intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " LOÀI GIỔI ANNAM (MICHELIA GIOII (A. CHEV.) SIAMA & H. YU) THUỘC HỌ MỘC LAN (MAGNOLIACEAE) Ở VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giổi Annam (Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu) phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên năm 1918 được A. Chevalier công bố trên tạp chí Bulletin Economique (de l'Indochine) 21: 790 với tên Talauma gioi A. Chev. Tuy nhiên, từ lâu loài này không được nhắc đến trong các tài liệu về phân loại thực vật của Việt Nam cũng như là câu hỏi của nhiều nhà thực vật học Việt Nam về sự tồn tại của loài này ở Việt Nam. Dựa trên các tiêu bản gốc do Service forestier thu năm 1917 ở miền Bắc Việt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " LOÀI GIỔI ANNAM (MICHELIA GIOII (A. CHEV.) SIAMA & H. YU) THUỘC HỌ MỘC LAN (MAGNOLIACEAE) Ở VIỆT NAM "

  1. Nghiên cứu khoa học LOÀI GIỔI ANNAM (MICHELIA GIOII (A. CHEV.) SIAMA & H. YU) THUỘC HỌ MỘC LAN (MAGNOLIACEAE) Ở VIỆT NAM
  2. LOÀI GIỔI ANNAM (MICHELIA GIOII (A. CHEV.) SIAMA & H. YU) THUỘC HỌ MỘC LAN (MAGNOLIACEAE) Ở VIỆT NAM Vũ Quang Nam Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Giổi Annam (Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu) phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên năm 1918 được A. Chevalier công bố trên tạp chí Bulletin Economique (de l'Indochine) 21: 790 với tên Talauma gioi A. Chev. Tuy nhiên, từ lâu loài này không được nhắc đ ến trong các tài liệu về p hân loại thực vật của Việt Nam cũng như là câu hỏi của nhiều nhà thực vật học Việt Nam về sự tồn tại của loài này ở Việt Nam. Dựa trên các tiêu bản gốc do Service forestier thu năm 1917 ở miền Bắc Việt Nam mang số hiệu 38204, Fleury in Chevalier thu ngày 9 tháng 5 năm 1914 tại Nghệ An mang số hiệu 30158, hiện đang đ ược lưu trữ tại Bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp; dựa trên các đặc điểm hình thái của các mẫu vật và so sánh với các bản mô tả gốc và của các tác giả khác, loài gi ổi Annam này được khẳng định. Tên địa phương của Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu được lấy theo đú ng tên ban đầu đ ược ghi trên tiêu bản gốc (Giổi Annamite). Từ khoá: Giổi Annam, Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu, Michelia MỞ ĐẦU Loài Giổi annam (Talauma gioi) được Chevalier công bố vào năm 1918 dưới dạng là thông báo có mô tả (nom.nud). Sau đó loài này cũng được nhắc đ ến trong một số tài liệu ở trong nước như: Cây cỏ thường thấ y (Lê Khả Kế, 1971); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1977); 1900 loài cây có ích (Trần Đình Lý, 1993) v.v. nhưng nó lại không đ ược ghi nhận trong các tài liệu phân loại chính thức về hệ thực vật Vi ệt Nam. Gần đ ây nhất, năm 2003, trong danh lục các loài thực vật Việt Nam, phần giới thiệu về t hành phần loài thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae) Nguyễn Tiến Bân cũng chưa khẳng định và còn đang băn khoăn về loài này. Trong quá trình nghiên cứu họ Mộc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam, chúng tôi có cơ hội tiếp cận với tiêu bản gốc (Type) AUG. CHEVALIER PLANTES DE L’INDOCHINE (P) của loài Talauma gioi do Service forestier thu mang số hiệu 38204. Đây là mẫu vật có quả thu được ở miền Bắc Việt Nam và được Chen Bao Liang (1990) xem Talauma gioi chính là synonym của Michelia hypolampra Dandy. Tuy nhiên đ ến năm 2003, Xia Nianhe xác định lại loài Talauma gioi chính là Michelia gioii được Sima & H. Yu công bố vào năm 2003. Trên cơ sở nghiên cứu các tiêu bản mang các số hiệu HN 8617, 8807, 10.3.80 được thu tại Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Nghệ An (Cổ Ba, Kẻ Nhe), Quảng Trị (Làng Vây) đang được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội (HN) và so sánh với các tiêu bản gốc Service forestier 38204 (P) – tiêu bản gốc của Talauma gioi, và Fleury in Chevalier 30158 (holotype, P; isotype, K) - tiêu bản mà Dandy dựa vào đ ể công bố lần đầu tiên loài Michelia hypolampra. Kết quả cho thấ y, các tiêu bản mang các số hiệu HN 8617, 8807, 10.3.80 đang được lưu trữ tại HN và tiêu bản mang số hiệu Fleury in Chevalier 30158 đều thuộc về loài Michelia hypolampra Dandy. Loài này khác nổi bật với các loài khác trong chi Giổi (Michelia) ở chỗ hoa khá nhỏ với những cánh hoa phía ngoài kéo dài, lá noãn ít (8-10) với dày lông mầu nâu, noãn thường trên 10, quả khá nhỏ trên đ ế hoa kéo dài. Còn tiêu b ản mang số hiệu Service forestier 38204 chính là loài Michelia gioii Sima & H. Yu và tên đồng nghĩa là Talauma gioi do A. Chevalier công bố năm 1918. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu
  3. Mẫu vật nghiên cứu bao gồm các tiêu b ản gốc của Talauma gioi, có quả trưởng thành do Service forestier thu tại miền Bắc Việt Nam mang số hiệu 38204, tiêu bản gốc của Michelia hypolampra, mang hoa và q uả do Fleury in Chevalier thu tại Nghệ An (Vinh), mang số hiệu 30158. Cả hai tiêu bản gốc hiện đang đ ược lưu trữ tại Bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp. Các tiêu bản mang các số hiệu HN 8617, 8807, 10.3.80 được thu tại Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Nghệ An (Cổ Ba, Kẻ Nhe), Quảng Trị (Làng Vây) đang được lưu giữ tại Phòng tiêu b ản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. Phương pháp Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên cứu phân loại - p hương pháp hình thái so sánh để định loại loài. Các đ ặc đi ểm về hình thái của mẫu vật, bao gồm cả các mẫu gốc được phân tích, được so sánh đối chiếu với các bản mô tả gốc của loài nghiên cứu và những loài gần giống với Talauma gioi do Chevalier cô ng bố vào năm 1918, Chen Baoliang (1990) và Sima & H. Yu (2003). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên khoa học: Michelia gioii (A. Chevalier) Sima & H. Yu, Seed Pl. Honghe Reg. SE Yunnan. 55. 2003. TYPE: Service forestier 38204 (P). Tên đồng nghĩa: Talauma gioi A. Chevalier, Bull. Econ. Indochine, 21: 790. 1918. Tên địa phương: Giổi Annam Mô tả: Cây gỗ cao 21m, đ ường kính tới 60 cm. Bao chồi, cuống lá lúc non, đầu cành, màu sáng hay hơi bạc. Cành non mảnh, đường kính 1-2mm, màu nâu đen hoặc xám đen, khô ng lông và có bì khổng thưa chạy dọc cành. Lá kèm rời. Phiến lá dạng trứng ngược đ ến ellip-trứng ngược, dài 6-13cm x rộng 5-5,5cm, mỏng, dai, khi vò nát có mùi thơm gần giống lá Hồi (Illicium), hai mặt lá màu xanh t ươi, bóng, khô ng lông; gân bên 8-10 cặp, khá rõ ở cả hai mặt, gân bậc ba có dạng mạng lưới mảnh, dà y, nỗi rõ ở cả hai mặt; gốc lá dạng hình nêm, rộng, đầu lá với phần chóp tù; cuống lá dài 1-1,5cm. Hoa có búp dạng ellip dài khoảng 2 cm, mọc ở nách lá, có nhi ều lông màu sáng hay hơi bạc, hoa thơm. Cánh hoa 9, chia làm 3 vòng, vòng ngoài mỏng, hơi kéo dài khoảng 15x2mm, hai vò ng cánh hoa trong dạng ellip hẹp 1.5-2x0,6cm. Nhị khoảng 25, dài 8-9 mm, chỉ nhị vươn dài ra tạo chóp nhọn dài 1-1.5 mm. Cuống nhu ỵ dài 4-5mm và 2-3cm ở quả, có lông màu sáng hay hơi bạc; bầu nhuỵ dạng tr ứng, vòi nhuỵ dài khoảng 2mm; lá noãn 10, dạng ellip hẹp, dài 6-7 mm, 5 gờ; noãn 6-8 trong mỗi lá noãn. Quả bì dà y, dài 1,5-2 cm, các đại chí n màu xám đen, có dạng ellip, 2-4,5x1- 2,5cm, nhiều bì khổng, đáy mỗi đại thắt lại tạo cọng ngắn 2-8 mm, đầu có dạng mỏ chim, các mảnh của đại dày, vỏ q uả trong nhẵn bóng khi chín. Hạt 1-4 trong mỗi đại chí n, kích thước 9-10x6-8mm. Sinh thái: thường phân b ố trong rừng lá rộng, ở đ ộ cao từ 300-800 m so với mặt nước biển. Mùa hoa từ tháng 1 đ ến tháng 4, mùa quả từ tháng 9 đến tháng 10. Phân bố: Miền Bắc như Hoà Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hoá, Lào Cai, Nghệ An, Phú Thọ v.v. Sử dụng: Thớ gỗ thẳng, kết cấu mịn thường được sử dụng trong xâ y dựng, đóng đ ồ gia dụng và làm gỗ dán. Hạt làm gia vị và làm thuốc. Cây cũng có thể trồng làm cảnh và bóng mát. Lời cảm ơn Tác giả bày t ỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Việt Nam và Viện T hực vật Nam Trung Hoa, Quảng Châu, Trung Quốc đã tạo các điều ki ện thuận lợi nhất cho nghiên cứu nà y cả về vật chất và tinh thần. Lời cảm ơn cũng gửi tới Trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã tạo các điều kiện thuân lợi tối đa cho chương trình nghiên cứu, và p hò ng phân loại thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện cho phép nghiên cứu mẫu vật. Lời cảm ơn đặc biệt cũng xin được gửi tới giáo sư Xia Nianhe, người thầy hướng dẫn, tại Viện Thực vật Nam Trung Hoa đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận với những tiêu bản gốc và giúp đỡ trong quá trình định danh loài.
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chen, B.L. & H.P. Nooteboom. 1993. Notes on Magnoliaceae III: The Magnoliaceae of China. Ann. Missouri Bot. Gard. 80: 999-1104. Chevalier, A. 1918. Magnoliacees. Bull. Econ. Indochine 21: 790-792. Dandy, J.E. 1928. Michelia Montana and Two Allied New Species. Journal of Botany, British and Foreign (J. Bot.) 66: 46-48. Đỗ Tất Lợi. 1977. Những câ y thuốc và vị thuốc Vi ệt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội. 1182 tr. Lê Khả Kế và cs.. 1971. Cây cỏ thường thấ y ở Việt Nam. NXB KH&KT, Hà Nội. Tập 2: 313. Nguyễn Tiến Bân. 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Tập 2: 7-16. Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam. NXB Trẻ. Tập 1: 230-242. Trần Đình Lý & al. 1993. 1900 loài câ y có ích. NXB Thế giới, Hà Nội. 544 tr. Sima & H. Yu. 2003. Seed Plants of Honghe Region in SE Yunnan, China (Seed Pl. Honghe Reg. SE Yunnan) 55. Science and Technology Press. MICHELIA GIOII (A. CHEV.) SIAMA & H. YU OF MAGNOLIACEAE FAMILY IN VIETNAM Vu Quang Nam Forestry University SUMMARY Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu (gioi Annam) is usually distrib uted in Northern Vietnam and was first published in the Bulletin Economique (de l'Indochine) 21 (1918: 790) by A. Chevalier with the name of Talauma gioi A. Chev. However, up to now this species, or its existence in Vietnam, has not been recognized by most taxonomic monographs. Based on the type specimens of Service forestier-38204 and Fleury in Chevalier-30158 (located in Paris) and their morphological characteristics, Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu is confirmed and introduced here with its descrip tion, habitat, d istribution, and uses. Keywords: Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu, Michelia. .
  5. Tiêu bản gốc (Service forestier-38204) của loài Giổi Annam Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu với cành, lá và quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2