Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam
lượt xem 34
download
Đề tài nghiên cứu khoa học "Ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam" Nhằm nghiên cứu về tác động của các chủ sở hữu nước ngoài lên giá trị doanh nghiệp, đến cấu trúc vốn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại các công ty cổ phần Việt Nam
- i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... iv DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi MỞ ĐẦU ................................................................................................ vii I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ....................................... 1 1.1. TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI. .............................................................................................. 1 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái. ............................................................................ 1 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái: .............................................................................. 1 1.1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái: ........................................................................... 2 1.2. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI PHÙ HỢP VỚI TỪNG QUỐC GIA 3 1.2.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi. .............................................................................. 4 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chế độ tỷ giá của một quốc gia. ....................... 10 1.3. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM DƢỚI GÓC NHÌN TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƢƠNG (REER). ..................................................................................... 12 1.4. CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ............................................................................. 17 1.4.1. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP)..................... 17 1.4.2. Thuyết ngang giá lãi suất(Interest Rate Parity - IRP) ............................ 17 1.4.3. Hiệu ứng fisher quốc tế .............................................................................. 18 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ GIÁ,TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC BIỂN VĨ MÔ- GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI. ........................................................................ 20 2.1 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT, LÃI SUẤT THU NHẬP BẰNG MÔ HÌNH VECM .............................................................................................. 20 2.1.1 Phân tích tính dừng: ................................................................................... 21 2.1.2 Tƣơng quan chéo giữa các biến ................................................................. 21 2.1.3 Phân tích nhân quả Granger. .................................................................... 22
- ii 2.1.4 Phân tích đồng liên kết. .............................................................................. 23 2.1.5 Kết quả ƣớc lƣợng. ..................................................................................... 23 Kết luận: ................................................................................................................... 25 2.2 PHÂN TÍCH ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁN CÂN XUẤT KHẨU, ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. .................................................................. 26 2.2.1 Ảnh hƣởng của cán cân xuất nhập khẩu đến tỷ giá hối đoái: ................ 26 2.2.2 Ảnh hƣớng của đầu tƣ nƣớc ngoài đến tỷ giá hối đoái ........................... 26 2.2.3 Xây dựng mô hình hồi qui phân tích tác động của biến cán cân xuất nhập khẩu, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tỷ giá hối đoái Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2011: ................................................................................................................. 27 Kết luận: ................................................................................................................... 28 2.3 LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ TỪ GÓC NHÌN BỘ BA BẤT KHẢ THI- VẤN ĐỀ CÂN NHẮC LỢI ÍCH VÀ THIỆT HẠI TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA CƠ CHẾ TỶ GIÁ VỚI HỘI NHẬP TÀI CHÍNH VÀ ĐỘC LẬP TIỀN TỆ. .................. 28 2.3.1 Vị trí của Việt Nam trên tam giác bộ ba bất khả thi:.............................. 28 2.3.2 Bộ ba chính sách lý tƣởng cho Việt Nam trong ngắn và trung hạn ....... 29 III. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁỞ MỘT SỐ QUỐC GIA, TỪLỊCH SỬ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM ĐẾN XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ GIÁ. ................................................................................. 33 3.1 KHÁI QUÁT CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA: . 33 3.1.1 Tổng quan lịch sử tiến trình phát triển thị trƣờng ngoại hối ở Việt Nam. 33 3.1.2 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc: .................. 37 3.1.3 Bài học kinh nghiệm của Thái Lan: ......................................................... 39 3.1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .......................................................... 40 3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ GIÁ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012- 2015. ....................................................................................................................... 41 3.2.1 Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá dài hạn ................................................. 41 3.2.2 Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá ngắn hạn. ............................................. 48
- iii 3.2.3 Kết luận: ...................................................................................................... 53 IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM– GÓC NHÌN TỪ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ: ........................ 55 4.1 KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM- GÓC NHÌN TỪ BỘ BA BẤT KHẢ THI. .............................................. 55 4.1.1 Khuyến nghị về kiểm soát vốn:.................................................................. 55 4.1.2 Khuyến nghị cho chính sách tiền tệ: ......................................................... 56 4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: ................................................................................................ 60 4.2.1 Một số kiến nghị cho vấn đề tỷ giá giai đoạn từ 2012 – 2014.................. 60 4.2.2 Đề xuất chính sách trong dài hạn. ............................................................. 62 KẾT LUẬN ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................... 69 PHỤ LỤC ............................................................................................... 72
- iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 tỷ giá thực đa phương từ Q1-2008 đến Q4-2011 ................................... Trang 13 Bảng 2.1 tên các biến được sử dụng trong mô hình. .............................................Trang 22 Bảng 2.2 tính dừng của các biến............................................................................Trang 22 Bảng 2.3 : Tương quan chéo giữa các biến nội sinh .............................................Trang 23 Bảng 2.4: Phân tích nhân quả Granger ..................................................................Trang 23 Bảng 2.5 tóm tắt kết quả kiểm định đồng liên kết của Johansen ..........................Trang 24 Bảng 3.1 : lược đồ tương quan của chuỗi Dlexr:...................................................Trang 43 Bảng 3.2: dự báo tỷ giá đến cuối năm 2014 với mô hình ARIMA.. ....................Trang 48 Bảng 3.3 : mô hình Ma1_Garch11 và Ma1_Garch21 ..........................................Trang 51 Bảng 3.4: so sánh mô hình Ma1_Garch11 và Ma1_Garch21 ...............................Trang 51 Bảng 3.5: mô hình Ma1_Garch(1,1)-M và Ma1_Garch(1,1)-T1 ..........................Trang 53 Bảng 3.6 . Kiểm định biến lạm phát vào phương trình phương sai ......................Trang 54
- v DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Bộ ba bất khả thi ....................................................................................Trang 4 Hình 1.2: Lý thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian ..........................Trang6 Hình 1.3: Thuyết tứ diện........................................................................................Trang 9 Hình 1.4: Tam giác bất khả thi – Trường hợp đặc biệt của thuyết tứ diện............Trang 10 Hình 1.5 : So sánh chỉ số NEER, REER và RER ..................................................Trang 16 Hình 1.6: so sánh mối quan hệ giữa REER và tỷ trọng xuất nhập khẩu ..............Trang 16 Hình 2.1 Hàm phản ứng đẩy IRF .........................................................................Trang 26 Hình 3.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 .......................Trang 37 Hình 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam và cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011 ................................................................................... Trang 37 Hình 3.3 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 1980 đến năm 1993 Trang 39 Hình 3.4 : Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc các tháng đầu năm từ năm 2001 đến năm 2011 ...............................................................................................................................Trang 40 Hình 3.5: đồ thị biến Lexr và biến Dlexr theo thời gian ......................................Trang 44 Hình 3.6: dự báo tỷ giá với biến Lexrf và độ lệch chuẩn ......................................Trang 48 Hình 3.7: So sánh giá trị mô hình và giá trị thực ..................................................Trang 54
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Diễn đàn các nước Đông Nam Á CCTM Cán cân thương mại CNY Nhân dân tệ CPI Chỉ số giá tiêu dung FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng thu nhập quốc nội IMF Quỹ tiền tệ thế giới NHNN Ngân hàng nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương NHTM Ngân hàng thương mại RER Tỷ giá thực song phương REER Tỷ giá thực đa phương THB Đồng Bath Thái Lan USD Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
