Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG<br />
TỐI THIỂU ĐẶT THÔNG TENCKHFF<br />
Dương Quang Vũ**, Thái Minh Sâm**, Châu Quí Thuận**, Hoàng Khắc Chuẩn**, Trần Trọng Trí**,<br />
Đỗ Quang Minh**, Nguyễn Thị Thái Hà**, Nguyễn Vĩnh Bình*, Nguyễn Minh Quang**,<br />
Nguyễn Trọng Hiền**, Vũ Đức Huy**, Thái kinh Luân*, Nguyễn Duy Điền**, Trần Ngọc Sinh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng tối thiểu (PTNSOBTT) đặt thông Tenckhoff, xây<br />
dựng quy trình PTNSOBTT đặt thông Tenckhoff thẩm phân phúc mạc.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định<br />
điều trị thay thế thận bằng thẩm phân phúc mạc liên tục (TPPM) từ tháng 03 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt trường hợp lâm sàng.<br />
Kết quả: tổng cộng có 124 TH. Tuổi trung bình 43,37±13,3. Giới: nam 67/124 TH(54%), nữ: 57/124<br />
TH(46%). Phương pháp vô cảm: tê tại chổ 116/124 TH (93,5%). Tạo khoang bằng dung dung dịch 119/124 TH<br />
(96%). Thời gian mổ 52,1±13,69 phút. Chảy máu sau mổ 2/124 TH (1,6%), viêm phúc mạc sau mổ 6/124 TH<br />
(4,8%), tắc ống thông 6/124 TH (4,8%), rò dịch 3/124 TH (2,4%), thông hoạt động tốt không xảy ra biến chứng<br />
gì 110/124 TH (88,7%).<br />
Kết luận: PTNSOBTT chỉ cần gây tê tại chỗ, có thể cắt một phần mạc nối lớn khi cần thiết, quan sát được<br />
ổ bụng, tránh tổn thương các tạng trong ổ bụng, ít tốn kém và có thể sử dụng thông thẩm phân phúc mạc sớm<br />
khi cần thiết.<br />
Từ khóa: kỹ thuật đặt thông Tenckhoff, Nội soi ổ bụng đặt thông Tenckhoff<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE EFFECT OF MINILAPAROSCOPIC INSERTION TENCKHOFF CATHETER<br />
Duong Quang Vu, Thai Minh Sam, Chau Qui Thuan, Hoang Khac Chuan, Tran Trong Tri,<br />
Do Quang Minh, Nguyen Thi Thai Ha, Nguyen Vinh Binh, Nguyen Minh Quang, Nguyen Trong Hien,<br />
Vu Duc Huy, Thai Kinh Luan, Nguyen Duy Dien, Tran Ngoc Sinh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 202 - 208<br />
Objective: To study the results of minilaparoscopic placement of tenckhoff catheter and build up the protocol<br />
on this procedure.<br />
Materials and methods: case study. The end stage renal disease patients receiving chronic ambulatory<br />
peritoneal dialysis from Mar 2010 to Mar 2012 were enrolled.<br />
Results: 124 patients, the mean age was 43,37±13,3; male 67/124 cases (54%), female: 57/124 cases (46%),<br />
local anesthesia 116/124 cases (93,5%), operation time 52,1±13,69 minutes, partial omentectomy 69/124 cases<br />
(55,6%). The technique’s complications were peritoneal bleeding 2/124 cases (1,6%), early peritonitis 6/124 cases<br />
(4,8%), catheter obstruction 6/124 cases (4,8%), dialysate leakage 3/124 cases (2,4%). The number of catheter<br />
without complications and good at functionality was 110/124 cases (88,7%).<br />
<br />
* Đại Học Y Dược TP. HCM ** Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Dương Quang Vũ, ĐT: 0903720456, Email: bsduongquangvu@yahoo.com<br />
<br />
202<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: the technique has a significant decline in the complications and improvement on the outcome of<br />
chronic peritoneal catheter. It was not only able to perform under local anesthesia, but partial omentectomy also,<br />
bringing a better view inside peritoneal cavity.<br />
Keywords: laparoscopic placement of tenckhoff catheter, placement technicque of tenckhoff catheter<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy thận mạn trên thế giới có khuynh hướng<br />
ngày càng tăng. Tại Việt Nam, theo số liệu thống<br />
kê năm 2007, cứ mỗi một triệu dân có khoảng 120<br />
người bị suy thận mạn, trong đó khoảng 10.000<br />
bệnh nhân cần điều trị thay thế thận. Có ba<br />
phương pháp điều trị thay thế thận: ghép thận,<br />
lọc máu định kỳ và thẩm phân phúc mạc. Về kỹ<br />
thuật đặt thông Tenckhoff trong thẩm phân phúc<br />
mạc, trước đây áp dụng mổ mở, gần đây các tác<br />
giả trên thế giới áp dụng kỹ thuật nội soi ổ bụng,<br />
với những ưu điểm như: đơn giản, hiệu quả, và ít<br />
biến chứng. Ngoài ra, kỹ thuật nội soi ổ bụng có<br />
thể kết hợp giải quyết một số tình huống như: bóc<br />
tách các dây dính, cắt mạc nối lớn khi cần, (11)…<br />
Nhưng, kỹ thuật này vẫn còn một số hạn chế: gây<br />
mê, sử dụng nhiều trocar.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp lâm sàng.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
<br />
Thăm khám lâm sàng ghi nhận: họ và tên,<br />
tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, số nhập viện,<br />
ngày mổ, ngày ra viện, chiều cao, cân nặng, các<br />
tiền căn bệnh nội khoa (như bệnh tim mạch, đái<br />
tháo đường,…), và tiền căn ngoại khoa (phẫu<br />
thuật vùng bụng), vấn đề lọc máu, kết quả xét<br />
nghiệm máu lúc nhập viện: hematocrite, BUN,<br />
creatinine, kali. Trong quá trình phẫu thuật ghi<br />
nhận: phương pháp mổ, phương pháp vô cảm,<br />
thuốc giảm đau sử dụng trong lúc mổ, cắt mạc<br />
nối lớn, chạm thương các tạng trong ổ bụng, thời<br />
gian mổ. Sau mổ: các biến chứng: chảy máu ổ<br />
bụng, rỉ dịch, thông kém chức năng, viêm phúc<br />
mạc sau mổ, nhiễm trùng vết mổ…và các<br />
nguyên nhân, và thời điểm rút bỏ thông.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Kỹ thuật PTNSOBTT<br />
<br />
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có<br />
chỉ định điều trị thay thế thận bằng thẩm phân<br />
phúc mạc liên tục.<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ<br />
Bệnh nhân được giải thích về các bước tiến<br />
hành và những nguy cơ. Yêu cầu đi tiểu trước<br />
khi được đưa vào phòng mổ, kháng sinh dự<br />
phòng được cho ít nhất 60 phút trước mổ, thuốc<br />
an thần có thể được sử dụng khi bệnh nhân quá<br />
lo lắng hoặc sợ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân: là người Việt Nam, bị bệnh suy<br />
thận mạn, có chỉ định điều trị thay thế thận,<br />
được phẫu thuật nội soi ổ bụng tối thiểu đặt<br />
thông Tenchkoff tại bệnh viện Chợ Rẫy, tự<br />
nguyện tham gia nghiên cứu, có hồ sơ ghi chép<br />
đầy đủ số liệu nghiên cứu, theo dõi sau mổ và tái<br />
khám định kỳ tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có chống chỉ định của phẫu thuật,<br />
bệnh nhân không theo dõi được.<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012,<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Chuẩn bị dụng cụ khi phẫu thuật nội soi ổ bụng<br />
tối thiểu<br />
Hệ thống máy bơm và khí CO2 hoặc dung<br />
dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch thẩm<br />
phân, thông Tenckhoff cổ thẳng với hai nút chặn<br />
(double – cuff), nòng dẫn bằng kim loại. Trocar<br />
với đường kính 8 mm (hai nút chặn của thông<br />
Tenchkoff đi qua dễ dàng), chiều dài 21,5 cm<br />
(mục đích làm đường dẫn đến cùng đồ Douglas).<br />
Cây tạo đường hầm dưới da.<br />
<br />
203<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Các bước tiến hành<br />
Bước 1: xác định vị trí rạch da - bờ dưới đầu<br />
cong thông Tenckhoff nằm dưới khớp mu 2 cm,<br />
vị trí nút chặn trong chính là vị trí gây tê và rạch<br />
da.<br />
Bước 2: gây tê - gây tê tại chỗ bằng lidocain<br />
2% 20ml tại vị trí đã chọn (thường từ T8 đến T10).<br />
Bước 3: rạch da - rạch da tại vị trí đã chọn<br />
đường bên cách đường trắng giữa 2 – 3 cm, qua<br />
da đến cân cơ thẳng bụng, xẻ cân cơ thẳng bụng<br />
theo chiều dọc, vén cơ, xẻ lá sau cân cơ thẳng<br />
bụng, mở mạc ngang cùng phúc mạc.<br />
Bước 4: cắt mạc nối lớn - nếu mạc nối lớn che<br />
phẫu trường tiến hành kéo ra qua lỗ mở phúc<br />
mạc cắt và cột bằng Silk 3.0.<br />
Bước 5: khâu mũi túi phúc mạc - khâu mũi<br />
túi phúc mạc cùng mạc ngang bằng vicryl 3.0.<br />
Bước 6: đặt trocar - trocar là vỏ máy cắt đốt<br />
nội soi với chiều dài 21,5 cm và đường kính 0,8<br />
cm, được đặt vào ổ bụng hướng về cùng đồ<br />
Douglas và cột tạm mũi khâu túi.<br />
Bước 7: tạo khoang - tiến hành tạo khoang<br />
bằng dung dịch thẩm phân.<br />
Bước 8: đặt máy soi - đưa máy soi vào lòng<br />
trocar và quan sát ổ bụng, khi thấy rõ cùng đồ<br />
Douglas thì trượt trocar xuống theo hướng dẫn<br />
của máy soi đến cùng đồ Douglas.<br />
Bước 9: rút thị kính máy soi - khi trocar đến<br />
cùng đồ, máy soi được lấy ra ngoài.<br />
Bước 10: đặt thông Tenckhoff - thông<br />
Tenckhoff với nòng dẫn được đặt vào trong lòng<br />
trocar và đưa xuống cho đến khi vướng thì lui<br />
dần trocar và lấy ra, sau đó vừa rút nòng dẫn vừa<br />
đẩy thông Teckhoff đến khi nút chặn trong chạm<br />
mạc ngang - phúc mạc.<br />
Bước 11: cột mũi khâu túi phúc mạc - mũi<br />
khâu túi được cột sát nút chặn trong và khâu lên<br />
nút chặn này đồng thời cột cố định đúng trục của<br />
thông.<br />
Bước 12: kiểm tra thông (test nước) - nếu tạo<br />
khoang bằng khí CO2, thì bơm vào ổ bụng<br />
khoảng 50 – 100 ml dịch nước muối đẳng trương,<br />
<br />
204<br />
<br />
để dịch chảy ra tự do (không dùng bơm tiêm rút<br />
dịch). Trường hợp tạo khoang bằng dung dịch,<br />
không cần bơm dịch, chỉ quan sát dòng chảy của<br />
dịch tạo khoang qua thông Tenckhoff.<br />
Bước 13: tạo đường hầm dưới da và chọn lỗ<br />
thoát đúng vị trí: cách và dưới vết mổ 5 cm, cách<br />
nút chặn ngoài ít nhất 2 cm và tạo đường hầm<br />
dưới da.<br />
Bước 14: khâu cân cơ và da - khâu cân bằng<br />
Vicryl 3.0, khâu da bằng nylon 3.0.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Sử dụng phần mềm SPSS for Window 16.0.<br />
Biến số định lượng được trình bày dưới dạng<br />
trung bình (± độ lệch chuẩn). Biến số định tính<br />
được trình bày dưới dạng trị số, tỉ lệ phần trăm<br />
(N, %).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012,<br />
chúng tôi thực hiện PTNSOBTT đặt thông<br />
Tenckhoff để thẩm phân phúc mạc cho 124 bệnh<br />
nhân. Nam giới là 67/124 trường hợp, chiếm<br />
<br />
54%. Nữ giới là 57/124 trường hợp, chiếm 46%.<br />
Tuổi trung bình: 43,37±13,3, nhỏ nhất 16 tuổi, lớn<br />
nhất 76 tuổi, trong đó nhóm tuổi 40 – 49 chiếm tỷ<br />
lệ cao nhất với 28,2%, nhóm tuổi dưới 20 tuổi<br />
chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1,6%. Chỉ số BMI trung<br />
bình là 22,93±1,87, thấp nhất là 19,05, cao nhất là<br />
28,54.<br />
Tiền căn mổ bắt con có 3 trường hợp trong<br />
đó:1 trường hợp sẹo mổ da đường dọc giữa, 2<br />
trường hợp sẹo mổ da đường ngang trên xương<br />
vệ. Tăng huyết áp là bệnh lý đi kèm chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất với 86,3% (107/124 trường hợp), kế đến<br />
là viêm gan siêu vi 14,5% (viêm gan siêu vi B:<br />
11/124 truờng hợp, viêm gan siêu vi C 7/124<br />
truờng hợp), sau đó là đái tháo đường type 2 với<br />
12,1% (15/124 trường hợp), ít nhất là suy tim với<br />
7,3% (9/124 trường hợp). Lọc máu định kỳ chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất với 37,9% (47/124 trường hợp), kế<br />
đến là lọc máu hỗ trợ trước mổ với 37,9% (47/124<br />
trường hợp), sau đó là lọc máu cấp cứu lúc nhập<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
viện với 15,3% (19/124 trường hợp) và thấp nhất<br />
là không cần chạy thận với 8,9% (11/124 trường<br />
hợp).<br />
Độ thanh thải creatinine trung bình là<br />
8,73±2,79 ml/phút, thấp nhất là 3,2 ml/phút, cao<br />
nhất 18,58 ml/phút.<br />
<br />
Kỹ<br />
thuật<br />
PTNSOBTT<br />
TENCKHOFF<br />
<br />
đặt<br />
<br />
thông<br />
<br />
Tê tại chỗ thành công trong 116/124 TH<br />
(93,5%), chuyển mê nội khí quản 1/124 TH<br />
(0,8%).<br />
Đường bên cách rốn 2 -3 cm, bên trái trong<br />
124/124 TH.<br />
Tạo khoang bằng dung dịch 119/124 TH<br />
(96%), bằng khí CO2 5/124 TH (4%).<br />
Thời gian mổ trung bình 52,1±13,69, ngắn<br />
nhất 30 phút, dài nhất 90 phút.<br />
Cắt một phần mạc nối lớn 69/124 TH (55,6%)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
2<br />
<br />
1,6<br />
<br />
Bảng 3.5: Xử trí viêm phúc mạc sau mổ<br />
Điều trị<br />
Nội khoa<br />
Rút thông<br />
Cộng<br />
<br />
Số trường hợp (n = 124)<br />
6<br />
0<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
4,8<br />
0<br />
4,8<br />
<br />
Bảng 4: PTNSOB cứu thông<br />
Nội soi ổ bụng<br />
Thành công<br />
Thất bại*<br />
Cộng<br />
<br />
Số trường hợp (n = 124)<br />
3<br />
3<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
2,4<br />
2,4<br />
4,8<br />
<br />
PTNSOB: phẫu thuật nội soi ổ bụng<br />
*: Phẫu thuật nội soi ổ bụng cứu thông thất bại rút<br />
bỏ thông, bệnh nhân quay lại lọc máu.<br />
Bảng 5: Số lần mổ<br />
Số lần mổ<br />
1 lần<br />
2 lần<br />
Cộng<br />
<br />
Số trường hợp (n = 124)<br />
5<br />
1<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
4<br />
0,8<br />
4,8<br />
<br />
Tỷ lệ phần trăm thông tồn tại theo thời gian<br />
<br />
Kết quả PTNSOBTT đặt thông Tenckhoff<br />
Thời gian theo dõi 13,8 ± 7,38 tháng.<br />
Kết quả tốt 110/124 TH (88,7%), trung bình<br />
11/124 TH (8,9%) và xấu 3/124 TH (2,4%).<br />
<br />
Biến chứng kỹ thuật đặt thông Tenckhoff<br />
và xử trí biến chứng<br />
Bảng 1: biến chứng sau mổ<br />
Các biến chứng<br />
Chảy máu<br />
Rò dịch<br />
VPMSM<br />
Tắc thông<br />
Cộng<br />
<br />
Số trường hợp (n = 124) Tỷ lệ %<br />
2<br />
1,6<br />
3<br />
2,4<br />
6<br />
4,8<br />
6<br />
4,8<br />
17<br />
13,6<br />
<br />
VPMSM: viêm phúc mạc sau mổ<br />
Bảng 2: biến chứng tắc thông<br />
Thông kém chức<br />
năng<br />
Di lệch<br />
Fibrin<br />
Mạc nối bám<br />
Cộng<br />
<br />
Số trường hợp (n =<br />
124)<br />
0<br />
4<br />
2<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
0<br />
3,2<br />
1,6<br />
4,8<br />
<br />
Bảng 3 xử trí chảy máu<br />
Điều trị<br />
Nội khoa<br />
Mổ cầm máu<br />
<br />
Số trường hợp (n = 124)<br />
2<br />
0<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
1,6<br />
0<br />
<br />
Biểu đồ 1: tỷ lệ phần trăm thông và bệnh nhân<br />
tồn tại theo thời gian<br />
<br />
205<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Tại thời điểm 12 tháng sau mổ, 95% thông tồn<br />
tại, 99% bệnh nhân tồn tại.<br />
<br />
Bảng 8: so sánh phương pháp vô cảm với những tác<br />
giả khác<br />
<br />
Tại thời điểm 24 tháng sau mổ, 90% thông tồn<br />
tại, 94% bệnh nhân tồn tại.<br />
<br />
Tác giả<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
<br />
Số<br />
bệnh<br />
nhân<br />
<br />
Phương<br />
pháp vô<br />
cảm<br />
<br />
Bệnh nhân tiếp tục thẩm phân phúc mạc hiệu<br />
quả cho đến kết thúc nghiên cứu 114/124 TH<br />
(91,9%), chuyển sang lọc máu 6/124 TH (4,8%), tử<br />
vong chiếm 3/124 TH (2,4%) và chuyển sang<br />
ghép thận 1/124 TH (0,8%).<br />
<br />
Eklund B<br />
1998<br />
<br />
Nội soi<br />
<br />
65<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Mổ mở<br />
<br />
42<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Gadallah MF<br />
(4)<br />
1999<br />
<br />
Nội soi<br />
<br />
76<br />
<br />
Mê<br />
<br />
Mổ mở<br />
<br />
72<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Nội soi (n = 3)<br />
1<br />
33,3%<br />
1<br />
33,3%<br />
1<br />
33,3%<br />
<br />
*: từ đường tiêu hóa do viêm ruột hoại tử<br />
Bảng 7: nguyên nhân rút thông<br />
Ghép thận<br />
Sửa thất bại*<br />
Viêm phúc mạc**<br />
<br />
Nội soi (n = 7)<br />
1<br />
14,2%<br />
3<br />
42,9%<br />
3<br />
42,9%<br />
<br />
*: Phẫu thuật nội soi ổ bụng sửa thông Tenckhoff<br />
**: Viêm phúc mạc không đáp ứng điều trị<br />
Tử vong do những nguyên nhân không liên<br />
quan đến thẩm phân phúc mạc chiếm tỷ lệ nhiều<br />
hơn và không có trường hợp nào tử vong do kỹ<br />
thuật PTNSOBTT đặt thông Tenckhoff.<br />
Ba trường hợp sửa thông thất bại do ổ bụng<br />
dây dính nhiều.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Kết quả ptnsobtt đặt thông tenckhoff<br />
Về phương pháp vô cảm<br />
Theo Crabtree(3) gây mê trên bệnh nhân suy<br />
thận mạn giai đoạn cuối do có nhiều bệnh lý đi<br />
kèm nên sẽ tăng nguy cơ của gây mê. Chúng tôi<br />
tê tại chỗ thành công trong 93,5% trường hợp với<br />
Lidocain 2% 20ml tiêm dưới da tại vị trí đã chọn,<br />
và có thể phối hợp thêm các loại thuốc giảm đau<br />
khác như: Paracetamol, Tramadol, Fentanyl,<br />
Sufantanyl. Trường hợp bệnh nhân lo lắng nhiều,<br />
chúng tôi sử dụng thêm Midazolam 1mg tiêm<br />
bắp. Đa số tác giả chọn phương pháp vô cảm là tê<br />
tại chỗ như:<br />
<br />
206<br />
<br />
Mổ mở<br />
<br />
84<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Nội soi tối thiểu<br />
<br />
218<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Nghiên cứu hiện tại Nội soi tối thiểu<br />
<br />
124<br />
<br />
Tê tại chỗ<br />
<br />
Yang PJ, 2009<br />
<br />
Bảng 6: nguyên nhân tử vong<br />
Choáng nhiễm trùng*<br />
Viêm phổi cộng đồng<br />
Không rõ nguyên nhân<br />
<br />
(14)<br />
<br />
T H Minh, 2012<br />
<br />
Về kỹ thuật nội soi ổ bụng tối thiểu<br />
Kỹ thuật đặt thông lý tưởng vẫn còn là một<br />
vấn đề đang tranh cải. Đa số các tác giả chọn kỹ<br />
thuật mổ mở tối thiểu (minilaparotomy), những<br />
tác giả khác áp dụng kỹ thuật đặt mù (blind<br />
approach) với một trocar hay kỹ thuật Seldinger<br />
cải biên, và kỹ thuật mổ nội soi ổ bụng.<br />
Trước đây, chúng tôi áp dụng kỹ thuật mổ mở<br />
không cắt mạc nối, với tỷ lệ thông kém chức năng<br />
cần can thiệp là 11,5% (n = 304)(10), theo tác giả<br />
Tiong, tỷ lệ này là 12,2% (n = 139)(10). Nên chúng<br />
tôi cải tiến kỹ thuật với mục đích làm giảm biến<br />
chứng cũng như thông sử dụng hiệu quả và lâu<br />
dài hơn. Xuất phát từ vấn đề bệnh nhân thường<br />
nhập viện trong tình trạng suy thận giai đoạn<br />
cuối (cần lọc máu với tỷ lệ cao), nhiều bệnh lý<br />
mạn tính khác đi kèm. Nên, mặc dù nội soi ổ<br />
bụng có kết quả rất tốt về kết quả thông cũng như<br />
các biến chứng(8), nhưng đi kèm với phương pháp<br />
này là phải gây mê. Gây mê trên đối tượng này<br />
nguy cơ rất cao theo Crabtree(3). Để tránh gây mê<br />
nhưng vẫn khảo sát được ổ bụng, hiện nay chúng<br />
ta có thể sử dụng kỹ thuật Y-Tec. Kỹ thuật này đắt<br />
tiền, không phù hợp với phần lớn bệnh nhân suy<br />
thận.<br />
Vì vậy chúng tôi sử dụng chiếc vỏ máy cắt đốt<br />
nội soi tiền liệt tuyến, với chiều dài 21,5 cm,<br />
đường kính 0,8 cm (phù hợp với 2 mục tiêu: đủ<br />
chiều dài đến cùng đồ Douglas, và vừa để hai nút<br />
chặn của thông Tenckhoff đi qua). Với kỹ thuật<br />
này, chúng tôi:vẫn cắt được một phần mạc nối lớn<br />
khi cần (điều này không thể thực hiện với kỹ<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />