Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH
lượt xem 2
download
Nghiên cứu tính chất động học của N-phenylhydroxyalmine (PHA) như một chất bắt gốc tự do được nghiên cứu bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH*). Phần trăm DPPH* còn lại đối với thời gian tuân theo phương trình: ln[DPPH*còn lại]= b. thời gian + a.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỐNG OXI HÓA CỦA N-PHENYLHYDROXYLAMINE BẰNG PHƯƠNG PHÁP DPPH* LÊ SĨ ANH KIỆT*, CHÂU VĂN CƯỜNG** NGUYỄN THỊ KIM KHÁNH , ĐẶNG CÔNG VŨ****, ĐỖ QUANG HUY***** *** Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: kietlspro@gmail.com ** Email: chaucuongars@gmail.com *** Email: kimkhanh778@gmail.com **** Email: math1997congvu@gmail.com ***** Email: qhuy.qb@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu tính chất động học của N-phenylhydroxyalmine (PHA) như một chất bắt gốc tự do được nghiên cứu bằng phương pháp 2,2-diphenyl-1- picrylhydrazyl (DPPH*). Phần trăm DPPH* còn lại đối với thời gian tuân theo phương trình: ln[DPPH*còn lại]= b. thời gian + a. Hai thông số là thời gian cần thiết để đạt trạng thái ổn định đến nồng độ tương ứng (TEC50) và hiệu suất bắt gốc (AE) đã được đưa ra để khảo sát. Kết quả cho thấy chúng là những thông số quan trọng khi đánh giá khả năng chống oxy hóa của một hợp chất. AE rất cao đối với axit ascobic nhưng lại thấp với PHA chứng tỏ axit ascorbic có khả năng chống oxy hóa vượt trội. N-phenylhydroxylamine cũng có khả năng chống oxy hóa tuy nhiên tốc độ bắt gốc chậm hơn so với axit ascorbic. Từ khóa: Chất chống oxi hóa, N-phenylhydroxylamine, axit ascorbic, TEC50, AE. 1. GIỚI THIỆU Sự oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình hóa học và đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên khắp thế giới [1, 7, 9]. Chất chống oxy hóa thường là các hợp chất thơm như phenol, anilin, thiophenol bởi vì chúng có năng lượng phân li của các liên kết N-H, O-H và S-H thấp [6]. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp do Blois (1958) phát triển được sử dụng rộng rãi để xác định định lượng hoạt tính chống oxy hóa của hợp chất [2]. Phương pháp này không chỉ là phương pháp nhanh chóng, đơn giản và rẻ tiền mà còn cung cấp thông tin trực tiếp về khả năng chống oxy hóa tổng thể của hệ thống nghiên cứu [4, 5]. Về mặt cấu tạo, N-phenylhydroxylamine có một vòng phenolic và hai liên kết là O-H và N-H trong phân tử. Vì vậy nó được đánh giá sẽ có khả năng chống oxy hóa cao. Do đó, chúng tôi chọn N-phenylhydroxylamine làm đối tượng trong nghiên cứu: “Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của N-phenylhydroxylamine bằng phương pháp DPPH”. Với mục đích so sánh, axit ascorbic (một chất chống oxy hóa truyền thống) được lựa chọn để khảo sát khả năng chống oxy hóa cùng với N-phenylhydroxylamine theo cơ chế chuyển nguyên tử hidro. 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thực nghiệm - Hóa chất: 1,1-Diphenyl-2-picrylhydrazyl (C18H12N5O6): hàng Nhật Bản + N-phenylhydroxylamine (C6H7NO): hàng Merk + Axit ascorbic (C6H8O6 ): hàng Pháp - Dụng cụ: bình định mức, cân phân tích, bình tam giác, pipet, cốc thuỷ tinh... 160
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng các chất chống oxy hóa dựa trên khả năng bắt gốc DPPH* được đánh giá theo quy trình của Brand-William [3]. 0,1 ml dung dịch etanol có các nồng độ của các chất chống oxy hóa khác nhau được thêm vào 3,9 ml DPPH* nồng độ 6,7.10-5 M. Mật độ quang ở tại 517 nm được đo ở các thời gian khác nhau trên máy quét phổ tử ngoại khả kiến TCC-240A SHIMADZU ở nhiệt độ phòng. Các nồng độ của chất chống oxy hóa khảo sát được tính theo tỷ lệ số gam chất chống oxy hóa trên số kg DPPH*. Phần trăm DPPH* còn lại được tính theo công thức (1) : *[DPPH* ]T %DPPH = [DPPH* ]T=0 (1) Phần trăm của lượng DPPH* còn lại đối với nồng độ các chất chống oxy hóa sau đó được vẽ bằng đồ thị để xác định lượng chất chống oxy hóa cần thiết để giảm 50% nồng độ DPPH* ban đầu. Thời gian cần thiết để đạt trạng thái ổn định ở nồng độ EC50 (TEC50) được tính toán bằng đồ thị. Dựa trên hai giá trị là EC50 và TEC50, hiệu suất bắt gốc (AE) được tính toán theo công thức (2) [8]: 1 AE= EC50.TEC50 (2) 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong bài nghiên cứu này, việc khảo sát ảnh hưởng của nồng độ N-phenylhydroxylamine (PHA) đến khả năng bắt gốc DPPH* theo thời gian sẽ được đánh giá. Công thức cấu tạo của N- phenylhydroxylamine (PHA) và axit ascorbic (ASC) được minh họa ở hình 1. (a). PHA (b). ASC Hình 1. Cấu trúc của phân tử (a). PHA và (b). ASC 3.1. Mối liên hệ giữa mật độ quang (A517) và nồng độ DPPH** A517 là mật độ quang của dung dịch DPPH* được đo ở các nồng độ khác nhau trong etanol ở bước sóng 517 nm. Mối quan hệ giữa A517 và nồng độ DPPH* được biểu diễn qua công thức: A517= 7003,3.CDPPH* + 0,0013 Như vậy từ giá trị mật độ quang đo được, ta có thể biết được nồng độ của DPPH* trong dung dịch. 161
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian đến khả năng bắt gốc DPPH* của các chất chống oxy hóa Bảng 1. Mật độ quang (A517) ở các thời gian và nồng độ khác nhau của PHA Thời gian A517 A517 A517 A517 (phút) (CPHA=5.10-5 M) (CPHA=10-4 M) (CPHA=10-3 M) (CPHA=5.10-3 M) 0.580 0.460 0.445 0.413 0.091 1.000 0.459 0.442 0.410 0.093 1.500 0.460 0.439 0.405 0.092 2.000 0.459 0.436 0.400 0.092 2.500 0.459 0.434 0.398 0.092 3.000 0.459 0.432 0.395 0.092 3.500 0.459 0.430 0.392 0.092 4.000 0.459 0.429 0.389 0.092 4.500 0.459 0.427 0.386 0.092 5.000 0.459 0.426 0.384 0.092 5.500 0.458 0.425 0.381 0.092 6.000 0.458 0.425 0.378 0.092 6.500 0.458 0.424 0.374 0.092 7.000 0.458 0.423 0.370 0.092 7.500 0.458 0.422 0.367 0.092 8.000 0.458 0.422 0.365 0.092 8.500 0.458 0.421 0.361 0.092 9.000 0.457 0.421 0.359 0.092 9.500 0.457 0.421 0.357 0.092 10.000 0.457 0.420 0.354 0.092 10.500 0.457 0.420 0.352 0.092 15.000 0.456 0.418 0.333 0.092 20.000 0.455 0.416 0.316 0.092 25.000 0.454 0.415 0.304 0.092 30.000 0.453 0.415 0.294 0.092 40.000 0.453 0.413 0.279 0.092 45.000 0.452 0.412 0.274 0.092 50.000 0.452 0.411 0.270 0.092 Quan sát các giá trị thu được ở Bảng 1, chúng tôi nhận thấy ở các nồng độ thấp của PHA (5.10-5 M, 10-4 M), thời gian thay đổi, mật độ quang của dung dịch thay đổi và giảm dần theo thời gian. Chứng tỏ số lượng gốc DPPH* bị dập tắt càng tăng. Sau 50 phút, mật độ quang dường như không thay đổi. Chứng tỏ PHA đã bắt gốc DPPH* tối đa. Ở nồng độ cao như 5.10-3M, tốc độ phản ứng của PHA rất nhanh, chỉ sau 1,5 phút, PHA đã phản ứng hoàn toàn với DPPH*. Khác với PHA, giá trị mật độ quang A517 của ASC chỉ thay đổi trong khoảng thời gian rất ngắn (0,58-2,5 phút) ở nhiều nồng độ khác nhau (Bảng 2). Chứng tỏ tốc độ phản ứng của axit ASC với gốc tự do DPPH* rất nhanh. Giá trị mật độ quang của dung dịch phản ứng cũng 162