- vii MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU: Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng về hình thức, quy mô, và mức độ cùng với những cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa mang lại. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã điều hành khéo léo chính sách tiền tệ và tài khóa giúp Việt Nam từng bước thoát khỏi tác động của khủng hoảng, bình ổn kinh tế và duy trì tăng trưởng. Tuy khủng hoảng đã qua nhưng thách thức vẫn còn, bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn luôn là vấn mối lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách. Thứ nhất là tình trạng nhập siêu thâm hụt tài khoản vãng lai qua nhiều năm. Thứ hai, tỷ giá hối đoái không ổn định, xuất hiện tình trạng hai tỷ giá. Thứ ba, là lạm phát kéo dài trở thành mối đe dọa cho các mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam. Giải quyết ba vấn đề trên, chính sách tiền tệ luôn giữ một vai trò quan trọng. Từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, các học thuyết kinh tế thị trường ngày càng phát huy hiệu quả. Các công cụ của chính sách tiền tệ đã hỗ trợ đắc lực cho các nhà điều hành kinh tế. Mà trong đó, công cụ tỷ giá một trong các yếu tố then chốt góp phần thắng lợi cho hoạt động thương mại của Việt Nam và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhận thấy được một số khó khăn trong chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ trong thời gian qua, tác giả đã xây dựng mô hình dự báo tỷ giá cả trong ngắn hạn và dài hạn từ đó mạnh dạn đóng góp một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam hiện nay; với mong muốn đưa tỷ giá trở thành công cụ hỗ trợ họat động kinh tế đối ngoại, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu “Xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và khuyến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý tỷ giá trên thị trƣờng ngoại hối Việt Nam– góc nhìn từ bộ ba bất khả thi” đã tóm tắt một số lý thuyết và kết quả của một số công trình nghiên cứu trước đây như: các
- viii học thuyết về vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá cho từng quốc gia, lý thuyết bộ ba bất khả thi, lý thuyết bù trừ lợi ích thiệt hại của các cơ chế tỷ giá,…cùng với việc theo dõi và phân tích cơ chế tỷ giá của Việt Nam qua từng giai đoạn và từng thời kỳ hội nhập để từ đó xây dựng mô hình dự báo tỷ giá cho Việt Nam và đóng góp những khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá của Chính phủ cho mục tiêu phát triển kinh tế. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Vai trò của chính sách tỷ giá trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô như thế nào? Ảnh hưởng qua lại của của tỷ giá đến các biến vĩ mô khác ra sao? Cơ chế tỷ giá nào là phù hợp trong điều kiện của từng quốc gia? Và cơ chế tỷ giá hối đoái nào sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam? Mô hình dự báo nào là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay? 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp hệ thống hóa, mô tả, phân tích các yếu tố liên quan đến từng chính sách trong mối quan hệ biện chứng với các nhân tố kinh tế thế giới và cơ sở hạ tầng và quan điểm điều hảnh của chính phủ trên cơ sở các kinh nghiệm và lý luận cơ bản về vấn đề chính sách điều hành tỷ giá đã được trình bày và công bố trong các công trình liên quan đến đề tài và các văn bản chính thức của chính phủ. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu, dữ liệu thứ cấp được công bố từ các cơ quan thống kê, cơ quan quản lý, các tổ chức chuyên môn, các tổ chức quốc tế uy tín để dẫn chứng cho các luận điểm trong chuyên đề. Về mặt định tính: bằng phương pháp quan sát biến cố xảy ra trong lịch sử, chuyên đề phân tích những ưu nhược điểm về mặt chính sách điều hành tỷ giá của một số quốc gia, làm rõ những nét tích cực và tiêu cực trong sự phát triển thị trường ngoại hối trong nước. Về mặt định lƣợng: Thứ nhất, để tiến hành định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá, và ảnh hưởng của tỷ giá đến các biến vĩ mô, chuyên đề sử dụng các số liệu công bố trong khoảng 20 năm của quỹ tiền tệ thế giới (IMF), tổng ngân hàng phát triển Châu Á, Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ix Thứ hai, lựa chọn nhiều mô hình để phù hợp cho từng mục tiêu dự báo tỷ giá như nhóm đã sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ giá trong dài hạn vì tính đặc trưng phương sai thay đổi của mô hình ARIMA, và sử dụng mô hình ARCH và GARCH để dự báo tỷ giá trong ngắn hạn nhằm khắc phục một số nhược điểm trong mô hình ARIMA, vì trong ngắn hạn phương sai có xu hướng biến động mạnh, cũng như tận dụng được các ưu điểm của mô hình ARCH mở rộng TGARCH hay mô hình hiệu chỉnh sai số vecto (VECM) trong dự báo mà trong bài nghiên cứu tác giả đã chỉ rõ. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Phần 1: Tổng quan về chế độ tỷ giá hối đoái. Phần 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, tác động của tỷ giá đến các biến vĩ mô- Góc nhìn từ bộ ba bất khả thi. Phần 3: Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá ở một số quốc gia. Từ lịch sử tiến trình phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam đến xây dựng mô hình dự báo tỷ giá. Phần 4: Một số khuyến nghị cho chính sách điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam- Góc nhìn từ chính sách tỷ giá. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Về mặt khoa học: chuyên đề làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản của một số công trình nghiên cứu trước đây, nêu lại một số khái niệm, phân loại các công cụ điều hành tỷ giá của chính phủ, phân tích các nhân tố tác động đến tỷ giá, nghiên cứu vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế. Về mặt thực tiễn: chuyên đề phân tích thực trạng của chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam và giải thích các hiện tượng kinh tế vĩ mô đã và đang tác động đến chính sách của Chính phủ. Để tài nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế của từng chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển và từng thời kỳ hội nhập. Từ những lý thuyết và thực tiễn của Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình dự báo và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế điều hành tỷ giá nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung theo định hướng đổi mới cho mục tiêu phát triển kinh tế 5 năm mà Đại hội Đảng khóa XI đề ra đầu năm 2011.
- 1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1. TỶ GIÁ HỔI ĐOÁI. 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi thực hiện thanh toán giữa các nước với nhau, cần thiết phải sử dụng đồng tiền nước này hay nước khác, nói chung là phải sử dụng ngoại tệ hay các phương tiện có thể thay thế cho ngoại tệ. Khái niệm ngoại tệ và ngoại hối thường được sử dụng để chỉ những đồng tiền của quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên ngoại tệ và ngoại hối là hai phạm trù khác nhau mà ta cần phải phân biệt. - Ngoại tệ: là đồng tiền của quốc gia lưu thông trên thị trường quốc tế. - Ngoại hối là phạm trù rộng hơn so với ngoại tệ, ngoại hối bao gồm ngoại tệ, kim khí quý, đá quý và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán giữa các nước với nhau - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. Hoặc người ta có thể nói tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. 1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá giao dịch mua bán giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa hai đồng tiền, do đó khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu. - Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và nước ngoài, phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
- 2 Eri = ei*CPIf / CPIh Trong đó: Er là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa , CPIf là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài, CPIh là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước. + Tỷ giá thực song phương (RER) : Tỷ giá của hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương. Sự thay đổi của tỷ giá song phương thể hiện sự lên hoặc xuống giá của đồng tiền này so với đồng tiền kia. + Tỷ giá thực đa phương (REER) : Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ ( rổ ngoại tê). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số ( mức độ ảnh hưởng đói với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER). 1.1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái: Về cơ bản có ba chế độ tỷ giá hối đoái: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của nhà nước. 1.1.3.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá trong đó nhà nước mà cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo một rỗ tiền tệ nào đó ở một mức độ không đổi, bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay cầu ngoại tệ với mức tỷ giá cố định đã công bố. 1.1.3.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là một chế độ tỷ giá mà trong đó tỷ giá được xác định theo quy luật thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.
- 3 1.1.3.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước là một chế độ tỷ giá có sự kết hợp giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái trên. Trong đó, tỷ giá được xác định theo quy luật cung cầu, chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi tỷ giá có những biến động mạnh. Theo phân loại của IMF có 8 chế độ tỷ giá (Xem phụ lục 1) 1.2. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI PHÙ HỢP VỚI TỪNG QUỐC GIA 1.2.1. Lý thuyết về bù trừ lợi ích thiệt hại giữa chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định. Lý thuyết này nói lên một sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí trong việc lựa chọn một cơ chế tỷ giá cố định hay cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Ưu điểm của một chế độ tỷ giá này chính là nhược điểm của chế độ tỷ giá kia. Lợi thế của chế độ tỷ giá hối đoái cố định. - Neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ: Việc duy trì tỷ giá cố định giúp các quốc gia neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ nhờ đó có thể kiểm soát được lạm phát. Đồng thời với lòng tin của dân chúng về chính sách tỷ giá cố định, NHTW sẽ đưa lạm phát xuống thấp nên những hành động của họ sẽ hướng đến mức lạm phát thấp, chính niềm tin này sẽ góp phần quan trọng co sự thành công của chính sách tiền tệ. - Giảm thiểu chi phí giao dịch và rủi ro tỷ giá góp phần khuyến khích hoạt động đầu tư và thương mại. Việc duy trì tỷ giá cố định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh, tránh được rủi ro tỷ giá, giảm thiểu chí phí giao dịch và tăng cường hoạt động đầu tư cũng như kinh doanh. Lợi thế của chế độ tỷ giá thả nổi. - Lợi thế lớn nhất của chính sách tỷ giá thả nổi chính là quốc gia có thể theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập, nhờ vậy giảm thiểu được những áp lực buộc phải can thiệp nhằm thỏa mãn các mục tiêu ngắn hạn của chính phủ. Kết quả là chính sách tiền tệ
- 4 có thể hướng đến mục tiêu dài hạn của mình và như vậy chính sách tiền tệ hứa hẹn sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn. - Hạn chế các tác động tiêu cực từ những cú sốc thương mại: Với cơ chế thả nổi tỷ giá sẽ tự điều chỉnh phù hợp với các cú sốc trên thị trường. - Tránh được các cuộc tấn công đầu cơ: Rủi ro tỷ giá trong cơ chế tỷ giá thả nổi có thể loại trừ nều nhà đầu tư sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro (bằng các hợp đồng giao dịch kỳ hạn hoặc hoán đổi). Nếu thị trường hiệu quả và tỷ giá thả nổi hoàn toàn, các nhà đầu cơ sẽ không có cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận. - Lợi thế của cơ chế tỷ giá thả nổi chính là bất lợi của cơ chế tỷ giá cố định và ngược lại. Bên cạnh việc tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại cơ chế tỷ giá, mỗi quốc gia phải tùy vào từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn cơ chế cho phù hợp. 1.2.2. Lý thuyết bộ ba bất khả thi. 1.2.2.1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi của Robert Mudell và Marcus Fleming Bộ ba bất khả thi là lý thuyết rất nổi tiếng trong kinh tế học được phát triển bởi Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Bộ ba bất khả thi có thể được hiểu như một định đề: một quốc gia không thể đồng thời đạt được tỉ giá cố định, hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ. Bộ ba bất khả thi được minh họa trong hình 1.2; mỗi cạnh tượng trưng cho chính sách tiền tệ độc lập, ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính. Mỗi cạnh mô tả một mục tiêu kỳ vọng, tuy nhiên không thể thực hiện cả ba cạnh của một tam giác. Đỉnh của tam giác được gọi là thị trường vốn đóng, sự kết hợp giữa độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá, nhưng không có hội nhập tài chính. Hình 1.1: Bộ ba bất khả thi
- 5 Đây được xem là lựa chon ưa thích của hầu hết các nước đang phát triển trong giữa đến cuối thập niên 1980. Bất kì mục tiêu nào đều có thể đạt được bằng một chế độ tỷ giá tương ứng nhưng phải từ bỏ hai mục tiêu chính sách còn lại: - Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỉ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa là chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài. - Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỉ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ mục tiêu tỉ giá. Với lựa chọn này, Chính phủ (NHTW) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trường. - Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng. Lựa chon này có nghĩa là chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỉ giá sẽ bị phá vỡ. Kể từ khi vận hành theo cơ chế bản vị vàng, nhiều kiểu hệ thống tài chính quốc tế khác nhau đã được thiết kế để đạt được 2 trong số 3 mục tiêu chính sách. Hệ thống Bretton Woods được thiết lập để đạt được ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ trong khi hi sinh mục tiêu chu chuyển vốn, tức là hội nhập tài chính. Hệ thống tiền tệ Châu Âu được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận tỷ giá cố định và vốn chu chuyển trong khi từ bỏ đi độc lập tiền tệ của các nước thành viên. Trong 20 năm qua, hầu hết các đang phát triển bắt đầu tăng
- 6 tốc hội nhập tài chính. Điều này có nghĩa rằng một quốc gia phải hoặc từ bỏ ổn định tỷ giá nếu muốn duy trì mức độ độc lập tiền tệ, hoặc từ bỏ độc lập tiền tệ nếu muốn duy trì ổn định tỷ giá. 1.2.2.2. Thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian. Toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Điều này càng gia tăng áp lực cho các quốc gia khi buộc phải chọn một trong hai: hoặc là từ bỏ ổn định tỷ giá hoặc là từ bỏ độc lập tiền tệ. Tuy nhiên, Frankel (1999) cho rằng một quốc gia vẫn có thể lựa chọn cơ chế tỷ giá bán ổn định và chính sách tiền tệ bán độc lập. Và lý thuyết bộ ba bất khả thi không thể ngăn cản một quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, dải băng tỷ giá, tỷ giá cố định có thể điều chỉnh hay bất cứ cơ chế tỷ giá trung gian nào. Hơn nữa, ông đã nhấn mạnh rằng không có một chế độ tiền tệ duy nhất nào là tốt nhất cho tất cả các quốc gia và thậm chí ngay trong chính quốc gia đó thì cũng không có một chính sách tiền tệ duy nhất nào là phù hợp cho mọi thời đại. Hình 1.2: Lý thuyết tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian Thị trường vốn đóng Chính sách Ổn định tiền tệ độc lập tỷ giá O Tỷ giá Hội nhập tài chính Tỷ giá thả nổi cố định Yigang và Tangxian (2001) tiếp tục phát triển lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell-Fleming và đưa lên thành thuyết tam giác mở rộng. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu chính sách đã được giải thích rất rõ ràng trong mô hình tam giác bất khả thi của
- 7 Mundell-Fleming nhưng hiệu quả của cơ chế trung gian vẫn chưa được đề cập. Nghĩa là tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming chỉ mới tập trung đến các cơ chế tỷ giá nằm ở các đỉnh của tam giác mà chưa đề cập đến một cơ chế tỷ giá trung gian nằm đâu đó bên trong tam giác bất khả thi. Yigang và Tangxian đã mở rộng mô hình này và kết luận rằng một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như tam giác của Mundell-Fleming. Tương tự như tam giác của Mundell-Fleming, tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian cũng là một tam giác đều với ba cạnh tương ứng với ba mục tiêu chính sách: độc lập tiền tệ, hội nhập tài chính và ổn định tỷ giá. Bên cạnh các kết hợp tại đỉnh của tam giác, các quốc gia vẫn có thể lựa chọn cho mình một kết hợp nào đó bên trong tam giác miễn là nó phù hợp với những mục tiêu chính sách mà quốc gia đó đang theo đuổi. Mỗi điểm bên trong tam giác thể hiện một sự kết hợp trung gian giữa ba mục tiêu chính sách, nghĩa là kiểm soát vốn ở mức độ vừa phải, chính sách tiền tệ độc lập có giới hạn và tỷ giá hối đoái biến động trong một biên độ cho phép. Tùy vào tình hình vĩ mô và mục tiêu hướng đến cụ thể ở mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định mà các nhà hoạch định chính sách sẽ quyết định một mức độ thích hợp cho mỗi mục tiêu chính sách. Do đó, mỗi quốc gia sẽ có một lựa chọn cho riêng mình mà không nhất thiết phải đánh đổi hoàn toàn theo như tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming. 1.2.2.3. Thuyết tứ diện Mô hình tam giác mở rộng của Yigang và Tangxian thực sự đã chính thức hóa mô hình tam giác khả thi của Mundell-Fleming. Tuy nhiên, cũng giống như mô hình của Mundell-Fleming, lý thuyết này không xem xét rằng sự khác nhau trong khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng nội tệ trong những nền kinh tế khác nhau sẽ ảnh hưởng không giống nhau lên mức biến động tỷ giá hối đoái. Hausmann (2000) đã chỉ ra rằng những quốc gia theo đuổi cơ chế tỷ giá thả nổi hoặc dải băng tỷ giá rộng có cách thức quản lý chính sách tỷ giá rất khác biệt. Những nước này nắm giữ những mức dự trữ ngoại hối rất khác nhau cho thấy những sự can thiệp rất khác nhau vào thị trường ngoại hối và mức độ biến động tỷ giá hối đoái cho phép trước ảnh hưởng của các cú sốc là rất khác nhau.
- 8 Hausmann (2000) phát hiện ra một mối quan hệ mạnh và vững chắc giữa mẫu hình thả nổi tỷ giá của một quốc gia với khả năng vay mượn quốc tế bằng đồng nội tệ của nó. Cụ thể, quốc gia nào có khả năng vay mượn nước ngoài bằng nội tệ nhiều hơn có khuynh hướng nắm giữ mức dự trữ ngoại hối nhỏ hơn, và cho phép tỷ giá biến động cao hơn so với mức biến động trong dự trữ ngoại hối hoặc lãi suất. Dựa trên nghiên cứu của Hausmann, chúng tôi cho rằng mức độ biến động của tỷ giá chịu ảnh hưởng trực tiếp của khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ. Khả năng vay mượn quốc tế bằng đồng nội tệ của quốc gia nào càng cao thì mức độ biến động cho phép của tỷ giá hối đoái ở quốc gia đó càng lớn. Tuy nhiên, liên minh tiền tệ châu Âu là một trường hợp ngoại lệ do có khả năng vay nước ngoài bằng đồng nội tệ rất cao nhưng lại theo đuổi cơ chế tỷ giá cố định. Nhìn chung thì khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng nội tệ quyết định đến sự lựa chọn cơ chế tỷ giá của một quốc gia. Từ đây, thông qua việc đưa thêm biến khả năng vay nước ngoài bằng đồng nội tệ vào mô hình, Guobing Shen (2004) đã mở rộng tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming thành thuyết tứ diện. Thuyết tứ diện giả định rằng không có mối quan hệ nội sinh giữa biến khả năng vay mượn nước ngoài bằng nôi tệ và ba biến còn lại trong tam giác bất khả thi. Theo nghiên cứu của Hausmann (2000), khả năng vay mượn nước ngoài bằng nội tệ có quan hệ đồng biến với mức độ biến động tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là mối quan hệ đồng biến mà còn liên quan đến nhiều mối quan hệ khác nữa. Vì vậy ta cần phải loại bỏ mối quan nội sinh giữa chúng. Tương tự, khả năng vay nước ngoài bằng đồng nội tệ cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ với mức độ độc lập tiền tệ và kiểm soát vốn. Khi đồng nội tệ của một quốc gia hoàn toàn có khả năng vay nợ nước ngoài thì mức độ độc lập tiền tệ và kiểm soát vốn của quốc gia đó là thấp nhất. Như vậy thì mối quan hệ giữa các biến này càng trở nên phức tạp hơn. Do đó mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến này được loại bỏ và bốn biến độc lập có thể xây dựng thành một khối tứ diện. Hình 1.3: Thuyết tứ diện
- 9 A4 M K E O A1 C A2 A3 Trong hình 1.3, chúng ta có một tứ diện đều. Đặt mặt dưới C tượng trưng cho khả năng vay mượn nước ngoài bằng đồng nội tệ; mặt M bên trái tượng trưng cho chính sách tiền tệ độc lập hoàn toàn; mặt đối diện K tượng trưng cho dòng vốn lưu động hoàn toàn; mặt phải E tượng trưng cho sự ổn định tỷ giá. Đỉnh A1 là thị trường vốn đóng, A2 là tỷ giá thả nổi, A3 là tỷ giá cố định và A4 thể hiện khả năng cao nhất vay mượn nước ngoải bằng đồng nội tệ. Tương tự như lý luận ở trên, bên cạnh các giải pháp góc, các quốc gia có thể lựa chọn cho mình các kết hợp trung gian nằm bên trong tứ diện tùy vào khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng nội tệ của quốc gia và chính sách mục tiêu mà quốc gia đó đang theo đuổi. Theo đó, khi một quốc gia có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ là cao nhất thì nó có thể theo đuổi đồng thời ba chính sách mục tiêu: hội nhập tài chính, độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá. Thực tế, cơ chế tỷ giá dưới chế độ chuẩn vàng cổ điển thuộc về sự kết hợp kiểu này. Cơ chế tỷ giá bản vị đồng đô la Mỹ dưới hệ thống Bretton Wood cũng gần tương tự với cách kết hợp trên. Ngược lại, một sự kết hợp thường thấy ở các quốc gia đang phát triển với thị trường tài chính yếu kém là không có khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ kết hợp với chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và kiểm soát vốn hoàn toàn. Khi cho khả năng vay nợ bằng đồng nội tệ của một quốc gia bằng 0 thì mặt C của tứ diện sẽ không tồn tại. Lúc này, tứ diện sẽ trở thành tam giác đều. Như vậy, rõ ràng là tam giác bất khả thi của Mundell-Fleming chỉ là một trường hợp đặt biệt của thuyết tứ diện khi một quốc gia không có khả năng vay nợ nước ngoài bằng đồng nội tệ.
- 10 Hình 1.4: Tam giác bất khả thi – Trƣờng hợp đặc biệt của thuyết tứ diện. A4 A1 M K E O A1 O C A2 A3 A2 A3 Lý thuyết bộ ba bất khả thi của Mundell và Fleming ngày càng được hoàn thiện dần từ mô hình Mundell-Fleming đến tam giác bất khả thi Mundell-Fleming, phát triển thành tam giác mở rộng Yigang và Tangxian (2001) và cuối cùng là thuyết tứ diện của Hausmann (2000). Đây là những nền tảng lý thuyết vững chắc của bộ ba bất khả thi, tạo điều kiện cho việc tiến hành phân tích sâu hơn về tình hình bộ ba bất khả thi ở các nước hiện nay, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chế độ tỷ giá của một quốc gia. Vấn đề lựa chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái thích hợp cho các quốc gia đang phát triển trở thành vấn đề tranh luận trung tâm của tài chính quốc tế trong thời gian dài. Vậy chi phí và lợi ích của các chế độ tỉ giá là gì? Nhân tố nào tác động đến việc lựa chọn các chế độ tỉ giá và ảnh hưởng của hoàn cảnh từng quốc gia đến lựa chọn này là như thế nào?... Trong phần này chúng tôi sẽ phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chế độ tỷ giá. Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm các thông tin và nắm được mức độ đánh đổi lợi ích trước khi ra quyết định theo đuổi một cơ chế tỷ giá nào đó. Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn chế độ tỷ giá bao gồm: quy mô của một quốc gia, độ mở của nền kinh tế, mức độ hội nhập tài chính quốc tế, tỷ lệ lạm phát, mô hình mậu dịch với nước ngoài.
- 11 Quy mô của một quốc gia. Quy mô có ảnh hưởng quan trọng đến vị thế của quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Một nước nhỏ thông thường là bên chấp nhận giá ở các thị trường thế giới, trong khi các nước lớn lại có đặc thù là ảnh hưởng lên giá cả trong mậu dịch và tỷ giá hối đoái. Với nhân tố này, một quốc gia được xem là lớn hay nhỏ dựa trên khả năng có thể chi phối giá cả thị trường thế giới hay không, cả với tư cách là người mua hay người bán. Độ mở cửa nền kinh tế. Một quốc gia có nền kinh tế đóng dưới cơ chế tỷ giá cố định với mức giá không đổi thì chi phí cho việc điều chỉnh các biến động ngoài nước để điều chỉnh thâm hụt thương mại thì lớn hơn nhiều so với một cơ chế tỷ giá linh hoạt. Vì thế một quốc gia có nền kinh tế đóng thì phù hợp hơn với chế độ tỷ giá linh hoạt. Một quốc gia có nền kinh tế mở thì một sự điều chỉnh trong tỷ giá sẽ ảnh hưởng mạnh đến giá cả hàng hóa trong nước. Do đó các quốc gia này thường hạn chế sự biến động giá cả hàng hóa bằng một cơ chế tỷ giá cố định. Độ mở cửa của một nền kinh tế được đo bằng tỷ số nhập khẩu/GNP. Mức độ hội nhập tài chính quốc tế. Theo lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” một quốc gia có mức độ hội nhập tài chính cao có các dòng vốn quốc tế dịch chuyển tự do, một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ độc lập, đi ngược lại các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nên một quốc gia có mức độ hội nhập tài chính cao thường lựa chọn một chế độ tỷ giá linh hoạt. Ngược lại, các quốc gia có mức độ hội nhập tài chính thấp ảnh hưởng của các luồng vốn quốc tế không đáng kể, thường sẽ lựa chọn một cơ chế tỷ giá cố định để duy trì giá trị cân bằng chắc chắn. Tỷ lệ lạm phát. Theo lý thuyết ngang giá sức mua PPP, một quốc gia nếu có tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lạm phát trung bình của thế giới thì rất khó để duy trì một chế độ tỷ giá cố định và do đó có xu hướng lựa chọn một cơ chế tỷ giá thả nổi để theo đuổi chính sách tiền tệ. Nhưng cũng có một số quan điểm khác, nếu quốc gia đã trải qua tình trạng lạm phát trầm trọng thì lựa chọn một chế độ tỷ giá cố định (chuẩn tiền tệ) như một cái neo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1945 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 236 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn