Nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông
lượt xem 90
download
Nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông nhằm phân tích phương hướng, chủ trương của Nhà nước về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề; xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2013 Tên công trình: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG Nhóm ngành:KD2 Hà Nội, tháng 5 năm 2013 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ..................................................................................... 11 1. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển .......................................................... 11 1.1 Tổng quan chung về bảo tồn và phát triển.................................................. 11 1.1.1 Khái niệm và đối tƣợng của bảo tồn ....................................................... 11 1.1.2 Khái niệm và đối tƣợng của phát triển .................................................... 14 1.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển ...................................................... 16 1.3 Ý nghĩa của bào tồn và phát triển ............................................................... 18 2. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống .................... 20 2.1 Tổng quan về làng nghề truyền thống ........................................................ 20 2.1.1 Khái niệm và đặc trƣng của làng nghề truyền thống .............................. 20 2.1.2 Vai trò của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại ............... 22 2.2 Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ............................................. 24 2.2.1 Khái niệm bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ........................ 24 2.2.2 Các quan điểm cơ bản về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG .............................................................................. 29 I. Lịch sử hình thành làng lụa truyền thống Hà Đông ....................................... 29 1. Lịch sử hình thành .......................................................................................... 29 2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tê, xã hội phát triển đến sự phát triển của làng lụa truyền thống Hà Đông ........................................................................................... 30 2.1 Vị trí địa lý và ranh giới ............................................................................. 30 2.2 Địa hình ...................................................................................................... 31 2.3 Khí hậu ....................................................................................................... 31 2.4 Cảnh quan thiên nhiên ................................................................................ 32 2.5 Đặc điểm sử dụng đất ................................................................................. 32 2.6 Không gian cảnh quan ................................................................................ 33 2.7 Kinh tế ........................................................................................................ 34 3. Những điều kiện và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển của làng nghề truyền thống ...................................................................................................................... 34 II. Quá trình phát triển của làng nghề từ năm 2000 đến nay ........................... 35 2
- 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại làng nghề ............................................. 35 1.1 Cơ sở sản xuất............................................................................................. 35 1.2 Lực lƣợng lao động......................................................................................... 36 1.3 Sản phẩm ......................................................................................................... 37 1.4 Thị trƣờng các yếu tố đầu vào và Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ................ 39 2. Sự hình thành và phát triển những giá trị văn hóa tiêu biểu của làng nghề ... 40 3. Tác động của sự phát triển nghề truyền thống tới các vấn đề an sinh xã hội của ngƣời dân làng nghề ........................................................................................ 44 III. Thực trạng bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông .............. 46 1. Quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề ..... 46 1.1 Hoạt động liên quan tới kinh tế .................................................................. 