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 giảm đáng kể khi nồng độ của ASC tăng lên. Điều này đồng nghĩa với lượng gốc DPPH* trong dung dịch bị giảm xuống. Bảng 2. Mật độ quang (A517) ở các thời gian và nồng độ khác nhau của ASC Thời gian A517 A517 A517 A517 (phút) (CASC = 10-5 M) (CASC=10-4 M) (CASC=5.10-4 M) (CASC=10-3 M) 0.58 0.446 0.447 0.301 0.036 1 0.446 0.447 0.298 0.026 1.5 0.445 0.447 0.250 0.026 2 0.445 0.447 0.206 0.026 2.5 0.445 0.447 0.206 0.025 3 0.445 0.447 0.206 0.025 3.5 0.445 0.447 0.206 0.025 4 0.445 0.447 0.206 0.025 4.5 0.445 0.447 0.206 0.025 5 0.445 0.447 0.206 0.025 3.3. Cơ chế đề xuất cho phản ứng giữa các chất chống oxy hóa và DPPH* Hình 2. Cơ chế đề xuất của PHA và DPPH* 163
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Cơ chế phản ứng giữa PHA và DPPH* được đề xuất gồm ba hướng có khả năng xảy ra là H1, H2 và H3 (được biểu diễn trong Hình 2). Rõ ràng, gốc tự do DPPH* có thể thu nhận nguyên tử hydro của các liên kết O-H hoặc N-H, để tạo thành phân tử trung tính DPPHH. Trong phản ứng H1, khi liên kết O-H bị phá vỡ, liên kết đôi với các nguyên tử N liền kề hình thành, kết quả từ sự định vị của electron độc thân trên O. Điều này cũng xảy ra trong phản ứng H2. Tuy nhiên trong phản ứng H3, đó là sự cho liên tiếp hai nguyên tử hidro của cả liên kết O-H và N-H, tạo nên liên kết đôi N=O. Và như vậy một phân tử PHA có thể phản ứng được với nhiều gốc tự do DPPH*. Cơ chế phản ứng của ASC với DPPH* cũng tương tự PHA, tuy nhiên cần lưu ý ASC có nhiều nhóm OH có khả năng cho nguyên tử H. Vì vậy nó làm cho ASC có hoạt tính chống oxy hóa rất cao khi xét theo cơ chế chuyển hidro trong phản ứng với gốc tự do DPPH*. 3.4. Mối liên hệ giữa nồng độ (số gam chất chống oxi hóa/số kg DPPH*) và % DPPH*còn lại ở trạng thái ổn định Bảng 3 thể hiện động học của các chất chống oxy hóa ở các nồng độ khác nhau, chúng tuân theo mô hình tổng quát như sau: ln[DPPH*còn lại] = b. thời gian + a, trong đó b là hệ số góc và a là hệ số chắn. Các hệ số tương quan cao đã thu được. Nồng độ càng cao, hệ số góc trong các mô hình càng lớn và lượng DPPH* còn lại càng thấp. Do đó, độ dốc có thể là một thông số hữu ích để so sánh hành vi động học của các chất chống oxy hóa khác nhau ở cùng nồng độ. Bảng 3. Khảo sát yếu tố động hóa của PHA và ASC Nồng độ (số gam chất Hệ số tương %DPPH* còn Chất Hệ số góc chống oxi hóa/số kg quan lại ở trạng thái khảo sát (%DPPH*/phút) DPPH*) (R2) ổn định 5.375 -189.2 0.82 97.76 10.75 -52.26 0.97 88.87 PHA 107.5 -7.998 0.89 57.66 537.5 81.07 0.87 13.59 1.736 -0.07 0.90 96.67 17.36 -0.066 0.98 96.24 ASC 86.77 1.023 0.98 44.5 173.6 1.433 0.89 5.2 Nồng độ chất chống oxy hóa cần thiết để giảm 50% nồng độ DPPH* ban đầu (EC50) là một tham số được sử dụng rộng rãi để đo khả năng chống oxy hóa. Giá trị EC50 càng thấp, khả năng chống oxy hóa càng cao. Giá trị EC50 của PHA và ASC lần lượt là 266,25 và 88,84 (Bảng 3.4). Giá trị EC50 của axit ascorbic cũng phù hợp với kết quả thu được của Sánchez-Moreno C. và các cộng sự [8]. Bảng 4. Giá trị EC50 của các chất chống oxy hóa và sự phân loại động học của chúng Chất Khoảng thời gian để các nồng độ khảo EC50 TEC50 (phút) Phân loại khảo sát sát đạt trạng thái ổn định (phút) PHA 266.25 0.5-55 35 Chậm ASC 88.84 0.58-2.5 1.2 Rất nhanh 164
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Trước đây, sự phân loại động học về khả năng chống oxy hóa dựa trên thời gian đạt đến trạng thái ổn định đã công bố bởi Brand-William và cộng sự vào năm 1995 [3], tuy nhiên họ lại không quan tâm đến thời gian tại trạng thái ổn định phụ thuộc vào nồng độ các chất chống oxy hóa như thế nào. Sau đó Sánchez-Moreno C. và các cộng sự đã đưa ra đại lượng TEC50 (thời gian cần thiết để đạt trạng thái ổn định ở nồng độ EC50) như là một thông số để đánh giá khả năng chống oxi hóa của một hợp chất. Dựa trên các nghiên cứu của C Sánchez-Moreno, thông số TEC50 cũng được đưa ra đánh giá trong bài báo này (Bảng 4). Thông số này nhận được bằng cách vẽ đồ thị mô tả ảnh hưởng của thời gian tại trạng thái ổn định đối với nồng độ các chất chống oxy hóa (Hình 3). 70 60 Thời gian ở trạng thái 50 ổn định (phút) 40 30 20 10 0 0 100 200 300 400 500 600 Nồng độ (g chất chống oxi hóa/kg DPPH•) (a). PHA 3 2.5 Thời gian ở trạng thái ổn định (phút) 2 1.5 1 0.5 0 0 50 100 150 200 Nồng độ (g chất chống oxi hóa/kg DPPH•) (b). ASC Hình 3. Xác định thời gian cần thiết để đạt đến trạng thái ổn định ở nồng độ EC50 của (a). PHA và (b). ASC Dựa trên giá trị TEC50, chúng tôi phân loại theo tính chất động học của các chất chống oxy hóa như sau: < 5 phút (nhanh), 5-30 phút (trung bình) và lớn hơn 30 phút (chậm). Hình 4 minh họa các biểu hiện về mặt động học của các chất chống oxy hóa nghiên cứu. Phần trăm nồng độ DPPH* còn lại theo các nồng độ của hợp chất chống oxy hóa có thể được diễn tả theo phương trình sau: [DPPH*còn lại]= a.[chất chống oxi hóa] + b. Hệ số tương quan R2 đều bằng 0.999 cho cả PHA và ASC. 165
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Dựa trên sự phân loại của Sánchez-Moreno C. [8], (AE 1 x 10-3: chậm; 1 x 10-3 AE 5 x 10-3: trung bình; 5 x 10-3 AE 10-2: nhanh, AE >10-2: rất nhanh), AE của axit ascorbic bằng 9x10-3 chứng tỏ ASC là chất bắt gốc nhanh. Còn AE của PHA bằng 10-4 chứng tỏ nó là chất bắt gốc chậm. 100 5,37 10,75 Phần trăm DPPH còn lại (%) 80 60 107,5 40 20 537,5 0 0 10 20 30 40 50 60 Thời gian (phút) (a). PHA 100 1,736 17,36 80 Phần trăm DPPH còn lại (%) 60 40 86,77 20 173,6 0 0 1 2 3 4 5 Thời gian (phút) (b). ASC Hình 4. Phần trăm nồng độ DPPH* còn lại theo thời gian của hai chất (a). PHA và (b). ASC Bảng 5. Hiệu suất bắt gốc tự do của các chất chống oxy hóa Chất khảo sát Hệ số tương quan Hiệu suất bắt gốc tự do (AE) Phân loại PHA 0.999 10-4 Chậm ASC 0.999 9.10-3 Nhanh 166
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 4. KẾT LUẬN Động học của N-phenylhydroxylamine (PHA) và axit ascorbic (ASC) trong phản ứng với gốc tự do DPPH* đã được khảo sát khi nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa của chúng. Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra các kết luận sau: - AE rất cao đối với axit ascobic nhưng lại thấp với PHA chứng tỏ axit ascorbic có khả năng chống oxy hóa vượt trội. - N-phenylhydroxylamine cũng có khả năng chống oxy hóa tuy nhiên tốc độ bắt gốc chậm hơn so với axit ascorbic. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi quỹ nghiên cứu khoa học đề tài cấp trường của trường đại học sư phạm, đại học Huế năm 2019. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Battin E. E., Brumaghim J. L. (2009), Antioxidant activity of sulfur and selenium: a review of reactive oxygen species scavenging, glutathione peroxidase, and metal-binding antioxidant mechanisms, Cell Biochem. Biophys., 55, 1, 1-23. [2] Blois M. S. (1958), Antioxidant Determinations by the Use of a Stable Free Radical, Nature, 181, 1199. [3] Brand-Williams W., Cuvelier M. E., Berset C. (1995), Use of a free radical method to evaluate antioxidant activity, LWT, 28, 1, 25-30. [4] Garcia E. J., Oldoni T. L. C., Alencar S. M., Reis A., Loguercio A. D., Grande R. H. M. (2012), Antioxidant activity by DPPH assay of potential solutions to be applied on bleached teeth, Brazilian Dental Journal, 23, 22-27. [5] Kedare S. B., Singh R. P. (2011), Genesis and development of DPPH method of antioxidant assay, J. Food Sci. Technol., 48, 4, 412-22. [6] Klein E., Lukeš V., Cibulková Z., Polovková J. (2006), Study of N–H, O–H, and S–H bond dissociation enthalpies and ionization potentials of substituted anilines, phenols, and thiophenols, J. Mol. Struct., 758, 2, 149-159. [7] Polovka M., Brezova V., Stasko A. (2003), Antioxidant properties of tea investigated by EPR spectroscopy, Biophys. Chem., 106, 1, 39-56. [8] Sánchez-Moreno C., Larrauri J. A., Saura-Calixto F. (1998), A procedure to measure the antiradical efficiency of polyphenols, J Sci Food Agric, 76, 2, 270-276. [9] Wright J. S., Johnson E. R., DiLabio G. A. (2001), Predicting the Activity of Phenolic Antioxidants: Theoretical Method, Analysis of Substituent Effects, and Application to Major Families of Antioxidants, J. Am. Chem. Soc., 123, 6, 1173-1183. 167
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hàm lượng polyphenol và khả năng chống oxi hóa của chúng trong một số loại nấm ăn
7 p | 218 | 22
-
Nghiên cứu tách chiết và xác định một số hoạt tính sinh học của dịch chiết Flavonoid từ cây diếp cá (Houttuynia Cordata Thunberg) thu hái tại Hà Nội
6 p | 128 | 10
-
Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn của màng Polypyrrole pha tạp Molybdat tổng hợp trong dung dịch Axit sucxinic
11 p | 98 | 4
-
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm và hoạt tính bảo vệ gan trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride của cao chiết lá trang to (Lxora Duffii)
12 p | 66 | 4
-
Khảo sát khả năng chống oxy hóa từ thân cành Cù đèn (Croton oblongifoliusRoxb.)
9 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và chống oxi hóa của cây É trắng (Ocimum africanum L. Lamiaceae)
6 p | 12 | 3
-
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và khả năng chống oxi hóa của cao Mạn kinh (Vitex rotundifolia L.f) tại tỉnh Ninh Thuận
7 p | 21 | 3
-
Nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa của 5-amino-1-naphthol theo cơ chế chuyển nguyên tử hydro
7 p | 4 | 3
-
Thành phần hóa học và khả năng chống oxi hóa của Protein Artemia thủy phân
5 p | 97 | 3
-
Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của thiamine (vitamin B1) bằng phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT)
6 p | 27 | 2
-
Cường độ ánh sáng ảnh hưởng lên sự tăng trưởng, tích lũy sắc tố, hợp chất phenolic và khả năng chống oxy hóa của vi tảo Haematococcus pluvialis
13 p | 42 | 2
-
Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của các hợp chất selenocarbamate, selenothiocarbamate, diselenocarbamate bằng tính toán hóa lượng tử
8 p | 15 | 2
-
Nghiên cứu khả năng chống oxi hóa của acorenol chiết xuất từ nụ cây vối bằng phương pháp hóa tính toán
3 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu khả năng tái sinh của sét hữu cơ chống nhôm trong quá trình xử lý phẩm xanh trực tiếp DB - 53
5 p | 79 | 2
-
Tăng trưởng và khả năng chống oxy hóa của Dunaliella salina dưới điều kiện ức chế ánh sáng
12 p | 61 | 2
-
Ảnh hưởng của nồng độ NPK lên hàm lượng protein và khả năng chống oxy hóa của Spirulina sp. nuôi cấy bằng hệ thống Plastic Bag Photo – Bioreactor
12 p | 40 | 2
-
Phân lập epigallocatechin từ chè xanh Tân Cương - Thái Nguyên và nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của chúng
5 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn