TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
NGHIÊN CỨU PHẢN XẠ DA GAN TAY-CẰM Ở BỆNH NHÂN PARKINSON<br />
Nhữ Đình Sơn*; Nguyễn Văn Quảng**<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu 30 bệnh nhân (BN) Parkinson nguyên phát, 30 BN hội chứng Parkinson, tuổi<br />
trung bình 71,77 ± 7,57 và 30 đối tƣợng làm nhóm chứng, kết quả nghiên cứu cho thấy:<br />
- Tỷ lệ phản xạ da gan tay-cằm (+) ở nhóm bệnh Parkinson 80%, hội chứng Parkinson 66,67%,<br />
chung cho cả hai nhóm 73,33% và nhóm chứng 23,33%.<br />
- Độ nhạy và độ đặc hiệu của phản xạ da gan tay-cằm trong chẩn đoán bệnh Parkinson<br />
77,42% và 79,31%; hội chứng Parkinson 74,07 và 69,69%; cả hai nhóm 86,27 và 58,97.<br />
- Phản xạ da gan tay-cằm không liên quan đến giai đoạn, mức độ nặng của bệnh và thời<br />
gian mắc bệnh của BN mắc bệnh Parkinson nguyên phát.<br />
* Từ khóa: Bệnh Parkinson; Hội chứng Parkinson; Phản xạ da gan tay-cằm.<br />
<br />
STUDYING PALMOMENTAL reflex in PATIENTS<br />
WITH PARKINSON’S DISEASE<br />
SUMMARY<br />
Studying 30 patients with Parkinson’s disease, 30 patients with Parkinson’s syndrome, average<br />
age was 71.77 ± 7.57 and 30 subjects to the control group, we found:<br />
Ratio of the palmomental reflex (+) in Parkinson's disease group was 80%, Parkinson’s syndrome<br />
was 66.67%, the same for both groups 73.33% and the control group was 23.33%.<br />
The sensitivity and specificity of palmomental reflex in diagnosis of Parkinson's disease was 77.42%<br />
and 79.31%, Parkinson’s syndrome was 74.07 and 69.69%, two groups were 86.27 and 58,97%.<br />
The palmomental reflex did not relate to stages, the severity and duration of disease of patients<br />
with Parkinson's disease.<br />
* Key words: Parkinson’s disease; Parkinson’s syndrome; Palmomental reflex.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh Parkinson là một trong những<br />
bệnh hay gặp nhất của nhóm bệnh do rối<br />
loạn ngoại tháp. Tỷ lệ mắc bệnh càng<br />
tăng cao khi tuổi thọ con ngƣời ngày càng<br />
đƣợc cải thiện. Cho tới nay, việc chẩn<br />
<br />
đoán bệnh Parkinson vẫn chủ yếu dựa<br />
vào lâm sàng. Phản xạ da gan tay-cằm<br />
(palmomental reflex) còn gọi là phản xạ<br />
Marinesco là một trong những phản xạ<br />
bệnh lý hay gặp, còn gọi là các phản xạ trục<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nh÷ §×nh S¬n (nhudinhson103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 05/12/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/01/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/02/2014<br />
<br />
90<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
hay phản xạ thân não. Phản xạ này có<br />
thể thấy ở ngƣời già khoẻ mạnh. Ở ngƣời<br />
trƣởng thành, phản xạ biểu hiện trong liệt<br />
giả hành não, héi chøng Parkinson.<br />
Tại Việt Nam, chƣa có nghiên cứu nào<br />
về đặc điểm của phản xạ da gan tay-cằm<br />
ở BN Parkinson đƣợc công bố. Vì vậy, chúng<br />
tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:<br />
Nhận xét giá trị chẩn đoán Parkinson của<br />
phản xạ da gan tay-cằm ở BN Parkinson.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
60 BN mắc Parkinson, điều trị tại Khoa<br />
Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị từ tháng<br />
2 - 2013 đến 7 - 2013, chia BN thành hai<br />
nhóm: nhóm bệnh Parkinson và nhóm hội<br />
chứng Parkinson, mỗi nhóm 30 BN.<br />
- Nhóm chứng: 30 ngƣời khỏe mạnh,<br />
có đặc điểm về tuổi và giới tƣơng tự<br />
nhóm bệnh.<br />
* Tiêu chuẩn chọn nhóm nghiên cứu:<br />
Chẩn đoán bệnh Parkinson nguyên phát<br />
theo Hauser và CS (1997) [4]:<br />
- Chẩn đoán mắc bệnh Parkinson nếu<br />
có cả ba triệu chứng chính (run, giảm<br />
động, cứng đơ) hoặc hai triệu chứng chính<br />
với triệu chứng không đối xứng, loại trừ<br />
nguyên nhân gây hội chứng Parkinson<br />
thứ phát, hoặc run lúc nghỉ, triệu chứng<br />
không đối xứng, đáp ứng tốt với L-dopa.<br />
- BN có hội chứng Parkinson, nhƣng<br />
không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh<br />
Parkinson đƣợc đƣa vào nhóm hội chứng<br />
Parkinson.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
<br />
* Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang, có đối chứng.<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu, tiêu<br />
chí nghiên cứu, đánh giá:<br />
- Nhóm bệnh: lựa chọn BN theo tiêu<br />
chuẩn chọn. Khám lâm sàng thần kinh:<br />
BN đƣợc khám bệnh và làm bệnh án nghiên<br />
cứu theo mẫu thống nhất.<br />
Đánh giá giai đoạn bệnh theo Hoehn<br />
và Yahr, mức độ bệnh theo thang điểm<br />
thống nhất đánh giá bệnh Parkinson<br />
(UPDRS - phần III). Đánh giá trầm cảm<br />
theo thang điểm Beck. Đánh giá suy giảm<br />
nhận thức dựa vào trắc nghiệm đánh giá<br />
trạng thái tâm trí tối thiểu của Folstein.<br />
Khám phản xạ da gan tay-cằm. Cách<br />
làm phản xạ này nhƣ sau: dùng kim khám<br />
cảm giác vạch vào da gan bàn tay BN bắt<br />
đầu từ khe giữa ngón 1, 2 xuống cổ tay,<br />
xuất hiện co cơ cằm cùng bên, da cằm<br />
hơi nhích lên trên (làm cả hai tay).<br />
- Nhóm chứng: chọn nhóm chứng theo<br />
tiêu chuẩn nghiên cứu. Khám phản xạ da<br />
gan tay-cằm.<br />
- Tiêu chí đánh giá:<br />
Nhận xét tuổi khởi phát, thời gian mắc<br />
bệnh, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh. Mối<br />
liên quan giữa phản xạ da gan tay-cằm với<br />
mức độ, giai đoạn, thời gian mắc bệnh,<br />
mức độ suy giảm nhận thức ở nhóm bệnh<br />
Parkinson nguyên phát. So sánh với nhóm<br />
hội chứng Parkinson và nhóm chứng.<br />
Tỷ lệ BN có phản xạ da gan tay-cằm,<br />
độ nhạy, độ đặc hiệu của phản xạ da gan<br />
tay-cằm trong chẩn đoán Parkinson.<br />
Để đánh giá ý nghĩa chẩn đoán của một<br />
phƣơng pháp so với 1 tiêu chuẩn khác,<br />
ngƣời ta dùng các đại lƣợng: độ nhạy, độ<br />
đặc hiệu, khả năng chẩn đoán chính xác<br />
92<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
và giá trị tiên đoán dƣơng. Chúng tôi so<br />
sánh giá trị chẩn đoán của phản xạ da gan<br />
tay-cằm (+) so với chẩn đoán lâm sàng.<br />
Các giá trị này đƣợc tính theo bảng 2 x 2:<br />
PHẢN XẠ DA<br />
GÂN TAY-CẰM<br />
<br />
DƢƠNG<br />
TÍNH<br />
<br />
ÂM<br />
TÍNH<br />
<br />
CỘNG<br />
<br />
Parkinson<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
a+b<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
c<br />
<br />
d<br />
<br />
c+d<br />
<br />
a+c<br />
<br />
b+d<br />
<br />
a+b+c+d<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN<br />
LÂM SÀNG<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
So sánh giá trị chẩn đoán của phản xạ<br />
da gan tay-cằm giữa nhóm bệnh Parkinson<br />
và hội chứng Parkinson, giữa nhóm bệnh<br />
và nhóm chứng.<br />
*<br />
l s liệu: bằng phần mềm Stata<br />
10.0 các giá trị có ý nghĩa khi p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.<br />
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu<br />
71,77 ± 7,57. Không có sự khác biệt về<br />
tuổi và giới giữa nhóm nghiên cứu và<br />
nhóm chứng. Theo đa số tác giả, bệnh<br />
Parkinson là bệnh của ngƣời cao tuổi,<br />
thƣờng khởi phát ở ngƣời > 50 tuæi, hay<br />
gặp nhất ở lứa tuổi 60 - 70. Trƣơng Thị<br />
Thu Hƣơng [2 thấy độ tuổi trung bình của<br />
BN Parkinson là 69,1 ± 8,9, của Nguyễn<br />
Thế Anh là 69,98 ± 5,44 [1 . Đối tƣợng<br />
nghiên cứu của chúng tôi có tuổi mắc<br />
cao hơn một số mẫu khác, có thể do đối<br />
tƣợng thu dung ở Bệnh viện Hữu Nghị<br />
là cán bộ về hƣu nên tuổi của BN thƣờng<br />
cao hơn ở các bệnh viện khác, hơn nữa<br />
đây là nhóm bệnh Parkinson và hội chứng<br />
Parkinson, nên tuổi có thể khác so với<br />
bệnh Parkinson.<br />
<br />
Chúng tôi chọn nhóm chứng là những<br />
ngƣời khỏe mạnh có tuổi và giới tƣơng tự<br />
nhóm bệnh để so sánh. Nhóm hội chứng<br />
Parkinson có tỷ lệ bị hội chøng Parkinson<br />
nguyên nhân mạch não là 86,66%. Đa số<br />
BN có thời gian mắc bệnh trong khoảng<br />
từ 1 - 5 năm (70%), 6 - 10 năm (30%). Số<br />
lƣợng BN mắc bệnh ở giai đoạn 2 và 3 cao<br />
nhất, với tỷ lệ lần lƣợt là 33,33% và 46,67%.<br />
53,33% BN có bệnh ở mức độ nặng. 43,33%<br />
có suy giảm nhận thức mức độ vừa.<br />
2. K t u nghiên cứu v ph n<br />
gan tay-cằm.<br />
Bảng 1: Tần suất gặp phản xạ da gan<br />
tay-cằm trong nghiên cứu.<br />
PHẢN XẠ (+) PHẢN XẠ (-)<br />
MỤC<br />
<br />
I<br />
<br />
PHẢN XẠ<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhóm hội chứng<br />
Parkinson (n = 30 )<br />
<br />
24<br />
<br />
80,00<br />
<br />
6<br />
<br />
20,00<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 30)<br />
<br />
7<br />
<br />
23,33<br />
<br />
23<br />
<br />
76,67<br />
<br />
p<br />
<br />
II<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm hội chứng<br />
Parkinson (n = 30)<br />
<br />
20<br />
<br />
66,67<br />
<br />
10<br />
<br />
33,33<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 30)<br />
<br />
7<br />
<br />
23,33<br />
<br />
23<br />
<br />
76,67<br />
<br />
p<br />
<br />
III<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
(n = 60)<br />
<br />
44<br />
<br />
73,33<br />
<br />
16<br />
<br />
26,67<br />
<br />
Nhóm chứng (n = 30)<br />
<br />
7<br />
<br />
23,33<br />
<br />
23<br />
<br />
76,67<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ BN có phản xạ da gan tay-cằm<br />
dƣơng tính ở nhóm bệnh Parkinson 80%,<br />
nhóm hội chứng Parkinson 66,67%, tỷ lệ<br />
chung cả hai nhóm 77,33%. So sánh các<br />
nhóm với nhóm chứng, sự khác biệt đều<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Phản xạ<br />
da gan tay-cằm là phản xạ có thể đƣợc<br />
thử dễ dàng và nhanh chóng. Sự xuất<br />
93<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
hiện của phản xạ này giúp thầy thuốc lâm<br />
sàng biết về khả năng có bệnh lý não.<br />
Tuy nhiên, co cơ cằm mạnh, duy trì và dễ<br />
dàng lặp lại có thể tạo ra kích thích ở<br />
những vùng khác ngoài gan bàn tay.<br />
Phản xạ này có thể thấy ở ngƣời già<br />
khỏe mạnh. Ở ngƣời trƣởng thành, phản<br />
xạ có thể thấy trong liệt giả hành não,<br />
trong bệnh và hội chứng Parkinson [3, 5].<br />
So với nghiên cứu của một số tác giả<br />
nƣớc ngoài chúng tôi thấy: A Maertens<br />
De Noordhout, P J Delwaide (1988) đã<br />
thử nghiệm trên 356 ngƣời bình thƣờng<br />
và 109 BN Parkinson, thấy tỷ lệ phản xạ<br />
xuất hiện ở 16,3% ngƣời bình thƣờng, ở<br />
BN Parkinson tần suất gặp phản xạ là<br />
71,5% [6 . B Okuda, K Kawabata và CS<br />
(2008) nghiên cứu phản xạ ở 132 BN<br />
mắc bệnh Parkinson và 55 BN hội chứng<br />
Parkinson căn nguyên mạch não thấy: tỷ<br />
lệ phản xạ da gan tay - cằm (+) ở nhóm<br />
hội chứng Parkinson/bệnh Parkinson là<br />
53/26. Các tác giả cho rằng tần suất phản<br />
xạ da gan tay-cằm ở nhóm hội chứng<br />
Parkinson do bệnh lý mạch máu nhiều<br />
hơn bệnh Parkinson, phản xạ da gan<br />
tay-cằm là một phản xạ hay gặp trong<br />
chẩn đoán bệnh Parkinson và héi chøng<br />
Parkinson [8 . Chúng tôi chƣa có các tài<br />
liệu tại Việt Nam công bố về vấn đề này.<br />
Cho đến nay, chẩn đoán bệnh Parkinson<br />
vÉn dùa trªn lâm sàng là chính, chƣa có<br />
tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định<br />
bệnh. Một số nghiên cứu đã đƣa ra độ<br />
nhạy, độ đặc hiệu của phản xạ da gan<br />
tay-cằm trong chẩn đoán bệnh và hội<br />
chứng Parkinson, chúng tôi lấy chẩn đoán<br />
lâm sàng làm tiêu chuẩn để tính độ nhạy,<br />
<br />
độ đặc hiệu, khả năng chẩn đoán xác định<br />
và giá trị tiên đoán có bệnh của phản xạ<br />
da gan tay-cằm.<br />
Bảng 2: Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản<br />
xạ da gan tay-cằm nhóm nghiên cứu (n = 60).<br />
PHẢN XẠ DA GÂN<br />
TAY-CẰM<br />
<br />
DƢƠNG<br />
TÍNH<br />
<br />
ÂM<br />
TÍNH<br />
<br />
CỘNG<br />
<br />
Nhóm nghiên cứu<br />
<br />
44<br />
<br />
16<br />
<br />
60<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
7<br />
<br />
23<br />
<br />
30<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
51<br />
<br />
39<br />
<br />
90<br />
<br />
CHẨN ĐOÁN<br />
LÂM SÀNG<br />
<br />
Độ nhạy và độ đặc hiệu của phản xạ<br />
da gan tay-cằm trong chẩn đoán lâm sàng<br />
của nhóm nghiên cứu 86,27% và 58,97%.<br />
* Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản xạ da<br />
gan tay-cằm nhóm bệnh Parkinson (n = 30):<br />
Nhóm bệnh Parkinson: dƣơng tính: 24,<br />
âm tính: 6. Nhóm chứng: dƣơng tính: 7,<br />
âm tính: 23. Độ nhạy và độ đặc hiệu của<br />
phản xạ da gan tay-cằm trong chẩn đoán<br />
lâm sàng của nhóm bệnh Parkinson là<br />
77,42% và 79,31%.<br />
* Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản xạ da<br />
gan tay cằm nhóm hội chứng Parkinson:<br />
Nhóm hội chứng Parkinson: dƣơng tính:<br />
20, âm tính: 10. Nhóm chứng: dƣơng tính:<br />
7, âm tính: 23. Độ nhạy và độ đặc hiệu<br />
của phản xạ da gan tay-cằm trong chẩn<br />
đoán lâm sàng của nhóm hội chứng<br />
Parkinson là 74,07% và 69,96%. Theo nhƣ<br />
kết quả này, phản xạ da gan tay - cằm có<br />
ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh Parkinson<br />
nguyên phát hơn nhóm hội chứng Parkinson<br />
vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn.<br />
Theo B Okuda và CS: độ nhạy và độ đặc<br />
94<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
hiệu của phản xa da gan tay-cằm ở nhóm<br />
hội chứng Parkinson do mạch máu là 84%<br />
và 82% [8 .<br />
<br />
95<br />
<br />