Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2020
lượt xem 13
download
Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở và định hướng cho vấn đề nghiên cứu thông qua tổng quan về tái cấu trúc thị trường chứng khoán và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Nâng cao kiến thức chuyên môn và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, viết giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Giải pháp tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2020
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1.Vũ Thị Anh – Chủ nhiệm đề tài Chức vụ: Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng Học vị: Thạc sĩ 2. Nguyễn Ngọc Anh Chức vụ: Giảng viên khoa Tài chính Ngân hàng Học vị: Thạc sĩ i
- MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU, BẢNG ..................................................................................... iv KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................4 1.1. Tổng quan về Thị trường chứng khoán.......................................................4 1.1.1. Khái niệm và bản chất của Thị trường chứng khoán ...............................4 1.1.2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán .........................................4 1.1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán ...................................6 1.1.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................................8 1.2.Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam ..........................................9 1.2.1. Cơ sở lý luận về tái cấu trúc TTCK Việt Nam .........................................9 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc thị trường chứng khoán ...................10 1.2.3. Mục tiêu, quan điểm tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam.....15 Chương 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ................................................................................17 2.1. Thực trạng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam................17 2.1.1. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán ....17 2.1.2. Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư .................................................................20 2.1.3. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ...................................................................................................................................22 2.1.4. Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán ...................25 2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán ...................................................................................................................................27 2.2. Đánh giá việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam ................30 2.2.1. Kết quả đạt được ....................................................................................30 2.2. 2. Một số hạn chế còn tồn tại ....................................................................41 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...........................................................43 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................46 3.1. Tình hình kinh tế và phương hướng thực hiện tái cấu trúc giai đoạn tới ...................................................................................................................................46 3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán thời gian tới.........46 3.1.2. Về phương hướng, nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc giai đoạn tới ..........47 3.2. Các giải pháp tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn tới ..............................................................................................................................48 ii
- 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng quy mô, tính thanh khoản và đa dạng hóa cơ sở hàng hóa ....................................................................................................................48 3.2.2. Nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán ..................................................................................50 3.2.3. Tăng cường cơ sở nhà đầu tư và khơi thông dòng vốn nước ngoài .......51 3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán .........................................................................................................................53 3.2.5. Hoàn thiện thị trường chứng khoán phái sinh và phát triển các công cụ phái sinh ....................................................................................................................54 3.2.6. Một số giải pháp cho phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam ............56 3.2.7. Nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giám sát giao dịch trên TTCK.....58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
- DANH MỤC BIỂU, BẢNG Biểu đồ 1.1. Vị trí Thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính 4 Biểu đồ 2.1. Huy động vốn qua Thị trường chứng khoán 2005 - 2015 30 Bảng 2.1. Tình hình hoạt động Thị trường chứng khoán 31 Biểu đồ 2.2. Diễn biến các Thị trường chứng khoán Đông Nam Á năm 2015 32 Bảng 2.2. Kết quả thực hiện tái cấu trúc các CTCK, CTQLQ năm 2015 39 Biểu đồ 2.3. Số NĐTNN được cấp mã giao dịch tại Việt Nam 41 iv
- KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Giải nghĩa 1 CBTT Công bố thông tin 2 CPH Cổ phần hóa 3 CTCK Công ty chứng khoán 4 CTĐC Công ty đại chúng 5 CTNY Công ty niêm yết 6 CTQLQ Công ty quản lý quỹ 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 KBNN Kho bạc nhà nước 9 NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 10 NHNN Ngân hàng nhà nước 11 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 12 TCKDCK Tổ chức kinh doanh chứng khoán 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 TPCP Trái phiếu Chính phủ 15 TPDN Trái phiếu doanh nghiệp 16 TTCK Thị trường chứng khoán 17 TTCKPS Thị trường chứng khoán phái sinh 18 TTTP Thị trường trái phiếu 19 TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán 20 UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước v
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000. Sau hơn 15 năm phát triển và hoạt động, TTCK Việt Nam đã dần trưởng thành và lớn mạnh, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho ngân sách để phục vụ đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh với tổng giá trị vốn huy động qua TTCK ước đạt gần 2 triệu tỷ đồng và thu hút khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Giá trị dư nợ trái phiếu hiện khoảng 22% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng 32% GDP. TTCK dần tạo lập được một mô hình, thiết chế TTCK phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường, từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực tái cơ cấu thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài và từng bước xã hội hóa hoạt động đầu tư của công chúng. Công tác tái cấu trúc TTCK cũng đang được triển khai một cách kiên định, hướng tới việc mở rộng các sản phẩm mới và thị trường mới. Tuy nhiên, nhìn vào trăm năm phát triển TTCK trên thế giới, TTCK Việt Nam mới chỉ đang chập chững tập đi. TTCK Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết như tính thanh khoản chưa cao, thị trường dễ bị tác động bởi tin đồn, các dấu hiệu vi phạm pháp luật khá phức tạp, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư chưa triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, năm 2015 vẫn chưa tổ chức được thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh... Bên cạnh đó, sự hội nhập sâu rộng về mặt kinh tế và tài chính của Việt Nam, với sự thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và nhiều Hiệp đinh thương mại mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ thông qua sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của TTCK Việt Nam. Ðiều này đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần tái cấu trúc TTCK một cách đồng bộ, mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, tạo nên một thị trường vững chắc và đủ sức hội nhập. Tái cấu trúc TTCK là một hướng đi mà nhiều nước đã từng trải qua sau mỗi thời kỳ hưng thịnh, suy thoái và việc tái cấu trúc như vậy sẽ tạo ra khả năng tiếp cận được với các thị trường khu vực cũng như quốc tế. Đặc biệt sau các cuộc khủng hoảng tài chính, điển hình như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 hay khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Đối với Việt nam, từ sau năm 2008 đến nay TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và có nhiều tác động bất lợi đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết trung ương 3 và Nghị quyết kỳ họp thứ 2 – Quốc hội Khóa 13 về việc tái cấu trúc nền kinh tế và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng Đề án “Tái cấu trúc TTCK và Doanh nghiệp bảo hiểm”. Đề án bao gồm: tái cấu trúc hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc hệ thống các trung gian tài chính (tổ chức kinh doanh chứng khoán, dịch vụ chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát), tái cấu trúc các tổ chức thị trường (Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán). Việc tái cấu 1
- trúc TTCK Việt Nam theo Đề án “Tái cấu trúc TTCK và Doanh nghiệp bảo hiểm” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để TTCK phát triển trong thời gian tới. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Qua tìm hiểu thực tiễn, từ trước đến nay đã có những đề tài nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của TTCK, nhưng chưa có công trình nào đề cập toàn diện đến tái cấu trúc TTCK trong điều kiện Việt Nam sẽ có những thời cơ mới, vận hội mới đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn khi thực hiện các cam kết với WTO và mở rộng hội nhập. Đề tài nghiên cứu sẽ là đề tài phát triển theo hướng nghiên cứu mới độc lập, không trùng lặp với các đề tài công bố. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thị trường chứng khoán và tái cấu trúc TTCK - Tập trung vào thực trạng tái cấu trúc TTCK, từ đó đề ra những giải pháp nhằm tái cấu trúc TTCK một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mục đích nghiên cứu: - Một là, xây dựng hệ thống lý luận làm cơ sở và định hướng cho vấn đề nghiên cứu thông qua tổng quan về tái cấu trúc TTCK và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến việc tái cấu trúc TTCK. - Hai là, Thực trạng tái cấu trúc TTCK của Việt Nam trong thời gian qua từ đó nêu ra những kết quả đã đạt được và một số tồn tại cần khắc phục. - Ba là, đưa ra một số kiến nghị và những nhóm giải pháp ứng với những nhóm mục tiêu cụ thể về tái cấu trúc TTCK trong những năm tới. - Bốn là, nâng cao kiến thức chuyên môn và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, viết giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. - Năm là, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên, khích lệ tinh thần khả năng tự nghiên cứu của sinh viên nhằm nâng cao nhận thức, tư duy và chất lượng của sinh viên. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu: Đánh giá Thực trạng tái cấu trúc TTCK Việt Nam, kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục để đưa ra những giải pháp hợp lý trong giai đoạn tới. 5. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Lý luận chung về TTCK và tái cấu trúc TTCK Việt Nam như thế nào? Thực trạng công tác tái cấu trúc TTCK Việt Nam diễn ra như thế nào? 2
- Kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác tái cấu trúc TTCK Việt Nam là gì? Các giải pháp đẩy mạnh tái cấu trúc TTCK hiệu quả trong thời gian tới ? 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, để làm rõ các nội dung khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra phương pháp thống kê, kinh nghiệm và dự báo cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 7. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài So với tình hình nghiên cứu hiện nay như đã nói ở trên thì đề tài có thể có được một số đóng góp như sau: Thứ nhất, tiếp cận một cách khoa học và thực tiễn về tình hình tái cấu trúc TTCK Việt Nam Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tái cấu trúc TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 -2015 Thứ ba, phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tái cấu trúc TTCK Việt Namg, từ đó đề xuất giải pháp tái cấu trúc TTCK Việt Nam trong những năm tới. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về TTCK và tái cấu trúc TTCK Việt Nam Chương 2: Thực trạng tái cấu trúc TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tái cấu trúc TTCK Việt Nam 3
- Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về Thị trường chứng khoán 1.1.1. Khái niệm và bản chất của Thị trường chứng khoán Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hoặc bút toán ghi sổ, nó là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là nguồn cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán dài hạn như: các trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh, hợp đồng tương lai, quyền chọn, bảo chứng phiếu, chứng quyền. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán, chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. 1.1.2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 1.1.2.1. Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính Vị trí của thị TTCK trong hệ thống thị trường tài chính có thể biểu thị khái quát qua sơ đồ sau: Biểu đồ 1.1. Vị trí thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính 4
- Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính thể hiện: Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn. Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ nợ và các công cụ vốn (các công cụ sở hữu). 1.1.2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản. a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp: Là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán chứng khoán đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả các chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn của nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng cho chính phủ ,các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư . Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Chứng khoán sau khi đã phát hành trên thị trường sơ cấp sẽ được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp. Hoạt động mua bán thường xuyên trên thị trường thứ cấp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư liên tục mua ban chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá. b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (SGDCK) và phi tập trung (thị trường OTC). SGDCK là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng, đã trải qua nhiều thử thách trên thị trường và đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn niêm yết do SGDCK đặt ra. SGDCK được tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ bởi UBCKNN, các giao dịch chịu sự điều tiết của luật chứng khoán và TTCK. Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua 5
- bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của TTCK phi tập trung được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và CTCK thông qua điện thoại hay máy vi tính diện rộng. TTCK phi tập trung chịu sự quản lý của Sở giao dịch và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. c. Căn cứ vào phương thức giao dịch Bao gồm thị trường giao ngay và thị trường giao nhận có kỳ hạn. Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch. Mọi việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán diễn ra trong ngày giao dịch hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định. Thị trường giao nhận có kỳ hạn: là thị trường ở đó có việc ký hợp đồng giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra tại một khoảng thời gian nhất định. d. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh, thị trường chứng chỉ quỹ. Thị trường cổ phiếu: Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các cổ phiếu đã được phát hành. Hoạt động của thị trường cổ phiếu chứa đựng cả hai linh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và TPCP. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn... Thị trường chứng chỉ quỹ: Đây là thị trường mua đi bán lại các loại chứng chỉ quỹ. Thị trường chứng chỉ quỹ có các đặc điểm: Hàng hóa mua bán trên thị trường là các loại chứng chỉ quỹ do các CTQLQ đầu tư phát hành Nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ là người ủy thác cho CTQLQ thực hiện hoạt động đầu tư tập thể theo điều lệ của quỹ. Tùy theo đặc điểm của từng loại quỹ đầu tư mà nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ có thể thu hồi vốn trực tiếp từ quỹ hoặc phải đem bán chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng chỉ quỹ. 1.1.3. Vai trò và chức năng của thị trường chứng khoán Thứ nhất, TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. 6
- Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi. Thực tế trên TTCK, tất cả các thông tin được cập nhật và được chuyển tải tới tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường. TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là các yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Thứ hai, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hoá DNNN. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám chặt chẽ của TTCK đã làm giảm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công. Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá TTCK. Việc mở cửa TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Thứ năm, TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. 7
- Thứ sáu, TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. 1.1.4. Thị trường chứng khoán Việt Nam Trước yêu cầu về đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo và chọn lọc các mô hình kinh tế trên thế giới, Việt Nam đã quyết đinh thành lập TTCK Việt Nam với những đặc thù riêng biệt: thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sau khi thị trường phát triển thì chuyển sang thành SGDCK. Ngày 6/11/1993, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 207/QĐ-TCCB thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc NHNN với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập 02 TTDGCK tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2000-2005 là những bước đi đầu tiên cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương với chức năng chủ yếu là tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yết giao dịch. Để khuyến khích thu hút các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tham gia TTCK trong giai đoạn đầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế giao dịch chứng khoán… Bên cạnh đó nhằm giảm thiểu các hành vi gây bất ổn thị trường, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK để đảm bảo mục tiêu vận hành thị trường Công khai – Công bằng – Minh bạch. Từ 2001-2003, để phát triển TTCK phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 phê duyệt Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2010. Ngày 28/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ –CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Nghị định 144 hiện thực hóa các quy định về hoạt động của TTCK nhằm tạo điều kiện để phát triển một TTCK vận hành theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường. Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngày 19/2/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. 8
- Sau khi trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động được 3 năm, Chính phủ đã chỉ đạo UBCKNN sớm xây dựng trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính (UBCKNN) đã triển khai rất tích cực về các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sự con người và hệ thống. Nhờ vậy, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức được ra đời vào ngày 8/3/2005. Nhằm từng bước kiện toàn và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của TTCK, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập TTLKCK. Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự kết hợp phát triển TTCK theo chiều rộng và chiều sâu. Trong giai đoạn này, các tiêu chuẩn của thị trường từng bước được nâng cao trên các mặt niêm yết, phát hành, công bố thông tin, quản trị công ty. Các Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được chuyển đổi mô hình hoạt động thành SGDCK thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội. Năm 2009, thị trường TPCP chuyên biệt và thị trường giao dịch chứng khoán các CTĐC chưa niêm yết (UPCoM) chính thức đi vào hoạt động, bước đầu góp phần phân định các khu vực thị trường giữa các SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh, góp phần tăng cung hàng hóa và tăng tính thanh khoản cho TTCK, thu hẹp thị trường tự do và phát triển TTTP. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay đánh dấu sự phát triển thị trường theo chiều sâu và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011- 2020. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời quyết liệt triển khai công tác tái cấu trúc TTCK và phát triển sản phẩm mới. 1.2.Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2.1. Cơ sở lý luận về tái cấu trúc TTCK Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành từ năm 2000, trong giai đoạn 2000 – 2011, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô trong bối cảnh nền kinh tế có sự phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, TTCK và bảo hiểm có một số hạn chế như: khung khổ pháp lý thể chế; hàng hóa trên TTCK và bảo hiểm chưa đa dạng; cơ sở nhà đầu tư không đảm bảo sự tăng trưởng bền vững; tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm có sự gia tăng về số lượng nhưng chất lượng hoạt động và năng lực tài chính yếu kém…Để khắc phục những hạn chế của TTCK và thị trường bảo hiểm trong giai đoạn 2000 - 2011, ngày 06/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án“tái cấu trúc TTCK và doanh nghiệp bảo hiểm”, nhằm tái cấu trúc toàn diện và từng bước nâng cao vai trò, vị trí của các thị trường này, phấn đấu đến năm 2020 đưa thị 9
- trường này trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế. Theo đó“Tái cấu trúc TTCK là một quá trình thay đổi theo hướng thu hẹp số lượng các CTCK, phát triển nhà đầu tư tổ chức, tái cấu trúc các SGDCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, củng cố hệ thống thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính” Công tác tái cấu trúc TTCK được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính thực hiện song hành cùng với việc tiếp tục, duy trì sự phát triển của thị trường này. Có nghĩa là, đồng thời vừa tái cấu trúc, lành mạnh hóa hoạt động của thị trường, vừa tiếp tục triển khai, phát triển các sản phẩm trên thị trường nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nhanh hơn công tác tái cấu trúc. Thực tế, thì việc tái cấu trúc TTCK đã được Bộ Tài chính, UBCKNN nhìn nhận từ ngay sau khủng hoảng tài chính năm 2008 và đã được chủ động tổ chức thực hiện ngay từ năm 2010, đặc biệt là đối với các TCKDCK với sự ra đời của Thông tư số 226/2010/TT-BTC quy định về các chỉ tiêu an toàn tài chính đối với các TCKDCK và Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK. Đề án Tái cấu trúc TTCK đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với các mục tiêu chung đối với tái cấu trúc các TCKDCK đó là cơ cấu lại hệ thống các TCKDCK phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường; củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế. Tái cấu trúc TTCK nhằm tạo ra một hệ thống thị trường mà trong đó tất cả các loại chứng khoán đều có nơi giao dịch và việc giao dịch được diễn ra công khai, công bằng, minh bạch với sự giám sát có hiệu quả của Nhà nước. Cụ thể, sẽ có nhiều thị trường, với nhiều sản phẩm như: thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường phái sinh. Các dạng hàng hóa cũng sẽ hợp thức hóa một cách đa dạng hơn: ngoài cổ phiếu, trái phiếu, còn có hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, quỹ đầu tư... Việc tái cấu trúc TTCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, củng cố hệ thống thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong đó có thị trường vốn, TTCK và các dịch vụ tài chính. Tái cấu trúc TTCK nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK tăng cường thu hút đầu tư, luân chuyển vốn và đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính. 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc thị trường chứng khoán 1.2.2.1. Đáp ứng yêu cầu vốn nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế Tái cấu trúc TTCK là một hướng đi mà nhiều nước đã từng trải qua sau mỗi thời kỳ hưng thịnh, suy thoái và việc tái cấu trúc như vậy sẽ tạo ra khả năng tiếp cận được với các thị trường khu vực cũng như quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính quốc tế đã có sự biến đổi nhanh trong cấu trúc thị trường 10
- cũng như hoạt động nghiệp vụ và tiêu chí an toàn tài chính đòi hỏi TTCK Việt Nam cần phải có bước đi thích hợp. Thực tế cho thấy, so với các hình thức huy động vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh như vay ngân hàng, sử dụng vốn của đối tác, khách hàng, huy động từ nguồn tự có, nội bộ trong doanh nghiệp... thì việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn chi phí vẫn rẻ và hiệu quả nhất. Nguồn vốn này đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài. Hiện nay, trong hầu hết nền kinh tế, các hoạt động của TTCK đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển của các hoạt động kinh tế. Theo nhận định của các chuyên gia, việc tái cấu trúc lại TTCK nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, củng cố hệ thống thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong đó có thị trường vốn, TTCK, thị trường bảo hiểm và các dịch vụ tài chính. Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính bậc cao, là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, đóng vai trò lớn trong việc huy động vốn, điều chỉnh, điều hòa các nguồn vốn trong xã hội, là hỗ trợ đắc lực cho hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát và hạn chế tăng trưởng tín dụng. Trong những năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã khai thác được rất nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. Từ đó, giúp tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi, tạo đà cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả... TTCK hỗ trợ tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc DNNN. TTCK là nơi giúp DNNN chuyển thành công ty cổ phần, huy động vốn, chuyển từ vốn Nhà nước sang vốn của cổ đông. Bên cạnh đó, TTCK là nơi lan tỏa quy định, cơ chế về minh bạch, công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp, về cơ chế giải trình cho DNNN. Tuy nhiên từ sau năm 2008, TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và có nhiều tác động bất lợi đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Thị trường đang có những dấu hiệu mất cân bằng một cách rõ ràng. Các chỉ số liên tục tìm đáy mới, niềm tin nhà đầu tư giảm sút, dòng tiền đổ vào cũng ngày càng cạn kiệt, giá trị cổ phiếu suy giảm nghiêm trọng. Do đó, nếu không thực hiện tái cấu trúc triệt để (trong đó mấu chốt là tái cấu trúc hoạt động tài chính) thì các CTCK - trụ cột chính của TTCK sẽ không thể trụ vững và thực hiện được vai trò, vị trí và nhiệm vụ được giao. Tái cấu trúc TTCK Việt Nam được coi là một điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu qủa việc tái cấu trúc trong những lĩnh vực khác. Tái cấu trúc TTCK là nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế. Đây cũng là nhiệm vụ hết sức cấp bách để đáp ứng yêu cầu về vốn dài hạn cho nền kinh tế, củng cố hệ thống thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính... 11
- 1.2.2.2. Khắc phục những hạn chế, yếu kém của thị trường Tái cấu trúc TTCK nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK tăng cường thu hút đầu tư, luân chuyển vốn và đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống tài chính. Sau các cuộc khủng hoảng tài chính, điển hình như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998 hay khủng hoảng tài chính gần đây năm 2007-2008, các quốc gia chịu ảnh hưởng đều thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống tài chính, với quy mô và mức độ khác nhau. Nhìn chung, việc tái cấu trúc hệ thống tài chính ở các quốc gia đó tập trung vào chủ yếu vào hai nội dung là thể chế quản lý, giám sát hệ thống tài chính và hệ thống các trung gian tài chính. Đối với TTCK Việt Nam được hình thành từ năm 2000, trong giai đoạn 2000 – 2011, TTCK có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô trong bối cảnh nền kinh tế có sự phát triển. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 đến nay TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp và có nhiều tác động bất lợi đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. TTCK có một số hạn chế như: khung khổ pháp lý thể chế; hàng hóa trên TTCK và bảo hiểm chưa đa dạng; cơ sở nhà đầu tư không đảm bảo sự tăng trưởng bền vững; TCKDCK có sự gia tăng về số lượng nhưng chất lượng hoạt động và năng lực tài chính yếu kém…Cụ thể: - Về hàng hoá của thị trường: Mặc dù mức vốn hoá thị trường tăng nhanh nhưng nhìn chung quy mô thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhỏ so với các nước. Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đa số các CTNY, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ, sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại TPDN, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro. Hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động thị trường cần được tiếp tục điều chỉnh. Tính minh bạch của TTCK thông qua CBTT của CTNY đã từng bước được nâng cao tuy nhiên nội dung chất lượng và thời hạn CBTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và cung cấp thông tin cho thị trường. Khung pháp luật tài chính của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng và mâu thuẫn về lợi ích. Việc thiếu những hệ thống thông tin hiện đại khiến cho các nhà quản lý khó đưa ra những phân tích có tính quyết định và giám sát thị trường một cách hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống CBTT của các sàn giao dịch chứng khoán, CTCK cho thấy có bất cập trước sự phát triển quá nhanh của thị trường đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nâng cấp hệ thống. Sự ra đời ồ ạt của các CTCK, CTQLQ tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ của những công ty không đủ nội lực để tồn tại. 12
- - Về cơ sở các nhà đầu tư: Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK nhiều song chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Các loại hình công ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển. Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khoán với các hình thức khác nhau như: đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập CTCK, CTQLQ và uỷ thác đầu tư. Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với TTCK là cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, làm cho đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh làm cho khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều. - Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán: Các CTCK đã bước đầu phát huy vai trò là tổ chức trung gian trên TTCK giúp cho việc dẫn vốn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài: lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2009 có trên 800 nghìn tài khoản, năm 2010 có trên 1 triệu tài khoản và năm 2013 có trên 1,3 triệu tài khoản. Tuy nhiên, bên cạnh đó là nhiều mặt chưa được như số lượng các tổ chức tăng nhanh, không bảo đảm hiệu quả hoạt động: Sự hình thành nhanh các CTCK dẫn đến việc cạnh tranh hết sức gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về thị phần môi giới (hơn 70% thị phần giao dịch tập trung vào 23 CTCK và chỉ có chưa đến 30% thị phần giao dịch do 80 CTCK còn lại nắm giữ). So với các quốc gia trong khu vực, số lượng các tổ chức trung gian như vậy là khá nhiều so với quy mô như TTCK Việt Nam. Việc ra đời trong một khoảng thời gian ngắn một số lượng lớn các CTCK có thể lý giải được trong thời kỳ thị trường mới phát triển. Điều này cũng xảy ra tương tự ở một số thị trường trong khu vực. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào giai đoạn thoái trào trung hạn, sự đổ vỡ của các CTCK là không tránh khỏi. Năng lực của các TCKDCK còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, nhân sự, cơ sở vật chất, đặc biệt tiềm lực tài chính chưa lớn. Các TCKDCK nhiều nhưng quy mô và năng lực tài chính thấp, không đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. TTCK và các tổ chức tài chính như CTCK, CTQLQ vẫn còn những hạn chế tồn tại như số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu, số lượng mã trái phiếu được niêm yết là khá lớn nhưng khối lượng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản lớn cho việc tăng cường thanh khoản cho thị trường. Đa số các CTNY, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ, trong số 710 CTNY/ đăng ký giao dịch chỉ có 368 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng, chất lượng CTNY chưa 13
- cao, đặc biệt là quản trị công ty và tính công khai minh bạch. Sản phẩm thị trường còn nghèo nàn, ngoài cổ phiếu và một số loại TPDN, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt có một số CTCK có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng không hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) dẫn đến tình trạng thua lỗ. Các CTQLQ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các CTQLQ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các CTQLQ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, năng lực hoạt động của các công ty còn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá phân loại các CTQLQ theo theo tiêu chí an toàn tài chính, có 04 CTQLQ không đạt yêu cầu về an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra, có 23/47 CTQLQ bị thua lỗ. Hiệu quả hoạt động của các CTQLQ là không đồng đều. 65% các CTQLQ có vốn góp của các ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm có lãi lũy kế kể từ khi thành lập. Trong số các công ty còn lại, chỉ có 28% công ty là có khả năng tạo lợi nhuận. - Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ Thị trường Trái phiếu được coi là tiềm năng nhưng chưa phát triển đúng mức, chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, chưa có thị trường giao dịch riêng cho TPDN. Nếu tính theo tiêu chí tổng dư nợ trên GDP thì quy mô thị trường vẫn còn thấp so với một số quốc gia có trình độ phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia… Sản phẩm trên TTTP chủ yếu được chia thành 2 loại là TPCP (bao gồm cả trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương) và TPDN. Với vai trò là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, tỷ lệ giữa TPCP và TPDN thường không chênh lệch quá nhiều tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Nhưng tại Việt Nam thì tỷ lệ này có mức chênh lệch khá rõ ràng, phản ánh sự chi phối thị trường đến từ phân khúc TPCP. Thị trường trái phiếu chuyên biệt đã được thành lập và hoạt động tại SGDCK Hà Nội, song chủ yếu là TPCP. - Về tổ chức thị trường: Thị trường giao dịch chứng khoán phát triển không ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, có thời kỳ (đặc biệt là năm 2011) giá trị giao dịch giảm thấp, có thời đểm chỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên; chỉ số giá chứng khoán cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 2010. Việc duy trì hoạt động của 2 SGDCK đã góp phần phát triển TTCK trong thời gian qua, tuy nhiên điều này cũng làm cho TTCK bị chia cắt. Việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích song cũng tạo nên những thách thức và khó khăn mới. Việc doanh nghiệp lên sàn ồ ạt tạo ra nhiều cơ hội cho các quỹ đầu tư và NĐTNN hơn là các CTCK và nhà đầu tư trong nước. Khả 14
- năng cung cấp thông tin của TTCK còn quá hạn chế: website, báo chí… còn nhiều bản không có tiếng Anh...Bất cập về kiến thức quản lý và điều hành CTCK cũng là một khó khăn lớn. Đội ngũ lãnh đạo các công ty hiện nay phần lớn xuất thân từ ngành kế toán, tài chính, ngân hàng nội địa...chưa từng trải qua cọ sát với TTCK quốc tế, kinh nghiệm kinh doanh, tập quán quốc tế, phần lớn vẫn còn hạn chế về ngoại ngữ để có thể giao tiếp trực tiếp với các đối tác quốc tế. Cơ sở hạ tầng kém phát triển: Thiếu vắng hệ thống đấu giá cạnh tranh, hệ thống giao dịch thị trường sẵn sàng cung cấp các thông tin về giá và khối lượng theo thời gian thực, thiếu vắng hệ thống thanh toán bù trừ tiên tiến, hệ thống định mức tín nhiệm… Các quy định và công cụ giám sát tại TTCK Việt Nam còn quá sơ sài, thủ công, nên đôi khi UBCKNN phát hiện thị trường có vấn đề nhưng cũng không đủ công cụ để khẳng định hành vi vi phạm. Việc kiểm soát hành vi giao dịch nội gián rất khó khăn, do đối tượng có thông tin nội gián thường không trực tiếp thực hiện giao dịch trục lợi mà chia sẻ cho bên thứ 3 để trục lợi. 1.2.3. Mục tiêu, quan điểm tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 1.2.3.1. Mục tiêu tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt nam Thứ nhất, Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán và bảo hiểm; nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức phát hành; công khai, minh bạch các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Thứ hai, Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và quy mô phát triển của thị trường; củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế. Thứ ba, Tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư cá nhân; thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn, đồng thời tăng cường công tác giám sát và có biện pháp phù hợp, kịp thời để chủ động đối phó với biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài này. Thứ tư, Tái cấu trúc tổ chức thị trường theo hướng chuyên biệt hóa các sản phẩm và dịch vụ cung cấp với cơ cấu quản trị điều hành thống nhất, minh bạch, chuyên nghiệp bảo đảm thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, vững chắc trong sự quản lý giám sát chặt chẽ của nhà nước. 1.2.3.2. Quan điểm chỉ đạo tái cấu trúc thị trường chứng khoán ở Việt Nam Một là, tái cấu trúc thị trường chứng khoán phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và kế hoạch tái cơ cấu cả nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Hai là, việc tái cấu trúc TTCK phải thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, ở tất cả các mặt, bao gồm tái cấu trúc hàng hóa sản phẩm dịch vụ, tái cấu trúc cơ sở 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được duyệt năm 2010 - Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
18 p | 1696 | 151
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng hoạt động giáo dục trong dạy học giáo dục học ở Đại học Sư phạm
129 p | 368 | 52
-
Đề cương nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên
91 p | 191 | 48
-
Đề tài nghiên cứu Khoa học cấp cơ sở: Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện va một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hồ Chi Minh năm 2019
41 p | 116 | 47
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất cồn hiện đại ứng dụng cho các nhà máy rượu cồn Việt Nam
97 p | 189 | 45
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con 0-24 tháng tuổi tại 10 huyện miền núi tỉnh Nghệ An năm 2019
25 p | 165 | 23
-
Kết quả nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam năm 2020
68 p | 56 | 16
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phân lập và định danh các dòng vi khuẩn lactic có khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Ahpnd) trên tôm biển
63 p | 142 | 14
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Xây dựng chương trình các học phần Toán học cho ngành Vật lý trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
124 p | 116 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Phuương pháp học tiếng Anh học qua dự án (Project-Based learing) để tăng cường hiệu quả tự học tiếng Anh cho sinh viên Đại học Thương Mại
59 p | 61 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán xe Toyota Innova 2008
45 p | 51 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng XHCN của Đảng ta
97 p | 106 | 11
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Cải tiến quy trình hướng dẫn và kiểm tra môn thực hành thí nghiệm Điện - Quang
62 p | 99 | 11
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu ứng xử lý của sĩ quan hàng hải Việt Nam trong tình huống cắt hướng có nguy cơ đâm va trong điều kiện nhìn thấy nhau bằng mắt thường tại phòng mô phòng hàng hải thuộc trường đại học Hàng Hải Việt Nam
47 p | 37 | 9
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Khảo sát hoạt tính kháng phân bào In vitro của Gossypol và Plumbagin
45 p | 99 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin ngành lao động – thương binh và xã hội
60 p | 131 | 7
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác chất béo từ hạt chôm chôm và ứng dụng thay thế một phần bơ ca cao trong sản xuất socola
89 p | 104 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn