intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam năm 2020

Chia sẻ: Hoàng Quang Hải | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:68

58
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu khảo sát kiến thức, thái độ của bà mẹ có con đang điều trị tại Khoa Sơ sinh Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam năm 2020; tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Hà Nam năm 2020

  1. SỞ Y TẾ TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VÀNG DA SƠ SINH CỦA  BÀ MẸ CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ  SINH BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH HÀ NAM  NĂM 2020 Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Quang Hải                               Chu Văn Giang  Mã số đề tài:        CS/CY/20/14
  2. Năm 2020 SỞ Y TẾ TỈNH HÀ NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ VÀNG DA SƠ SINH CỦA BÀ  MẸ CÓ CON ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH  VIỆN SẢN – NHI TỈNH HÀ NAM NĂM 2020 Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Quang Hải; Chu Văn Giang Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam Cơ quan quản lý đề tài: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam Danh sách nghiên cứu viên: Nguyễn Hữu Thăng Thư ký:  Trần Thị Thu Thủy Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2020 tháng 10 năm 2020 Mã số đề tài: CS/CY/20/14
  3. Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 9.600.000 đồng Trong đó: kinh phí SNKH:       9.600.000 đồng Nguồn khác:                 0 đồng Năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ 1. Tên đề tài: Kiến thức, thái độ về vàng da sơ sinh của bà mẹ có con  đang điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam năm 2020. 2. Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Quang Hải, Chu Văn Giang  3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam 4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam 5. Danh sách nghiên cứu viên: ­ Nguyễn Hữu Thăng 6. Thư ký đề tài: Trần Thị Thu Thủy 7. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 NVYT Nhân viên y tế
  4. 2 SS Sơ sinh 3 VD Vàng da 4 Hb Hemoglobin 5 Bl Bilirubin 6 VDSS Vàng da sơ sinh MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 01 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………... 03 1. Đại cương về trẻ sơ sinh……..…………………………….............. 03 2. Tổng quan về vàng da sơ sinh……………………………...….…. 03 2.1. Đại cương về vàng da……………………………...………..…… 03 2.2. Chuyển hóa của bilirubin trong cơ thể………………………… 04 2.2.1. Sơ đồ tóm tắt chuyển hóa bilirubin trong cơ thể…………..…… 04 2.2.2. Chuyển hóa bilirubin trong bào thai……………………………. 05 2.2.3. Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh……………………………..... 05 2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa bilirubin……………….. 05 2.2. Hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do………………………… 06 2.1.1. Nguyên nhân……………………………...………..……………. 06 2.2.2. Hậu quả của tăng bilirubin tự do………………………………... 12 2.2.3. Điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin gián tiếp………….… 13 2.2.4. Một số điều trị hỗ trợ khác……………………………................. 16 2.2.5. Tư vấn cho bà mẹ………………………………………………... 16 2.3. Hội chứng vàng da tăng bilirubin kết hợp……………………… 16 2.3.1. Đặc điểm……………………………...………..………..………. 16 2.3.2. Nguyên nhân……………………………...………..……………. 17 2.4. Đặc điểm của vàng da sinh lý………………………………..…... 18 2.5. Vàng da bệnh lý……………………………...………..…………. 18 2.5.1. Định nghĩa……………………………...………..……………… 18 2.5.2. Cách xác định vàng da đúng………………………………...…... 18 2.5.3. Mức độ vàng da…………………………….................................. 18 3. Một sô nghiên cứu về vàng da sơ sinh đã được công bố………… 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………...... 21
  5. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chon đối tượng nghiên cứu…………………...… 21 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………............................. 21 2.142. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………….…... 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………... 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………............................ 21 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu……………………………….…... 21 2.2.3. Biến số nghiên cứu……………………………............................. 22 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu…………………………….................. 22 2.2.5. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………................. 22 CHƯƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU…………………………… 23 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………….. 23 3.2. Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh………………………...… 25 3.3. Thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh…………………………… 28 3.4. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của bà mẹ về VDSS……….. 29 3.5. Một số yếu tố liên quan tới thái độ của bà mẹ về VDSS………….. 31 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………......................... 33 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………..… 33 4.2. Kiến thức, thái độ của bà mẹ về VDSS……………………………. 33 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của bà mẹ về VDSS 35 KẾT LUẬN ……………………………...……………………………. 37 KIẾN NGHỊ……………………………...……………………………. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………......................... 39 PHỤ LỤC……………………………...…………………………..…... 42 DANH MỤC BẢNG Đặc điểm sinh  Bảng 3.1 25 đẻ ....................................................................... Kiến thức của bà mẹ về vàng da sơ sinh  Bảng 3.2 26 …………………….. Bảng 3.3 Thái độ của bà mẹ về vàng da sơ sinh  28 ………………………. Bảng 3.4 Mối liên quan giữa  nhóm tuổi với kiến thức của bà mẹ về  29 vàng da sơ sinh.………..………..………..………..…………. Bảng 3.5 Mối liên quan giữa  nghề nghiệp với kiến thức của bà mẹ  30
  6. về vàng da sơ sinh………..………..………..………..……….. … Bảng 3.6 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức của bà  nẹ về VDSS………..………..………..………..……….. 30 …………… Bảng 3.7 Mối liên quan giữa  nhóm tuổi với thái độ của bà mẹ về  31 vàng da sơ sinh Bảng 3.8 Mối liên quan giữa  nghề nghiệp với thái độ của bà mẹ về  31 vàng da sơ sinh………..………..………..………..…………. Bảng 3.9 Mối liên quan giữa  trình độ học vấn  với thái độ của bà mẹ  về vàng da sơ sinh………..………..………..………..……….. 32 … Bảng 3.10 Mối liên quan giữa  kiến thức với thái độ của bà mẹ về  vàng da sơ sinh………..………..………..………..……….. 32 ……….. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ……….. Biểu đồ 3.1 23 ….. Biểu đồ 3.2 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp …….. 24
  7. ….. Biểu đồ 3.3 Phân loại đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ….. 24 … Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về về vàng da sơ  25 sinh……… Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng về vàng da sơ sinh………... 28 ….. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu: (1) Khảo sát kiến thức, thái độ  của bà mẹ  có con đang điều trị  tại Khoa Sơ  sinh Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam năm 2020. (2) Tìm hiểu  một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của bà mẹ về vàng da sơ  sinh. Phương pháp:  Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng là 50  bà mẹ có con đang điều trị tại Khoa Sơ Sinh Bệnh viên Sản – Nhi Hà Nam.   Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu và phát phiếu điều tra. Các  dữ liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với mức ý nghĩa  thống kê khi p 
  8. ­ Nhóm các bà mẹ 
  9. Đánh giá việc thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu  đã được phê duyệt a. Tiến độ: ­ Đúng tiến độ x ­ Rút ngắn thời gian nghiên cứu Tổng số thời gian rút ngắn … tháng ­ Kéo dài thời gian nghiên cứu Tổng số tháng kéo dài … tháng Lý do phải kéo dài … b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra: ­ Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra x ­ Thực hiện được các mục tiêu đề ra nhưng không hoàn chỉnh ­ Chỉ thực hiện được một số mục tiêu đề ra ­ Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)  c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương: ­ Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong đề cương x ­ Chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu như đã ghi trong đề cương ­ Tạo ra đầy đủ  các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm   chưa đạt
  10. ­ Tạo ra đầy đủ  các sản phẩm nhưng tất cả  các sản phẩm đều  chưa đạt chất lượng. ­ Tạo ra được một số sản phẩm đạt chất lượng ­ Những sản phẩm chưa thực hiện được (ghi rõ) d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí: ­ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 9.600.000 triệu đồng. ­ Trong đó Kinh phí sự nghiệp khoa học: 9.600.000 triệu đồng.          ­ Kinh phí từ nguồn khác: …………………..triệu đồng. Trang thiết bị  đã được đầu tư  từ  nguồn kinh phí của đề  tài (chỉ  ghi   những trang thiết bị có giá trị trên 1000 USD). Stt Tên trang thiết bị Kỹ thuật sử  Sản phẩm tạo  Kinh phí dụng ra Toàn bộ kinh phí đã được thanh quyết toán ………….. Chưa thanh quyết toán xong ………………………….. Kinh phí tồn đọng………….triệu đồng. Lý do (ghi rõ) ………………………… Các ý kiến đề xuất: Chủ yếu tập trung vào đề xuất về quản lý
  11. a. Đề xuất về tài chính (nếu có). Cần ghi rõ những ý kiến đề  xuất cụ  thể  như  kinh phí cấp phát   chậm hoặc yêu cầu về thanh quyết toán chứng từ… b. Đề xuất về quản lý khoa học công nghệ (nếu có). Cần ghi rõ những ý kiến đề  xuất cụ  thể  như: quyết  định phê  duyệt chậm, cơ  chế  quản lý cồng kềnh, nhiều văn bản giấy tờ  v.v… c. Đề xuất liên quan đến đề tài (nếu có). Cần ghi rõ ý kiến đề xuất liên quan đến việc triển khai ứng dụng   hoặc phát triển tiếp các nghiên cứu và cần giải thích rõ lý do vì  sao lại đề xuất như vậy.
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Vàng da sơ sinh (hay hoàng đảm) là tình trạng nồng độ bilirubin (sắc  tố  mật) trong máu tăng quá cao, do đó thấm vào da và các tổ  chức liên kết   gây hiện tượng vàng da và niêm mạc. Vàng da là dấu hiệu thường gặp  ở  trẻ sơ sinh và là vàng da sinh lý trong phần lớn trường hợp. Tuy nhiên, khi  nồng độ bilirubin trong máu tăng quá cao vượt quá ngưỡng não của trẻ gây  bệnh lý não do bilirubin. Đây là một bệnh lý gây di trứng thần kinh trầm   trọng cho trẻ và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. [Error: Reference source not found4] Bệnh lý não do bilirubin là hoàn toàn có thể  dự  phòng được khi bà  mẹ phát hiện sớm vàng da và đưa con đến khám và điều trị sớm. Ngày nay  vấn đề  xử  lý tăng bilirubin máu đã được hoàn thiện: nếu trẻ  được nhập  viện kịp thời thì lựa chọn đầu tiên luôn là ánh sáng liệu pháp do ít tốn kém,  không xâm lấn, ít tác dụng phụ. Nếu để  muộn có thể phải thay máu và sẽ  rất phức tạp và tốn kém.[Error: Reference source not found5] Ở các nước phát triển, vấn đề vàng da sơ sinh hiện nay tập trung vào  việc chủ  động tầm soát trẻ  có nguy cơ  tăng bilirubin nặng trước khi xuất   viện, theo dõi tái khám theo lịch và điều trị  dự  phòng kịp thời bằng chiếu   đèn, nhờ đó tỉ lệ vàng da nặng đã giảm đến mức tối thiểu. Trong khi đó tại   Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam việc tầm soát vàng da cũng mới bước đầu  được triển khai từ năm 2019. Do vậy sự hiểu biết của bà mẹ về vàng da để  phát hiện sớm vẫn là rất quan trọng.[Error: Reference source not found4],[Error: Reference source not found5]  12
  13. Đã có một số để tài nghiên cứu khoa học cũng như các chuyên đề về  bệnh vàng da sơ  sinh nhưng chưa có chuyên đề  hay nghiên cứu nào được  tiến hành trên địa bàn Tỉnh Hà Nam. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành làm  đề  tài:  “Kiến thức, thái độ  về  vàng da sơ  sinh của bà mẹ  có con đang   điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản – Nhi Hà Nam năm 2020”. Với  2 mục tiêu sau:  1. Khảo sát kiến thức, thái độ  của bà mẹ có con đang điều trị tại Khoa Sơ  sinh Bệnh Viện Sản – Nhi Hà Nam năm 2020. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của bà mẹ về  vàng da sơ sinh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Đại cương trẻ sơ sinh [Error: Reference source not found] ­ Thời kỳ sơ sinh: từ khi đẻ đến hết 28 ngày sau đẻ. ­ Giai đoạn chu sinh: từ 22 tuần thai đến hết 7 ngày sau đẻ. ­ Tuổi thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. ­ Trẻ  sơ  sinh đủ  tháng là trẻ  được sinh trong khoảng từ  37 đến 42 tuần   (278 ± 15 ngày).  13
  14. ­ Trẻ đẻ non là trẻ ra đời trước giới hạn bình thường trong tử cung, có tuổi   thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ có khả năng sống được là  trẻ  được sinh ra sống từ  22 tuần tuổi hoặc cân nặng ít nhất là 500 gam  (WHO). ­ Thai già tháng là trẻ được sinh ra sau 42 tuần (>294 ngày). ­ Tuổi sau sinh: tính từ ngày trẻ được sinh ra về sau. ­ Tuổi chỉnh lại (age corrigé) của trẻ đẻ non; tuổi tính phải trừ đi thời gian  trẻ ra đời sớm. Tuổi trẻ đủ tháng tính trung bình là 40 tuần. 2. Tổng quan về vàng da sơ sinh [Error: Reference source not found],[2] 2.1. Đại cương vàng da Vàng da là một hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên   nhân khác nhau gây ra. Vàng da là do lượng bilirubin tăng lên trong máu (trên 120 µmol/l  ở  trẻ sơ sinh), trên lâm sàng da có màu vàng. Bilirubin được tạo ra do sự thoái hóa của hemoglobin trong cơ thể. Bilirubin tự  do (còn gọi là bilirubin gián tiếp) không tan trong nước,   gây nhiễm độc thần kinh. Bilirubin kết hợp (còn gọi là bilirubin trực tiếp), tan trong nước, đào   thải ra ngoài qua đường thận (nước tiểu), đường mật (phân). Vàng da tăng bilirubin tự do gặp ở 1/3 số trẻ sơ sinh đủ tháng, 2/3 số  trẻ sơ sinh đẻ non.  14
  15. 2.2.   Chuyển   hóa   của   bilirubin   trong   cơ   thể  [Error: Reference source not found], [5],[6] 2.2.1. Sơ đồ tóm tắt chuyển hóa bilirubin trong cơ thể 2.2.2. Chuyển hóa bilirubin trong bào thai Sự   thanh   lọc   Bl   trong   huyết   tương   thai   nhi   do   mẹ   đảm   nhiệm.  Bilirubin tự do của thai nhi qua rau thai gắn với albumin của mẹ, đến gan    15
  16. mẹ  và được chuyển thành bilirubin kết hợp và được thải ra ngoài. Chỉ  có  một phần rất nhỏ bilirubin được biến đổi tại gan thai nhi và được chuyển   xuống ruột, có trong phân su.  2.2.3. Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh Ngay sau khi sinh, trẻ phải tự đảm nhận chuyển hóa bilirubin mặc dù  chức năng gan hoạt động chưa tốt, lượng protein thấp, enzyme gluconyl  transferase ít về  số  lượng và hoạt tính yếu. Trong khi đó, hiện tượng tan  máu tăng ở trẻ sơ sinh do đời sống hồng cầu ở trẻ sơ sinh ngắn (30 ngày). 2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa bilirubin ­ Albumin máu giảm: trẻ  đẻ  non, trẻ  suy dinh dưỡng bào thai  ảnh hưởng  tới khả  năng gắn của bilirubin với abumin huyết thanh, làm tăng bilirubin  tự  do trong máu, thấm vào tổ  chức mỡ  dưới da, các phủ  tạng chứa nhiều   lipid, nhất là não. ­ Tình trạng thiếu oxy nặng (ngạt), rối loạn toan kiềm làm tổn thương tế  bào gan,  ảnh hưởng tới khả  năng tổng hợp enzyme glucuronyl transferase,  gây ức chế chuyển hóa bilirubin tự do thành biluirubin kết hợp. ­ Một số thuốc có ái lực với abumin huyết thanh hoặc với Bl làm giảm khả  năng gắn của hai chất này với nhau như heparin, cafein, làm tăng Bl tự  do  trong máu.  16
  17. 2.2. Hội chứng vàng da tăng bilirubin tự  do  [Error: Reference source not found], [5] 2.2.1. Nguyên nhân 2.2.1.1. Do sản xuất quá nhiều a. Tiêu huyết tiên phát Là những bệnh bẩm sinh, nguyên nhân do rối loạn cấu tạo hồng cầu   làm cho đời sống hồng cầu giảm. Tuy nhiên những bệnh này không có biểu  hiện rõ rệt trong giai đoạn sơ sinh. ­ Bất thường về  cấu tạo màng hồng cầu: bệnh minkowsky Chaffard, di  truyền trội, nhiễm sắc thể thường, vàng da nặng, sớm, Thiếu máu, lách to,  có tiến sử  gia đình. Hồng cầu nhỏ  hình cầu, sức bền hồng cầu giảm, có  thể gặp cô đặc máu. ­ Thiếu hụt các enzym hồng cầu:  Thiếu G6PD: di truyền lặn, liên kết giới tính. Vàng da sớm với thiếu  máu và tăng tế  bào võng. Hay gặp  ở  những người vàng da, da đen hoặc  miền Địa Trung Hải. Thiếu pyruvatkinase: vàng da với thiếu máu, lách to và thiếu máu  nặng. Thường gặp ở người da vàng với thức ăn chủ yếu là ngô. ­ Bất thường trong tổng hợp Hb: thalassemia, thường ít gặp trong giai đoạn  sơ sinh. b. Tiêu huyết thứ phát  17
  18. Khối máu tụ  dưới da, bướu máu dưới da đầu, hồng cầu bị  phá hủy  gây tăng bilirubin tự do. ­ Trẻ dễ ngạt, đẻ non do thiếu oxy, thành mạch và hồng cầu dễ vỡ, giảm  tổng hợp enzyme glucuronyl transferase tại gan. ­ Dùng vitamin K tổng hợp, liều cao kéo dài gây vàng da tăng bilirubin tự  do, nhất là ở trẻ đẻ non. ­ Dùng một số loại thuốc như naphtalein, thiazide gây vàng da ở trẻ sơ sinh,   đặc biệt ở trẻ đẻ non. c. Bất đồng nhóm máu mẹ ­ con Là hiện tượng tiêu huyết do miễn dịch đồng loại, đặc thù ở lứa tuổi   sơ sinh và là nguyên nhân chính gây vàng da tăng bilirubin tự do trầm trọng,   có khả năng đe dọa tính mạng trẻ. Bất đồng nhóm máu mẹ ­ con gây tan huyết chủ yếu bất đồng nhóm  máu ABO và Rhesua (Rh). * Bất đồng nhóm máu hệ ABO ­ Cơ chế: bất đồng nhóm máu hệ ABO xảy ra khi mẹ có kháng thể  antiA,  anti B chống lại kháng nguyên A, B của hồng cầu con. Bình thường các kháng thể  tự  nhiên anti A, anti B trong huyết thanh   người là những IgM nên không qua được rau thai. Nếu một lý do nào đó  làm tổn thương màng đệm của bánh rau, làm hồng cầu con sang tuần hoàn  mẹ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể A hoạc B là các TgG qua được  rau thai, vào tuần hoàn của con gây vỡ hồng cầu.  18
  19. ­ Lâm sàng: Bất đồng  nhóm máu hệ ABO có thể xảy ra từ con thứ nhất. Vàng da sáng màu xuất hiện từ ngày thứ 2 sau đẻ, tăng nhanh từ mặt  xuống đến thân và các chi. Thiếu máu không rõ rệt trên lâm sàng Nếu huyết tán nhiều, vàng da tăng nhanh mà không được điều trị kịp  thời sẽ có các triệu chứng bất thường về thần kinh như tăng trương lực cơ,  tứ chi duỗi cứng, xoắn vặn. ­ Xét nghiệm: Công thức máu bình thường, Hb giảm nhẹ Bilirubin toàn phần và tự do tăng cao Nhóm máu: Nhóm máu mẹ Nhóm máu con O A, B, AB A B, AB B A, AB Hiệu giá kháng thể kháng hồng cầu trong huyết thanh con tăng cao có thể  tới 1/640 hoặc hơn nữa (bình thường là 1/64). Xét nghiệm này khẳng định  chẩn đoán bất đồng nhóm máu. Test Coombs trực tiếp âm tính hoặc dương tính nhẹ. ­ Chẩn đoán:  19
  20. Tất cả trẻ sơ sinh đều được theo dõi màu sắc của da ngay từ sau khi   sinh. Khi thấy vàng da xuất hiện sớm và tăng nhanh phải đưa trẻ tới cơ sở  y tế. Trước một trẻ  vàng da kiểu tăng bilirubin tự  do (vàng sáng), vàng  đậm cần phửi xét nghiệm nhóm máu mẹ­con, bilirubin toàn phần và gián  tiếp. Nếu có bất đồng nên làm hiệu giá kháng thể. Trong khi chờ  đợi kết  quả phải cho điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. ­ Diễn biến:  Nếu được điều trị  sớm, bilirubin sẽ  giảm nhanh, bilirubin tự  do sẽ  thành bilirubin kết hợp, rồi dần trở về bình thường khồng để  lại hậu quả  gì. Nhưng nếu phát hiện muộn, bilirubin tự  do ngấm vào tế  bào não thì  điều trị không mang lại kết quả gì vì trẻ sẽ tử vong và để lại di chứng bại   não. * Bất đồng nhóm máu Rh ­ Cơ chế: Tan máu xảy ra khi mẹ  có hồng cầu Rh(­) và có con có hồng cầu  Rh(+). Số người có hồng cầu Rh(­) ở Việt Nam rất ít. Khi bánh rau bị tổn thương, hồng cầu con Rh (+) có kháng nguyên D  qua rau thai vào tuần hoàn máu mẹ. Mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể  kháng D  là TgG qua rau thai trở lại tuần hoàn máu con gây tan huyết. Mức độ  sản   xuất khàng thể phụ thuộc vào số lượng hồng cầu con vào tuần hoàn mẹ.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2