Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC VÙNG RÌA GIÁC MẠC<br />
VÀ NIÊM MẠC MÁ TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BIỂU MÔ GIÁC MẠC<br />
Trần Công Toại*, Trần Thị Thanh Thủy*, Phan Kim Ngọc**, Diệp Hữu Thắng***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Một số bệnh lý khiếm khuyết tế bào vùng rìa giác mạc bẩm sinh hoặc mắc phải bởi các nguyên<br />
nhân như hội chứng Steven Johnson, phẫu thuật giác mạc nhiều lần, bỏng nhiệt hoặc hóa chất tạo sẹo giác mạc,<br />
nhiễm trùng, đeo contact lens…dẫn đến phá hủy lớp biểu mô giác mạc gây giảm thị lực của bệnh nhân. Để điều<br />
trị hiệu quả, bệnh nhân cần phải tạo được lớp biểu mô giác mạc thay thế.<br />
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca. Phương pháp nghiên<br />
cứu: Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm dựa theo chỉ định để tiến hành ghép tế bào gốc. Nhóm 1: ghép “tấm biểu<br />
mô” được tạo thành từ niêm mạc má. Nhóm: ghép “tấm biểu mô” được tạo thành từ tế bào gốc vùng rìa giác<br />
mạc. Tế bào rìa giác mạc và niêm mạc má được thu nhận theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu và tạo tấm biểu mô theo<br />
qui trình. Đánh giá: Tế bào nuôi cấy được theo dõi dưới kính hiển vi đảo ngược pha, nhuộm mô học HE và<br />
nhuộm hóa mô miễn dịch với marker p63. Kết quả ghép tấm biểu mô trên bệnh nhân được theo dõi và dựa trên<br />
khám bề mặt giác mạc, đánh giá thị lực và kết quả tạo tân mạch giác mạc.<br />
Kết quả và bàn luận: Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đạt được một số kết quả như sau: - Nhóm 1:<br />
bề mặt nhãn cầu ổn định 6/7 mắt. Thị lực cải thiện nhưng không quá 1 hàng. - Nhóm 2: bề mặt nhãn cầu ổn định<br />
22/23 ca. Thị lực cải thiện lớn hơn 2 hàng 20/23 ca. Kết quả này cho thấy tính hiệu quả của phương pháp điều trị<br />
như các tác giả khác trên thế giới.<br />
Kết luận: Chúng tôi đã sử dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc an toàn và hữu dụng, đặc biệt điều<br />
trị bệnh lý bề mặt nhãn cầu ở chuyên khoa mắt.<br />
Từ khóa: ghép tế bào gốc, niêm mạc má, rìa giác mạc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CULTURE OF AUTOGRAFT LIMBAL CELLS AND CHEEK EPITHELIAL CELLS TO TREAT<br />
CORNEAL EPITHELIUM DISEASE<br />
Tran Cong Toai, Tran Thi Thu Thuy, Phan Kim Ngoc, Diep Huu Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 24 - 30<br />
Introduction: Some pathologies of corneal cell edge region may be of congenital origin such as Steven<br />
Johnson syndrome, or can be caused by mechanical or environment condition such as corneal multiple surgeries,<br />
chemicals that eventually generate infection due to different auto-immune reaction. All these condition may<br />
eventually lead to the destruction of cornea epithelial layer causing either a decrease or a total loss of vision. For an<br />
effective treatment, patients need to be regenerated the corneal epithelial layer.<br />
Materials and methods: Research design: Case series study<br />
Methods: Patients were divided into 2 groups to conduct stem cell transplantation: Group 1: graft<br />
“epithelial sheets” are made up of oral mucosa. Group 2: graft “epithelial sheets” are formed from stem cell of<br />
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, **Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên- ĐH Quốc Gia Tp.HCM<br />
Bệnh viện Mắt Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS Trần Công Toại<br />
ĐT: 0913.914.672<br />
*<br />
<br />
***<br />
<br />
24<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
corneal area (limbal stem cell). Corneal cell edge and oral mucosa were included as standard sample and generate<br />
epithelial sheets in the protocol.<br />
Evaluation: Cells were monitored by inverted phase microscopy, HE staining and immune-histochemical<br />
staining by p63 marker. Results of the epithelial sheet transplant are monitored and evaluated by the corneal<br />
surface examination, vision and corneal new vessels.<br />
Results and discussion: After conducting research, we obtained the results as follows: - Group 1: Stable<br />
surface eyeball 6/7 eyes. Vision improved, but not more than 1 row. - Group 2: Stable surface eyeball 22/23 eyes.<br />
Vision improved, but not more than 2 row. This result shows the effectiveness of treatment in line with other<br />
international studies.<br />
Conclusion: We used a successfully technique which confirmed that cultured stem cells are safe and useful<br />
in the treatment of few eye pathological condition.<br />
Key words: stem cell transplantation, oral mucosa, of corneal area (limbal stem cell).<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nghiên cứu tế bào gốc là một lĩnh vực mang<br />
tính thời sự hiện nay trên thế giới vì những tiềm<br />
năng ứng dụng to lớn của chúng trong lĩnh vực<br />
Y Sinh học(18,19,21,32). Tuy nhiên, tùy theo định<br />
hướng nghiên cứu của mỗi nhóm nghiên cứu,<br />
mỗi vùng miền và mỗi quốc gia mà khả năng<br />
nghiên cứu được tiến hành trên những quy mô<br />
nghiên cứu khác nhau. Ở nước ta nghiên cứu tế<br />
bào gốc đang từng bước được quan tâm bởi các<br />
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các bác sĩ lâm<br />
sàng cũng như các nhà đầu tư chiến lược khoa<br />
học của nhà nước và đang được đầu tư vào lĩnh<br />
vực mới mẽ nhưng đầy triển vọng này(8). So với<br />
các nước trong khu vực, Việt Nam chúng ta bắt<br />
đầu xây dựng chiến lược, đào tạo đội ngũ<br />
chuyên gia, cơ sở hạ tầng và mức độ đầu tư<br />
cũng như những sản phẩm công nghệ tế bào<br />
gốc như quy trình công nghệ, công trình công<br />
bố khoa học chuyên ngành …tuy nhiên vẫn chỉ<br />
ở điểm xuất phát.<br />
Nhờ vào sự giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật<br />
từ phòng thí nghiệm tiên tiến tại Nhật(21,22,23)<br />
chúng tôi có thể tiếp cận, triển khai các qui trình<br />
mới mẻ nhưng có giá trị vô cùng to lớn, thực<br />
hiện nghiên cứu ứng dụng tế bào vùng rìa giác<br />
mạc và niêm mạc má người tạo tấm biểu mô<br />
điều trị các bệnh lý tổn thương biểu mô giác<br />
mạc tự thân qua nuôi cấy(23,25,28).<br />
Thực hiện đề tài chúng tôi cần đạt các mục<br />
tiêu sau:<br />
<br />
Tạo tấm biểu mô giác mạc từ tế bào gốc<br />
vùng rìa và tế bào niêm mạc má.<br />
Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân tổn<br />
thương biểu mô giác mạc bằng ghép tấm biểu<br />
mô tự thân qua nuôi cấy tế bào gốc.<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kết nghiên cứu: nghiên cứu loạt ca.<br />
Các phương pháp nghiên cứu:<br />
Tạo màng collagen từ màng ối người(2,4,10,11,16,17,20,30).<br />
- Sản phụ phải được xét nghiệm âm tính với<br />
HIV, HBV, HCV, VDRL… Mẫu được lấy ngay<br />
sau sanh, trữ trong lọ vô trùng có chứa dung<br />
dịch PBS (Phosphat Buffer Salin), kháng sinh,<br />
chuyển nhanh về phòng thí nghiệm.<br />
- Rửa màng ối trong dung dịch PBS cho đến<br />
khi sạch máu, sạch các mô sống không cần thiết.<br />
- Cắt màng ối thành từng mảnh khoảng<br />
50cm2 và xử lý với dung dịch trypsin 0,25% EDTA 0,02% trong 30 phút ở 37oC.<br />
- Cạo bỏ lớp tế bào biểu mô màng ối, tránh<br />
làm vỡ màng đáy.<br />
- Đánh giá hiệu quả bóc tách lớp tế bào biểu<br />
mô màng ối bằng phương pháp nhuộm<br />
hematoxylin và eosin (nhuộm H&E).<br />
- Màng collagen được bảo quản 12 tháng sau<br />
khi để khô tự nhiên và khử trùng bằng tia<br />
gamma.<br />
- Trải mẫu màng ối trên đĩa insert, để khô tự<br />
nhiên 2 giờ trong buồng cấy, ở nhiệt độ phòng.<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
25<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
- Khảo sát màng ối sau xử lý bằng cách<br />
quan sát mô học và phân tích độc chất.<br />
<br />
Phương pháp trải màng collagen trên đĩa<br />
nuôi(1,14,26,31)<br />
Cắt màng collagen thành những mảnh có<br />
diện tích tương ứng bề mặt đĩa nuôi.<br />
Trải căng và áp sát màng collagen trên bề<br />
mặt đĩa nuôi (đĩa lồng - insert) sao cho mặt biểu<br />
mô hướng lên trên.<br />
Để khô tự nhiên trong tủ cấy.<br />
Đóng gói và khử trùng bằng chiếu xạ tia từ<br />
nguồn Co60, suất liều 25 kGy(3,8,15).<br />
Các phương pháp nuôi cấy tế bào 3T3, tế<br />
bào vùng rìa giác mạc và tế bào niêm mạc má<br />
theo đúng qui trình ĐH Tokyo Dental College<br />
Ichikawa(5,7,23).<br />
Tạo tấm biểu mô giác mạc từ TBG vùng rìa<br />
giác mạc.<br />
Thu nhận mẫu tế bào vùng rìa giác mạc tại<br />
phòng mổ (Bệnh viện Mắt TP.HCM), cho vào<br />
dung dịch bảo quản Optisol GS, đặt trong hộp<br />
bảo quản lạnh 2-80C, chuyển nhanh về phòng<br />
thí nghiệm.<br />
Rửa 2 lần bằng dung dịch PBS.<br />
Cắt lọc mẫu mô.<br />
Nuôi trên đĩa insert đã trảii màng collagen<br />
từ màng ối và có feeder tế bào 3T3 trong môi<br />
trường<br />
SHEM<br />
(DEMEM/F12,<br />
100µ/ml<br />
Streptomycine, 100U/ml Penicillin, 10ng/ml<br />
EGF, 5 µ/ml Insulin, 0,1 µ/ml Cholera toxin, 5%<br />
FBS).<br />
Mẫu mô có bờ biểu mô áp trên màng, nhỏ 2<br />
giọt môi trường SHEM, ngày tiếp theo thêm<br />
0,5ml môi trường, 2 ngày tiếp theo thay môi<br />
trường 1ml/đĩa insert và 1,5ml/đĩa 3T3.<br />
Từ 14-21 ngày tạo được tấm biểu mô có<br />
nhiều lớp tế bào có thể ghép lại cho bệnh nhân.<br />
Một phần mẫu giữ lại sau ghép đánh giá mô<br />
học và thực hiện hóa miễn dịch mô.<br />
<br />
26<br />
<br />
Tạo tấm biểu mô giác mạc từ TBG niêm mạc<br />
má.<br />
Niêm mạc má được lấy từ BV. Mắt trên<br />
người tình nguyện d=0,8 cm đựng trong<br />
dung dịch Optisol GS giữ 40C mang về phòng<br />
thí nghiệm.<br />
Cắt lọc mẫu bớt phần mô dưới niêm mạc.<br />
Tạo ra thành các phần 2mm.<br />
Ủ trong dung dịch Dipase ở 40C trong 5 giờ<br />
sao cho Dipase có nồng độ 0,8UI/ml.<br />
Tách tế bào,đếm tế bào sống cấy trên đĩa<br />
insert (0,1 – 1 x 105 cells/ml).<br />
Thay môi trường SHEM mỗi 2 ngày, 1ml/đĩa<br />
insert và 1,5ml/đĩa tế bào 3T3. Mẫu được tiếp<br />
xúc không khí (airlifting) 3 ngày trước khi ghép.<br />
Từ 14-21 ngày tạo được tấm biểu mô có<br />
nhiều lớp tế bào có thể chuyển lại ghép cho<br />
bệnh nhân.<br />
Một phần mẫu giữ lại sau ghép đánh giá mô<br />
học và hóa miễn dịch mô.<br />
Điều trị bệnh lý biểu mô giác mạc và kết quả<br />
ghép điều trị 30 bệnh nhân tình nguyện(24,27,29,33).<br />
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt TP.<br />
HCM có chỉ định ghép TBG sẽ được chuyển đến<br />
khoa Giác mạc.<br />
Bác sỹ chuyên khoa Giác mạc sẽ khám, hội<br />
chẩn để ra quyết định điều trị. Bệnh nhân<br />
được bác sĩ chuyên khoa giải thích đầy đủ các<br />
nhu cầu và phương pháp điều trị bằng giải<br />
pháp nuôi cây tế bào sau nuôi cấy, cam kết<br />
đồng ý theo mẫu.<br />
Nếu bệnh nhân bị tổn thương một mắt và<br />
mắt còn lại tốt sẽ được điều trị ghép TBG vùng<br />
rìa giác mạc.<br />
Nếu bệnh nhân bị tổn thương cả hai mắt và<br />
niêm mạc má còn tốt sẽ được điều trị ghép tấm<br />
biểu mô được nuôi cấy từ tế bào niêm mạc má.<br />
Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm tiền<br />
phẫu, khám nội khoa tổng quát, khám mắt (đặc<br />
biệt đánh giá tình trạng viêm, tân mạch và phim<br />
nước mắt).<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Lấy mẫu tế bào chuyển về phòng thí<br />
nghiệm xử lý và nuôi cấy tạo tấm biểu mô,<br />
hẹn trở lại ghép.<br />
<br />
Hình 1: Xử lý mẫu tế<br />
bào niêm mạc má<br />
<br />
Hình 3.15: Màng ối trước cấy<br />
tế bào, nhuộm HE x 400<br />
<br />
Hình 3.16: Màng ối sau nuôi<br />
cấy, nhuộm HE x400<br />
<br />
Hình 3.17: Màng ối sau<br />
nuôi cấy, nhuộm P63 x 400<br />
<br />
Hình 3.18: Tấm tế bào từ<br />
Y.Hori (Osaka, Nhật)<br />
<br />
Hình2: Đĩa insert dùng<br />
để nuôi cấy tế bào<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi:<br />
- Đánh giá bước đầu việc ứng dụng ghép<br />
tấm biểu mô điều trị bệnh lý bề mặt nhãn cầu.<br />
Hình 3.9: Tế bào niêm mạc<br />
<br />
má sau nuôi cấy 6 ngày<br />
<br />
Hình 3.10: Tế bào niêm mạc<br />
má sau nuôi cấy 10 ngày<br />
<br />
- Đánh giá chất lượng tấm biểu mô được tạo<br />
thành từ nuôi cấy tế bào gốc vùng rìa giác mạc<br />
hoặc từ tế bào niêm mạc má trên màng ối.<br />
<br />
Phân loại<br />
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm dựa theo<br />
chỉ định:<br />
- Nhóm 1: ghép “tấm biểu mô” được tạo<br />
thành từ tế bào niêm mạc má.<br />
- Nhóm 2: ghép “tấm biểu mô” được tạo<br />
thành từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc.<br />
<br />
Quy trình chọn lọc bệnh nhân<br />
Tế bào gốc vùng rìa giác mạc: lấy từ kết mạc<br />
rìa cực trên 4x2 mm.<br />
Tế bào niêm mạc má: lấy từ niêm mạc má,<br />
đường kính 8mm.<br />
Mẫu được đặt trong môi trường chuyên chở<br />
và gửi đến bộ Phòng thí nghiệm Vật liệu Sinh<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />
27<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
học, Bộ môn Mô - Phôi, Trường Đại học Y khoa<br />
Phạm Ngọc Thạch thực hiện qui trình nuôi cấy.<br />
- Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ghép tấm<br />
biểu mô.<br />
<br />
- Tân mạch độ 1: 5/7 mắt, độ 2: 1/7 mắt, độ 3:<br />
1/7 mắt.<br />
- Thị lực có cải thiện nhưng không quá 1 hàng.<br />
<br />
- Bệnh nhân được điều trị ngoại trú, không<br />
phải nằm viện.<br />
Đánh giá: Đánh giá kết quả dựa trên khám<br />
bề mặt giác mạc, thị lực và tân mạch giác mạc<br />
(tân mạch được chia làm 4 độ: độ 1 là tân mạch<br />
vùng rìa, độ 2 là tân mạch vào giác mạc 3mm,<br />
độ 3 là tân mạch vào toàn bộ giác mạc, độ 4 vào<br />
toàn bộ giác mạc và thành bó tân mạch).<br />
Nhóm 1: Tấm biểu mô được tạo thành từ tế<br />
bào gốc vùng rìa giác mạc của 23 bệnh nhân (16<br />
bệnh nhân mộng thịt tái phát, 4 bệnh nhân bỏng<br />
kiềm,1 bệnh nhân Stevens Johnson,1 bệnh nhân<br />
suy yếu tế bào gốc chưa rõ nguyên nhân và 1<br />
bệnh nhân bị ong chích). Thời gian theo dõi<br />
trung bình 6,34 tháng.<br />
Nhóm 2: Tấm biểu mô từ tế bào niêm mạc<br />
má được nuôi cấy trên màng ối của 6 bệnh nhân<br />
(6 mắt) với hội chứng Stevens Johnson và một<br />
bệnh nhân bỏng hóa chất. Tổng cộng 7 mắt, thời<br />
gian theo dõi trung bình 18,4 tháng.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Hình 3.25: Điều trị tổn thương<br />
sẹo giác mạc trước ghép<br />
<br />
Hình 3.26:Tế bào rìa giác mạc<br />
sau nuôi cấy, trước ghép<br />
<br />
Hình 3.27: Điều trị tổn thương<br />
sẹo giác mạc trước ghép<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ghép tấm biểu mô được nuôi cấy từ tế bào<br />
<br />
Nhóm 1:<br />
<br />
gốc đã giúp giải quyết được những bệnh lý bề<br />
<br />
- Ghép tế bào gốc vùng rìa.<br />
- Thời gian theo dõi trung bình 6,34 tháng.<br />
- Bề mặt nhãn cầu ổn định 22/23 ca. Một ca bi<br />
nhiễm trùng sau mổ 07 ngày trên bệnh nhân<br />
nhiễm HIV (nhiễm trùng sau đó được điều trị ổn).<br />
- Thị lực cải thiện lớn hơn 2 hàng 20/23 ca<br />
(87%).<br />
<br />
mặt nhãn cầu do suy yếu tế bào gốc vùng rìa<br />
giác mạc(6,9,12,13,34).<br />
Phối hợp với ghép giác mạc sẽ đem lại thị<br />
lực cho bệnh nhân tốt hơn và góp phần mang lại<br />
thành công của phẫu thuật ghép giác mạc.<br />
Cần điều trị tình trạng viêm bề mặt, tình<br />
<br />
- Tân mạch chưa phát triển 18/23 ca.<br />
<br />
trạng khô mắt thật tốt sẽ giúp mang lại kết<br />
<br />
- Độ 1: 3/23 ca, độ 2: 1/23 ca và độ: 4 1/23<br />
<br />
quả tốt.<br />
<br />
Nhóm 2:<br />
<br />
Bệnh nhân cần được làm xét nghiệm tiền<br />
<br />
- Ghép tế bào niêm mạc má.<br />
<br />
phẫu kiểm tra các bệnh liên quan miễn dịch ví<br />
<br />
- Thời gian theo dõi trung bình 18,4 tháng.<br />
- Bề mặt nhãn cầu ổn định 6/7 mắt.<br />
<br />
28<br />
<br />
Hình 3.24: Mắt tổn thương<br />
sẹo giác mạc trước ghép<br />
<br />
dụ HIV, tiểu đường, viêm khớp,... nhằm tiên<br />
lượng và hướng điều trị.<br />
<br />
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011<br />
<br />