46 1.2 Hoạt động liên quan tới văn hóa – du lịch .................................................. 48 2. Đông”Quá trình bảo tồn và phát triển thƣơng hiệu “Lụa Hà ......................... 50 IV. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông 53 1. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển liên quan tới lĩnh vực kinh tế ....... 53 2. Đánh giá hoạt động bảo tồn và phát triển liên quan tới lĩnh vực văn hóa – du lịch 54 3. Đánh giá về hoạt động bảo tồn và phát triển thƣơng hiệu “Lụa Hà Đông ..... 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG .............................................................................. 58 I. Định hƣớng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng và Nhà nƣớc ta giai đoạn hiện nay (đến năm 2020)........................................................... 58 1. Quan điểm ...................................................................................................... 58 2. Mục tiêu.......................................................................................................... 59 3. Định hƣớng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ............................. 60 II. Kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản, Thái Lan và một số quốc gia khác ................................................. 65 1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 66 2. Kinh nghiệm của Thái Lan và một số nƣớc khác ........................................... 68 3. Bài học kinh nghiệm từ một số nƣớc khu vực Châu Á về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề ...................................................................................................... 68 III. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông ........ 70 1. Các giải pháp bảo tồn làng lụa truyền thống Hà Đông .................................. 70 3
- 1.1. Quy hoạch làng nghề với khu sản xuất và khu nhà ở riêng biệt. ................ 70 1.2 Đảm bảo quá trình từ sản xuất cho tới tiêu thụ thông suốt .............................. 73 1.3 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm lụa .................................................................. 76 1.3 Xây dựng chiến lƣợc marketing cho sản phẩm lụa .................................... 77 1.3.1Thi trƣờng vải may mặc nói chung tại Việt Nam.............................................. 77 1.3.2 Thị hiếu ngƣời tiêu dùng ......................................................................... 78 1.3.3 Mô hình 4P .............................................................................................. 79 1.3.4 Áp dụng mô hình vào lụa Vạn Phúc ............................................................ 80 2. Các giải pháp phát triển .................................................................................. 86 2.1 Nâng cao phát triển du lịch làng nghề ........................................................ 86 2.1.1 Về phía chính quyền, cơ quan lãnh đạo địa phƣơng ............................... 87 2.1.2 Về phía các công ty du lich, các công ty lữ hành.................................... 89 2.2 Đào tạo nguồn nhân lực trẻ biết nghề và tâm huyết với nghề và nâng cao chất lƣợng quản lý của hiệp hội làng nghề ............................................................ 91 2.2.1 Mở rộng ngành nghề lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ .................... 91 2.2.2 Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Hiệp hội làng nghề Vạn Phúc .... 93 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99 4
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một nƣớc đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, việc thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trong đó bao gồm cả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết. Trong quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc, làng nghề đóng vai trò hết sức quan trọng, đóng góp của các làng nghề đã tạo ra nhiều nét khởi sắc cho kinh tế địa phƣơng. Với số lƣợng khoảng 4500 làng nghề trên địa bàn cả nƣớc, thu hút hơn 11 triệu lao động (theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2011), các làng nghề đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn, đồng thời đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trƣởng GDP hằng năm. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ và phát triển các làng nghề đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng “ly nông bất ly hƣơng”, giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn cho cả chính quyền địa phƣơng lẫn ngƣời dân. Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động đang diễn ra, đó là sự suy giảm nghiêm trọng về quy mô và chất lƣợng các làng nghề truyền thống. Làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông cũng không phải là một ngoại lệ. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 10km, Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông đƣợc biết đên là một làng dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xƣa, có nhiều mẫu hoa văn tinh xảo, sống động và lâu đời vào hàng bậc nhất Việt Nam. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng Vạn Phúc vẫn ít nhiều giữ đƣợc nét cổ kính với hình ảnh cổng làng, cây đa, giếng đình và các phiên chợ. Các mẫu lụa tơ tằm đƣợc bày bán tại đây rất đa dạng về hoa văn, màu sắc, kiểu cách và chất lƣợng. Nổi tiếng là thế, nhƣng nơi đây, cũng nhƣ bao làng nghề truyền thống khác, đang đứng trƣớc nguy cơ mai một đi cái nghề, cái bản sắc ông cha ta để lại. 5
- Theo thống kê, năm 2010 làng Vạn phúc có 1279 hộ dân thì có 1092 hộ còn dệt lụa, tuy nhiên gần đây chỉ còn 10% hộ dân còn giữ nghề dệt truyền thống. Năm 2011 tổng sản phẩm lụa tiêu thụ là 2 triệu mét chỉ bằng một phần ba ba năm trƣớc. Sản xuất lụa không còn chiếm vị trí độc tôn, thu nhập từ sản xuất lụa không hấp dẫn bằng những ngành nghề khác, ngƣời dân Vạn Phúc cũng không còn mặn mà để sống với nghề truyền thống. Lƣợng hàng bán thì lúc đƣợc lúc không, đời sống bấp bênh, số lƣợng lao động bỏ nghề ngày càng tăng lên, số lƣợng lao động trẻ đến với nghề thì ngày càng giảm. Đây là một thực tế đáng quan ngại, bởi lẽ, muốn giữ nghề, giữ cái hồn cốt ông cha để lại, thì con ngƣời chính là nhân tố quan trọng nhất. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, những nét văn hóa truyền thống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nƣớc. Thực tế cho thấy làng lụa Vạn Phúc đang là tâm điểm trong sự phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì bảo tồn và phát triển làng lụa Vạn Phúc? Từ thực tế nhìn nhận thực trạng bảo tồn và phát triển làng lụa Vạn Phúc hiện nay, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông” cho bài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Làng nghề truyền thống vừa đem lại các giá trị kinh tế cho đất nƣớc vừa là động lực để duy trì giá trị văn hóa của dân tộc, và là nét đẹp của địa phƣơng cũng nhƣ xã hội. Trong sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề có điều kiện để phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiết bị thủ công, đơn giản, công nghệ lạc hậu; thêm vào đó ý thức của ngƣời dân nói chung và ngƣời dân làng nghề nói riêng trong việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng sinh thái còn hạn chế. Do đó, rất nhiều nghiên cứu cũng nhƣ các đề án đã đƣợc đƣa 6
- ra nhằm mục đích cải thiện tình trạng này và đề cao tầm quan trọng của bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Một trong những đề án tiêu biểu đó chính là đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, gắn với hoạt động du lịch do Sở Công Thƣơng thành phố Hà Nội chủ trì xây dựng vào năm 2010; bên cạnh đó ngày 31 tháng 10 năm 2011, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Chƣơng trình Bảo tồn và phát triển làng nghề”, với mục tiêu đến năm 2015 sẽ bảo tồn từ 30 – 40 làng nghề truyền thống và phát triển từ 50 – 70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch. Hơn nữa, có rất nhiều những đề tài nghiên cứu khoa học, luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới bảo tồn và phát triển làng nghề nhƣ: các hoạt động marketing, xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm làng nghề, các hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các vấn đề liên quan tới sự phát triển bền vững làng nghề. Ngoài ra, nhiều chƣơng trình hội thi về sản phẩm thủ công đƣợc tổ chức nhằm khuyến khích phát triển sản xuất ở các làng nghề hàng năm cũng đƣợc tổ chức đã góp phần nào giúp các nghệ nhân hăng say sáng tạo làm nghề và truyền lại tâm huyết cho con cháu. Các dự án, đề tài nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc những mặt hạn chế cần khắc phục trong sự bảo tồn và phát triển làng nghề hiện nay và đƣa ra những giải pháp mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế gặp nhiều khó khăn và do nhiều yếu tố khách quan nên không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn. Nhƣ vậy, vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề vẫn đƣợc coi là một chủ đề nóng hiện nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu đang ngày càng phát triển. 7
- 3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bảo tồn và phát triển làng lụa truyền thống Hà Đông. 3.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc. Mục tiêu cụ thể: Chỉ ra thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề lụa Hà Đông hiện nay. Tìm ra các yếu tố tác động đến sự thay đổi trong quan điểm của ngƣời dân làng nghề về duy trì và phát triển nghề truyền thống. Phân tích phƣơng hƣớng, chủ trƣơng của Nhà nƣớc về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề. Đánh giá những dự án, công trình nghiên cứu khoa học đã và đang đƣợc thực hiện về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề nói chung và làng lụa Hà Đông nói riêng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp tổng hợp thống kê, phân tích, đối chiếu nhằm đƣa ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của làng nghề trong phạm vi nghiên cứu. Phƣơng pháp điều tra xã hội hóa để thu thập số liệu, nhằm xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tới sự thay đổi quan điểm của ngƣời dân làng nghề về duy trì và phát triển nghề truyền thống. 8
- Kinh nghiệm của các quốc gia về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống (Nhật Bản, Trung Quốc). 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của làng nghề truyền thống trong nền kinh tế hiện đại, thực trạng phát triển làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển của làng lụa truyền thống Vạn Phúc – Hà Đông. Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển đối với làng lụa truyền thống Hà Đông, trong mối quan hệ với các làng nghề truyền thống khác của Việt Nam. Về thời gian: Giai đoạn nghiên cứu trọng tâm là 2000-2011 và định hƣớng phát triển giai đoạn 2012-2020. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Dựa vào bối cảnh các làng nghề truyền thống hiện nay ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc một số kết quả sau: Xây dựng các giải pháp áp dụng thực tiễn nhằm thực hiện đƣợc bảo tồn và phát triển một cách có hiệu quả. 1 báo cáo tổng thuật. 1 tham luận/ bài viết tham gia Hội nghị Khoa học Sinh viên. 1 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan nhƣ Tạp chí Kinh tế đối ngoại – Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng xuất bản; Tạp chí Kinh tế & Phát triển – Trƣờng Đại học Kinh tê quốc dân xuất bản. 7. Kết cấu của đề tài CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 9
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG LỤA TRUYỀN THỐNG HÀ ĐÔNG 10
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển 1.1 Tổng quan chung về bảo tồn và phát triển 1.1.1 Khái niệm và đối tƣợng của bảo tồn a. Khái niệm về bảo tồn Theo định nghĩa chung của Thế Giới Bảo tồn là một đạo lý về việc sử dụng, phân bổ và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nó tập trung chính vào sức khỏe của giới tự nhiên, thủy sản, môi trƣờng sống và đa dạng sinh học. Thứ hai là bảo tồn giá trị vật chất và nguồn năng lƣợng vì vậy bảo tồn đƣợc xem là rất quan trọng trọng việc bảo vệ thế giới tự nhiên. Những ngƣời theo trƣờng phái bảo tồn, đặc biệt là những ngƣời ủng hộ và làm việc vì mục tiêu bảo tồn đƣợc gọi là các nhà bảo tồn. Ngƣời ta phân loại các loại bảo tồn nhƣ: bảo tồn hệ sinh thái, thủy sản, rừng, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và bảo tồn các loài. Ở Việt Nam Bảo tồn là việc lƣu trữ và truyền dạy những giá trị cần thiết trong các lĩnh vực khi mà xã hội càng tiến bộ và phát triển hơn. Bảo tồn có thể nói đến trong các lĩnh vực sau: Về chính trị và chính sách: Vận động bảo tồn: các cuộc vận động để bảo vệ các loài động thực vật cũng nhƣ nơi sống của chúng Đạo đức bảo tồn: liên quan đến bảo tồn các hệ sinh thái Bảo tồn năng lƣơng: đó là việc làm giảm việc sử dụng các dạng năng lƣợng không phục hồi. 11
- Bảo tồn nguồn nƣớc: việc giảm sử dụng hoang phí các nguồn nƣớc, cũng nhƣ ô nhiễm các nguồn nƣớc tự nhiên. Luật bảo tồn: tuyên truyền và phát triển các chính sách luật phù hợp trong các thời đại Về văn hóa: Bảo tồn nghệ thuật: bảo tồn sản phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử gìn giữ lâu dài, và có ý nghĩa đối với cuộc sống, đáng để lƣu truyền cho thế hệ sau học hỏi và phát huy. Bảo tồn các di sản văn hóa: các di sản văn hóa đó có thể là các thành quả tiêu biểu của con ngƣời qua các thời kỳ xây dựng (còn tồn tại hoặc đã biến mất), nó còn bao gồm cả những danh lam thắng cảnh do bàn tay của tạo hóa nhào nặn. Bảo tồn kiến trúc: bảo tồn các công trình kiến trúc mang tính đặc trƣng cho từng vùng, lĩnh vực của khu vực đó, và có ý nghĩa dối với khu vực đó. Bảo tồn các khu khảo cổ: đó là nơi lƣu trữ những giá trị lịch sử của mỗi dân tộc, vùng miền. Về khoa học Sinh học bảo tồn: là môn khoa học về bảo vệ và lý luận đa dạng sinh học Bảo tồn gen: đó là việc bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. b. Đối tƣợng của bảo tồn Đối tƣợng của bảo tồn rất đa dạng phong phú vì vậy phụ thuộc vảo từng lĩnh vực, dân tộc, khu vực khác nhau mà đối tƣợng bảo tồn là khác nhau. Bảo tồn là việc lƣu trữ, truyền dạy và chấp nhận, vì vậy việc bảo tồn tĩnh hay động, lƣu giữ nguyên trạng hay chấp nhận những biến động vẫn đang là 12
- những tranh luận và lựa chọn giữa các nhà khoa học và các địa phƣơng và ngay trong cộng đồng dân cƣ đang sở hữu di sản cần bảo tồn đó. Ở Việt Nam mỗi vùng miền có những giá trị khác nhau cần bảo tồn, gìn giữ nhƣ một nét đẹp của vùng miền đó. Chẳng hạn nhƣ Hà Nội việc bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử: bảo tàng Hồ Chí Mình, Lăng Bác, Hồ Gƣơm, 36 phố phƣờng, những phong tục tập quán của ngƣời Hà Nội xƣa, những công trình kiến trúc từ lâu đời nhƣ cột cở Hà Nội, Nhà hát lớn, những ngôi làng, phố cổ, và ẩm thực là điều không thể bỏ qua mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy để thấy đƣợc nét đẹp của con ngƣời, xã hội nơi đây. Với thành phố Hồ Chí Minh với những công trình kiến trúc nhƣ Bƣu điện thành phố, Dinh độc lập, nhà thờ Đức Bà, những khu chợ nhƣ Chợ Bến Thành, Bến cảng nhà rồng, Bảo tàng thành phố…cũng nhƣ ẩm thực, lối sống của ngƣời Sài thành xƣa là nét đẹp không thể bỏ qua. Chính vì vậy mà mỗi vùng miền đều có nét đẹp riêng, đều có giá trị văn hóa riêng cần đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị đó. Vậy đối tƣợng chúng ta cần bảo tồn là gì? Đó là các giá trị văn hóa vật thế hoặc phi vật thế mang lại giá trị cho ngƣời về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Trong các lĩnh vực khác nhau đối tƣợng bảo tồn là khác nhau. Trong lĩnh vực chính trị, chính sách: đối tƣợng cần bảo tồn ở đây đó là những cuộc vận động liên quan đến bảo tồn các loài động thực vật, bảo tồn hệ sinh thái và những chính sách về việc khuyến khích bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, xã hội của cộng đồng còn phù hợp với hiện tại. Đó là các chính sách có giá trị, phù hợp với thời đại ngày nay, con ngƣời có thể sửa đổi để phát huy. Trong lĩnh vực văn hóa: với văn hóa thì có vô vàn giá trị cần bảo tồn, bởi văn hóa thì luôn đa dạng và đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc, tuy nhiên không phải bất kì văn hóa nào cũng cần đƣợc bảo tồn, chúng ta cần bảo tồn các giá trị văn hóa mang tính đặc trƣng của dân tộc, phù hợp với đời sống 13
- hiện đại, có ích cho con ngƣời. Những giá trị văn hóa vật thể đƣợc biểu hiện qua những sáng tạo của con ngƣời mà chúng ta có thể cảm nhận đƣợc thông qua các giác quan, với những kích thƣớc, trọng lƣợng, hình dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh nhất định. Chẳng hạn nhƣ những công trình kiến trúc lâu đời, đƣợc bảo vệ và duy trì nhƣ một lòng biết ơn tƣởng nhớ đến ngƣời có công cho đất nƣớc, nó cũng mang nét đẹp văn hóa của đất nƣớc đó và trở thành một sản phẩm du lịch, góp phẩn quảng bá cho đất nƣớc. Ngƣợc lại, văn hóa tinh thần là những sáng tạo thuộc lĩnh vực tri thức, tâm linh, hiểu biết, tình cảm, suy tƣ của con ngƣời. Nói cách khác, văn hóa tinh thần thuộc lĩnh vực tƣ duy trừu tƣợng mà chúng ta không thể dùng các giác quan để cầm nắm, quan sát nó, chỉ có thể nhận biết thông qua suy nghĩ, cảm nhận và liên tƣởng. Trong lĩnh vực khoa học: đối tƣợng mà chúng ta cần hƣớng tới bảo tồn là những lý luận sinh học, đa dạng sinh học các loài, những nguồn gen động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài động thực vật có giá trị kinh tế cao đang bị khác thác, tàn phá bừa bãi. Những đối tƣợng mà chúng ta cần bảo tồn là những nguồn gen quý hiếm, những loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng do sự săn bắn của con ngƣời hay các yếu tố tự nhiên, ngay cả xác các loài động vật cổ cũng là đối tƣợng bảo tồn, đó là những vật quý cả về vật chất lẫn tinh thần. Nó có giá trị trong việc nghiên cứu tìm tòi của con ngƣời về lịch sử, quá trình hình thành thế giới để thỏa mãn sự hiều biết của con ngƣời. 1.1.2 Khái niệm và đối tƣợng của phát triển a. Khái niệm phát triển Theo quan điểm về phát triển của Các Mác về công cuộc đổi mới của Việt Nam thì: “ Phát triển là một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và không bao giờ là một con đƣờng thẳng tắp, bằng phẳng cho mọi dân tộc, trong mọi thời đại.” 14
