intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết trình bày xác định nồng độ vitamin D huyết tương và đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Vit-D huyết tương và với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXV – CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP HỘI HÓA SINH Y HỌC VIỆT NAM NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Nguyễn Văn Tuấn1, Phan Thị Thanh Hải1, Quách Xuân Hinh1, Lê Hữu Song1 TÓM TẮT 22 SUMMARY Mục tiêu: Xác định nồng độ vitamin D STUDY ON PLASMA VITAMIN D huyết tương và đánh giá mối liên quan giữa nồng LEVELS IN SEPSIS PATIENTS độ Vit-D huyết tương và với bệnh cảnh lâm sàng Objective: To determine plasma vitamin D ở bệnh nhân (BN) nhiễm khuẩn huyết (NKH). levels and evaluate the association between Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả plasma vitamin D levels and outcomes of tiến cứu trên 125 bệnh nhân NKH điều trị tại patients with sepsis. Subject and methods: bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 12/2019 đến Prospective descriptive study was conducted on tháng 02/2021. Nồng độ Vit-D huyết tương được 125 patients with sepsis treated at 108 Military đo tại thời điểm chẩn đoán xác định NHK. Kết Central Hospital from December 2019 to quả: Tỷ lệ thiếu Vit-D ở bệnh nhân NKH là February 2021. Plasma vitamin D levels were 48%. Nồng độ Vit-D huyết tương tại thời điểm measured at the time of definitive diagnosis with bệnh nhân được chẩn đoán NKH là 20,41 (15,03 - 30,25) ng/mL. Điểm SOFA ở nhóm thiếu Vit-D sepsis. Results: vitamin D deficiency rate in cao hơn nhóm không thiếu (p < 0,05). Nồng độ patients with sepsis was 48%. The level of Vit-D ở nhóm sốc thấp hơn nhóm không sốc plasma vitamin D at the time of definitive (19,33 ng/mL và 24,36 ng/mL, p < 0,05), nhóm diagnosis with sepsis was 20.41 (15.03 – 30.25) thở máy thấp hơn nhóm không thở máy (17,3 ng/mL. SOFA score in vitamin D deficient group ng/mL và 22,06 ng/mL, p < 0,05), nhóm tử vong was higher than in non-deficient group (p < trong 30 ngày thấp hơn nhóm sống sót (15,51 0.05). vitamin D level in the shock group was ng/mL và 22,06 ng/mL, p < 0,01). Kết luận: lower than in the non-shock group (19.33 ng/mL Thiếu Vit-D hay gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn vs 24.36 ng/mL, p < 0.05), in the mechanical huyết. Nồng độ Vit-D huyết tương có thể liên ventilation group was lower than in the non- quan đến bệnh cảnh lâm sàng nặng và tử vong ventilation group (17.3 ng/mL vs 22.06 ng/mL, p trong 30 ngày. < 0.05) and in the 30 - day mortality group was Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, Vitamin D lower than in the survival group (15.51 ng/mL vs 22.06 ng/mL, p < 0.01). Conclusion: Deficiency 1 Bệnh viện TƯQĐ 108 of vitamin D was common in patients with Chịu trách nhiệm chính: Quách Xuân Hinh sepsis. Plasma vitamin D level may be associated SĐT: 0986969800 with severe outcomes and 30-day mortality. Email: xuanhinh108@gmail.com Keywords: Sepsis, Vitamin D Ngày nhận bài: 30.6.2023 Người phản biện khoa học: PGS.Nguyễn Nghiêm Luật Ngày duyệt bài: 5.7.2023 148
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là tình trạng Đối tượng nhiễm khuẩn nặng gây nên bởi phản ứng của Gồm 125 bệnh nhân được chẩn đoán vật chủ với tác nhân gây bệnh dẫn đến rối NKH, điều trị tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ loạn chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. tháng 12/2019 đến tháng 02/2021. Năm 2017, ước tính trên toàn cầu có khoảng Tiêu chuẩn lựa chọn: Từ 18 tuổi trở lên, 48,9 triệu ca NKH, 11 triệu ca tử vong, được chẩn đoán NKH theo tiêu chuẩn của chiếm 19,7% tổng số ca tử vong [1]. Điều trị đồng thuận Quốc tế lần thứ 3 về NKH bao cơ bản NKH là bù dịch, kháng sinh, kiểm gồm: có biểu hiện nhiễm khuẩn và tăng cấp soát ổ nhiễm khuẩn, hỗ trợ thông khí và tối tính điểm SOFA từ 2 điểm trở lên [3]. ưu hóa huyết động để duy trì huyết áp phù Tiêu chuẩn loại trừ: Nhiễm HIV, dùng hợp đảm bảo tưới máu các cơ quan. Phương thuốc ức chế miễn dịch, suy thận mạn lọc pháp điều trị bổ trợ để hạn chế phản ứng máu chu kỳ, xơ gan mất bù, truyền máu, các viêm, giảm tác hại của các gốc tự do, cải chế phẩm của máu, bổ sung Vit-D trong thiện rối loạn chuyển hóa sẽ là cần thiết trong vòng 3 tháng trước, phụ nữ đang mang thai, điều trị NKH. cho con bú, bệnh tự miễn. Vitamin D (Vit-D) có vai trò điều chỉnh Phương pháp miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả Vit-D cũng có đặc tính chống viêm, điều tiến cứu. chỉnh sản xuất peptit kháng khuẩn nội sinh, Phương pháp lấy mẫu: chọn mẫu theo ức chế tế bào CD4 + Th1 sản xuất cytokin phương pháp chọn mẫu thuận tiện. viêm như inteleukin 2 (IL-2), interferon và Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh yếu tố hoại tử u, kích thích tế bào Th2 sản giá xuất IL-4, IL-5 và IL-10, tăng sản xuất oxit Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nitric, giảm rối loạn đông máu do NKH [2]. được thu thập dựa trên mẫu bệnh án nghiên Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều cứu: Tuổi, giới, bệnh lý nền, thời gian nằm nghiên cứu về nồng độ Vit-D ở bệnh nhân viện, điểm SOFA, thở máy, sốc nhiễm NKH, tuy nhiên vẫn còn nhiều khía cạnh khuẩn, suy thận (creatinine máu ≥ 176.8 chưa nhất quán trong nhận định vai trò của µmol/L), suy gan (bilirubin TP máu > 34,2 yếu tố này [2]. Ở Việt Nam chưa có nghiên µmol/L và INR > 1,5) [4], tử vong trong 30 cứu về vấn đề này. Do đó, nghiên cứu nồng ngày, nồng độ Vit-D huyết tương tại thời độ Vit-D huyết tương và mối liên quan giữa điểm chẩn đoán NKH. nồng độ Vit-D huyết tương với bệnh cảnh Nồng độ Vit-D huyết tương được xác lâm sàng ở bệnh nhân NKH là rất cần thiết. Qua đó tạo cơ sở cho thực hiện những nghiên định bằng nồng độ 25-hydroxyvitamin D cứu can thiệp trong tương lai. Vì vậy chúng (25(OH)D) huyết tương, giá trị tham chiếu tôi thực hiện đề tài với mục tiêu: 20 - 50 ng/mL, thiếu Vit-D khi nồng độ Vit- - Xác định nồng độ vitamin D huyết D huyết tương
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXV – CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP HỘI HÓA SINH Y HỌC VIỆT NAM Bệnh phẩm được lấy tại thời điểm bệnh - Số liệu được nhập và xử lý bằng phần nhân được chẩn đoán NKH. Lấy 2 ml máu mềm thống kê SPSS 22.0. tĩnh mạch cho vào ống chống đông bằng Li - Các biến định tính: tính tỷ lệ phần trăm. heparin, sau đó ly tâm 4000 vòng trong 5 - Biến liên tục phân phối chuẩn được tính phút tách lấy huyết tương, bảo quản ở - 80o C trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh trung cho đến khi tiến hành xét nghiệm. bình của 2 nhóm bằng kiểm định t-test. Biến Định đượng Vit-D huyết tương bằng liên tục không phân phối chuẩn được mô tả phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang, bằng trung vị và khoảng tứ phân vị, so sánh 2 trên máy Cobas E601, hóa chất hãng Roche, nhóm khác nhau bằng test Mann Whitney. Đức - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p Xử lý và phân tích số liệu < 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nồng độ Vit-D và tỷ lệ thiếu Vit-D ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Biểu đồ 1. Tỷ lệ thiếu Vit-D ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Kết quả ở Biểu đồ 1 cho thấy 48% bệnh nhân thiếu Vit-D tại thời điểm được chẩn đoán NKH, 52% không thiếu Vit-D. Biểu đồ 2. Nồng độ Vit-D ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Kết quả ở Biểu đồ 2 cho thấy nồng độ Vit-D huyết tương tại thời điểm được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết là 20,41 (15,03 - 30,25) ng/mL. 150
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Biểu đồ 3. So sánh nồng Vit-D theo tuổi, giới Kết quả ở Biểu đồ 3 cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ Vit-D giữa nhóm < 60 tuổi và nhóm ≥ 60 tuổi. Nồng độ Vit-D ở nữ thấp hơn nam, p < 0,001. 3.2. Mối liên quan giữa nồng độ vitamin D huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết Bảng 1. Điểm SOFA, thời gian nằm viện ở nhóm thiếu và không thiếu Vit-D Vitamin D (ng/mL) Thông số p Thiếu Không thiếu n 60 65 SOFA (điểm) < 0,05 Trung bình 8,78 ± 4,43 6,54 ± 3,36 n 38 53 Thời gian nằm viện (ngày) > 0,05 Trung bình 16,90 ± 7,57 18,15 ± 9,97 Kết quả ở Bảng 1 cho thấy nhóm thiếu Vit-D có điểm SOFA cao hơn nhóm không thiếu (p < 0,05). Không có sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa nhóm thiếu và không thiếu Vit-D. Bảng 2. Nồng độ Vit-D ở bệnh nhân suy tạng Trung vị Thông số n p* (Khoảng tứ vị) Không 52 24,36 (17,18 - 32,62) Sốc 0,011 Có 73 19,33 (13,01 - 27,67) Không 77 22,06 (17,21 - 30,89) Thở máy 0,014 Vit-D Có 48 17,28 (11,81 - 28,59) (ng/mL) Không 88 20,75 (14,83 - 30,91) Suy thận 0,468 Có 37 19,33 (15,47 - 29,09) Không 95 20,17 (13,97 - 29,30) Suy gan 0,112 Có 30 23,59 (16,04 - 42,0) * Test Mann – Whitney 151
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXV – CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP HỘI HÓA SINH Y HỌC VIỆT NAM Kết quả ở Bảng 2 cho thấy nồng độ Vit-D huyết tương ở nhóm sốc thấp hơn so với nhóm không sốc, nhóm thở máy thấp hơn so với nhóm không thở máy, p < 0,05. Nồng độ Vit-D không có sự khác biệt giữa nhóm có suy thận và nhóm không có suy thận, nhóm suy gan và không suy gan. Biểu đồ 4. So sánh nồng độ Vit-D ở nhóm sống và nhóm tử vong Kết quả ở Biểu đồ 4 cho thấy nồng độ nhân NKH, tỷ lệ thiếu Vit-D ở bệnh nhân Vit-D ở nhóm tử vong thấp hơn ở nhóm sống NKH cao từ 54 - 81,7% [5], [6], [7], [8]. (15,51 ng/mL và 22,06 ng/mL), sự khác biệt Nồng độ Vit-D ở bệnh nhân NKH thấp, theo có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Shojaei (2019) là 19,03 ± 13,08 ng/ml [7], theo Bayat (2021) là 19,03 ± 13,08 ng/mL IV. BÀN LUẬN [9]. Các kết quả này cũng tương đồng với kết Theo nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ quả của chúng tôi, nồng độ Vit-D huyết thiếu Vit-D tại thời điểm chẩn đoán nhiễm tương tại thời điểm chẩn đoán NKH là 20,41 khuẩn huyết là 48%. Nhiều nghiên cứu của (15,03 - 30,25) ng/mL. Chúng tôi thấy nồng các tác giả khác trên thế giới cũng cho thấy độ Vit-D ở bệnh nhân nữ thấp hơn nam, p < thiếu Vit-D là một đặc điểm phổ biến ở bệnh 0,001 (biểu đồ 3). Nghiên cứu của 152
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Trongtrakul (2017) cũng thấy tỷ lệ thiếu Vit- cộng sự phát triển nhằm đánh giá mức độ D ở nữ cao hơn nam. Giải thích cho sự khác nặng của rối loạn chức năng đa cơ quan ở biệt này, có thể do nữ giới thường hay sử BN hồi sức. Hiện nay thang điểm SOFA đã dụng các biện pháp chống nắng như mặc được hội nghị đồng thuận về NKH 2016 quần áo, sử dụng kem chống nắng nhiều hơn (sepsis 3) đưa vào trong chẩn đoán NKH (khi so với nam giới dẫn đến giảm tiếp xúc với có nhiễm khuẩn và điểm SOFA từ 2 điểm trở ánh nắng mặt trời làm giảm tổng hợp Vit-D. lên được chẩn là NKH). Với điểm SOFA ở Điều này dẫn đến tỷ lệ thiếu Vit-D trong mức này, tỷ lệ tử vong tại bệnh viện của cộng đồng của nữ cao hơn nam đã được ghi bệnh nhân được ước tính là 10%, điểm nhận trong nghiên cứu của Huong T.T. SOFA càng cao thì tỷ lệ tử vong càng gia Nguyen (2012) khi tiến hành khảo sát tỷ lệ tăng [3]. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 1, thiếu Vit-D của người dân miền Bắc Việt bảng 2 nhóm thiếu Vit-D có điểm SOFA cao Nam cho thấy tỷ lệ thiếu Vit-D ở nữ là 30%, hơn nhóm không thiếu (p < 0,05), Vit-D ở ở nam là 16%, tỷ lệ thiếu Vit-D ở nữ cao gấp nhóm sốc thấp hơn nhóm không sốc, ở nhóm gần 2 lần ở nam. Chúng tôi thấy không có sự thở máy thấp hơn nhóm không thở máy, p < khác biệt về nồng độ Vit-D giữa nhóm < 60 0,05. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tuổi và nhóm ≥ 60 tuổi. Kết quả này cũng thiếu Vit-D liên quan đến mức độ nặng của được các tác giả khác ghi nhận [6], [9]. NKH [8], nhóm thiếu Vit-D có tỷ lệ phải thở Vit-D có vai trò quan trọng trong đáp máy cao hơn nhóm không thiếu, điểm SOFA ứng viêm và NKH. Vit-D tham gia điều ở nhóm thiếu Vit-D cao hơn nhóm không chỉnh miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích thiếu [6], [8], NKH nặng có nồng độ Vit-D ứng, tham gia sản xuất các peptit kháng thấp hơn, Vit-D ở nhóm sốc thấp hơn nhóm khuẩn nội sinh như LL-37, ức chế tế bào không sốc [9]. Chúng tôi thấy, nồng độ Vit- CD4 + Th1 sản xuất các cytokin viêm như D ở nhóm tử vong trong 30 ngày thấp hơn IL-2, yếu tố hoại tử u, tăng cường sản xuất nhóm sống sót, p < 0,01 (biểu đồ 4). Kết quả IL-4, IL-5 và IL-10 của tế bào Th2 giảm này cũng được ghi nhận ở các nghiên cứu thiểu tác động có hại của trạng thái tiền khác như nghiên cứu của Rech (2014) [5] và viêm. Vit-D cũng là một yếu tố phiên mã Shojaei (2019) [7] cũng thấy nồng độ Vit-D nitric oxide synthase nội mô, làm tăng sản ở nhóm tử vong thấp hơn nhóm không tử xuất oxit nitric. Vit-D còn có tác dụng làm vong trong 30 ngày điều trị. giảm rối loạn đông máu do NKH [2]. Với vai trò như vậy, thiếu Vit-D có thể dẫn tới tăng V. KẾT LUẬN tổn thương các cơ quan, tăng tỷ lệ tử vong ở Thiếu vitamin D hay gặp ở bệnh nhân bệnh nhân NKH. Sốc nhiễm khuẩn, thở máy, nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ vitamin D tổn thương tạng là những biểu hiện nặng của huyết tương có thể liên quan đến bệnh cảnh NKH. Thang điểm SOFA được Vincent và lâm sàng nặng và tử vong trong 30 ngày. 153
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ XXV – CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP HỘI HÓA SINH Y HỌC VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO and septic shock. Am J Crit Care 2014; 1. Rudd KE., Johnson SC, Agesa KM, et al. 23(5): e72-79. Global, regional, and national sepsis 6. Ala-Kokko TI, Mutt SJ, Nisula S, et al. incidence and mortality, 1990-2017: analysis Vitamin D deficiency at admission is not for the Global Burden of Disease Study. associated with 90-day mortality in patients Lancet 2020 Jan 18; 395 (10219): 200-211. with severe sepsis or septic shock: 2. Rossetti M, Martucci G, Starchl C, et al. Observational FINNAKI cohort study. Ann Micronutrients in Sepsis and COVID-19: A Med 2016; 48(1-2): 67-75. Narrative Review on What We Have Learned 7. Shojaei M, Sabzeghabaei A, Valaei and What We Want to Know in Future Barhagh H, et al. The Correlation between Trials. Medicina 2021; 57(5): 419. Serum Level of Vitamin D and Outcome of 3. Singer M, Deutschman CS, Seymour C, et Sepsis Patients; a Cross-Sectional Study. al. The third international consensus Arch Acad Emerg Med 2019; 7(1): e1. definitions for sepsis and septic shock 8. Southeast Asia Infectious Disease Clinical (sepsis-3). Jama 2016; 315(8): 801-810. Research Network. Causes and outcomes of 4. Dellinger RP, Levy MM, Rhodes A, et al. sepsis in southeast Asia: a multinational Surviving sepsis campaign: international multicentre cross-sectional study. Lancet guidelines for management of severe sepsis Glob Health 2017; 5(2): e157-e167. and septic shock: 2012. Crit Care Med 2013; 9. Bayat M, Gachkar L, Zahirnia M, et al. 41(2): 580-637. Association Between Low Serum Vitamin D 5. Rech MA, Hunsaker T, Rodriguez J. Levels and Sepsis: A Single-Center Study in Deficiency in 25-hydroxyvitamin D and 30- Tehran, Iran. Arch Clin Infect Dis 2021 day mortality in patients with severe sepsis February; 16(1): e102926. 154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2