NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH BỘT BIẾN HÌNH CÓ DE=25-35 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENZYM
lượt xem 62
download
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu biến hình tinh bột bằng phương pháp enzim. Với việc sử dụng 2 enzim Termamyl 120L và Veron M4 trên 2 dạng nguyên liệu là tinh bột (TB) sống và TB hồ hóa, đã chọn được qui trình thủy phân thích hợp và kinh tế nhất đối với từng loại enzim trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH BỘT BIẾN HÌNH CÓ DE=25-35 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENZYM
- NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH BỘT BIẾN HÌNH CÓ DE=25-35 BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENZYM RESEARCH ON THE PRODUCTION OF STARCH MODIFIED CONTAINING DE= 25-35 BY ENZIM METHOD TRƯƠNG THỊ MINH HẠNH Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu biến hình tinh b ột b ằng ph ương pháp enzim. V ới vi ệc sử dụng 2 enzim Termamyl 120L và Veron M4 trên 2 d ạng nguyên li ệu là tinh b ột (TB) s ống và TB hồ hóa, đã chọn được qui trình thủy phân thích hợp và kinh t ế nh ất đ ối v ới t ừng lo ại enzim trên. Bằng phương pháp qui hoạch thực nghi ệm (QHTN) và t ối ưu hóa, đã tìm đ ược các thông số công nghệ tốt nhất để sản xuất TB biến hình có DE= 25- 35. TB bi ến hình thu được bước đầu ứng dụng làm chất tạo gel trong s ản xuất các loại mứt đông có k ết qu ả tương đối khả quan. ABSTRACT This paper presents research results of the modification of starch by enzym method. By using two enzyms Termamyl 120L and Veron M4 on two different forms materials, live and gelatinised starchs, the most approprivate and economical hydrolic process is specified. The experiment design and optimisation methods are also applied to find out the best technology parameters to procedure modified starch having DE= 25-35. This starch is being applied quite well in first step as the gel-creating subtance in the production a lot of jams. 1. GIỚI THIỆU Biến hình tinh bột tức là biến đổi c ấu trúc, tính ch ất c ủa tinh b ột (TB) đ ể mang l ại cho TB nhiều tính chất mới, vì vậy sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng và hi ệu qu ả kinh tế. Nhờ các thành tựu trong công nghệ sinh học, ngày nay các ch ế ph ẩm enzim t ừ vi sinh vật đã thay thế thành công các chất xúc tác axit trong công ngh ệ th ủy phân TB. Bi ến hình tinh bột bằng enzim α- amilaza là một trong những phương pháp bi ến hình sinh h ọc có nhiều ưu điểm như phản ứng nhanh, công nghệ đơn giản và ít gò bó, không đ ộc h ại có th ể sử dụng trong thực phẩm một cách an toàn. Ngoài ra, sự phân cắt tinh bột rất đặc hiệu, t ạo ra những sản phẩm rất đặc thù được sử dụng trong nhiều ngành CN đ ặc bi ệt trong CN thực phẩm, làm các chất phụ gia để sản xuất bánh k ẹo, th ực phẩm cho tr ẻ em, th ực ph ẩm ăn kiêng và thực phẩm dùng để truyền trực tiếp cho bệnh nhân nặng, làm chất ổn định cho các dạng nước quả, kem, sữa chua v.v... [3]. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Nguyên liệu củ huỳnh tinh và củ khoai lang mua ở thành phố Huế và được sản xuất tại phòng thí nghiệm để thu nhận TB huỳnh tinh và TB khoai lang. Enzym Termamyl 120L của hãng Novo- Đan Mạch và enzym Veron M4 của Đức. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Xác định chỉ số “DE” bằng phương pháp Fericyanua [4] - Xác định hàm lượng TB thật bằng phương pháp Ewers [4] - Xác định hàm lượng amyloza bằng phương pháp Balagobalan [5]. - Xác định độ nhớt của hồTB bằng nhớt kế mao quản [2].
- 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát một số tính chất của nguyên liệu TB huỳnh tinh và TB khoai lang - Quan sát kính hiển vi điện tử với độ phóng đại 1000 lần thấy đ ược TB huỳnh tinh gồm hầu hết các hạt lớn có dạng hình elip, trơn nhẵn. TB khoai lang gồm các hạt hình bầu dục và một số hạt hình tròn có kích thước nhỏ hơn TB huỳnh tinh. - Độ nhớt của TB huỳnh tinh nhỏ hơn nhiều lần so với TB khoai lang ch ứng t ỏ TB khoai lang có trọng lượng và chiều dài mạch phân tử lớn hơn TB huỳnh tinh. - Hàm lượng amyloza của TB khoai lang (28,3%) nhỏ h ơn c ủa TB huỳnh tinh (41,2%). 3.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến hình TB 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ TB, nồng độ enzym và th ời gian đ ến quá trình biến hình TB bằng enzym Veron M4 Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ TB, nồng độ enzym và thời gian đến quá trình biến hình TB bằng phương pháp QHTN TĐY2 3. Để có cơ sở số liệu, chúng tôi thực hiện một số thí nghiệm thăm dò. Kết quả thí nghiệm thăm dò ảnh hưởng của nồng độ enzim và thời gian biến hình bằng enzym Veron M 4 trên tinh bột hồ hóa thể hiện ở hình 1 và hình 2. Chỉ số DE 35 30 Tinh bột khoai lang 25 Tinh bột huỳnh tinh 20 15 10 Thời gian biến hình (phút) 150 200 0 50 100 Hình 1. Ảnh hưởng của thời gian biến hình đến chỉ số DE Chỉ số DE 30 25 Tinh bột khoai lang huỳnh tinh 20 Tinh bột huỳnh tinh 15 10 Nồng độ enzym (%) 0 0.2 0.4 0.6 0.8 Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ enzym đến chỉ số DE ∗ Nhận xét: - Trong quá trình biến hình, nồng độ enzym và thời gian biến hình càng tăng thì chỉ số DE của các TB càng tăng tức là khả năng phân cắt m ạch TB càng lớn. Nh ưng DE ch ỉ tăng
- đến một giới hạn nhất định và sau đó thì tăng không đáng kể vì lúc đó n ồng đ ộ enzym đã bão hoà với nồng độ cơ chất. Thời gian càng tăng làm hoạt lực enzim gi ảm nên m ức đ ộ biến hình tăng lên không đáng kể. - TB huỳnh tinh có mức độ cắt mạch lớn hơn vì TB huỳnh tinh có kích th ước h ạt l ớn hơn, cấu trúc hạt xốp, độ nhớt thấp nên enzim xâm nhập và ti ến hành th ủy phân d ễ dàng hơn TB khoai lang. Với kết quả trên, mô hình thực nghiệm được trình bày ở bảng 1. Chọn các mức yếu tố đó khi thủy phân cho cả TB sống lẫn TB h ồ hoá đ ể ti ện so sánh và kết quả tiến hành thực nghiệm theo mô hình TĐY23 được cho ở bảng 2. Bảng 1. Các mức của các yếu tố Các yếu tố Không Các mức Không thứ Không thứ X1 X3 thứ X2 (%) (%) nguyên (phút) nguyên nguyên 0 Mức cơ sở ( X j ) 30 0 0.30 0 70 0 Khoảng biến thiên ( λ j 3 0.15 30 ) Mức trên (+) 33 + 0.45 + 100 + Mức dưới (-) 27 - 0.15 - 40 - Trong đó X1, X2, X3 lần lượt là nồng độ TB, nồng độ enzym và thời gian biến hình TB Bảng 2. Kết quả xác định chỉ số DE của TB huỳnh tinh và khoai lang đối với enzym Veron M4 STT x0 x1 x2 x3 y1 y2 y3 y4 1 + - - - 0,57 20,25 0,63 20,78 2 + - + - 1,02 25,07 1,25 24,50 3 + + - - 0,76 23,89 0,96 23,35 4 + + + - 1,45 26,16 1,69 25,00 5 + - - + 1,58 28,85 1,52 23,64 6 + - + + 2,98 33,20 3,48 33,14 7 + + - + 2,45 31,19 2,23 32,48 8 + + + + 3,36 33,72 4,36 33,80 T1 + 0 0 0 2,66 30,56 2,65 30,65 T2 + 0 0 0 2,74 30,46 2,55 30,46 T3 + 0 0 0 2,76 30,45 2,35 30,32 T1,T2,T3 là các thí nghiệm tại tâm. Trong đó: y1, y2: chỉ số DE khi thuỷ phân TB sống và TB hồ hoá của huỳnh tinh y3, y4: chỉ số DE khi thuỷ phân TB sống và TB hồ hoá của khoai lang. Kết quả ở bảng 2 được mô tả bằng các phương trình hồi quy như sau: Giả sử phương trình hồi quy mô tả thực nghiệm có dạng [1]: Y = b0 + b1x1 + b2x2 + b3x3 + b12x1x2 + b13x1x3 + b23x2x3 + b123x1x2x3 Qua các tính toán được phương trình hồi quy mô tả gần đúng nh ất v ới th ực nghi ệm nói lên ảnh hưởng của 3 yếu tố đến quá trình phân cắt mạch TB là:
- Y1 = 1,771 + 0,234x1 + 0,431x2 + 0,821x3 + 0,146x2x3 - 0,091x1x2x3.(I) Y2 = 27,791 + 0,949x1 + 1,746x2 + 3,949x3 – 0,546x1x2 – 0,234x1x3.(II) Y3 = 2,015 + 0,295x1 + 0,68x2 + 0,883x3 +0,342x1x3. (III) Y4 = 28,14 + 0,62x1 + 0,97x2 + 4,73x3 – 0,33x1x2 – 0,37x2x3. (IV) Từ 4 phương trình hồi quy, nhận thấy rằng đối với cả 2 loại TB huỳnh tinh và khoai lang thì kết quả DE thu được khi thuỷ phân TB sống đều nh ỏ h ơn nhi ều so v ới TB đã hồ hoá. Do đó chúng tôi chọn 2 phương trình Y 2 và Y4 (sử dụng phương pháp thuỷ phân TB đã hồ hoá) để tối ưu. 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ TB, nồng độ enzym và th ời gian bi ến hình đến quá trình biến hình TB bằng enzym Termamyl 120L Qua tham khảo một số tài liệu [5], dựa vào hoạt lực của enzym Termamyl và trên c ơ sở một số thí nghiêm thăm dò chúng tôi chọn các thông số k ỹ thu ật gi ống v ới các thông s ố khi biến hình bằng enzym Veron M4 để tiến hành thực nghiệm theo mô hình TĐY 2 3. Kết quả được cho ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả xác định chỉ số DE của TB huỳnh tinh và khoai lang đối với enzym Termamyl 120L STT x0 x1 x2 x3 y5 y6 y7 y8 1 + - - - 15,82 17,05 15,80 16,22 2 + - + - 19,90 21,33 22,80 22,83 3 + + - - 17,91 18,51 19,77 20,40 4 + + + - 21,40 23,67 21,79 27,35 5 + - - + 23,81 25,89 20,32 21,00 6 + - + + 28,20 30,36 26,80 27,09 7 + + - + 27,14 28,63 25,44 25,98 8 + + + + 30,83 32,95 30,09 30,25 T1 + 0 0 0 26,66 27,24 27,94 28,65 T2 + 0 0 0 26,63 27,13 28,50 28,86 T3 + 0 0 0 26,57 27,25 28,32 29,05 Với y5, y6: chỉ số DE khi thuỷ phân TB sống, hồ hoá của TB huỳnh tinh y7, y8: chỉ số DE khi thuỷ phân TB sống, hồ hoá của TB khoai lang Các phương trình hồi quy tính được: Y5 = 23,126 + 1,194x1 + 1,956x2 + 4,369x3 – 0,161x1x2 + 0,296x1x3. (V) Y6 = 24,799 + 1,141x1 + 2,279x2 + 4,659x3 + 0,191x1x3 – 0,129x1x2x3. (VI) Y7 = 22,85 + 1,42x1 + 2,52x2 + 2,80x3 – 0,85x1x2 + 0,67x1x3. (VII) Y8 = 23,89 + 2,12x1 + 2,9x2 + 2,19x3 – 0,4x2x3. (VII) Từ 4 phương trình hồi quy trên, thấy rằng DE thu được khi thuỷ phân TB sống và TB đã hồ hoá đối với cả hai loại nguyên liệu đều không có sự khác biệt l ớn. Do đó chúng tôi chọn qui trình thủy phân tinh bột sống và tiến hành tối ưu hóa (Y5, Y7). 3.2.3. Tối ưu hoá quá trình biến hình TB bằng enzym để thu DE lớn nhất Do các phương trình hồi quy tìm được không tuyến tính nên chúng tôi ti ến hành t ối ưu theo phương pháp tìm cực trị bằng cách giải phương trình bởi chương trình Excel solver. Kết quả thu được là: y2max = 33,45; y4max = 33,65; y5max = 30,80; y7max = 29,43 tương ứng với các giá trị X1 = 33(%); X2 = 0,45(%); X3 = 100 (phút).