- Theo quan niệm về di truyền học, Ghenken(1960) định nghĩa: “ sự phát triển là quá trình biến đổi về chất cần thiết xảy ra trong tế bào và quá trình hình thành cơ quan mới mà cây phải trải qua từ khi tế bào trứng đƣợc thụ tinh cho đên khi hình thành tế bào sinh sản mới” Theo quan niệm về phát triển trong kinh tế: “ Phát triển là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của một nền kinh tế, nó bao gồm sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lƣợng cuộc sống.” Trong mỗi lĩnh vực phát triển thƣờng hƣớng đến đối tƣợng, pham vi khác nhau vì vậy theo quan điềm chung nhóm chúng tôi rút ra: Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hƣớng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.” b. Đối tƣợng của phát triển Đến đây chúng ta cần tìm hiểu xem mỗi lĩnh vực ngành nghề, khu vực cần phát triển đối tƣợng nào? Và tại sao phải phát triển đối tƣợng đó? Mỗi địa phƣơng có một thế mạnh, một đặc thù riêng, nên chúng ta cần phát huy thế mạnh đặc thù ấy để phát triển, tiến bộ duy trì cái cũ có kế thừa để phát huy cái mới hiện đại phù hợp hơn. Trong lĩnh vực chính trị, chính sách: việc kế thừa những chính sách cũ phù hợp là rất tốt, nhƣng chúng ta cần biết thay đổi, chỉnh sửa các chính sách cho phù hợp với thời thế biến đổi để góp phần xây dựng đất nƣớc đi lên theo thời đại. Trong lĩnh vực văn hóa: luôn luôn thay đối thì việc giữ gìn là rất khó nhƣng việc phát triển các nền văn hóa đó còn khó hơn khi vừa phải phát triển vừa phải duy trì bản sắc. Theo thời gian những giá trị văn hóa đƣợc lƣu truyền nhƣng những giá trị đó càng không phù hợp với hiện tại việc lƣu truyền càng trở lên khó khăn, giới trẻ ngày càng xa rời với văn hóa ngày xƣa, dễ bị hiện 15
- đại hóa với xã hội hiện đại, những công trình kiến trúc đình chùa theo thời gian càng bị phá hủy đó là những giá trị văn hóa hiện vật mà chúng ta cần bảo tồn và làm cho các giá trị ấy phát triển hơn. Trong lĩnh vực khoa học: vấn đề phát triển luôn diễn ra, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên chúng ta cũng phải không ngừng học hỏi để phát triển ra các sản phẩm mới, những nghiên cứu mới trong các lĩnh vực để bắt kịp với thời đại góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc. Tóm lại, vẫn đề bảo tồn và phát triển trong mọi lĩnh vực ngành nghề luôn là vấn đề quá khứ, hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Trong mọi lĩnh vực, chúng ta cần bảo tồn cái quý hiếm có giá trị để phát triển chúng cho phù hợp tiến bộ mang lại giá trị vật chất cũng nhƣ tinh thần cho cả cộng đồng. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc Hà đông đó là việc bảo tồn một nét đẹp văn hóa lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng, của xã hội cũng nhƣ một nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt. Làng nghề không chỉ đem lại giá trị về mặt văn hóa mà còn có giá trị lớn lao về việc phát triển kinh tế, xã hội cho ngƣời dân. 1.2 Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Bảo tồn là một vấn đề rộng lớn, đa dạng và ngƣời ta thƣờng gắn liền vấn đề bảo tồn với các đối tƣợng cụ thể nhƣ: bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể; bảo tồn sự đa dạng sinh học; bảo tồn làng nghề truyền thống; bảo tồn di sản văn hóa. Bảo tồn không phải là hoạt động cản trở quá trình vận động, không kìm hãm sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển sự vật, hiện tƣợng theo đúng hƣớng. Trong nội tại bản thân sự vật, hiện tƣợng luôn tồn tại, một mặt là những đặc điểm riêng có, mang bản sắc độc đáo, đó là nét đẹp, là giá trị, là điểm khác biệt để phân biệt sự vật, hiện tƣợng này với sự vật hiện tƣợng khác; mặt kia là những 16
- yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Bởi vậy, nhiệm vụ của bảo tồn phải nhận biết, tìm ra những điểm lỗi thời, lạc hậu, thậm chí đi ngƣợc lại với quy luật khách quan của sự vật hiện tƣợng. Thông qua đó, định hƣớng một cách đúng đắn cho quá trình phát triển: yếu tố nào của sự vật, hiện tƣợng cần đƣợc giữ nguyên giá trị của nó, yếu tố nào cần đƣợc thay đổi, phát huy nhằm tăng thêm giá trị cho nó và sẽ phải phát huy nó nhƣ thế nào, bằng cách nào cho phù hợp, nhất quán với giá trị hiện tại của sự vật, hiện tƣợng. Bản thân quá trình phát triển sẽ có sự đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Thế nhƣng việc coi bảo tồn triệt tiêu sự phát triển và ngƣợc lại phát triển sẽ triệt tiêu bảo tồn là hoàn toàn sai lầm. Bảo tồn và phát triển có thể coi là thúc đẩy nhau; trong đó bảo tồn giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển. Mọi hoạt động liên quan đến bảo tồn nhƣ bảo vệ, duy trì, giữ gìn, lƣu trữ và truyền dạy những gì tồn tại trong thực tế, mang tính chất tiến hóa, mang tính chất duy trì và tồn tại đều có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động phát triển; bởi bảo tồn là cơ sở cho sự phát triển đúng hƣớng, công tác bảo tồn có hoàn thiện sẽ thúc đẩy kế hoạch phát triển đƣợc thực hiện đúng phƣơng hƣớng và nhu cầu hiện tại của thực tế xã hội. Và ngƣợc lại, khi hoạt động phát triển sự vật, hiện tƣợng đƣợc tiến hành có hiệu quả tạo điều kiện về cả yếu tố tinh thần và kinh tế, giúp cho công tác bảo tồn ngày càng đƣợc quan tâm và thực hiện có kế hoạch cụ thể hơn, quy mô hơn. Bên cạnh đó thông qua phát triển, con ngƣời nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn nhằm thể hiện bản sắc riêng. Phân tích một lĩnh vực tiêu biểu là văn hóa, từ hoạt động phát triển văn hóa gắn liền với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để khẳng định bản sắc dân tộc, thể hiện cái độc đáo, cái riêng có của nền văn hóa nƣớc nhà, mỗi ngƣời dân phải có ý thức nhận biết và tự ý thức bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa của dân tộc, và tất nhiên, bài trừ những hủ tục, những tập quán cản trở sự phát triển của đất nƣớc. Quá trình vận động của sự vật hiện tƣợng, cho dù là tự bản thân nó vận động hay do sự 17
- tác động của con ngƣời, vẫn diễn ra liên tục, hàng ngày, không ngừng nghỉ và thay đổi theo một hƣớng xác định. Song song cùng quá trình phát triển theo xu hƣớng vận động của thế giới khách quan, con ngƣời cũng cần nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động bảo tồn. Để không bị mai một giá trị, không bị đồng hóa sự vật, hiện tƣợng này với sự vật, hiện tƣợng khác, hay nói cách khác, để giữ gìn giá trị, giữ gìn bản sắc độc đáo của sự vật, hiện tƣợng tƣợng trong lộ trình phát triển và hành trình hội nhập với văn minh nhân loại diễn ra hàng ngày, con ngƣời phải nhận thức đƣợc đâu là nét độc đáo, đâu là điểm riêng biệt có giá trị cao cần đƣợc giữ gìn và lƣu giữ của một sự vật, hiện tƣợng nhằm nâng nó lên thành bản sắc riêng, mà khi nhắc đến nó nhƣ là một cách gọi khác cho sự vật, hiện tƣợng đó vậy. Cũng bởi tầm quan trọng của việc bảo tồn mà trong quá trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế mới của đối tƣợng dựa trên nền tảng giá trị đã đƣợc bảo tồn. Bảo tồn không đơn thuần chỉ là bảo vệ, hay lƣu giữ những giá trị đặc sắc của sự vật hiện tƣợng, mà bảo tồn còn là cơ sở, là căn cứ cho sự phát triển, giúp cho quá trình phát triển của sự vật hiện tƣợng dƣới sự tác động của con ngƣời không bị chệch hƣớng và tuân theo lộ trình vận động hợp lí của thế giới khách quan mà sự vật, hiện tƣợng đó đang tồn tại. Hơn thế nữa, song hành cùng quá trình phát triển là sự đánh giá, nhận xét những giá trị mới đƣợc xây dựng, so với nền tảng giá trị đã đƣợc bảo tồn và giá trị của sự vật hiện tƣợng khác trong cùng một lĩnh vực. Và kết quả của một bƣớc phát triển là xác lập vị thế mới của sự vật, hiện tƣợng. 1.3 Ý nghĩa của bào tồn và phát triển Bảo tồn, theo nghĩa thực của nó là giữ gìn, lƣu trữ giá trị. Vậy hệ giá trị đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Tùy theo từng đối tƣợng, với mỗi hệ giá trị khác nhau mà bảo tồn có thể đƣợc thực hiện ở các dạng hành động khác nhau: bảo vệ đối với hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học; lƣu trữ vật dụng mang giá trị văn hóa cao, mang ý nghĩa nhân chứng lịch sử; hay bảo tồn còn thể hiện qua việc dạy 18
- nghề, truyền nghề lại cho thế hệ sau đối với các làng nghề truyền thống. Mục đích của hoạt động bảo tồn là khác nhau với mỗi đối tƣợng khác nhau. Việc bảo tồn các khu rừng nguyên sinh sẽ ổn định đƣợc về môi trƣờng, hình thành các vùng vành đai điều hòa tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu; bảo tồn biển không chỉ đơn thuần là bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các hệ sinh thái nơi cƣ trú thƣờng xuyên quan trọng đối với các loài sinh vật biển, nhất là các loài đang bị khai thác mạnh, bị đe dọa và có nguy cơ bị diệt vong mà còn mang lại lợi ích kinh tế, tận dụng đƣợc tối đa và lâu dài lợi ích từ nguồn tài nguyên biển cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhƣ vậy, dù là đối tƣợng nào hay bảo tồn dƣới hình thức nào thì công tác bảo tồn không chỉ đơn giản giữ lại mà còn thể hiện cốt cách, khí phách, tƣ chất và sức mạnh khẳng định sự khác biệt giữa sự vật này với sự vật khác, khẳng định bản sắc độc đáo, riêng có của nó, để từ đó không chỉ tạo ra giá trị văn hóa, giá trị phi vật thể mà còn tạo ra giá trị, tiềm lực về kinh tế từ chính sự khác biệt độc đáo của nó. Về mặt lí luận, “phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tƣợng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tƣợng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tƣợng mới”. Bảo tồn hình thành nên cơ sở cho sự phát triển, thúc đẩy quá trình phát triển theo đúng định hƣớng. Nhƣ vậy, phát triển sự vật, hiện tƣợng còn là một phƣơng thức bảo tồn chính giá trị đặc biệt của sự vật, hiện tƣợng đó. Phát triển tạo ra một sự đa dạng, phong phú trong nội tại bản thân sự vật hiện tƣợng dựa trên tảng những giá trị vốn có của nó - phát triển nội tại. Phát triển cũng có thể chuyển sự vật, hiện tƣợng sang một hệ thống khác, nhằm thích ứng với điều kiện môi trƣờng lịch sử - xã hội. Phát triển theo đúng nghĩa của nó không chỉ đáp ứng các nhu cầu hiện tại của sự vật, hiện tƣợng, đáp ứng nhu cầu hiện tại của con ngƣời trong xã hội hiện tại mà còn không gây trở ngại đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau – phát triển bền vững. Nếu nhƣ bảo 19
- tồn lƣu trữ lại những giá trị vốn có của sự vật, hiện tƣợng thì phát triển nhằm mục đích làm tăng thêm giá trị ấy, khẳng định và xác lập vị thế dựa trên nền tảng giá trị đƣợc bảo tồn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong công tác thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát triển các sự vật, hiện tƣợng khác nhau một cách có hiệu quả. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển giúp ta xác định đƣợc phƣơng hƣớng hành động của các hoạt động, nhận biết đƣợc đâu là giá trị cần phải giữ gìn, là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng. Hơn nữa, việc xác định rõ ràng và chính xác hiện trạng, vị thế của sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan, trong sự tƣơng quan với các sự vật hiện tƣợng khác là một điều kiện cần để xác định và xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị tận gốc chứ không chỉ đơn thuần là các chƣơng trình mang tính chất thông báo, giới thiệu, hay những kế hoạch chỉ trên giấy tờ mà không mang tính khả thi trong khi triển khai thực hiện. Công tác bảo tồn gắn liền với phát triển giúp tạo ra các “sản phẩm” vừa chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, những yếu tố tự nhiên, vốn có của sự vật hiện tƣợng hay những “sản phẩm” chứa đựng yếu tố lịch sử dân tộc, chứa đựng linh hồn của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời, của xã hội hiện tại. Nhƣ vậy, bảo tồn và phát tiển không chỉ là giữ gìn, lƣu trữ mà còn là đa dạng hóa, thích ứng và gắn kết các sự vật, hiện tƣợng với nhau; không chỉ nhằm tới giá trị về văn hóa, giá trị về tinh thần mà còn hƣớng tới giá trị thƣơng mại hóa, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội, nâng cao mức sống con ngƣời và phát triển bền vững. 2. Lý luận chung về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống 2.1 Tổng quan về làng nghề truyền thống 2.1.1 Khái niệm và đặc trƣng của làng nghề truyền thống a. Khái niệm về làng nghề truyền thống 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 520 | 74
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM ENZYME CHỨA PROTEASE, AMYLASE VÀ PHYTASE VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA LỢN F1(LANDRACE x YORKSHIRE)"
10 p | 257 | 54
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015
28 p | 255 | 45
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 332 | 44
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC - HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA "
9 p | 241 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà"
6 p | 177 | 27
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUÝ HIẾM THEO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG MỸ, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "
10 p | 152 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một số dẫn liệu về hệ thực vật bậc cao có mạch ở Bát Mọt, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hoá"
11 p | 162 | 16
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT SỰ TỒN TẠI CỦA CÁ HEO NƯỚC NGỌT (Orcaella brevirostris) Ở LƯU VỰC SÔNG MÊKÔNG CỦA VIỆT NAM"
10 p | 156 | 15
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Khỉ mặt đỏ (MACACA ARCTOIDES) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa, Việt Nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Khỉ mặt đỏ
15 p | 28 | 12
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Danh lục các loài thú ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tỉnh Nghệ An và ý nghĩa bảo tồn nguồn gen quí hiếm của chúng"
10 p | 101 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Chò chỉ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu - Yên Nái
15 p | 21 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TỒN LƯU ENROFLOXACI N TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)"
4 p | 78 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề đúc đồng thị trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định
87 p | 45 | 8
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ss-ảnh 1-phủ dãy của không gian mê"
12 p | 68 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc Pháp tại Vườn Quốc gia Ba Vì trong phát triển du lịch
80 p | 12 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Một tương tự của định lý Maso"
14 p | 88 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn