Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN GLÔCÔM CỦA CHIỀU DÀY<br />
HOÀNG ĐIỂM VÀ LỚP TẾ BÀO HẠCH – ĐÁM RỐI TRONG<br />
THEO DIỆN TÍCH ĐĨA THỊ<br />
Võ Thị Hoàng Lan*, Trần Kế Tổ*, Trang Thanh Nghiệp**, Nguyễn Trí Dũng**, Đỗ Thị Thanh Trúc**,<br />
Phạm Thị Minh Hiền*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán glôcôm của chiều dày hoàng điểm và lớp tế bào hạch - đám rối trong<br />
(GCIPL) theo diện tích đĩa thị.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích có nhóm chứng. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện<br />
Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 5.2014 đến 4.2015. Gồm 72 mắt glôcôm nguyên phát góc mở và 72 mắt bình thường<br />
cùng lứa tuổi. Tất cả các mắt đều được đo thị lực chỉnh kính, đo nhãn áp, khám tổng quát bằng sinh hiển vi, soi<br />
đáy mắt gián tiếp, đo thị trường Humphrey và chụp cắt lớp cố kết quang học (OCT). Dựa vào diện tích đĩa thị<br />
trên OCT, chia đĩa thị thành 3 loại: đĩa thị nhỏ (diện tích đĩa thị ≤ 1,9 mm2), đĩa thị trung bình (1,9 mm2 < diện<br />
tích đĩa thị ≤ 2,4 mm2), đĩa thị lớn (diện tích đĩa thị > 2,4 mm2). Dùng đường cong ROC và diện tích dưới đường<br />
cong để đánh giá khả năng chẩn đoán và ngưỡng chẩn đoán glôcôm của các thông số OCT theo từng loại đĩa thị.<br />
Kết quả: So với nhóm bình thường, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các biến số OCT giữa nhóm<br />
glôcôm và nhóm bình thường, trừ diện tích đĩa thị. Ngưỡng chẩn đoán glôcôm theo từng loại đĩa thị: Đĩa thị nhỏ:<br />
chiều dày trung bình lớp sợi thần kinh (RNFL) với điểm cắt 84 µm, độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 96%; đĩa thị trung<br />
bình: chiều dày nhỏ nhất của GCIPL với điểm cắt 69 µm, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 96%; đĩa thị lớn: chiều dày<br />
GCIPL phía thái dương dưới với điểm cắt 78 µm, độ nhạy 96%, độ đặc hiệu 95%.<br />
Kết luận: Cirrus SD – OCT thế hệ mới có thêm chức năng phân tích tế bào hạch. Đây là phương pháp không<br />
xâm lấn, không tiếp xúc, có thể là công cụ hữu ích trong việc phát hiện bệnh glôcôm. Với mỗi loại đĩa thị, có các<br />
thông số OCT tương ứng có khả năng cao trong chẩn đoán glôcôm.<br />
Từ khóa: bệnh glôcôm, lớp tế bào hạch – đám rối trong, lớp sợi thần kinh võng mạc, diện tích đĩa thị, giá trị<br />
ngưỡng.<br />
ABSTRACT<br />
GLAUCOMA DIAGNOSTIC VALUE OF THE TOTAL MACULAR THICKNESS AND GANGLION CELL<br />
– INNER PLEXIFORM LAYER THICKNESS ACCORDING TO OPTIC DISC AREA<br />
Vo Thi Hoang Lan, Tran Ke To, Trang Thanh Nghiep, Nguyen Tri Dung, Do Thi Thanh Truc,<br />
Pham Thi Minh Hien * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 63 - 68<br />
<br />
Purpose: To examine the glaucoma diagnostic value of the perimacular ganglion cell-inner plexiform layer<br />
(GCIPL) thickness according to the optic disc area.<br />
Methods: This study was a cross-sectional study of normal subjects and glaucoma patients recruited at Ho<br />
Chi Minh city Eye Hospital, from May 2014 to April 2015. In total, 72 primary open angle glaucoma eyes and 72<br />
age-matched healthy control eyes. For both normal individuals and patients with glaucoma, the eligibility was<br />
determined by a complete ophthalmological examination that included measurements of the visual acuity,<br />
intraocular pressure and refraction; slit lamp examination; dilated fundus examination; Cirrus optical coherence<br />
<br />
* Bộ môn Mắt Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Minh Hiền ĐT: 0914 579 684 Email: minhhienpham2013@gmail.com<br />
Mắt 63<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
tomography and visual field testing with a Humphrey standard automated perimetry. The area under the receiver<br />
operating characteristic curve (AUC) was used to determine the diagnostic ability of the GCIPL, total macular<br />
thickness, and retinal nerve fibre layer (RNFL) and optic nerve head parameters. Subsequently, optic disc areas of<br />
≤ 1.9, ≤ 2.4 and > 2.4 mm2 were chosen arbitrarily, and the AUCs and sensitivities at fixed specificities were<br />
compared for each.<br />
Results: Most parameters in glaucoma eyes showed significant differences compared with normal eyes,<br />
except optic disc area. The cut-off points for glaucoma diagnosis are mean RNFL thickness (84 µm), min GCIPL<br />
thickness (69 µm) and inferotemporal GCIPL thickness (78 µm) for small, medium and large discs, respectively.<br />
Conclusion: According to each optic disc size, there is a cut-off point for glaucoma diagnosis.<br />
Keyword: glaucoma, ganglion cell-inner plexiform layer, retinal nerve fibre layer, optic disc area, cut-off<br />
points.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ có tương quan thuận với chiều dày GCIPL cũng<br />
như chiều dày lớp sợi thần kinh (RNFL)(12).<br />
Glôcôm là một bệnh lý của thần kinh thị, đặc<br />
Tại Việt Nam máy OCT đời mới có thêm<br />
trưng bởi sự thoái triển của các tế bào hạch võng<br />
chức năng đánh giá chiều dày hoàng điểm và<br />
mạc, dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và chức<br />
chiều dày GCIPL nhưng chưa có nghiên cứu nào<br />
năng của nhãn cầu như tổn thương gai thị, tổn<br />
về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực<br />
hại thị trường(4). Theo WHO (1995), mù do<br />
hiện đề tài này với mục tiêu xác định ngưỡng<br />
glôcôm chiếm 13,5% trong tất cả các nguyên<br />
chẩn đoán bệnh glôcôm của các thông số OCT<br />
nhân gây mù và là nguyên nhân gây mù cả hai<br />
theo từng loại đĩa thị đồng thời khảo sát một số<br />
mắt đứng hàng thứ hai. Quan trọng hơn, mù do<br />
đặc điểm OCT ở nhóm nghiên cứu.<br />
glôcôm là mù không hồi phục(1).<br />
Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh glôcôm chủ ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
yếu dựa vào đo nhãn áp, đánh giá gai thị và đo Nghiên cứu cắt ngang phân tích có nhóm<br />
thị trường. Tuy nhiên các phương pháp này chứng được thực hiện tại BV Mắt TP. Hồ Chí<br />
không thể đánh giá được những tổn thương sớm Minh từ tháng 5.2014 đến tháng 4.2015. Chúng<br />
tại vùng hoàng điểm - nơi tế bào hạch tập trung tôi chọn được 72 mắt bị glôcôm nguyên phát góc<br />
nhiều nhất(2). mở và 72 mắt bình thường có cùng nhóm tuổi.<br />
Trong những thập niên gần đây, cùng với sự Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
phát triển của khoa học kỹ thuật, máy OCT thế - Tiêu chuẩn chung: bệnh nhân ≥ 40 tuổi, độ<br />
hệ mới ra đời là phương pháp không xâm lấn, khúc xạ cầu tương đương trong khoảng (-6D,<br />
không tiếp xúc, giúp đánh giá chi tiết hơn, chính +3D), thị lực tối đa sau chỉnh kính ≥ 5/10, chất<br />
xác hơn sự thay đổi cấu trúc trong bệnh glôcôm lượng hình ảnh trên OCT tốt.<br />
như đánh giá được các thông số vùng hoàng<br />
- Nhóm bệnh glôcôm: tổn thương đầu thần<br />
điểm gồm sợi trục tế bào hạch, thân và nhánh tế<br />
kinh thị đặc trưng cho bệnh glôcôm, tổn thương<br />
bào hạch(12).<br />
thị trường dạng glôcôm.<br />
Thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu<br />
- Nhóm bình thường: không có tiền căn bản<br />
về sự mất phức hợp tế bào hạch cũng như vai trò<br />
thân tăng nhãn áp, không có tiền căn gia đình bị<br />
của lớp tế bào hạch – đám rối trong (GCIPL)<br />
glôcôm, nhãn áp (Goldman) ≤ 21 mmHg, khám<br />
trong chẩn đoán sớm glôcôm(3,5). Theo Yoon MH.<br />
đáy mắt cả 2 mắt đều bình thường, kết quả thị<br />
(2014), có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thay<br />
trường bình thường.<br />
đổi chiều dày GCIPL, trong đó diện tích đĩa thị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
64 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng<br />
- Tiền căn bệnh toàn thân hoặc bệnh tại mắt Tuổi trung bình của nghiên cứu là 56,15 ±<br />
ảnh hưởng đến võng mạc, GCIPL và kết quả thị 7,87 tuổi. Tuổi cao nhất là 69 và thấp nhất là 40<br />
trường. tuổi. Trong đó, nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỉ lệ cao<br />
- Vẩn đục môi trường trong suốt ảnh hưởng nhất (41,7%).<br />
đến chất lượng hình ảnh trên OCT. Không có sự khác biệt về giới tính, nhãn<br />
Quy trình nghiên cứu áp hay độ khúc xạ cầu tương đương ở các<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được khám mắt nhóm nghiên cứu. Kết quả của chúng tôi<br />
toàn diện: đo thị lực, đo nhãn áp, đo khúc xạ, soi tương đồng với các tác giả Yoon MH (2014) và<br />
đáy mắt, đo thị trường Humphrey test ngưỡng một số tác giả khác(5,12).<br />
24 – 2, chụp OCT gai thị và hoàng điểm. Đặc điểm OCT<br />
Chụp OCT bằng máy Cirrus HD – 5000 với Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy sự<br />
phần mềm phân tích 6.5.0.772. Sau khi đồng tử khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các<br />
dãn với Mydrin P, thực hiện lát cắt khối 514 x biến số OCT giữa nhóm glôcôm và nhóm bình<br />
128 qua vùng hoàng điểm và lát cắt khối 200 x thường (bảng 1). Điều này góp phần sáng tỏ<br />
200 qua gai thị ở mỗi mắt đạt chuẩn nghiên cứu. khái niệm glôcôm là bệnh lý thần kinh thị đặc<br />
Kỹ thuật cắt qua hoàng điểm gồm phân tích trưng bởi sự chết tiến triển tế bào hạch dẫn<br />
chiều dày hoàng điểm và phân tích lớp tế bào đến sự thay đổi về cấu trúc của nhãn cầu, làm<br />
hạch, cắt qua gai thị gồm phân tích đầu thần biến đổi gai thị, suy giảm lớp sợi thần kinh.<br />
kinh thị và lớp sợi thần kinh võng mạc. Đây cũng là kết luận của đa số các tác giả khác<br />
Dựa vào diện tích đĩa thị, chúng tôi chia khi nghiên cứu về vấn để này(6,7,8). Tuy nhiên,<br />
thành 3 loại: đĩa thị nhỏ: diện tích đĩa thị ≤ 1,9 diện tích đĩa thị lại không có sự khác biệt giữa<br />
mm2; đĩa thị trung bình: 1,9 mm2 < diện tích hai nhóm (bảng 1). Điều này có thể do kích<br />
đĩa thị ≤ 2,4 mm2; đĩa thị lớn: diện tích đĩa thị > thước đĩa thị là đặc trưng của mỗi người và<br />
2,4 mm2. không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bệnh lý.<br />
Thuật toán phân tích tế bào hạch phát hiện Nhận định trên phù hợp với kết luận của Sung<br />
và đo chiều dày GCIPL vùng hoàng điểm trong KR (2012) và các tác giả khác(10,11).<br />
một hình êlíp với diện tích 14.13 mm2 ở trung Ngưỡng chẩn đoán glôcôm theo diện tích<br />
tâm vùng hoàng điểm. Qúa trình này được trình đĩa thị<br />
bày dưới hình ảnh 3 chiều. Thể tích võng mạc Trước hết, chúng tôi tiến hành khảo sát sự<br />
được tính toán từ lát cắt khối qua hoàng điểm phân bố của các loại đĩa thị trong mẫu nghiên<br />
512 x 128, gồm nhiều lát cắt giống siêu âm B (B – cứu. Theo đó, đĩa thị trung bình chiếm tỉ lệ cao<br />
scan) nằm ngang và song song với nhau. Những nhất (41,7%) (biểu đồ 1). Có lẽ do nghiên cứu của<br />
lát cắt này bao quanh 1 vùng hình vuông có cạnh chúng tôi được thực hiện ở Việt Nam nên hầu<br />
khoảng 6 mm. Chiều dày và diện tích các vùng hết đối tượng nghiên cứu là người Châu Á nên<br />
của võng mạc được tính toán tự động. đĩa thị trung bình chiếm ưu thế là điều dễ hiểu(9).<br />
Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng<br />
phần mềm SPSS 16.0 và Medcalc 15.2.1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mắt 65<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố của các loại đĩa thị trong mẫu<br />
nghiên cứu<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho<br />
thấy không có sự khác biệt về sự phân bố bệnh Biểu đồ 3. Tương quan giữa diện tích đĩa thị và chiều<br />
dày trung bình GCIPL ở nhóm bình thường<br />
glôcôm ở các loại đĩa thị ((χ2 = 1,843; p = 0,398),<br />
theo biểu đồ 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỉ lệ bệnh glôcôm theo loại đĩa thị<br />
Ở nhóm bình thường, chiều dày trung bình<br />
Biểu đồ 4. Tương quan giữa diện tích đĩa thị và chiều<br />
GCIPL tương quan tuyến tính thuận với diện dày trung bình RNFL ở nhóm bình thường<br />
tích đĩa thị, mức độ trung bình (r = 0,482; p =<br />
Để xác định giá trị chẩn đoán của các thông<br />
0,016) với phương trình dự báo chiều dày trung<br />
số OCT theo từng loại đĩa thị, chúng tôi tiến<br />
bình GCIPL theo diện tích đĩa thị là: Trung bình<br />
hành thiết lập đường cong ROC, tính toán, so<br />
GCIPL (µm) = 2,430 x Sđĩa (mm2) + 79,421 (biểu<br />
sánh và chọn ra những thông số có diện tích<br />
đồ 3). Tương tự, chúng tôi thấy có mối tương<br />
dưới đường cong AUC lớn nhất. Từ đó, chúng<br />
quan tuyến tính thuận, mức độ trung bình giữa<br />
tôi xác định giá trị ngưỡng chẩn đoán, độ nhạy,<br />
chiều dày trung bình RNFL với diện tích đĩa thị<br />
độ đặc hiệu và tỉ số khả dĩ tương ứng cho từng<br />
ở nhóm bình thường (r = 0,402; p = 0,04) với<br />
thông số. Giá trị ngưỡng là giá trị có chỉ số<br />
phương trình dự báo: Trung bình RNFL ((µm) =<br />
Youden cao nhất theo từng loại đĩa thị. Cụ thể,<br />
2,776 x Sđĩa (mm2) + 94,360 (biểu đồ 4). Tuy<br />
ngưỡng chẩn đoán glôcôm theo từng loại đĩa thị:<br />
nhiên, ở nhóm glôcôm chúng tôi không tìm thấy<br />
Đĩa thị nhỏ: chiều dày trung bình RNFL với<br />
sự tương quan này.<br />
điểm cắt 84 µm, độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 96%<br />
<br />
<br />
<br />
66 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(bảng 2); đĩa thị trung bình: chiều dày nhỏ nhất GCIPL phía thái dương dưới với điểm cắt 78 µm,<br />
của GCIPL với điểm cắt 69 µm, độ nhạy 85%, độ độ nhạy 96%, độ đặc hiệu 95% (bảng 4).<br />
đặc hiệu 96% (bảng 3); đĩa thị lớn: chiều dày<br />
Bảng 2. Gía trị ngưỡng chẩn đoán glôcôm của các thông số có AUC cao nhất theo đĩa thị nhỏ<br />
Điểm cắt Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Youden LR+ LR-<br />
RNFL trung bình 84 85 95 0,799 17,00 0,16<br />
RNFL dưới 95 79 92 0,710 9,88 0,23<br />
GCIPL dưới 77 90 79 0,687 4,29 0,13<br />
Diện tích vùng rim 1,06 84 88 0,717 6,74 0,18<br />
Bảng 3. Gía trị ngưỡng chẩn đoán glôcôm của các thông số có AUC cao nhất theo đĩa thị trung bình<br />
Điểm cắt Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Chỉ số Youden LR+ LR-<br />
GCIPL nhỏ nhất 69 85 96 0,810 21,5 0,16<br />
RNFL trung bình 79 79 89 0,679 7,18 0,23<br />
RNFL dưới 92 81 92 0,729 10,13 0,21<br />
GCIPL TD dưới 71 86 92 0,778 10,75 0,15<br />
DT vùng rim 1,12 90 94 0,832 13,90 0,11<br />
Bảng 4. Gía trị ngưỡng chẩn đoán của các thông số có AUC cao nhất theo đĩa thị lớn trong chẩn đoán glôcôm<br />
Điểm cắt Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Chỉ số Youden LR+ LR-<br />
GCIPL TD dưới 78 96 95 0,899 19,2 0,042<br />
GCIPL trung bình 80 96 90 0,859 9,60 0,044<br />
GCIPL nhỏ nhất 78 89 90 0,790 8,90 0,122<br />
GCIPL dưới 80 96 92 0,878 12,00 0,043<br />
RNFL trung bình 95 96 88 0,841 8,15 0,047<br />
Bảng 5. Đặc điểm OCT của vùng hoàng điểm, GCIPL và đầu thần kinh thị<br />
Nhóm chứng (n = 72) Nhóm glôcôm (n = 72) P<br />
Trung bình 84,72 ± 4,72 65,40 ± 10,82 < 0,001<br />
Nhỏ nhất 81,06 ± 5,53 58,36 ± 12,17 < 0,001<br />
Trên 85,08 ± 5,29 66,82 ± 11,39 < 0,001<br />
Dưới 83,25 ± 5,12 62,81 ± 10,65 < 0,001<br />
GCIPL (μm)<br />
Thái dương trên 82,60 ± 4,79 64,68 ± 11,46 < 0,001<br />
Thái dương dưới 83,72 ± 4,89 61,93 ± 10,91 < 0,001<br />
Mũi trên 87,99 ± 5,40 70,17 ± 12,84 < 0,001<br />
Mũi dưới 85,94 ± 5,51 65,93 ± 12,29 < 0,001<br />
Chiều dày trung tâm, μm 247,65 ± 19,92 236,76 ± 19,53 0,001<br />
3<br />
Hoàng điểm Thể tích, mm 10,07 ± 0,34 9,19 ± 0,57 < 0,001<br />
Chiều dày trung bình, μm 279,40 ± 9,37 255,15 ± 15,63 < 0,001<br />
Trung bình 100,42 ± 6,57 68,56 ± 15,22 < 0,001<br />
Trên 125,71 ± 14,10 82,54 ± 24,32 < 0,001<br />
RNFL (µm) Dưới 130,88 ± 12,47 76,22 ± 24,51 < 0,001<br />
Thái dương 68,79 ± 7,90 54,24 ± 13,87 < 0,001<br />
Mũi 76,03 ± 9,88 60,88 ± 9,31 < 0,001<br />
2<br />
Diện tích đĩa, mm 2,18 ± 0,49 2,23 ± 0,53 0,603<br />
2<br />
Diện tích rim, mm 1,43 ± 0,25 0,78 ± 0,28 < 0,001<br />
ONH C/D đường kính dọc 0,50 ± 0,15 0,76 ± 0,12 < 0,001<br />
C/D trung bình 0,54 ± 0,15 0,79 ± 0,10 < 0,001<br />
3<br />
Thể tích chén thị, mm 0,19 ± 0,17 0,63 ± 0,35 < 0,001<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mắt 67<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016<br />
<br />
plexiform layer thickness measurements in early glaucoma".<br />
KẾT LUẬN Ophthalmology, 121 (4), p. 849-854.<br />
7. Mwanza JC, Durbin MK, et al (2012), "Glaucoma diagnostic<br />
Cirrus SD - OCT thế hệ mới có thêm chức accuracy of ganglion cell–inner plexiform layer thickness:<br />
năng phân tích tế bào hạch. Đây là phương pháp comparison with nerve fiber layer and optic nerve head".<br />
Ophthalmology, 119 (6), p. 1151-1158.<br />
không xâm lấn, không tiếp xúc, có thể là công cụ 8. Nguyễn Hoàng Duy (2014), "Khảo sát chiều dày và thể tích vùng<br />
hoàng điểm ở bệnh nhân glaucoma góc mở nguyên phát bằng<br />
hữu ích trong việc phát hiện bệnh glôcôm. Với<br />
phương pháp OCT", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược<br />
mỗi loại đĩa thị, có các thông số OCT tương ứng TP. Hồ Chí Minh.<br />
9. Stamper R L, Lieberman MF, et al (2009), "Becker - Shaffer's<br />
có khả năng cao trong chẩn đoán glôcôm. Diagnosis and Therapy of the Glaucomas", Mosby.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Sung KR, Na JH, et al (2012), "Glaucoma diagnostic<br />
capabilities of optic nerve head parameters as determined by<br />
1. Allingham RR (2011), "Shields Textbook of Glaucoma", Cirrus HD optical coherence tomography". Journal of glaucoma,<br />
Lippincott Williams & Wilkins. 21(7), p. 498-504.<br />
2. Hood DC, Raza AS, et al (2013), "Glaucomatous damage of 11. Sung KR, Wollstein G, et al (2012), "Macular assessment using<br />
the macula". Progress in retinal and eye research, 32, p. 1-21. optical coherence tomography for glaucoma diagnosis". British<br />
3. Inuzuka H, Kawase K, et al (2014), "Macular ganglion cell journal of ophthalmology, 96 (12), p. 1452-1455.<br />
complex thickness in glaucoma with superior or inferior visual 12. Yoon MH, Park SJ, et al (2014), "Glaucoma diagnostic value of<br />
hemifield defects". Journal of glaucoma, 23 (3), p. 145-149. the total macular thickness and ganglion cell-inner plexiform<br />
4. Kohei T, Masanori H, Mary D and et al (2012), "A Novel layer thickness according to optic disc area". British Journal of<br />
Method to Detect Local Ganglion Cell Loss in Early Glaucoma Ophthalmology, 98, p. 315 - 321.<br />
Using Spectral-Domain Optical Coherence Tomography".<br />
Investigative Ophthalmology & Visual Science, 53 (11), p. 6904 -<br />
6913. Ngày nhận bài báo: 24/11/2015<br />
5. Leung CK (2014), "Diagnosing glaucoma progression with<br />
optical coherence tomography". Current opinion in Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2015<br />
ophthalmology, 25 (2), p. 104-111. Ngày bài báo được đăng: 01/02/2016<br />
6. Mwanza JC, Budenz DL, et al (2014), "Diagnostic performance<br />
of optical coherence tomography ganglion cell–inner<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
68 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt<br />