- Dựa vào kết quả trên, nhận thấy rằng với cùng các thông số kỹ thuật, đối với hai loại tinh bột, khi thuỷ phân bằng enzym Veron M 4 thì DE thu được lớn hơn khi thuỷ phân bằng enzym Termamyl. Trong đó khi thuỷ phân TB khoai lang sống bằng enzym Veron M 4 sẽ cho DE lớn hơn khi thuỷ phân TB huỳnh tinh. Đối với enzym Termamyl thì ng ược l ại, TB huỳnh tinh sẽ cho giá trị DE lớn hơn khoai lang. 3.4. Ứng dụng TB biến hình được ứng dụng để thay thế cho pectin (là chất tạo gel trong sản phẩm mứt đông) với mục đích giảm giá thành, chủ động nguồn nguyên li ệu và gi ảm l ượng đường trong thực đơn. Kết quả bước đầu thu được khá khả quan, trong đó kh ả năng t ạo gel sản phẩm đối với tinh bột huỳnh tinh tốt hơn tinh bột khoai lang ∗ Quy trình sản xuất mứt dứa: Nghiề Đường n Gọt Phân loại Rử Dứa Cắt nhỏ Phối Định lượng vỏ, cắt a chế mắt Bảo quản Rót hộp Nấu mứt Thanh trùng TB biến hình ∗ Thực đơn sản xuất: - Purê quả: 0,7kg. - Đường: 0,3kg. - TB biến hình: 0,0075kg (7,5g). 4. KẾT LUẬN - Đã xây dựng được các phương trình hồi qui mô tả được ảnh hưởng c ủa các yếu tố nồng độ enzim, nồng độ tinh bột và thời gian đến tr ị số DE trong quá trình bi ến hình tinh bột bằng enzim Veron M4 và Termamyl trên cả hai phương pháp thu ỷ phân tinh b ột s ống và tinh bột hồ hóa. - Bằng phương pháp tối ưu hóa đã chọn được các điều kiện công ngh ệ t ốt nh ất đ ể sản xuất các tinh bột biến hình TB có chỉ số DE max. Giá trị tốt nhất đó là: n ồng đ ộ TB 33%, nồng độ enzym 0,45% so với cơ chất và thời gian biến hình 100 phút. - Đã chọn được quy trình biến hình phù hợp với mỗi lo ại enzym: đ ối v ới enzym Veron M4 tốt nhất là dùng phương pháp thủy phân TB sống và đ ối v ới enzym Termamyl thì phương pháp thuỷ phân TB đã hồ hoá. - Kết quả ứng dụng tinh bột biến hình cho sản phẩm m ứt dứa đông có hàm l ượng đường thấp rất triển vọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Cảnh, Quy hoạch thực nghiệm, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1993. [1] Trương Thị Minh Hạnh, Nghiên cứu các dạng biến hình tinh bột hoa màu và ứng [2] dụng trong công nghiệp thực phẩm, Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật, Đà Nẵng, 2003. Lê Ngọc Tú (chủ biên), Lưu Duẩn, Đặng Thị Thu, Lê Thị Cúc, Lâm Xuân Thanh, [3] Phạm Thu Thuỷ, Biến hình sinh học các sản phẩm từ hạt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
- Hà Duyên Tư (chủ biên), Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm , Đại học Bách [4] khoa Hà Nội, 1996. Các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh h ọc và công nghi ệp th ực ph ẩm [5] (giai đoạn 1986-1995), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1996. [6] Balagopalan C. and Padmaja G., Cassava in Food, Feed and Industry, CRC Press Inc.Boca Raton, Florida, 1988.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BỘT MÀU VÀNG SẮT TỪ SẮT PHẾ THẢI
4 p | 430 | 116
-
Nghiên cứu sản xuất MnSO4
8 p | 341 | 105
-
Nghiên cứu ứng dụng tinh bột biến hình bằng phương pháp oxy hóa vào sản xuất bánh phồng tôm
3 p | 200 | 29
-
Thiết kế công cụ hỗ trợ sản xuất tinh gọn trong ngành gỗ theo phương pháp tiếp cận CDIO
10 p | 71 | 11
-
Sản xuất tinh dầu gừng ở qui mô pilot bằng phương pháp chưng cất hydrodistilation
8 p | 141 | 9
-
Kết quả nghiên cứu lựa chọn enzim thích hợp cho quá trình sản xuất tinh bột biến tính
2 p | 78 | 7
-
Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá chè xanh Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
5 p | 19 | 7
-
Nghiên cứu sản xuất trà thảo mộc túi lọc rau càng cua (Peperomia pellucida L.)
9 p | 38 | 7
-
Nghiên cứu sản xuất bánh tráng khoai lang tím giàu anthocyanin
5 p | 19 | 6
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất bột chanh gia vị
8 p | 38 | 6
-
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sản xuất vữa không co, cường độ để sửa chữa mặt đê tả đuống tỉnh Bắc Ninh - TS. Vũ Quốc Vương
4 p | 87 | 6
-
Nghiên cứu sản xuất và đặc trưng tính chất của trà tan từ lá và nụ vối
4 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu, sản xuất đường maltose từ bột sắn bằng phương pháp enzyme
7 p | 56 | 3
-
Nghiên cứu sản xuất gạch không nung sử dụng các chất thải tro bay và tro xỉ của nhà máy nhiệt điện
9 p | 6 | 3
-
Nghiên cứu sản xuất vật liệu kiến trúc gỗ ép đa năng từ lục bình
4 p | 25 | 2
-
Nghiên cứu sản xuất gạo mầm từ gạo lứt nương Tây Nguyên và ứng dụng sản xuất trà gạo mầm
5 p | 28 | 2
-
Nghiên cứu sản xuất nước ép hoàng sin cô đóng chai
4 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn