intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động NCKH thông qua kết quả nghiên cứu của giảng viên, đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH và năng lực nghiên cứu của giảng viên các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN ĐẠI HẢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN ĐẠI HẢI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS. DƯƠNG THỊ LIỄU 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Trần Đại Hải
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................10 1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................10 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................10 1.3. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................11 1.3.1. Các lý thuyết nền tảng về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học ..............................................................11 1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về nghiên cứu khoa học trong trường đại học .........................................................................................................16 1.3.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................24 1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................28 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................29 1.6. Khái quát về phương pháp nghiên cứu ...........................................................30 1.7. Đóng góp mới của luận án ................................................................................30 1.8. Kết cấu của luận án ...........................................................................................31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ...........................................................................................32 2.1. Nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học .................................32 2.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học ..............................................................32 2.1.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học ..................................................................33 2.1.3. Phân loại nghiên cứu khoa học .....................................................................35
  5. iii 2.2. Kết quả nghiên cứu khoa học...........................................................................37 2.2.1. Khái niệm kết quả nghiên cứu khoa học ......................................................37 2.2.2. Đo lường kết quả nghiên cứu khoa học ........................................................38 2.2.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ....................39 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong trường đại học ................................................................................................42 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài...................................................................................42 2.3.2. Các nhân tố bên trong ...................................................................................48 2.3.3. Các nhân tố rào cản.......................................................................................51 2.4. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................................................52 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................56 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................56 3.2. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................58 3.2.1. Lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu .................................................58 3.2.2. Phát triển và hiệu chỉnh thang đo .................................................................61 3.2.3. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu .................................................74 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu....................................................76 3.3.1. Phân tích dữ liệu định tính ............................................................................76 3.3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp ..........................................................77 3.3.3. Phân tích dữ liệu sơ cấp ................................................................................78 3.4. Đạo đức nghiên cứu ..........................................................................................81 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................82 4.1. Khái quát hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học khối kinh tế ........................................................................................................................82 4.1.1. Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên .......................82 4.1.2. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên trường đại học khối kinh tế .............................................................................................................84 4.1.3. Thành công và hạn chế trong hoạt động khoa học và công nghệ của các trường khối kinh tế..................................................................................................93
