TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ SẮN NHƯ NGUỒN PROTEIN <br />
TRONG KHẨU PHẦN LỢN THỊT<br />
<br />
Dư Thanh Hằng<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
TÓM TẮT<br />
Lá sắn là nguồn thức ăn giầu protein, tuy nhiên sự hiện diện của cyanogenic <br />
glucosides trong lá đã hạn chế khả năng sử dụng của loại thức ăn này. Thành phần dinh <br />
dưỡng và độc tố trong lá của 12 giống sắn khác nhau, được lấy ở phần ngọn của cây khi thu <br />
hoạch củ. Kết quả phân tích cho thấy, thành phần protein thô biến động từ 23,7 đến 29,5% <br />
trong vật chất khô (DM) và hàm lượng HCN từ 610 tới 1840mg/kgDM. <br />
Băm, rửa và phơi héo là cách chế biến đơn giản dễ áp dụng ở mức nông hộ. Kết quả <br />
cho thấy: hàm lượng HCN giảm được 58% sau khi phơi héo. Bằng phương pháp rửa hay băm <br />
rồi rửa, nồng độ HCN giảm khoảng 16 đến 21%. Trong nghiên cứu này, lượng lá sắn ăn vào <br />
ở lợn là trên 30% (tính theo DM) và lượng HCN ăn vào là 373 mg/ngày với phương pháp rửa <br />
hay băm rửa và 146 mg/ngày bằng phương pháp phơi héo. Lượng lá sắn đóng góp từ 37 đến <br />
39% vật chất khô khẩu phần và từ 71 đến 74% tổng lượng protein.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta, Crant) là cây trồng chiếm diện tích và <br />
năng suất đứng thứ ba sau lúa và ngô. Diện tích trồng vào khoảng 424 nghìn ha (FAO <br />
2006). Đây là cây trồng truyền thống lâu đời để lấy củ làm thức ăn cho người, gia súc <br />
và ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn dùng trong nước và xuất khẩu. Những <br />
năm gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu lá sắn như là nguồn thức ăn bổ <br />
sung đạm cho gia súc nhai lại (Preston 2001; Wanapat 2001) và gia súc dạ dày đơn (Bùi <br />
Huy Như Phúc và cộng sự 2001). <br />
Yếu tố hạn chế lớn nhất của việc sử dụng sắn làm thức ăn cho gia súc là sự có <br />
mặt của cyanogenic glucosides, sản phẩm này dễ dàng bị thủy phân để tạo ra <br />
hydrocyanic acid (HCN) khi tế bào bị trầy sước hay bị phá vỡ trong quá trình chế biến <br />
hay tiêu hóa ở gia súc. Nồng độ HCN trong lá chịu ảnh hưởng của yếu tố giống, thổ <br />
nhưỡng, khí hậu và đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng (Ravindran 1995).<br />
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HCN trong lá có thể được <br />
giảm đi đáng kể bằng phương pháp phơi khô (Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly 2001) và ủ <br />
chua (Ly and Rodriguez 2001). Tuy nhiên, phơi khô là phương pháp không dễ áp dụng <br />
ở miền Trung Việt Nam vì mùa thu hoạch sắn bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 là <br />
những tháng mưa nhiều, còn ủ chua đòi hỏi công lao động, chi phí vật liệu kèm theo. <br />
Vì vậy, nghiên cứu sử dụng và đưa ra những phương pháp chế biến đơn giản như băm <br />
ngắn, rửa hay phơi héo là những hình thức dễ thực hiện không tốn nhiều công sức và <br />
có hiệu quả trong chăn nuôi nông hộ hiện nay. <br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
TN1: Ảnh hưởng của giống khác nhau đến thành phần vật chất khô, <br />
protein và HCN ở lá sắn tại thời điểm thu hoạch củ.<br />
20 giống sắn khác nhau được trồng trong cùng một điều kiện và thời gian, thí <br />
nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn với diện tích 2x5 m và 3 <br />
lần lặp lại cho mỗi giống. Sắn được trồng bằng hom với khoảng cách 50x30 cm. Mẫu <br />
lá được lấy để phân tích thành phần hóa học tại thời điểm thu hoạch củ (180 ngày) về <br />
vật chất khô, protein và HCN theo qui trình của AOAC (1990). <br />
TN2: Ảnh hưởng của phương pháp băm ngắn và phơi héo đến nồng độ <br />
HCN trong lá sắn.<br />
Lá sắn thuộc giống sắn cao sản được hái vào lúc 9 giờ sáng. Sau đó được ngắt <br />
bỏ cọng, băm ngắn (23 cm) và trải rộng trên tấm bạt ni lông phơi héo dưới hiên nhà <br />
đến 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu được lấy để phân tích ngay tại các thời điểm phơi héo <br />
9.00 giờ (0 giờ), 12, 15, 18 và 9 giờ sáng hôm sau. Mẫu lá được lấy sau 60 ngày của <br />
giai đoạn sinh trưởng tại 1/3 chiều cao của cây (từ dưới đất lên), và sau 180 ngày (giai <br />
đoạn thu hoạch củ)<br />
TN3: Theo dõi khả năng ăn vào lá sắn tươi ở lợn sinh trưởng<br />
Thiết kế thí nghiệm<br />
3 nghiệm thức được so sánh trong một cặp ô vuông Latin, sử dụng 3 lợn cho <br />
mỗi giống trong một ô vuông (Móng Cái và F1 (Đại Bạch* Móng Cái))<br />
• W: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, rửa và cho ăn ngay <br />
• CW: Lá sắn tươi sau thu hoạch được bỏ cọng, băm ngắn và rửa rồi cho ăn<br />
• CWW: Lá sắn tươi được băm ngắn, rửa, phơi héo qua đêm trong hiên nhà. <br />
Thức ăn cơ sở bao gồm sắn củ ủ chua trộn với cám (theo tỷ lệ 2:1 theo trọng <br />
lượng tươi) với hàm lượng protein thô ước tính là 6,2% (Theo vật chất khô)<br />
Thức ăn và nuôi dưỡng<br />
Lá sắn được lấy tại thời điểm thu hoạch củ (180 ngày), bỏ cọng và được rửa 2 <br />
lần trong chậu nhựa (mỗi lần 5 phút với lượng nước 10 lít cho 2 kg lá) cho lô TN “W”; <br />
Lá được băm ngắn (23 cm) và sau đó rửa như lô “W”cho lô TN “CW”. Và lô còn lại, <br />
lô “CWW” lá được chế biến giống lô “CW” nhưng lá được phơi héo qua đêm dưới <br />
hiên nhà trước khi cho ăn.<br />
Củ sắn được ủ theo qui trình: rửa sạch, nghiền nhỏ và trộn với 0,5% NaCl ủ <br />
trong điều kiện yếm khí sau 21 ngày mới cho ăn. <br />
Trước khi cho ăn, sắn củ ủ và cám gạo được trộn theo tỷ lệ 2:1 (Theo trọng <br />
lượng tươi).<br />
Trong suốt giai đoạn làm quen thí nghiệm, lá sắn và thức ăn cơ sở (củ sắn ủ <br />
trộn với cám) được cho ăn tự do trong máng riêng để từ đó ước tính lượng lá và lượng <br />
thức ăn cơ sở cho giai đoạn thí nghiệm <br />
Giai đoạn thí nghiệm (21 ngày), mức cho ăn của thức ăn cơ sở là 80% mức ăn <br />
tự do trong giai đoạn nuôi thích nghi, trong khi đó lá sắn vẫn cho ăn tự do như giai <br />
đoạn thích nghi, Cả hai loại thức ăn này không trộn chung vào nhau mà được cho ăn <br />
riêng từng loại.<br />
Thức ăn cơ sở cho ăn 3 lần/ngày vào lúc 06.00, 12.00 và 18.00 giờ. Lá sắn cho <br />
ăn 4 lần/ngày vào lúc 08.00, 10.00, 14.00 và 16.00 giờ. <br />
Động vật thí nghiệm<br />
Sáu lợn Móng Cái và F1 (Đại Bạch x Móng Cái) có trọng lượng ban đầu 23 <br />
kg. Lợn được chia thành 2 ô vuông Latin với 3 lô thí nghiệm (2[3x3]) với giai đoạn <br />
14 ngày (bảng 1). <br />
Bảng 1: Bố trí thí nghiệm<br />
<br />
Giai đoạn/Lợn MC1 MC2 MC3 LM1 LM2 LM3<br />
1 CW W CWW CW W CWW<br />
2 W CWW CW W CWW CW<br />
3 CWW CW W CWW CW W<br />
<br />
MC: Lợn Móng cái<br />
LM: F1 (Đại Bạch x Móng Cái)<br />
CW: Lá sắn băm ngắn, rửa.<br />
W: Lá sắn để nguyên lá, rửa.<br />
CWW: Lá sắn băm ngắn, rửa và phơi héo. <br />
Chỉ tiêu theo dõi<br />
Thức ăn cho ăn, thức ăn thừa được cân trước và sau khi cho ăn. Mẫu thức ăn <br />
được lấy theo kiểu ngẫu nhiên để phân tích vật chất khô (VCK), protein thô và HCN <br />
theo tiêu chuẩn của AOAC (1990).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Thành phần hóa học của lá ở 20 giống sắn lấy ở phần lá non còn lại trên ngọn <br />
của cây tại giai đoạn thu hoạch củ biến động từ 23.7 đến 31.1% về VCK; 23.7 đến <br />
29.5% về protein thô (theo VCK) và 610 đến 1840 về HCN (mg/kg VCK) (bảng 2). Giá <br />
trị protein thô trong nghiên cứu này thấp hơn giá trị đã được công bố của Ravindran <br />
(1995) (16.7 đến 39.9%) nhưng tương tự như kết quả nghiên cứư của Bùi Huy Nhu <br />
Phúc và cộng tác viên (2001) về các giống sắn được trồng ở miền Nam Việt Nam (21 <br />
đến 34%). Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng thành phần hóa học trong lá ở <br />
nhũng giống sắn khác nhau thì khác nhau (Ravindran 1990; Eggum 1970).<br />
Thành phần acid amin thiết yếu trong protein của lá sắn đã được so sánh gần <br />
tương đương với cỏ alfalfa và bột đậu tương (Phúc and Lindberg 2001). Tuy nhiên hạn <br />
chế lớn nhất của việc sử dụng lá sắn làm thức ăn cho gia súc đó là sự có mặt đáng kể <br />
của độc tố cyanide. Trong nghiên cứu này, hàm lượng độc tố biến động từ 610 đến <br />
1840 mg/kg VCK. Sự biến động lớn của giá trị này ở các giống là do yếu tố về gien, <br />
trạng thái sinh lý, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu khác nhau (Gomez and Valdivieso <br />
1985). Trong nghiên cứu này, yếu tố môi trường được khống chế (Đất, phân bón..) là <br />
giống nhau, vì vậy nhân tố ảnh hưởng chính tới nồng độ HCN là sự khác nhau về <br />
giống. Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Văn Đồng (1998) thông báo thành phần HCN của lá <br />
tại thời điểm thu hoạch củ theo tuổi và tuổi trưởng thành: 442 (mg/kg dạng tươi) ở <br />
phần lá xanh trên ngọn, 365 ở phần lá xanh phía dưới ngọn, 42.9 ở lá trưởng thành và <br />
4.4 ở lá già nhất. Trong nghiên cứu này tại thời điểm thu hoạch củ, phần lá còn lại <br />
trên ngọn cây là những lá non xanh nồng độ HCN trung bình (349 mg/kg dạng tươi) <br />
kết quả này tương tự như công bố của Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Văn Đồng (1998). <br />
Dương Thanh Liêm (1998) (từ 305 đến 425 mg/kg lá tươi)..<br />
Bảng 2: Thành phần hóa học của 20 giống sắn<br />
<br />
Vật chất khô Protein (% HCN HCN <br />
Giống sắn (%) VCK) (mg/kg ) (mg/kg VCK)<br />
Ba Trăng 30,2 21,1 181 610<br />
Nếp Hồng Hạ 31,1 25,1 268 863<br />
KM1401 26,2 26,7 233 880<br />
CMR2582 26,9 26,2 261 971<br />
KM32 26,3 27,6 268 1018<br />
KM94 29,9 25,0 322 1079<br />
KM981 28,5 23,7 320 1121<br />
Xanh Phú Thọ 27,4 20,4 317 1158<br />
SM92736 27,2 26,0 334 1227<br />
KM982 27,3 26,3 360 1319<br />
Sắn đỏ 26,9 25,9 371 1378<br />
SM14477 27,5 23,8 397 1411<br />
KM2110 21,8 23,3 326 1496<br />
HL23 24,4 29,5 368 1509<br />
Cao sản 30,5 29,3 462 1517<br />
KM1082 25,8 24,5 393 1525<br />
KM95 26,9 25,4 442 1642<br />
KM1402 25,5 27,2 434 1701<br />
CMR35158 26,2 24,0 447 1709<br />
SM171712 26,3 27,2 483 1840<br />
Giống cao sản<br />
Ảnh hưởng của phương pháp băm ngắn và phơi héo đến nồng độ HCN <br />
trong lá<br />
Nồng độ HCN đã giảm 58% ở lá sắn tươi sau khi phơi héo dưới mái hiên sau <br />
24 giờ (bảng 3) kết quả này cũng tương tự như các báo cáo của Bùi Văn Chính và Lê <br />
Viết Ly (1996), (60%) nhưng thấp hơn nếu phơi nắng trực tiếp dưới ánh nắng mặt <br />
trời, giảm 90% (Gomez and Valdivieso 1985; Ravindran et al 1987). Lá ở giai đoạn 60<br />
ngày phơi héo khô nhanh hơn, cho giá trị VCK cao hơn nhưng nồng độ HCN ít biến <br />
đổi giữa 2 loại lá.<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của thời gian phơi héo đến thành phần vật chất khô và HCN trong lá <br />
sắn tươi tại thời điểm thu hoạch củ (180 ngày) và thời điểm sinh trưởng (60 ngày)<br />
<br />
Thời gian phơi héo (giờ)<br />
0 3 6 9 24 SEM/P<br />
Vật chất khô, %<br />
Thời điểm thu hoạch 26,7 28,8 29,6 33,8 40,4 0,43/0,001<br />
củ*<br />
Sau 60 ngày# 30,2 37,4 50,7 57,4 63,9 0,37/0,001<br />
HCN, mg/kg DM<br />
Thời điểm thu hoạch 1197 1102 885 883 626 52,4/0,002<br />
củ*<br />
Sau 60 ngày# 1435 1081 932 814 393 100/0,001<br />
* Lá còn lại trên ngọn của cây; # Lá ở 1/3 chiều cao của cây từ dưới đất lên<br />
Theo dõi khả năng ăn vào ở lợn thịt<br />
Lá sắn thu về để nguyên lá và đem rửa (W), lá sau khi băm ngắn rồi rửa (CW) <br />
đã làm giảm nồng độ HCN (16 và 21%) (bảng 4); Mặc dù lượng giảm không nhiều <br />
nhưng thực tế quan sát trên thí nghiệm cho thấy, nếu lá sắn tươi thu về không được <br />
rửa mà cho ăn ngay, nước tiểu của lợn (cả giống Móng Cái và F1) đều có mầu đỏ <br />
hoặc mầu sẫm. Lá sau khi băm ngắn, rửa và phơi héo qua đêm (CWW) đã làm giảm <br />
đáng kể lượng HCN trong lá (82%). <br />
Bảng 4: Thành phần hóa học của lá sắn (lá tươi), sau khi rửa (W), <br />
băm và rửa(CW) và băm, rửa và phơi héo (CWW)<br />
<br />
Lá tươi W CW CWW SE/P<br />
VCK (%) 26,3 19,4 20,1 40,2 0,20/0,001<br />
HCN (mg/kg DM) 1427 1202 1124 252 110/0,001<br />
Tỷ lệ giảm (%) 0 16 21 82<br />
<br />
Mặc dù có sự khác nhau lớn về thành phần HCN trong lá sắn sau 3 cách xử lý <br />
(bảng 4) bằng hình thức rửa có băm ngắn hay không được băm ngắn và phơi héo, <br />
nhưng lại không gây ảnh hưởng đến lượng vật chất khô ăn vào của thức ăn cơ sở <br />
(hỗn hợp sắn ủ/cám) và lá sắn tươi sau xử lý (bảng 5). Lượng lá sắn lợn ăn vào chiếm <br />
trên 30% tổng lượng vật chất khô của khẩu phần (đồ thị 2), lượng HCN ăn vào là 373 <br />
và 337 mg/ngày với hình thức rửa và băm /rửa, so với 146mg/ngày ở lá có phơi héo <br />
(bảng 6). Mức gây độc đã được công bố của HCN (mg/kg trọng lượng sống) ở lợn là <br />
1,4 (Getter and Baine 1938); 2,1 đến 2,3 (Johnson and Ramond 1965); 4,4 (Butler 1973) <br />
và 3,5 (Tewe 1995). Kết quả của nghiên cứu này cao hơn nhiều so với các số liệu đã <br />
công bố (từ 6,0 to 15 mg/kg trọng lượng sống) mà không có biểu hiện nào về sự ngộ <br />
độc.<br />
Bảng 5: Giá trị trung bình về lượng VCK ăn vào (g/kg trọng lượng sống) ở lợn Móng Cái <br />
và F1 khi nuôi bằng sắn ủ/cám với lá sắn tươi sau khi rửa; Băm và rửa; Và băm, rửa, phơi <br />
héo<br />
Sắn củ ủ + <br />
cám Lá sắn Tổng VCK<br />
Móng Cái<br />
Băm rửa 16,7 10,0 26,7<br />
Băm rửa phơi héo 21,2 10,6 31,8<br />
Rửa 25,3 9,5 34,8<br />
F1 (Large White*Móng Cái)<br />
Băm rửa 17,2 9,9 27,1<br />
Băm rửa phơi héo 21,3 11,4 32,6<br />
Rửa 16,5 10,3 26,8<br />
Trung bình giữa các giống<br />
Băm rửa 16,9 9,97 26,9<br />
Băm rửa phơi héo 21,2 11,0 32,2<br />
Rửa 20,9 9,89 30,8<br />
SEM 1,71 0,4 1,67<br />
Prob. 0,15 0,13 0,074<br />
Tổng lượng lá sắn ăn vào chiếm 37 đến 39% tổng lượng VCK ăn vào và đóng <br />
góp lượng protein thô từ 71 đến 74% tổng protein của khẩu phần, nâng tỷ lệ protein <br />
khẩu phần lên 15% (tính theo VCK) (bảng 6). Mức protein đóng góp từ lá sắn cao hơn <br />
nhiều so với các nghiên cứu đã công bố của Bui Huy Nhu Phuc 2001; Ly and Rodriguez <br />
2001. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất ở Cambodia (Chhay Ty và Preston 2005) <br />
lượng lá sắn đóng góp 42% tổng VCK của khẩu phần và 70% tổng lượng protein ở <br />
khẩu phần là tấm gạo ở lợn sinh trưởng.<br />
Bảng 6: Lượng lá sắn ăn vào ở lợn theo phương pháp chế biến khác nhau<br />
<br />
CW W CWW SEM/P<br />
Lá sắn ăn vào, g/ngày<br />
Tươi 1277 1228 687<br />
VCK 248 247 277 13.56/0.22<br />
Tỷ lệ đóng góp của lá trong khẩu phần, %<br />
So với tổng VCK 38.6 38.27 37.3 2.213/0.909<br />
So với tổng protein 73.6 71.1 71.2 1.933/0.594<br />
Protein (%) 14.8 14.7 14.5 0.493/0.909<br />
KẾT LUẬN<br />
• Lợn cho ăn hạn chế (80% lượng ăn tự do) hỗn hợp 2:1 sắn củ ủ + cám và ăn tự <br />
do lá sắn đã được xử lý: Rửa, băm rửa; và băm rửa phơi héo, lượng VCK ăn <br />
vào giữa các lô không có sự sai khác về thống kê (P>0,05) biến động từ 27 tới <br />
32 g VCK/ kg trọng lượng cơ thể.<br />
• Mức HCN đã giảm nhẹ (16%) sau khi rửa và hầu như giảm hoàn toàn sau phơi <br />
héo (82%), lượng HCN thực tế lợn ăn vào từ 6,0 đến 15 mg/kg trọng lượng, <br />
mức này cao hơn nhiều so với mức an toàn đã được công bố (1,4 đến 4,4 mg/kg <br />
trọng lượng).<br />
• Lượng lá sắn tiêu thụ đã đóng góp 38% lượng VCK và 70% tổng lượng protein <br />
của khẩu phần <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. AOAC. Official method of analysis, 13th edition Association of Official Analytical <br />
Chemists, Washington DC (1990)<br />
2. Bui Huy Nhu Phuc, Ogle B and Lindberg J K. Nutritive value of cassava leaves for <br />
monogastric animals; Proceedings of workshop on “Use of cassava as animal feed”, <br />
Khon Kaen University, Thailand (2001)<br />
http://www.mekarn.org/prockk/phuc.htm<br />
3. Bui van Chinh and Le Viet Ly. Study on the processing and use of cassava tops as <br />
animal feed. http://www.mekarn.org/prockk/chinh.htm (2001)<br />
4. Butler G W. Physiological and genetic aspects of cyanogenesis in cassava and other <br />
plants, Chronic cassava toxicity. Proceedings of the Interdisciplinary Workshop, <br />
London England, IDRC 010e (1973) 6571. <br />
5. Chhay Ty and Preston T R. Effect of water spinach and fresh cassava leaves on <br />
intake, digestibility and N retention in growing pigs; Livestock Research for Rural <br />
Development. Vol. 17, Art. #14 Retrieved , from <br />
http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd17/2/chha17014.htm (2005)<br />
6. CIAT 1970 Swine nutrition unit annual report. CIAT, Cali, Colombia.<br />
7. Duong Thanh Liem. Study on the use of different kinds of leaf meal for broiler <br />
chickens Agricultural Science and Technology, Hanoi (1998) 165167. <br />
8. Eggum O L. The protein quality of cassava leaves. British Journal of Nutrition 24 <br />
(1970) 761769.<br />
9. Getter A O and Baine J. Research on cyanide detoxification. Amer. J. Med. Sci., <br />
(1938) 185189.<br />
10. Gomez G and Valdivieso M. Cassava foliage: chemical composition, cyanide <br />
content and effect of drying on cyanide elimination. Journal of the Science of Food <br />
and Agriculture 36 (1985) 433441.<br />
11. Johnson R M and Ramond W D. The chemical composition of some Tropical food <br />
plants" Manioc. Tropical Science 7 (1965) 109115.<br />
12. Ly J and Rodriguez L. Studies on the nutritive value of ensiled cassava leaves for <br />
pigs in Cambodia. Proceedings of workshop on “Use of cassava as animal feed”, <br />
Khon Kaen University, Thailand http://www.mekarn.org/prockk/ly.htm (2001)<br />
13. Phuc B H N and Lindberg J E . Ileal digestibility of amino acids in growing pigs <br />
fed a cassava root meal diet with inclusion of cassava leaves, leucaena leaves and <br />
groundnut foliage. Anim. Sci. 72 (2001) 511517.<br />
14. Preston T R. Potential of cassava in integrated farming systems. Proceedings of <br />
workshop on “Use of cassava as animal feed”, Khon Kaen University, Thailand <br />
http://www.mekarn.org/prockk/pres.htm (2001)<br />
15. Ravindran V. Feeding value and digestibility of cassava leaf meal for growing pigs. <br />
Proceedings Fifth Australasian Animal Production Congress. Volume 3, Taipei, <br />
Taiwan (1990) 20.<br />
16. Ravindran V. Preparation of cassava leaf products and their use as animal feeds. In: <br />
Roots, tubers, plantains and bananas in animal feeding, FAO Animal Production and <br />
Health Paper, No 95. (1995) 11116. <br />
17. Ravindran V, Kornegay E T and Rajaguru A S B. Influence of processing methods <br />
and storage time on the cyanide potential of cassava leaf meal. Animal Feed Science <br />
and Technology 17 (1987) 227234.<br />
18. Tewe O O. Detoxification of cassava products and effects of residual toxins on <br />
consuming animals. In: Roots, tubers, plantains and bananas in animal feeding. FAO <br />
Animal Production and Health Paper No 95 (1995) 8195.<br />
19. Wanapat M. Role of cassava hay as animal feed in the tropics. Proceedings of <br />
workshop on “Use of cassava as animal feed”, Khon Kaen University, Thailand <br />
http://www.mekarn.org/prockk/wana3.htm (2001) <br />
<br />
STUDY ON THE USE OF CASSAVA LEAVES <br />
AS A PROTEIN SUPPLY IN DAILY DIETS OF PIGS<br />
<br />
Du Thanh Hang <br />
College of Agriculture and Forestry, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
Leaves of twenty cassava varieties at the time of root harvesting, ranged from 23.7 to <br />
31.1% for DM, 23.7 to 29.5% for crude protein (in DM) and 610 to 1840 for HCN (mg/kg DM) <br />
were studied..<br />
Leaves collected from a highyielding variety after 60 days of growth and at root harvest (180 <br />
days) were wilted for 24 hours. The HCN level reduced by 58% after 24 hours with no difference <br />
between the two sources of leaves.<br />
Three simple methods to reduce the HCN content of cassava leaves before feeding (washing, <br />
chopping and washing; and chopping, washing and wilting) were compared in a feeding trial <br />
with 6 pigs of 25 kg mean live weight (3 Mong Cai and 3 F1 [Large White*Mong Cai]) in a <br />
double Latin square arrangement 2[3*3) with 21day periods. The fresh cassava leaves were <br />
readily consumed providing 38% of the dietary DM and over 70% of the dietary protein with no <br />
effect of processing method on total DM intake, which ranged from 27 to 31 g/kg live weight. <br />
Levels of HCN were reduced slightly (16%) by washing and substantially (82%) by wilting, <br />
resulting in intakes of HCN between 6.0 and 15 mg/kg live weight, levels considerably higher <br />
than previously reported as safe to avoid toxicity (1.4 to 4.4 mg/kg live weight). There were no <br />
apparent symptoms of HCN toxicity.<br />