Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU LỘ CỦA GEN P53 VÀ THỤ THỂ YẾU TỐ PHÁT TRIỂN<br />
BIỂU BÌ (EGFR) TRONG BỆNH UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ<br />
Trịnh Tuấn Dũng*, Nguyễn Minh Hải*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu sự biểu lộ của gen p53 và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) trong UTP không tế<br />
bào nhỏ (KTBN), mối liên quan của chúng với giai đoạn bệnh và týp mô bệnh học (MBH) của UTP KTBN.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 62 bệnh nhân UTP KTBN, chẩn đoán bằng<br />
xét nghiệm MBH; đánh giá sự biểu lộ của protein p53 và EGFR bằng hóa mô miễn dịch (HMMD), thực hiện tại<br />
Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.<br />
Kết quả: tỷ lệ p53(+) là 41,94%; EGFR(+) là 69,35%. Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 ở giai đoạn I của UTP<br />
KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIb là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Đối với EGFR, tỷ<br />
lệ biểu lộ có xu hướng tăng dần theo giai đoạn bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIa<br />
71,43%, giai đoạn IIIb 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và<br />
EGFR giữa các giai đoạn bệnh đều chưa có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Tỷ lệ biểu lộ của protein p53 cao nhất ở<br />
týp ung thư biểu mô tế bào lớn (UTBMTBL), tiếp đến là týp ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV), thấp nhất<br />
ở týp ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR ở týp UTBMTBV có xu hướng cao hơn so với ở<br />
các týp UTBMT và UTBMTBL (73,08%; 68,75% và 50%, tương ứng với 3 nhóm trên). Tuy nhiên, sự khác biệt<br />
về tỷ lệ biểu lộ của cả p53 và EGFR giữa 3 nhóm trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Kết luận: Trong UTP KTBN, tỷ lệ biểu lộ của protein p53 là 41,94% và của EGFR là 69,35%. Chưa thấy<br />
có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ biểu lộ của cả 2 dấu ấn này giữa các týp mô bệnh học và giai đoạn của UTP KTBN.<br />
Từ khóa: ung thư phổi không tế bào nhỏ, gen p53, protein p53, thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR), hóa<br />
mô miễn dịch (HMMD).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EXPRESSION OF P53 AND EGFR IN NON-SMALL CELL LUNG CANCERS<br />
Trinh Tuan Dung, Nguyen Minh Hai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 144 - 149<br />
Aims: To determine the rates of p53 and epidermal growth factor receptor (EGFR) expression in nonsmall cell lung cancer (NSCLC), and their correlation with stages and histopathological types of NSCLC.<br />
Patients and Methods: 62 NSCLC cases were diagnosed by histopathological examination. The expressions<br />
of p53 and EGFR were assessed by immunohistochemical examination, performed at the Department of Pathology<br />
- 108 Military Central Hospital.<br />
Results: The rate of protein p53(+) was 41,94% and that of EGFR (+) was 69.35%. The rate of p53<br />
expression in stage I, stage IIIA, stage IIIB, and stage IV of NSCLC was 50%, 42.86%, 43.33% and 52.94%,<br />
respectively. For EGFR, the expression rates trended to be increasing with stages of NSCLC: 0% in in stage I;<br />
66.67% in stage II; 71.43% in stage IIIA; 70% in stage IIIB and 76.47% in stage IV. However, there was no<br />
significant difference in expression rates of both p53 and EGFR between stages of NSCLC (p >0,05). Large cell<br />
carcinoma had the highest rate of p53 expression, followed by squamous cell carcinoma, and adenocarcinoma<br />
* Bệnh viện Trung ương Quân đội 108<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trịnh Tuấn Dũng ĐT: 069.572464<br />
<br />
144<br />
<br />
Email: trinhtuandung108@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
expressed p53 at a lowest rate. The rate of EGFR expression trended to be more common in squamous cell<br />
carcinoma than in adenocarcinoma and large cell carcinoma types (73.08%; 68.75% and 50%, respectively).<br />
However, there was no significant difference in expression rates of both p53 and EGFR between those 3 groups (p<br />
> 0,05).<br />
Conclusion: In NSCLC, the rate of p53 expression is 41.94% and that of EGFR is 69.35%. There is no<br />
significant difference in the expression rates of both these markers between histopathological types and stages of NSCLC.<br />
Key words: Non-small cell lung cancer (NSCLC), gen p53, protein p53, epidermal growth factor receptor<br />
(EGFR), immunohistochemystry.<br />
mẫu mô u phổi sinh thiết qua nội soi phế quản<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
ống mềm, hoặc sinh thiết qua thành ngực, hoặc<br />
Ung thư phổi (UTP) là một trong những<br />
bệnh phẩm u sau phẫu thuật. Phân giai đoạn<br />
bệnh ung thư hay gặp nhất, đối với cả Việt Nam<br />
bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2002.<br />
và thế giới, trong đó UTP không tế bào nhỏ<br />
Đánh giá sự biểu lộ của gen p53 và EGFR<br />
(KTBN) chiếm khoảng 80%(1,6,13). Bệnh thường<br />
bằng xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD),<br />
tiến triển nhanh và gây tử vong sớm, kể cả khi<br />
thực hiện tại Khoa Giải Phẫu Bệnh - Bệnh viện<br />
bệnh nhân (BN) được chẩn đoán và điều trị ở<br />
TWQĐ 108. Sử dụng các kháng thể và hóa chất<br />
giai đoạn tương đối sớm. Do vậy, việc tìm hiểu<br />
của Hãng DakoCytomation, Đan Mạch.<br />
các yếu tố nhằm giúp tiên lượng bệnh tốt hơn và<br />
cải thiện kết quả điều trị cũng như thời gian<br />
sống thêm cho BN là điều rất cần thiết. Trong<br />
những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều<br />
nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về đột biến gen p53<br />
và thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) là<br />
những yếu tố có ý nghĩa tiên lượng, mặt khác<br />
giúp định hướng cho việc sử dụng liệu pháp<br />
điều trị đích trong UTP KTBN(3,4,8,11). Tuy nhiên,<br />
ở Việt Nam hầu như chưa thấy có nghiên cứu<br />
nào về vấn đề này được công bố. Vì vậy, nghiên<br />
cứu này được tiến hành nhằm: Tìm hiểu tỷ lệ<br />
biểu lộ của gen p53 và EGFR, mối liên quan của<br />
chúng với týp mô bệnh học và giai đoạn của ung<br />
thư phổi không tế bào nhỏ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
62 trường hợp UTP KTBN được chẩn đoán<br />
và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội<br />
(TWQĐ) 108 từ 01/2008 - 02/2011; tuổi trung<br />
bình của BN là 64,41 ± 11,96; tỷ lệ nam/nữ = 5/1.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Tất cả các BN đều được khám lâm sàng, xét<br />
nghiệm và đăng ký theo một mẫu nghiên cứu<br />
thống nhất. Chẩn đoán xác định là UTP KTBN<br />
bằng xét nghiệm mô bệnh học (MBH) từ các<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Xác định là p53 (+) khi nhân tế bào bắt màu<br />
nâu sẫm.<br />
Xác định là EGFR (+) khi màng tế bào và bào<br />
tương bắt màu nâu đậm.<br />
Xử lý số liệu bằng máy tính với phần mềm<br />
SPSS 11.5.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Tỷ lệ biểu lộ của p53 và EGFR trong UTP<br />
KTBN (N = 62)<br />
Loại dấu ấn<br />
p53<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
(+)<br />
26<br />
41,94<br />
<br />
(-)<br />
36<br />
58,06<br />
<br />
EGFR<br />
(+)<br />
(-)<br />
43<br />
19<br />
69,35<br />
30,65<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ biểu lộ của p53 và EGFR<br />
trong UTP KTBN tương ứng là 41,94% và<br />
69,35%.<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa biểu lộ của p53 và EGFR<br />
với giai đoạn bệnh<br />
Dấu ấn<br />
<br />
Giai<br />
đoạn<br />
bệnh<br />
<br />
n<br />
<br />
I<br />
II<br />
IIIA<br />
IIIB<br />
<br />
2<br />
6<br />
7<br />
30<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
3,22<br />
9,68<br />
11,29<br />
48,39<br />
<br />
(+)<br />
1<br />
0<br />
3<br />
13<br />
<br />
p53<br />
Tỷ lệ %<br />
50,00<br />
0<br />
42,86<br />
43,33<br />
<br />
(+)<br />
0<br />
4<br />
5<br />
21<br />
<br />
EGFR<br />
Tỷ lệ %<br />
0<br />
66,67<br />
71,43<br />
70,00<br />
<br />
145<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Giai<br />
đoạn<br />
bệnh<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
IV<br />
Tổng<br />
<br />
17<br />
62<br />
<br />
27,42<br />
100<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Dấu ấn<br />
p53<br />
EGFR<br />
(+) Tỷ lệ % (+) Tỷ lệ %<br />
9<br />
52,94<br />
13<br />
76,47<br />
26<br />
41,94<br />
43<br />
69,35<br />
<br />
Nhận xét: - Tỷ lệ biểu lộ p53 ở giai đoạn I của<br />
UTP KTBN là 50%, giai đoạn IIIA là 42,86%, giai<br />
đoạn IIIB là 43,33% và giai đoạn IV là 52,94%. Sự<br />
khác biệt về tỷ lệ này giữa các giai đoạn của<br />
UTP KTBN không đáng kể (p > 0,05).<br />
- Tỷ lệ biểu lộ EGFR có xu hướng tăng dần<br />
theo giai đoạn của bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai<br />
đoạn II là 66,67%, giai đoạn IIIa 71,43%, giai<br />
đoạn IIIb 70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy<br />
nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ EGFR giữa<br />
các giai đoạn của bệnh chưa có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05).<br />
Bảng 3: Liên quan giữa biểu lộ của p53 và EGFR với<br />
týp MBH của UTP KTBN<br />
Dấu ấn<br />
Týp MBH<br />
UTBMTBV<br />
UTBMT<br />
UTBMTBL<br />
Tổng<br />
<br />
n Tỷ lệ %<br />
26<br />
32<br />
4<br />
62<br />
<br />
41,94<br />
51,61<br />
6,45<br />
100<br />
<br />
(+)<br />
12<br />
12<br />
2<br />
26<br />
<br />
p53<br />
Tỷ lệ %<br />
46,15<br />
37,50<br />
50,00<br />
41,94<br />
<br />
EGFR<br />
(+) Tỷ lệ %<br />
19<br />
73,08<br />
22<br />
68,75<br />
2<br />
50,00<br />
43<br />
69,35<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả từ bảng trên cho thấy tỷ<br />
lệ biểu lộ của p53 cao nhất ở týp ung thư biểu<br />
mô tế bào lớn (UTBMTBL), tiếp đến là ở týp<br />
ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBMTBV), thấp<br />
nhất ở týp ung thư biểu mô tuyến (UTBMT).<br />
Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05).<br />
Tỷ lệ biểu lộ của EGFR có xu hướng gặp<br />
nhiều ở týp UTBMTBV hơn là ở týp UTBMT và<br />
UTBMTBL. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nhóm<br />
trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về p53<br />
<br />
chức năng của tế bào như: ức chế sự phát triển<br />
của ung thư, mã hoá cho protein p53 của nhân<br />
tế bào, điều hoà sự sinh sản và chết tế bào theo<br />
chương trình (apoptosis), ngăn ngừa đột biến<br />
DNA. Đột biến gen p53 là biến đổi di truyền<br />
thường gặp nhất trong các ung thư ở người. Do<br />
p53 điều hoà sự ổn định của bộ gen và ngăn cản<br />
tế bào bước vào chu trình phân bào khi có tổn<br />
thương DNA nên khi p53 bị đột biến sẽ mất<br />
chức năng ức chế sinh u, các tế bào phân chia<br />
không kiểm soát được và trở thành các tế bào ác<br />
tính. Bình thường, protein p53 có đời sống bán<br />
huỷ ngắn và không phát hiện được bằng<br />
phương pháp HMMD, nhưng khi gen này bị<br />
đột biến, đời sống bán huỷ của protein sẽ kéo<br />
dài hơn và có thể phát hiện được bằng HMMD.<br />
Do đó, thay vì xác định đột biến gen trực tiếp<br />
bằng phân tích ADN, người ta có thể sử dụng<br />
HMMD để đánh giá gián tiếp đột biến gen p53.<br />
Hơn nữa, đa số các nghiên cứu đều cho rằng<br />
biểu lộ của p53 được xác định bằng HMMD là<br />
tương đương với tỷ lệ đột biến gen p53 trong<br />
UTP KTBN khi phân tích ADN bằng các kỹ<br />
thuật sinh học phân tử(6,8).<br />
Trong UTP, hay gặp những bất thường về<br />
gen p53, do đó gen này được cho là đóng một<br />
vai trò trung tâm trong việc phát triển UTP(11).<br />
Tuy nhiên, tỷ lệ biểu lộ của p53 trong UTP<br />
KTBN còn có sự khác nhau tuỳ từng tác giả và<br />
phương pháp nghiên cứu, dao động từ 45,2% 55,6%(6,8). Riêng ở Việt Nam, hầu như chưa thấy<br />
có số liệu về vấn đề này được công bố.<br />
Qua nghiên cứu 62 trường hợp UTP KTBN<br />
bằng phương pháp HMMD, chúng tôi thấy tỷ lệ<br />
biểu lộ của của p53 là 41,94%. Tỷ lệ biểu lộ p53 ở<br />
giai đoạn I của UTP KTBN là 50%, giai đoạn<br />
IIIA là 42,86%, giai đoạn IIIB là 43,33% và giai<br />
đoạn IV là 52,94%. Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa<br />
các giai đoạn của UTP KTBN không đáng kể (p<br />
> 0,05). Tỷ lệ biểu lộ của p53 cao nhất ở týp<br />
UTBMTBL, tiếp đến là ở týp UTBMTBV, thấp<br />
nhất ở týp UTBMT. Tuy nhiên, sự khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
Gen p53 đóng vai trò quan trọng trong nhiều<br />
<br />
146<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Về mối liên quan giữa biểu lộ của p53 với<br />
giai đoạn của UTP KTBN, kết quả nghiên cứu<br />
của các tác giả cũng chưa đồng nhất. Murakami<br />
I. (2000)(9), Cheng YL và CS (2003)(1) không thấy<br />
có sự khác biệt về tỷ lệ biểu lộ của p53 theo giai<br />
đoạn bệnh, trong khi một số tác giả khác lại có<br />
nhận xét ngược lại, cho rằng biểu lộ p53 xuất<br />
hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn(5,6). Lee YC và CS<br />
(1999) thấy p53(+) cao có ý nghĩa ở những BN có<br />
hạch di căn và giai đoạn muộn(6). Laudanski J.<br />
(2001) nhận thấy biểu lộ p53 tăng dần theo giai<br />
đoạn của UTP (ở giai đoạn I là 42,9%, giai đoạn<br />
II là 55,6% và giai đoạn IIIa là 57,4%)(5).<br />
Đa số các nghiên cứu đều cho thấy biểu lộ<br />
p53 hay gặp ở UTBMTBV hơn ở UTBMT và<br />
UTBMTBL(6,8,9). Lee Y.C. và CS (1999) thấy biểu<br />
lộ p53 ở 62% UTBMTBV; 31,3% trong UTBMT và<br />
80% trong UTP tế bào nhỏ(6). Misudomi T. (2000)<br />
cho biết tỷ lệ biểu lộ p53 ở nhóm UTBMT thấp<br />
hơn UTBMTBV (34% so với 52%)(8). Murakami I.<br />
(2000) nghiên cứu 70 BN UTP KTBN giai đoạn<br />
tiến triển thấy tỷ lệ p53 (+) 47% trong<br />
UTBMTBV, 37% đối với UTBMT và 100% ở<br />
UTTBL (2/2 trường hợp)(9).<br />
Nhận định của các tác giả về mối liên quan<br />
giữa sự biểu lộ của p53 với týp MBH và giai<br />
đoạn của UTP KTBN còn chưa thống nhất, có<br />
thể do đối tượng nghiên cứu không giống nhau,<br />
tuy nhiên, đa số nhận thấy biểu lộ p53 hay gặp ở<br />
týp UTBMTBV hơn các týp khác và có xu hướng<br />
tăng theo giai đoạn của bệnh. Vấn đề này cần<br />
được tiếp tục nghiên cứu thêm.<br />
Mối liên quan giữa đột biến gen p53 với tiên<br />
lượng UTP tuy đã được nghiên cứu khá nhiều,<br />
nhưng kết quả chưa thật thống nhất, có khi trái<br />
ngược nhau, nguyên nhân của sự khác biệt này<br />
vẫn chưa rõ ràng. Điều này có thể phụ thuộc<br />
vào quần thể BN nghiên cứu, độ chính xác của<br />
kỹ thuật sử dụng để đánh giá và phương pháp<br />
phát hiện khác nhau, kháng thể sử dụng và các<br />
kỹ thuật phục hồi kháng nguyên khác nhau(6).<br />
Murakami I. (2000) nghiên cứu biểu lộ p53 ở<br />
70 BN UTP KTBN giai đoạn muộn không còn<br />
khả năng phẫu thuật (IIIA, IIIB, IV) thấy thời<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gian sống thêm ở nhóm có p53(+) là 17 tuần,<br />
thấp hơn rõ rệt so với 39 tuần ở nhóm có p53(-),<br />
không phụ thuộc vào yếu tố lâm sàng và điều<br />
trị(9). Lee Y.C. và CS (1999) nhận thấy biểu lộ p53<br />
là yếu tố tiên lượng độc lập nhưng dường như<br />
chỉ có ý nghĩa tiên lượng ở giai đoạn I, không có<br />
ý nghĩa ở giai đoạn II và III. Các tác giả này<br />
cũng cho rằng, những khối u có đột biến p53<br />
hay kháng lại hóa chất hơn là khi không có đột<br />
biến, do đó những BN có p53(-) nên được điều<br />
trị hóa chất bổ trợ(6, 9).<br />
Thực tế cho thấy, tại thời điểm được chẩn<br />
đoán, khoảng 30% số trường hợp UTP KTBN<br />
còn ở giai đoạn khu trú. Tuy nhiên, việc điều trị<br />
phẫu thuật thành công với thời gian kiểm soát<br />
bệnh kéo dài vẫn còn nhiều hạn chế, ngay cả đối<br />
với nhóm BN ở giai đoạn sớm này. Việc sử<br />
dụng các yếu tố tiên lượng hiện nay còn khó<br />
khăn trong việc dự báo tái phát ở nhóm được<br />
phẫu thuật hoặc thời gian sống thêm của nhóm<br />
BN ở giai đoạn tiến triển. Do đó, nghiên cứu về<br />
các tổn thương gen để dự đoán tiên lượng cho<br />
BN UTP là rất quan trọng, nhằm đưa ra những<br />
quyết định lâm sàng phù hợp và hướng điều trị<br />
tốt hơn cho BN(8). Các nghiên cứu về gen p53 có<br />
thể mang lại nhiều ứng dụng trong lâm sàng,<br />
đánh giá yếu tố nguy cơ, chẩn đoán sớm, tiên<br />
lượng, dự báo khả năng đáp ứng với hóa chất và<br />
các liệu pháp điều trị đích phân tử bằng kháng<br />
thể đơn dòng. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này<br />
vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế.<br />
Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu để bổ<br />
sung thêm hiểu biết về vấn đề này.<br />
<br />
Về EGFR<br />
Qua 62 trường hợp UTP KTBN được xét<br />
nghiệm bằng phương pháp HMMD, chúng tôi<br />
thấy tỷ lệ biểu lộ của EGFR là 69,35%. Tỷ lệ biểu<br />
lộ EGFR có xu hướng tăng dần theo giai đoạn<br />
của bệnh: ở giai đoạn I là 0%, giai đoạn II là<br />
66,67%, giai đoạn IIIA 71,43%, giai đoạn IIIB<br />
70% và giai đoạn IV là 76,47%. Tuy nhiên, sự<br />
khác biệt về tỷ lệ biểu lộ EGFR giữa các giai<br />
đoạn của bệnh chưa có ý nghĩa thống kê (p ><br />
0,05). Tỷ lệ biểu lộ của EGFR có xu hướng gặp<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
nhiều ở týp UTBMTBV hơn là ở týp UTBMT và<br />
UTBMTBL. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 nhóm<br />
trên cũng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
tiên lượng của EGFR có thể là do cách giữ bệnh<br />
phẩm, phương pháp phát hiện, chất thử, giá trị<br />
ngưỡng và giai đoạn bệnh khác nhau(10).<br />
<br />
Số liệu từ một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ<br />
biểu lộ EGFR trong UTP KTBN từ 51,1% - 71%.<br />
Biểu lộ EGFR rất yếu hoặc không biểu lộ ở các<br />
mô phổi lành và ở UTP tế bào nhỏ, nhưng có sự<br />
tăng mức biểu lộ ở các tổn thương tiền ác tính.<br />
Tỷ lệ biểu lộ EGFR thay đổi theo giai đoạn tổn<br />
thương: tăng từ biểu mô lành đến ung thư biểu<br />
mô tại chỗ và ung thư vi xâm nhập. Sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê giữa loạn sản nhẹ và nặng.<br />
Tỷ lệ biểu lộ EGFR ở giai đoạn I là 50,0%; ở giai<br />
đoạn III là 53,8% và ở giai đoạn IV là 48,9%(7).<br />
<br />
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên<br />
cứu về UTP đều quan tâm đến mối liên quan<br />
giữa biểu lộ EGFR và khả năng đáp ứng với hóa<br />
chất. Dựa trên những hiểu biết về EGFR, người<br />
ta đã nghiên cứu sản xuất ra những thuốc mới<br />
có tác dụng điều trị đích phân tử (target<br />
therapy), trong đó 2 thuốc ức chế thụ thể phát<br />
triển biểu bì (EGFR inhibitors) là erlotinib<br />
(Tarceva) và gefitinib (Iressa) đã được phê chuẩn<br />
ở nhiều nước và đang dẫn đầu về tỷ lệ đáp ứng<br />
lâm sàng ở khoảng 10-30% UTP KTBN thất bại<br />
sau hóa trị liệu dòng thứ nhất(3,12).<br />
<br />
Tuy vậy, tỷ lệ biểu lộ EGFR theo giai đoạn<br />
bệnh của UTP KTBN chưa thống nhất giữa<br />
các nghiên cứu, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu<br />
khác nhau và các kỹ thuật xét nghiệm khác<br />
nhau. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên<br />
cứu thêm.<br />
Về liên quan giữa biểu lộ EGFR với týp<br />
MBH của UTP KTBN, mặc dù các số liệu còn<br />
khá dao động giữa các nghiên cứu, song kết<br />
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp<br />
với nhận xét của nhiều tác giả nước ngoài:<br />
nhìn chung, tỷ lệ biểu lộ của EGFR thường<br />
cao nhất trong UTBMTBV (khoảng 58-89%),<br />
sau đó đến UTBMT (39-65%), thấp nhất trong<br />
UTBMTBL (38-39%)(7,10).<br />
Mặc dù biểu lộ EGFR trong UTP KTBN<br />
tương đối hay gặp nhưng ý nghĩa tiên lượng<br />
của nó vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu của Hilbe<br />
W và CS (2003) và một số tác giả không thấy có<br />
mối liên quan giữa biểu lộ EGFR với tiên lượng<br />
UTP KTB, trong khi một số tác giả khác lại cho<br />
rằng biểu lộ EGFR có liên quan với thời gian<br />
sống thêm ngắn của BN(2, 7, 10). Theo Meert AP<br />
(2002), biểu lộ EGFR không có ý nghĩa tiên<br />
lượng đối với UTBMT nhưng với UTBMTBV thì<br />
có tiên lượng xấu(7). Nakamura H và CS (2006)<br />
tổng hợp từ 18 công trình nghiên cứu, với<br />
khoảng 3.000 BN UTP KTBN đã không thấy ý<br />
nghĩa tiên lượng của EGFR. Tác giả cho rằng có<br />
sự khác nhau giữa một số nghiên cứu về ý nghĩa<br />
<br />
148<br />
<br />
Rosell R. và CS (2009), nghiên cứu số<br />
lượng lớn UTP KTBN (2.105 BN) được điều trị<br />
bằng erlotinib, thấy kết quả rất đáng khích lệ,<br />
với thời gian sống trung bình là 27 tháng và<br />
thời gian sống không bệnh là 14 tháng(12).<br />
Hotta K. và CS (2007) nhận thấy những BN<br />
UTP KTBN có đột biến EGFR thì nhạy cảm<br />
với gefitinib và có thời gian sống không bệnh<br />
tiến triển dài hơn so với những trường hợp<br />
không có đột biến EGFR(3). Một số tác giả khác<br />
cũng thấy rằng tỷ lệ đáp ứng với gefitinib của<br />
UTP KTBN có EGFR(+) từ 55 - 75% và thời<br />
gian sống không bệnh khoảng 9 tháng(4, 13).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 62 trường hợp ung thư phổi<br />
không tế bào nhỏ, chúng tôi rút ra kết luận sau:<br />
tỷ lệ biểu lộ của p53 là 41,94% và của EGFR là<br />
69,35%. Chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ<br />
biểu lộ của cả 2 dấu ấn này giữa các týp mô<br />
bệnh học và giai đoạn của ung thư phổi không<br />
tế bào nhỏ.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Cheng YL, Lee SC, Harn HJ, et al. (2003). Prognostic prediction<br />
of the immunohistochemical expression of p53 and p16 in<br />
resected non-small cell lung cancer. Cardio-Thoracic Surgery, 23:<br />
221 - 228.<br />
Hilbe W, Dirnhofer S, Eisterer W, et al. (2003).<br />
Immunohistochemical typing of non-small ceel lung cancer on<br />
cryostat sections: correlation with clinical parameters and<br />
prognosis. J Clin Pathol., 56: 736 - 741.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh<br />
<br />