  6. iv 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................................97 4.3. Phân tích khám phá và đánh giá tính tin cậy của các nhân tố trong mô hình 106 4.3.1. Phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát thuộc nhân tố động lực bên ngoài ...............................................................................................................106 4.3.2. Phân tích khám phá các nhân tố động cơ bên trong ...................................108 4.3.3. Phân tích khám phá các nhân tố rào cản ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu ....111 4.3.4. Phân tích khẳng định nhân tố .....................................................................114 4.3.5. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu..................................................................117 4.4. Kết quả phân tích tương quan .......................................................................119 4.5. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................121 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ....................................140 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................140 5.1.1. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên các trường đại học khối kinh tế ....140 5.1.2. Kết quả phân tích định lượng .....................................................................143 5.2. Giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học khối kinh tế ..........................................................153 5.2.1. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên và các trường đại học ......................158 5.2.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................166 5.3. Kiến nghị ..........................................................................................................169 5.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................................169 5.3.2. Đối với các bộ, ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các tổ chức liên quan).......................................................170 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................171 KẾT LUẬN ................................................................................................................173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................175 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................176 PHỤ LỤC ...................................................................................................................182
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐH Đại học GDĐH Giáo dục đại học GS Giáo sư GV Giảng viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KHCN Khoa học và công nghệ KT Kinh tế NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh NSNN Ngân sách nhà nước PGS Phó giáo sư SV Sinh viên
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu .....................................................55 Bảng 3.2: Thang đo kết quả nghiên cứu khoa học ........................................................63 Bảng 3.3: Thang đo nháp các biến quan sát trong các nhân tố của mô hình nghiên cứu ....... 65 Bảng 3.4: Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia ...................................................................67 Bảng 3.5: Kết quả đánh giá chuyên gia .........................................................................69 Bảng 3.6: Kích cỡ mẫu cho kích thước tổng thể khác nhau ..........................................75 Bảng 4.1: Số lượng đề tài cấp quốc gia, đề tài nghị định thư và đề tài Quỹ Nafosted của một số trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016 .................................84 Bảng 4.2: Số lượng đề tài cấp bộ và tỉnh thành phố của một số trường ĐH khối KT trong giai đoạn 2011-2016 ...........................................................................85 Bảng 4.3: Số lượng đề tài cấp cơ sở và mức chi trung bình cho các đề tài của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016....................................................87 Bảng 4.4: Đề tài tư vấn bên ngoài của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016 .88 Bảng 4.5: Tỷ lệ đề tài trên giảng viên của một số trường ĐH khối KT năm 2016 .......88 Bảng 4.6: Nguồn thu của một số trường ĐH khối KT từ NCKH giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................................89 Bảng 4.7: Số lượng công bố khoa học của các trường ĐH khối KT đã công bố giai đoạn 2011-2016 ............................................................................................90 Bảng 4.8: Số bài báo công bố trên các tạp chí trong nước và quốc tế trung bình trên tổng số GV, nhà khoa học của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................................91 Bảng 4.9: Kết quả NCKH sinh viên của các trường ĐH khối KT giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................................92 Bảng 4.10: Phân bố mẫu khảo sát .................................................................................98 Bảng 4.11: Phân bố mẫu khảo sát về trình độ ngoại ngữ ............................................100 Bảng 4.12: Phân bố mẫu khảo sát về trình độ tin học .................................................101 Bảng 4.13: Phân bố mẫu khảo sát về tham gia đề tài NCKH......................................102 Bảng 4.14: Phân bố mẫu khảo sát về giáo trình và sách tham khảo ...........................102 Bảng 4.15: Phân bố mẫu khảo sát về các bài báo công bố ..........................................103 Bảng 4.16: Phân bố mẫu khảo sát về các bài báo công bố theo điểm .........................103
  9. vii Bảng 4.17: Phân bố mẫu khảo sát về hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học ......103 Bảng 4.18: Phân bố mẫu khảo sát về hướng dẫn tiến sĩ và thạc sỹ .............................104 Bảng 4.19: Quy tắc tính điểm nghiên cứu khoa học cho mỗi giảng viên ...................104 Bảng 4.20: Phân bố mẫu khảo sát về điểm NCKH .....................................................105 Bảng 4.21: Kết quả phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát của biến “động cơ bên ngoài” .............................................................................................107 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố thăng tiến và động cơ tài chính ...........................................................................................................108 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha thang đo nhân tố uy tín học thuật....108 Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố với các động cơ bên trong...............................109 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố đam mê nghiên cứu ...110 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố theo đuổi học thuật .............110 Bảng 4.27: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha nhân tố tự chủ và đóng góp xã hội .111 Bảng 4.28: Kết quả phân tích khám phá nhân tố rào cản nghiên cứu .........................111 Bảng 4.29: Kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố rào cản cơ sở vật chất ...112 Bảng 4.30: Kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha nhân tố thiếu kỹ năng và kinh nghiệm................................................................................................113 Bảng 4.31: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha nhân tố khối lượng giảng dạy và văn hóa nghiên cứu ....................................................................................113 Bảng 4.32: Kết quả phân đánh giá độ tin cậy sau phân tích CFA ...............................116 Bảng 4.33: Kết quả phân tích tương quan ...................................................................120 Bảng 4.34: Ký hiệu các biến........................................................................................121 Bảng 4.35: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới điểm nghiên cứu khoa học của giảng viên......................................................................................121 Bảng 4.36: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả công bố trên tạp chí khoa học .........................................................................................124 Bảng 4.37: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới điểm nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí trong danh mục ISI/Scopus ................................126 Bảng 4.38: Kết quả phân tích hồi quy kiểm định ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu khác tới kết quả công bố bài báo trong ISI/Scopus .............................127 Bảng 4.39: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả công bố bài báo ngoài danh mục ISI/Scopus .............................................128
  10. viii Bảng 4.40: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động nghiên cứu tới điểm công bố bài báo ngoài ISI .....................................................129 Bảng 4.41: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới điểm nghiên cứu khoa học từ thực hiện đề tài ....................................................130 Bảng 4.42: Kết quả phân tích hồi quy đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới điểm nghiên cứu khoa học từ viết sách ...............................................................131 Bảng 4.43: Kết quả khả năng dự đoán của mô hình ....................................................132 Bảng 4.44: Kết quả ước lượng phương trình của phân tích hồi quy logistic ..............132 Bảng 4.45: Đánh giá của giảng viên về các động cơ bên ngoài ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học ..................................................................................135 Bảng 4.46: Đánh giá của giảng viên về các động cơ bên trong ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu khoa học ..................................................................................137 Bảng 4.47: Đánh giá của giảng viên đối với các rào cản ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của giảng viên .....................................................................................139 Bảng 5.1: Tóm tắt các kết quả phân tích kiểm định trong mô hình nghiên cứu .........144 Bảng. 5.2: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu ...................................................................149
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các dạng nhà khoa học và các động cơ ảnh hưởng tới các hoạt động thương mại hoá nghiên cứu hay công bố .................................................................15 Hình 1.2: Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH ................53 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................56 Hình 3.2: Quy trình phát triển và hiệu chỉnh thang đo ..................................................64 Hình 3.3: Quy trình xử lý dữ liệu định tính ...................................................................76 Hình 4.1: Phân tích cơ cấu kết quả nghiên cứu khoa học ...........................................106 Hình 4.2: Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với các biến quan sát trong mô hình (chuẩn hóa) .................................................................................................115 Hình 4.3: Đề xuất mô hình nghiên cứu sửa đổi ...........................................................118 Hình 4.4: Ảnh hưởng của động cơ bên ngoài đến NCKH ..........................................134 Hình 4.5: Ảnh hưởng của động cơ bên trong đến NCKH ...........................................136 Hình 4.6: Ảnh hưởng của các yếu tố rào cản đến NCKH ...........................................138
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trường đại học có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của xã hội hiện đại. Mặc dù các trường đại học có thể có những thông điệp về sứ mệnh cụ thể của mình khác nhau nhưng theo truyền thống, trường đại học luôn phải đảm bảo 3 sứ mệnh quan trọng là (1) chuyển giao tri thức; (2) kiến tạo hay phát triển tri thức khoa học mới và (3) phụng sự xã hội với vai trò như một trung tâm văn hóa, trung tâm học thuật thực hiện chức năng phản biện các chính sách xã hội, chính sách công của chính phủ. Việc kiến tạo tri thức hay phát triển tri thức mới là nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học, nó giúp phân biệt trường đại học và trường đào tạo nghề. Nếu trường đại học chỉ thực hiện chức năng là nơi chuyển giao, phân phối tri thức như các hoạt động giảng dạy đơn thuần thì không được xem là một đại học đúng nghĩa. Ở khía cạnh chuyển giao, phân phối tri thức, trường đại học là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phát triển của đất nước. Việc chuyển giao tri thức được thực hiện thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên, các kiến thức, kinh nghiệm được truyền thụ cho sinh viên và người học. Ở khía cạnh kiến tạo tri thức mới, trường đại học phải là nơi tiên phong thực hiện các nghiên cứu khoa học (NCKH) nhằm phát triển tri thức mới đóng góp vào sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên và xã hội. Việc phát triển tri thức mới không thể tách rời khỏi hoạt động NCKH. Ở vai trò phụng sự xã hội, trường đại học không đơn thuần chỉ là nơi truyền thụ kiến thức và NCKH, các trường đại học hiện đại còn là một trung tâm văn hóa, nơi bảo vệ tự do học thuật thực hiện chức năng phản biện xã hội, phản biện chính sách một cách độc lập để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong thời gian gần đây, các trường đại học Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của hệ thống giáo dục đại học của các nước tiên tiến thông qua quá trình toàn cầu hoá (Nguyen, 2015). Đặc biệt, các trường đại học Việt Nam trong nhiều lĩnh vực cũng chịu ảnh hưởng bởi các mô hình đại học nghiên cứu từ các nước phát triển như các mô hình đại học ở Mỹ hay Úc. Theo đó, các trường đại học phải là nơi tạo ra và phổ biến tri thức thông qua các kết quả nghiên cứu (Brew & Lucas, 2009; Faust, 2013). Trường đại học không chỉ cung cấp nguồn lực lao động có trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu cao của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn phục vụ nhiều vai trò xã hội. Các trường đại học gắn kết chặt chẽ với cộng đồng, với các cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Vì vậy, các trường đại học đóng vai trò
  13. 2 quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của quốc gia hay các vấn đề toàn cầu thông qua các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tri thức của mình (Nguyen, 2015). Sự tồn tại của các trường đại học với chất lượng nghiên cứu cao thường được xem là một chỉ số cho thấy quốc gia đó có chất lượng giáo dục cao và thường có vị trí cao trong các đánh giá hệ thống thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng. Nghiên cứu khoa học là sứ mệnh trung tâm của bất kỳ trường đại học nào. Hoạt động NCKH là một trong những yếu tố để phân biệt một đại học đúng nghĩa hay một trường đào tạo nghề. Trường đại học không chỉ đào tạo ra những con người biết làm việc (con người công cụ) mà còn là nơi đào tạo những cá nhân tinh hoa (elite). Do hoạt động NCKH là trọng tâm của tất cả các trường đại học nên trong phần lớn các bảng xếp hạng đại học trên thế giới (THE, QS, Giao thông Thượng Hải…) đều cho điểm trọng số NCKH rất cao trong các chỉ tiêu xếp hạng đại học. Thông thường, trọng số cho nghiên cứu (số lượng và phẩm chất) đóng góp từ 20 đến 60% điểm đánh giá xếp hạng tùy vào từng bảng xếp hạng. Do đó, muốn quá trình quốc tế hóa diễn ra thành công, các trường đại học vươn ra thế giới để tham gia vào hệ thống xếp hạng đại học quốc tế thì các trường đại học bắt buộc phải đầu tư cho hoạt động NCKH. Ở góc độ cá nhân, với tư cách là thành viên của tổ chức nơi mình làm việc hoặc cộng tác, các giảng viên đại học ngoài việc giảng dạy đương nhiên có trách nhiệm tham gia NCKH. Ngoài ra, cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tri thức, các giảng viên không chỉ bó hẹp hoạt động của mình trong khuôn khổ của trường đại học mà còn phải vươn xa hơn thông qua hoạt động phục vụ xã hội (social service) – một khái niệm được đề cập nhiều trong thời gian gần đây dưới tên gọi có tính tu từ là “sứ mạng thứ ba” (third mission). Trong bài viết của mình đóng góp cho cuốn chuyên khảo “Sự phù hợp của công việc hàn lâm nhìn từ góc độ so sánh” (William K. Cummings và Ulrich Teichler, 2015), giáo sư Soo Jeung Lee từ Đại học quốc gia Xơ- un đã viết: “Chức năng của trường đại học đã thay đổi trong xã hội tri thức hiện nay và đã mở rộng ra ngoài mục tiêu giáo dục ban đầu của nó, các trường đại học ngày nay tập trung nhiều vào hoạt động nghiên cứu và được trông chờ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Vai trò của đội ngũ giảng viên cũng trở nên phức hợp hơn do sứ mạng thứ ba của các trường đại học về đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội được nhấn mạnh hơn bao giờ hết…”. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản pháp luật đã nêu rõ nhiệm vụ NCKH của cơ sở giáo dục và giảng viên. Luật giáo dục 2019, Điều 19 nêu rõ: “Hoạt động khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo dục”, và “Cơ sở giáo dục tự triển khai hoặc phối hợp với tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở
  14. 3 sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Điều 55, Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi năm 2018) có nêu một trong những nhiệm vụ và quyền của giảng viên là “Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo”. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học (các nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo) về quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, giảng viên đã ấn định cụ thể số giờ giảng dạy, giờ NCKH của giảng viên theo các mức độ khác nhau tùy theo ngạch bậc và học hàm, học vị. Chẳng hạn, theo Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 và mới đây là Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc của giảng viên thì giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển khoa học và công nghệ là quyết sách hàng đầu, khoa học và công nghệ là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước, trong đó các cơ sở giáo dục đại học (cơ sở GDĐH) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn tri thức mới cho sự phát triển của xã hội, cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực trình độ cao, cung cấp lượng lớn cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật cho xã hội; từ đó đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định, Việt Nam cần “phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, tập trung đầu tư phát triển một số viện khoa học công nghệ, các trường đại học cấp quốc gia”. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng khẳng định, cần “nâng cao năng lực của các trường đại học về nghiên cứu cơ bản”. Đề án Tái cơ cấu ngành khoa học công nghệ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2245/QĐ-TTg ngày 11/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ) nêu rõ sự cần thiết “Phát triển và phát huy đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh phục vụ giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế”; “Khuyến khích doanh nghiệp thành lập các phòng thí nghiệm, kết nối với hệ thống phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học”. Nghị định số 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ đã quy định chi tiết việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH. Bên cạnh các văn bản pháp lý đã nêu
  15. 4 trên, Thủ tướng Chính phủ còn ban hành nhiều văn bản khác liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ 1. Là văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động của các cơ sở GDĐH, Luật Giáo dục đại học năm 2018 nêu rõ trách nhiệm của nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ, với chủ trương: (i) Nhà nước tập trung đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong cơ sở GDĐH phục vụ phát triển đất nước; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ nghiên cứu ngang tầm khu vực và quốc tế; và (ii) Chính phủ quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH. Hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục đại học 2018, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra những chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH như: (i) Khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học qua ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân, tiền thưởng, hỗ trợ quyền tác giả; (ii) Khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển tiềm lực và hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các hình thức như ưu đãi, miễn giảm thuế và về bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của đối tượng đầu tư, v.v. Như vậy, hệ thống pháp luật xác lập vai trò, vị trí của hoạt động NCKH trong các cơ sở GDĐH cũng như ban hành các thể chế, chính sách khuyến khích hoạt động này của các cơ sở GDĐH cũng như giảng viên đại học đã khá đầy đủ, đồng bộ, tạo khung khổ pháp lý cho việc tham gia NCKH của cơ sở cũng như việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế, từ chỗ chủ yếu thực hiện chức năng chuyển giao, phân phối tri thức (hay nói cách khác, tập trung vào việc giảng dạy kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, người học mà ít chú trọng đến hai sứ mệnh còn lại là kiến tạo tri thức mới và phụng sự xã hội), đến nay phần lớn các trường đại học tại Việt Nam đã xác định hoạt động NCKH là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Mặc dù vậy, hoạt động NCKH ở các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội (trong đó 1 Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025; Quyết định số 2469/QĐ-TTg ngày 16/12/2016 phê duyệt Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/1/2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.
  16. 5 có ngành kinh tế) còn nhiều hạn chế hơn so với các trường đại học khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Bằng chứng là sản phẩm nghiên cứu có thể công bố quốc tế (ISI/Scopus) thuộc khối khoa học xã hội còn thấp hơn nhiều so với ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, kỹ thuật. Trong các kỳ xét duyệt học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều ứng viên thuộc ngành khoa học xã hội như kinh tế chưa có bài nghiên cứu ở đẳng cấp quốc tế, hiểu theo nghĩa là có nghiên cứu đăng trong những tập san quốc tế có bình duyệt trong hệ thống tạp chí uy tín như ISI/Scopus. Trong thực tế, các NCKH của các trường đại học khối kinh tế đã có nhiều đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời kỳ đầu đổi mới, bên cạnh việc phổ biến kiến thức, nghiên cứu khoa học kinh tế, các trường đại học đã đóng vai trò nền tảng cho việc hoạch định các chính sách kinh tế lớn của đất nước. Những quyết sách quan trọng, những đổi mới then chốt trong đường lối và phương thức vận hành nền kinh tế của Đảng và Chính phủ đã dựa trên những nghiên cứu về nền kinh tế thị trường, mang đậm dấu ấn của những đề tài, chương trình nghiên cứu lớn được thực hiện bởi các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, hiện nay hoạt động NCKH trong các trường đại học khối khoa học xã hội nói chung và khối kinh tế nói riêng còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là khả năng thực hiện các nghiên cứu của giảng viên. Thực tế cho thấy hoạt động NCKH của giảng viên những năm vừa qua vẫn còn những bất cập, hạn chế phổ biến như: (1) Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, hầu hết các giảng viên chưa thực sự chủ động đưa ra các đề xuất đề tài nghiên cứu, nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học; (2) Khả năng triển khai nghiên cứu của giảng viên còn hạn chế từ việc thiết kế nghiên cứu đến ứng dụng các phương pháp định lượng, sử dụng các phần mềm phân tích - thống kê; (3) Hạn chế về trình độ ngoại ngữ, trong quá trình tham khảo tài liệu để làm đề tài còn quá lệ thuộc vào Internet; các tài liệu giảng viên sử dụng đều bằng tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn, hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh, Pháp... vì vậy tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú. Bên cạnh đó, số lượng công bố khoa học đẳng cấp quốc tế còn khiêm tốn, chất lượng nghiên cứu chưa cao (các tạp chí hạng cao, số trích dẫn, giải thưởng khoa học quốc tế) và cả sự lệ thuộc khoa học quá lớn khi các dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế vẫn do người nước ngoài chủ trì hoặc giữ vai trò quan trọng hơn.
  17. 6 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động NCKH của các trường đại học khối kinh tế đã được bàn thảo nhiều tại nhiều hội nghị, hội thảo về hoạt động NCKH của các trường đại học cũng như các báo cáo đánh giá, tổng kết thực thi pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ quan quản lý nhà nước, tựu chung lại có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là khách quan (trước hết là môi trường thể chế, chính sách) và chủ quan (văn hóa nghiên cứu, quy chế nội bộ của trường đại học, ý thức và động lực NCKH của giảng viên…). Cụ thể: Những nguyên nhân khách quan: (i) đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ở các trường đại học rất thấp, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011- 2015, kinh phí đầu tư cho tăng cường năng lực nghiên cứu từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ vào khoảng 30-50 tỷ cho 61 đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vũ Văn Tích, 2016). Theo số liệu của World Bank năm 2016, đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH trong cả nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% NSNN, trong đó kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động NCKH trong ngành giáo dục khá khiêm tốn và chưa hợp lý, cụ thể bằng 35% so với đầu tư cho hoạt động NCKH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 86% so với với Bộ Công thương, 44,9% so với Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và 18,3% so với Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, “việc phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chủ yếu dựa vào số cấp ban đầu, không gắn với sản phẩm đầu ra và theo số lượng cán bộ nghiên cứu, do vậy khó có thể dẫn tới đạt được mục tiêu cho chiến lược phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, không thu hút được các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các cơ sở GDĐH. Cách thức phân bổ kinh phí thể hiện tính bình quân chủ nghĩa, chưa thực sự tính đến các khía cạnh hiệu quả sử dụng kinh phí” (Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020); (ii) mặc dù việc khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH (tức là chủ trương xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ) được Chính phủ quy định trong Nghị định số 99/2014/NĐ-CP2 và nhiều văn bản liên quan, song các chính sách này chủ yếu dừng ở việc đề xuất nhiệm vụ và 2 Theo Điều 11 Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, chủ trương khuyến khích xã hội hóa hoạt động KHCN được thực hiện qua các cách thức: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu khi đầu tư phát triển tiềm lực KHCN bằng lợi nhuận trước thuế hoặc bằng lợi nhuận sau thuế, thu nhập trước thuế hoặc bằng thu nhập sau thuế; nhập khẩu trang thiết bị, máy móc nguyên vật liệu để đầu tư phát triển tiềm lực KHCN; tiến hành hoạt động chuyển giao công nghệ từ cơ sở GDĐH; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của CSGDĐH để phát triển và đổi mới công nghệ. Các quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN trong cơ sở GDĐH được Nhà nước công nhận và bảo hộ.
  18. 7 giải pháp “theo quy định của pháp luật” và còn ở mức định hướng, chưa cụ thể, chưa có những giải pháp cụ thể đối với các vấn đề phát sinh trong thực tế đầu tư vào khoa học và công nghệ của các tổ chức, cá nhân vào các cơ sở GDĐH3; (iii) thủ tục đăng ký đề tài quá phức tạp, thủ tục thanh toán kinh phí NCKH khó khăn, rắc rối và mất nhiều thời gian4; (iv) các vấn đề khác liên quan đến giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu trong cơ sở GDĐH (ví dụ thông qua các đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước…); định hướng nâng cao năng lực, trình độ, phương pháp nghiên cứu và kỹ năng chuyển giao công nghệ cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu bằng việc mở rộng liên kết, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các đối tác nước ngoài và các tổ chức quốc tế có uy tín về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và thực hiện các chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo có công bố, nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, v.v. cũng đã được đề cập trong nhiều văn bản khác nhau5 song nhìn chung, các chính sách và giải pháp mới mang tính định hướng chung, chưa phân theo sự khác biệt của các lĩnh vực nghiên cứu, các quy định về tài trợ từ NSNN chủ yếu hướng dẫn về quy định quản lý đề tài mà không có hướng dẫn về nâng cao năng lực nghiên cứu hay hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; (v) các biện pháp khuyến khích, khen thưởng người tham gia hoạt động khoa học và công nghệ còn mờ nhạt và không cụ thể (kể cả trong Nghị định 99 là văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng nhất về việc khuyến khích giảng viên NCKH cũng như các văn bản liên quan như Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 22/2011/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3 Nghị định 99 chưa đề cập đến việc khuyến khích các nhóm nghiên cứu cũng như hướng giải quyết các rào cản về thủ tục tài chính khi giảng viên tại các trường đại học triển khai NCKH. Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ và Nghị định sửa đổi số 27/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KHCN, tuy nhiên sau 5 năm triển khai không có hồ sơ nào đăng ký nhà khoa học đầu ngành, đây là ví dụ cho thấy chính sách này chưa đi vào thực tiễn. 4 Theo Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, riêng quy trình xác định, tuyển chọn, thẩm định đề tài cấp bộ có 6 bước: Xác định số lượng đề tài được giao theo phương thức tuyển chọn; Đăng ký xác định và xét duyệt đề tài cấp bộ được giao trực tiếp; Lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ; Lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ và tổ chức tuyển chọn; Thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện đề tài; Ký Hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ. Tính đến thời điểm họp nghiệm thu đề tài, chủ đề tài phải hoàn thành tổng cộng 29 mẫu biểu. 5 Điển hình là: Nghị định 99, Quyết định số 2469/QĐ-TTg ngày 16/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở GDĐH và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017 – 2025”, Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ phát triển KHCN quốc gia tài trợ.
  19. 8 Những nguyên nhân chủ quan có thể kể đến gồm: (i) văn hóa nghiên cứu của các trường chưa hình thành hoặc chưa đủ mạnh, chế độ đãi ngộ cho NCKH phụ thuộc nhiều vào tầm nhìn và nhận thức của lãnh đạo, “kinh phí thực sự cho NCKH tại trường đại học rất hạn chế, đôi khi giáo viên chỉ coi NCKH là điều kiện bắt buộc phải hoàn thành”6; (ii) sức ép nghiên cứu chưa đủ nhiều, chưa có chế tài hữu hiệu để giảng viên vừa thấy cần thiết vừa buộc phải tích cực tham gia NCKH, phổ biến tâm lý giảng viên chỉ coi NCKH là điều kiện bắt buộc phải hoàn thành, thiếu say mê nghiên cứu, “có tình trạng đối phó trong NCKH”7; (iii) việc phân bổ số giờ và kinh phí NCKH còn bất cập, số lượng giảng viên tham gia và được tham gia NCKH không nhiều, quy mô đào tạo phát triển nhanh, giờ giảng nhiều, giảng viên chưa dành thời gian cho hoạt động NCKH, “hoạt động NCKH trong cơ sở GDĐH chỉ tập trung vào một số giảng viên, nhiều giảng viên không có giờ NCKH hoặc không thực hiện đủ khối lượng giờ NCKH theo nghĩa vụ; khối lượng giờ NCKH trung bình của giảng viên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng khối lượng giờ quy chuẩn trong năm” (Đào Ngọc Cảnh, 2018). Báo cáo khảo sát hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở GDĐH Việt Nam giai đoạn 2011-2016 được thực hiện bởi nhóm 21 tác giả đến từ nhiều trường, viện, cơ quan cũng cho thấy khá nhiều tồn tại trong hoạt động NCKH cần được tháo gỡ. Theo báo cáo, tổng số nhân lực khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay là 77.841 người, chiếm tới 50,08% tổng số nhân lực toàn quốc, trong số này, số nhân lực chất lượng cao, có trình độ tiến sĩ trở lên là 16.514 người, chiếm tỉ lệ hơn 21%, có 945 nhóm nghiên cứu và hơn 1.413 tổ chức khoa học tại các trường đại học, tuy nhiên “Kinh phí ngân sách khoa học và công nghệ đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của ngành giáo dục là thấp. Đặc biệt, ngân sách khoa học và công nghệ đầu tư cho ngành giáo dục trong những năm qua có xu thế giảm, trong khi số lượng các nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia là lớn…", “Xét về tổng mức đầu tư, ngành giáo dục được đầu tư thấp hơn một số bộ, ngành như Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, nếu tính bình quân cho một đơn vị nghiên cứu của ngành giáo dục, con số đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với các đơn vị nghiên cứu của một số bộ ngành khác.” Báo cáo cũng cho thấy 6 PGS.TS Ngô Thị Thu Hồng - Học viện Tài chính tại hội thảo về hoạt động KHCN các trường đại học; https://doimoisangtao.vn/news/nghin-cu-khoa-hc-trong-trng-i-hc-hn-ch-c-cht-v-lng 7 TS Trương Tiến Tùng, Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội tại hội thảo về hoạt động KHCN các trường đại học; https://doimoisangtao.vn/news/nghin-cu-khoa-hc-trong-trng-i-hc-hn-ch-c-cht-v-lng
  20. 9 việc phân bổ kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ ở các trường đại học cũng còn những bất cập khi phần lớn dựa vào số cấp ban đầu chứ chưa theo nguyên tắc gắn theo sản phẩm đầu ra, chưa phân bổ theo số lượng cán bộ nghiên cứu. Các trường sống bằng số lượng đề tài chứ chưa sống bằng sản phẩm của đề tài. Bên cạnh vấn đề kinh phí, vấn đề thiếu quy hoạch đầu tư trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu và đào tạo, hoạt động xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ còn rất hạn chế và việc nhiều lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ đi kèm… cũng được coi là những "điểm nghẽn" của nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù nhà nước rất có quan điểm, nhận thức rõ ràng về vai trò quan trọng của về hoạt động NCKH của các trường đại học và trên thực tế đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này nhưng kết quả thu được còn rất hạn chế và còn xa mới đáp ứng được kỳ vọng đề ra. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để đề ra các chính sách, giải pháp về phát triển NCKH cho trúng và cho đúng? Muốn vậy, trước hết cần đi sâu tìm hiểu có những nhân tố nào tác động đến hoạt động NCKH của các trường đại học ở cả cấp độ tổ chức (trường đại học) cũng như cấp độ cá nhân (giảng viên/ người nghiên cứu), tiếp đến là phải phân tích, đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố này đến tiến trình cũng như kết quả của hoạt động NCKH của các trường đại học cũng như các giảng viên, từ đó đề ra các giải pháp tác động phù hợp. Từ trước đến nay đã có nhiều hội thảo, báo cáo, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các nhà khoa học về thực trạng cùng khó khăn, vướng mắc của hoạt động NCKH trong các trường đại học cùng một số khuyến nghị, giải pháp nhưng rõ ràng các khuyến nghị, giải pháp này chủ yếu đứng từ góc độ tác động một chiều từ phía cơ quan quản lý nhà nước đến đối tượng bị quản lý (gồm trường đại học và giảng viên đại học) mà chưa chú trọng đến các yếu tố của bản thân đối tượng chịu tác động là giảng viên đại học, chẳng hạn như: khi mà ngân sách cho NCKH còn hạn hẹp, phải chăng kinh phí dồi dào thì hoạt động NCKH của giảng viên chắc chắn sẽ tốt hơn? Động cơ nào là quan trọng cho giảng viên tham gia NCKH – tài chính, chức vị hay uy tín học thuật? Khi có học hàm, học vị hoặc nắm giữ chức vụ quản lý rồi thì người giảng viên còn duy trì động cơ mạnh mẽ làm NCKH nữa không? Rõ ràng, NCKH là hoạt động gắn với một cá nhân hoặc nhóm cá nhân với quan điểm, nhận thức và mục tiêu phấn đấu cụ thể trong từng hoàn cảnh, vào từng thời điểm cụ thể trong sự nghiệp chuyên môn của họ, vì vậy kết quả NCKH được tạo ra không chỉ bằng những biện pháp, công cụ thuần túy pháp lý, hành chính của cơ quan quản lý nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2