intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu phương pháp đánh giá tài chính toàn diện ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

35
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài chính toàn diện không thể chỉ được đo lường bằng các chỉ số đơn giản, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm các tài khoản ngân hàng, các khoản vay, số máy rút tiền tự động (ATM) và các chi nhánh. Những nỗ lực để đo lường tài chính toàn diện thông qua các chỉ số đa chiều là tương đối khó khăn và phức tạp. Đóng góp chính của bài viết này là việc đánh giá tài chính toàn diện thông qua phương pháp phân tích hai bước Principal Component Analysis (PCA).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu phương pháp đánh giá tài chính toàn diện ở Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM ThS. NCS. Phạm Văn Hào Học viện Tài chính Tóm tắt Các vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện là một chủ đề đang được quan tâm và là một trong những thách thức kinh tế xã hội trên các chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính và Chính phủ. Tuy nhiên, tài chính toàn diện không thể chỉ được đo lường bằng các chỉ số đơn giản, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm các tài khoản ngân hàng, các khoản vay, số máy rút tiền tự động (ATM) và các chi nhánh. Những nỗ lực để đo lường tài chính toàn diện thông qua các chỉ số đa chiều là tương đối khó khăn và phức tạp. Đóng góp chính của bài viết này là việc đánh giá tài chính toàn diện thông qua phương pháp phân tích hai bước Principal Component Analysis (PCA). Từ khóa: Tài chính toàn diện, phương pháp đánh giá, Principal Component Analysis (PCA). Làm thế nào để đo lường tài chính toàn diện là một chủ đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Cho đến nay, đánh giá tài chính toàn diện được tiếp cận chủ yếu bằng thông tin thị trường và số lượng người sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức bằng cách sử dụng dữ liệu tổng hợp phía nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc theo dõi từng chỉ số riêng lẻ, mặc dù hữu ích nhưng không đánh giá tốt về tài chính toàn diện giữa các địa phương. Những nỗ lực để đo lường tài chính toàn diện thông qua các chỉ số tổng hợp lại thường không đầy đủ dữ liệu và chịu các vấn đề về phương pháp và đo lường. Bài viết đặt ra giả định mức độ tài chính toàn diện được xác định thông qua ba yếu tố chính: Mức độ sử dụng dịch vụ, rào cản và tính tiện dụng; đồng thời áp dụng phương pháp phân tích 2 bước PCA để khắc phục các nhược điểm nghiên cứu phát sinh từ các nhân tố ảnh hưởng và nguồn số liệu hạn chế. 1. Các yếu tố đánh giá 1.1. Mức độ sử dụng dịch vụ Mức độ sử dụng dịch vụ tài có thể được đánh giá bởi các yếu tố kinh tế xã hội như GDP, vốn, nguồn nhân lực, khung pháp lý, thói quen văn hóa hoặc tình trạng phát triển. Để đánh giá mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính của các cá nhân, mô hình nghiên cứu 03 yếu tố chính: Sở hữu ít nhất một sản phẩm tài chính (account), tiền tiết kiệm (saving) và khoản vay (loan) trong một tổ chức tài chính chính thức. 1.2. Rào cản Rào cản đối với tài chính toàn diện phản ánh việc các cá nhân không có khả năng tham gia hoặc không được cung cấp thông tin để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Các cá nhân có thể không có nhu cầu về các dịch vụ tài chính chính thức dẫn đến việc không tham gia hoặc có thể vì lý do văn hóa, thiếu tiền hay chỉ vì họ không nhận thức được lợi ích của những sản phẩm tài chính này. Các yếu tố tác động đến những kết quả này bao gồm thông tin không hoàn hảo của thị trường, tiện ích của các dịch vụ tài chính trong quản lý rủi ro và đầu tư, tiết kiệm cho tương lai và nhu cầu đầu tư (ví dụ đầu tư cho giáo dục hoặc mua nhà). Mô hình tập trung nghiên cứu các yếu tố rào cản tác động tới tài chính toàn diện như khoảng cách (distance), thiếu các tài liệu cần thiết (document), thiếu điều kiện kinh tế (ability) và thiếu niềm tin (trust) vào hệ thống tài chính chính thức. 84
  2. 1.3. Tính tiện dụng Tính tiện dụng của các dịch vụ tài chính thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu phát sinh của các cá nhân trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự tiện dụng càng gia tăng không đồng nghĩa với mức độ tài chính toàn diện sẽ cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại một ngưỡng cận biên mà ở đó tính tiện dụng tăng nhưng mức độ tài chính toàn diện không đổi. Mô hình phân tích tính tiện dụng thông qua 4 yếu tố: Số máy rút tiền tự động (ATM) (trên 100.000 người lớn), số chi nhánh ngân hàng thương mại (trên 100.000 người lớn), số ATM (trên 1.000km2) và số chi nhánh ngân hàng thương mại (mỗi 1.000km2). 2. Phương pháp Principal Component Analysis (PCA) Đầu tiên, việc áp dụng phương pháp PCA nhằm đánh giá nhóm ba chỉ số phụ đại diện cho mức độ tài chính toàn diện bao gồm: Mức độ sử dụng dịch vụ, rào cản, tính tiện dụng. Bước thứ hai, chúng ta áp dụng lại phương pháp PCA để đánh giá chỉ số tài chính toàn diện bằng việc thiết lập các các chỉ số phụ trước đó thành biến nhân quả. 2.1. Principal Component Analysis (PCA) - Bước 1 Áp dụng phương pháp phân tích với các tham số β, Ɵ, γ: Yiu = β1accounti + β2savingsi + β3loani + ui Yib = Ɵ1distancei + Ɵ2abilityi + Ɵ3documenti + Ɵ4trusti + i Yia = γ1ATMpopi + γ2branchpopi + γ3ATMkm2i + γ4branchkm2i + vi Chiều không gian được xác định như sau: 2.2. Principal Component Analysis (PCA) - Bước 2 Bước hai của phương pháp phân tích thành phần chính sẽ đánh giá tài chính toàn diện bằng cách thay thế Yiu, Yib, Yia và áp dụng một quy trình tương tự như với bước đầu tiên: 85
  3. Chỉ số tài chính có thể được biểu thị như sau: 3. Dữ liệu Dữ liệu phục vụ phân tích được lấy từ số liệu thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như kết quả khảo sát của các nhóm nghiên cứu trên 63 tỉnh, thành phố; đối tượng là các cá nhân trên 18 tuổi. Thời gian nghiên cứu được xem xét cho giai đoạn 2015-2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BBVA Research (2014), Measuring Financial Inclusion: A Multidimensional Index 2. Jesús Fernández-Villaverde, Pablo Guerrón-Quintana, Juan F. Rubio-Ramírez (2014): Estimating Dynamic Equilibrium Models with Stochastic Volatility, 2014 3. Morgan, P.J. and Pontines, V. (2014), “Financial Stability and Financial Inclusion”, Asian Development Bank Institute, ADBI Working paper series. 4. World Bank (2014), Global Findex Database. 5. Carbo S., Gardener E.P., Molyneux P.(2005), Financial Exclusion, Palgrave MacMillan 86
  4. Chủ đề 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Nhóm chủ đề bao gồm 6 bài viết, trong đó có 3 bài đề cập đến các nhân tố tác động đến phát triển tài chính toàn diện nói chung, 3 bài nghiên cứu sâu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của một số tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô như ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách hay tổ chức tài chính khác. Các bài viết cho thấy các góc độ tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TCTD liên quan chủ yếu đến các phương diện là các yếu tố vĩ mô, nhân tố từ phía cung và nhân tố từ phía cầu của dịch vụ. Tương ứng với từng nhóm nhân tố là vai trò của 3 tác nhân chính là Chính phủ, các tổ chức cung cấp dịch vụ và các đối tượng thụ hưởng dịch vụ. - Môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt đề cập đến vai trò và chính sách điều hành của Chính phủ, ngân hàng trung ương và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong ổn định và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược phát triển tài chính toàn diện, tạo lập môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích cạnh tranh; củng cố định chế tài chính trong cung cấp dịch vụ, cũng như thiết lập hệ thống chính sách bảo vệ người tiêu dùng. - Năng lực và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ: nhấn mạnh đến mức độ mở rộng và phát triển của hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về mạng lưới bao phủ, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực hoạt động, năng lực quản lý. Bên cạnh đó sự phát triển và đa dạng của các sản phẩm tài chính, mức độ hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm sẽ tác động đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các chủ thể trong xã hội. - Nhận thức và khả năng tiếp cận dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ. Các đối tượng yếu thế trong sử dụng dịch vụ chủ yếu là nhóm cá nhân/hộ gia đình và nhóm doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, mỗi đối tượng người sử dụng dịch vụ lại có nhu cầu và đặc điểm khác nhau dẫn đến nguyên nhân bị loại trừ tài chính khác nhau. Các nhân tố chủ yếu như đặc điểm địa lý, trình độ học vấn, khả năng tiết kiệm, nghề nghiệp… của người tiêu dùng tài chính. - Các nhân tố phụ trợ khác như cơ sở hạ tầng công nghệ, và cơ sở dữ liệu về tài chính toàn diện chi tiết cả bên cung và cầu dịch vụ; Cơ chế phối hợp của các bên liên quan như các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công ty viễn thông, công ty Fintech, các cơ sở giáo dục, cơ quan truyền thông, các hiệp hội, đoàn thể… Từ các phân tích cho thấy điều quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phát triển TCTD là sự chủ động lãnh đạo của Nhà Nước thông qua các chính sách liên quan tới TCTD. Đồng thời, sự tích cực tham gia của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCTD, và cơ chế khuyến khích tham gia dịch vụ đối với những đối tượng khách hàng bị ngoại trừ tài chính. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI 1. Yếu tố pháp lý có vai trò như thế nào trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phát triển tài chính toàn diện? 2. Những nhân tố nào được coi là rào cản chính trong việc tiếp cận dịch vụ của các đối tượng yếu thế trong xã hội? 3. Những yếu tố bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính chính thức và phi chính thức trong cung cấp dịch vụ tài chính? 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2