiều nghiên cứu, quá trình hình<br />
thành và phát triển khớp cắn của bộ răng chịu<br />
ảnh hưởng trực tiếp bởi sự phát triển của xương<br />
hàm trên và dưới. Có hai khả năng chính có thể<br />
ảnh hưởng đến sự phát triển khớp cắn: thứ nhất<br />
là sự không tương hợp về kích thước giữa răng<br />
và hàm do di truyền sẽ đưa đến tình trạng chen<br />
chúc hoặc có khe hở giữa các răng, thứ hai là sự<br />
không tương hợp về hình dạng hay kích thước<br />
giữa hàm trên và hàm dưới, điều này thường<br />
dẫn đến một tương quan khớp cắn sai lệch(8).<br />
Bảng 2: Tỉ lệ % các loại tương quan răng cối lớn vĩnh<br />
viễn thứ nhất theo phân loại Angle.<br />
<br />
N (%)<br />
<br />
Hạng<br />
I<br />
<br />
Hạng<br />
II<br />
<br />
Hạng<br />
III<br />
<br />
Không<br />
ñối xứng<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
24(60<br />
)<br />
<br />
-<br />
<br />
3(7,5)<br />
<br />
13(32,5)<br />
<br />
40(100)<br />
<br />
Khi đánh giá tương quan răng cối theo từng<br />
phần hàm (80 phần hàm ở 40 trẻ), 60 phần hàm<br />
có tương quan hạng I (75%), 8 phần hàm có<br />
tương quan hạng II (10%), 12 phần hàm có tương<br />
quan hạng III (15%). Như vậy thứ tự tỉ lệ tương<br />
quan răng cối ở bộ răng vĩnh viễn là Hạng I ><br />
Hạng III > hạng II. Thứ tự này tương đồng với<br />
thứ tự tỉ lệ khớp cắn được đưa ra trong nghiên<br />
cứu về khớp cắn của Đống Khắc Thẩm và<br />
Hoàng Tử Hùng(7) trên mẫu dân số 17-27 tuổi.<br />
Mặt khác, tỉ lệ tương quan hạng III ở người Nhật<br />
là 4-13% theo Ishii, Morita và Takeuchi (1987), và<br />
ở người Trung Quốc là 4-14,5% theo Allwright<br />
và Burndred (1964)(9). Theo Ngan & Wei(13), đối<br />
<br />
262<br />
<br />
với người châu Á nói chung, tỉ lệ tương quan<br />
hạng III cao hơn người Tây Âu do sự thiếu<br />
khoảng trống ở hàm trên.<br />
Khi so sánh với nghiên cứu được thực hiện ở<br />
Mỹ và các nước Tây Âu, thứ tự tỉ lệ tương quan<br />
răng cối là Hạng I > Hạng II > Hạng III. Thứ tự tỉ<br />
lệ khớp cắn này không chỉ đúng với trẻ em da<br />
trắng có sự khác biệt về chủng tộc mà còn trên<br />
những trẻ em sinh sống trong cùng môi trường<br />
có gốc châu Á. Theo nghiên cứu của Lew, Foong<br />
và Loh (1993) trên 1050 trẻ em gốc Trung Quốc ở<br />
Australia từ 12 đến 14 tuổi có tỉ lệ tương quan<br />
hạng I là 65,9%, hạng II là 21,5%, hạng III là<br />
12,6% (4). Theo nghiên cứu của Grewe (1968), trên<br />
651 trẻ em Mỹ gốc Ấn Độ có tỉ lệ tương quan<br />
hạng I là 87,6%, hạng II là 9,5%, hạng III là 2,9%<br />
(4). Nghiên cứu ở những trẻ em gốc châu Á sinh<br />
sống ở các nước Tây Âu, cho thấy tỉ lệ tương<br />
quan hạng II nhiều hơn tương quan hạng III,<br />
trong khi đó trong nghiên cứu của chúng tôi và<br />
các nghiên cứu ở châu Á khác, tỉ lệ tương quan<br />
hạng III nhiều hơn tương quan hạng II.<br />
<br />
Sự chuyển đổi tương quan khớp cắn của trẻ<br />
từ 3,5 tuổi đến 13 tuổi<br />
Bảng 3: Sự chuyển đổi tương quan vùng răng cối từ<br />
3 tuổi đến 13 tuổi.<br />
Hạng I Hạng II<br />
Tương<br />
quan R cối<br />
N % N %<br />
Phẳng<br />
31 82 4 10<br />
Bậc xa<br />
6 75 2 25<br />
Bậc gần 23 68 2 6<br />
Tổng<br />
60 75 8 10<br />
<br />
Hạng III<br />
N %<br />
3 8<br />
9 26<br />
12 15<br />
<br />
Tổng<br />
cộng<br />
p<br />
N<br />
%<br />
38 100<br />
8 100<br />
0,001*<br />
34 100<br />
80 100<br />
<br />
Kiểm định χ2, * Khác biệt có ý nghĩa (p 47,5%), tỉ lệ tương quan hạng III giảm khi<br />
so sánh với tương quan bậc gần (42,5% > 15%),<br />
trong khi đó tỉ lệ tương quan hạng II tương<br />
đương với tỉ lệ tương quan bậc xa (10%). Kết quả<br />
này khác với các nghiên cứu tương tự. Theo<br />
Barrow & White (1952), sự chuyển đổi từ bộ răng<br />
sữa sang bộ răng vĩnh viễn, tỉ lệ khớp cắn hạng I<br />
chỉ còn khoảng hai phần ba khi so với bộ răng<br />
sữa, trong khi tỉ lệ khớp cắn hạng II tăng gấp<br />
đôi(6). Theo Nanda(12), tỉ lệ tương quan hạng II<br />
thay đổi không đáng kể nhưng tỉ lệ tương quan<br />
hạng I giảm và tương quan hạng III tăng.<br />
Sự hình thành và phát triển khớp cắn của<br />
bộ răng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát<br />
triển của xương hàm trên và dưới, đồng thời<br />
chính sự lồng múi của các răng lại đóng vai trò<br />
hướng dẫn sự phối hợp trong tăng trưởng của<br />
hai hàm(8). Theo Proffit(16), trong quá trình phát<br />
<br />
263<br />
<br />