intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu Khoa học: Cấu trúc vốn của ngành - yếu tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp nội ngành

Chia sẻ: Le Van Trung Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

268
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu Khoa học: Cấu trúc vốn của ngành - yếu tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp nội ngành nhằm mục tiêu đánh giá, nhận định sơ bộ về cấu trúc vốn của ngành cơ bản Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đó. Tìm hiểu sự khác biệt trong cấu trúc vốn chung của các ngành tại Việt Nam và Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu Khoa học: Cấu trúc vốn của ngành - yếu tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp nội ngành

LỜI MỞ ĐẦU<br /> Việt Nam đang dần trở thành đối tác của nhiều nước trên thế giới và trên đà phát triển đó, nước ta đang từng bước thích nghi với thị trường thế giới, các ngành kinh tế trong nước cũng như các doanh nghiệp nội địa có nhiều cơ hội phát triển và cũng đầy thách thức phải vượt qua. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tất cả các nền kinh tế,cũng như các công ty trên thế giới. Tại Việt Nam ảnh hưởng này thể hiện rõ nét trong năm 2008 – 2009 ở thị trường tiền 1tệ và thị trường vốn. Các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cao đi kèm với thị trường chứng khoán mất tính thanh khoản nên các công ty gặp khó khăn trong huy động vốn, một số công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Vì vậy để có khả năng trụ vững và đưa doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn, từng bước đi lên thì cần phải có nguồn tài chính vững mạnh, cơ chế quản lý, chính sách sử dụng vốn phải hết sức hiệu quả. Và hiện nay,các phương pháp giúp xác định xây dựng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn là một vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, trong khi đây là một vấn đề mang tính thực tiễn rất cao, giúp điều chỉnh hiệu quả việc điều hành hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Chính vì lý do đó, người viết lựa chọn đề tài”Cấu trúc vốn của ngành – yếu tố tác động đến cấu trúc vốn doanh nghiệp nội ngành”. Mục tiêu nghiên cứu Có được đánh giá, nhận định sơ bộ về cấu trúc vốn các ngành cơ bản Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, ảnh hưởng như thế nào và ở mức độ nào, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đó. Tìm hiểu sự khác biệt trong cấu trúc vốn chung của các ngành tại Việt Nam và Mỹ.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập và xử lý các số liệu cần thiết từ bảng báo cáo tài chính cuối năm đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và sàn giao dịch chứng khoán NewYork. Sau đó dùng số liệu chạy SPSS 11.5 để cho ra giá trị trung bình ngành và mô hình các nhân tố ảnh hưởng. Nội dung nghiên cứu Thu thập và xử lý các số liệu về các nhân tố TANG:Tài sản hữu hình/Tổng tài sản, CR : chỉ số tiền mặt (Tiền mặt và chứng khoán/nợ ngắn hạn), ICR: khả năng thanh toán lãi vay (EBIT/lãi vay), GROWTH: tốc độ tăng trưởng (tốc độ tăng trưởng tổng tài sản), TAX: Thuế thực nộp ( Thuế thực nộp/EBIT), SIZE: quy mô doanh nghiệp đo lường bằng doanh thu thuần, ROA: hiệu suất sử dụng tài sản, SDE: hệ số nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn/vốn chủ sở hữu), LDE: hệ số nợ dài hạn (nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu), TDE: hệ số tổng nợ (tổng nợ/ vốn chủ sở hữu). Đóng góp của đề tài Thấy được sự khác nhau cũng như tương đồng trong cấu trúc vốn của các ngành giữa Việt Nam và Mỹ. Đánh giá được trong các nhân tố trên, nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn doanh nghiệp, ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào. Hƣớng phát triển của đề tài Mở rộng mẫu, thu thập thêm số liệu và giải thích, phân tích để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN<br /> 1.1. Tổng quan về cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ƣu 1.1.1 Các giả định và các yếu tố cần xem xét trong quyết định cấu trúc vốn: 1.1.1.1. Các giả định: Khi phân tích cấu trúc vốn,cần dựa trên hai giả định quan trọng.Giả định thứ nhất là chính sách đầu tư của doanh nghiệp không thay đổi.Điều này có nghĩa là lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) được cố định khi ta phân tích các tác động của việc thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp tới giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phần thường.Giả định thứ hai là việc đầu tư của doanh nghiệp thực hiện không làm thay đổi khả năng trả nợ có thế chấp của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Các yếu tố cần xem xét trong quyết định cấu trúc vốn: Sau đây người viết sẽ trình bày các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn: 1.Đặc điểm của nền kinh tế Khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã theo nhịp của nền kinh tế thế giới,đồng thời chịu ảnh hưởng từ các nền kinh tế lớn.Do đó các doanh nghiệp cần phải xác định một cấu trúc vốn ổn định để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu khi nền kinh tế biến động.Tuy nhiên đó cũng phải là một cấu trúc vốn linh hoạt và hợp lý để khi doanh nghiệp dự kiến triển vọng kinh doanh gia tăng,mở rộng quy mô sản xuất,mở rộng thị phần thì doanh nghiệp có thể tiếp cận thi trường vốn nhanh chóng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2.Các tiêu chuẩn ngành Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chịu sự chi phối đáng kể từ các tiêu chuẩn của ngành.Có nhiều chứng cứ cho thấy là cấu trúc vốn của doanh nghiệp thay đổi một cách đáng kể giữa các ngành hoạt động.Kester tìm thấy rằng các doanh nghiệp sinh lợi càng cao càng có khuynh hướng sử dụng ít nợ.Một doanh nghiệp chấp nhận cấu trúc vốn khác biệt lớn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục thị trường tài chính là rủi ro kinh doanh của mình cũng sẽ khác biệt đáng kể với rủi ro của một doanh nghiệp trung bình ngành để đảm bảo cho cấu trúc vốn khác biệt này.Do vậy,các doanh nghiệp luôn có khuynh hướng cố gắng đạt được tỷ số tài chính gần với mức bình quân của ngành. 3.Chu kì tăng trưởng ngành Các nhà phân tích cho rằng thành quả của ngành có quan hệ với các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh và mỗi chu kỳ kinh doanh thì khác nhau nên ta không chỉ xem xét lịch sử mà còn phải xem xét xu hướng của chu kỳ kinh doanh vì chính xu hướng đó sẽ xác định thành quả tương lai.Điển hình như một phân tích cho thấy rằng,càng gần về cuối cuộc suy thoái,các cổ phiếu tài chính tăng giá trị vì các nhà đầu tư dự báo rằng thu nhập của các ngân hàng sẽ tăng và nhu cầu các khoản vay sẽ phục hồi… 4.Đặc điểm ngành Tùy mỗi ngành kinh doanh khác nhau mà cấu trúc vốn cũng khác nhau.Đối với doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng,ngành thương mại luôn đòi hỏi vốn tài sản lưu động cao và cần thiết phải có nguồn vốn ngắn hạn có tỷ lệ cao.Đối với doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp lại cần có nguồn vốn dài hạn lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do nhu cầu mua trang thiết bị,tài sản cố định<br /> <br /> 4<br /> <br /> lớn.Ngoài ra,mức độ cạnh tranh của ngành cũng tác động đến quyết định của nhà quản trị. 5.Đặc tính của doanh nghiệp Hình thức tổ chức của các doanh nghiệp rất quan trọng trong việc huy động vốn. Mỗi loại hình doanh nghiệp có cách thức huy động vốn khác nhau, có thể thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư phát triển doanh nghiệp trong tương lai. 6.Rủi ro doanh nghiệp Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính là những rủi ro thường trực của tất cả các doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh gắn liền với đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Rủi ro tài chính có tính khả biến tăng thêm của lợi nhuận cho mỗi cổ phần và xác suất gia tăng của việc mất khả năng thanh toán do việc sử dụng nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn cố định ,như nợ và cổ phiếu ưu đãi.Khi các yếu tố khác không đổi thì doanh nghiệp sử dụng đòn cân nợ càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao. 7.Thuế TNDN Tài trợ nợ có một lợi thế quan trọng dưới hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp.Lãi từ chứng khoán nợ mà một công ty chi trả được khấu trừ thuế.Cổ tức và lợi nhuận giữ lại thì không.Như vậy,lợi nhuận của các trái chủ tránh được thuế ở cấp độ doanh nghiệp. 8.Cơ hội tăng trưởng Các công ty tăng trưởng thường sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ vay để duy trì và tài trợ cho các cơ hội phát triển. Và ngược lại những công<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2