TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “CT11” TRÊN<br />
BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID MÁU<br />
Đoàn Chí Cường*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 54 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu (RLCHL) theo<br />
tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam, điều trị bằng bài thuốc Y học Cổ truyền (YHCT) “CT11” tại<br />
Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện 103 và Viện Y học Cổ truyền Quân đội. Kết quả:<br />
- Sau 1 tháng điều trị, hầu hết các triệu chứng lâm sàng đều cải thiện, hiệu quả lâm sàng đạt<br />
89%, trong đó, 13% tốt, 55,6% khá.<br />
- Nồng độ TC, TG, HDL-C, LDL-C đều thay đổi có ý nghĩa thống kê, hiệu quả điều trị đạt 77,8%,<br />
trong đó, 9,3% tốt, 40,7% khá.<br />
- Không thấy xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc trong quá trình điều trị,<br />
một số chỉ tiêu về huyết học, chỉ tiêu đánh giá chức năng gan, thận thay đổi không có ý nghĩa thống<br />
kê (p > 0,05).<br />
* Từ khóa: Rối loạn chuyển hóa; Nghiên cứu lâm sàng; Bài thuốc “CT11”.<br />
<br />
STUDY of effect of CT11 on patients with<br />
lipid metabolism disorder<br />
SUMMARY<br />
Use traditional medicine “CT11” to treat 54 patients with lipid metabolism disorder (Standard of<br />
Cardiovascular Assembly of Vietnam) in the Traditional Medicine Department, 103 Hospital and<br />
Army Traditional Medicine Hospital. The results showed that:<br />
- After 1 month of treatment, most of clinical symptoms improved, clinical efficiency reached 89%,<br />
of which 13% achieved good results, 55.6% quite effective.<br />
- The concentration of TC, TG, HDL-C, LDL-C were statistically significant changed; treatment<br />
effect was 77.8% (including 9.3% good, 40.7% quite good). In terms of specific components,<br />
treatment effects: for TC reached 73.3% (including 26.6% of patients with TC levels returned to<br />
normal), TG was 58% (28.9% return to normal), LDL-C was 77.1% (57.1% returned to normal), HDLC 57.1% (35.7% returned to normal).<br />
- Do not see the unwanted side effects of drugs in the treatment process, a number of indicators<br />
of hematology, criteria for evaluating liver function, renal change was not statistically significant<br />
(p > 0.05).<br />
* Key words: Metabolic disorders; Clinical research; CT11.<br />
* Bệnh viện 103<br />
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Trần Quốc Bảo<br />
PGS. TS. Nguyễn Oanh Oanh<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid là một trong<br />
những yÕu tè nguy c¬ chủ yếu gây phát sinh<br />
và thúc đẩy nhanh chóng quá trình xơ vữa<br />
động mạch, từ đó làm gia tăng tỷ lệ đột quỵ<br />
não và các bệnh tim mạch. Điều trị hiệu quả<br />
hội chứng RLCHL sẽ góp phần hạn chế sự<br />
phát triển của vữa xơ động mạch và ngăn<br />
ngừa các biến chứng phức tạp của nó [2, 4].<br />
Theo YHCT, hội chứng RLCHL thuộc<br />
phạm trù chứng “đàm ẩm”, nguyên nhân<br />
chủ yếu do rối loạn chuyển hóa thủy dịch<br />
trong cơ thể và liên quan mật thiết đến suy<br />
giảm chức năng của các tạng tỳ, thận,<br />
phế. Nguyên tắc điều trị phải căn cứ vào<br />
nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh; pháp<br />
điều trị là ích khí, trừ đàm, thông điều thủy<br />
đạo. Đã có nhiều vị thuốc, bài thuốc có tác<br />
dụng điều chỉnh RLCHL ở những mức độ<br />
nhất định, cải thiện tốt triệu chứng lâm<br />
sàng và ít tác dụng không mong muốn<br />
[1, 8].<br />
Để đánh giá tác dụng của thuốc YHCT<br />
và có thêm một chế phẩm thuốc YHCT<br />
trong điều trị RLCHL, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài này nhằm: Đánh giá hiệu quả lâm sàng<br />
và tác dụng không mong muốn của bài<br />
thuốc YHCT “CT11” trên BN có RLCHL.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
54 BN, tuổi từ 30 - 75, không phân biệt<br />
giới tính, đến khám và điều trị tại Khoa Y học<br />
Cổ truyền, Bệnh viện 103 và Viện Y học Cổ<br />
truyền Quân đội, từ 10 - 2011 đến 4 - 2012,<br />
đáp ứng tiêu chuẩn nghiªn cøu.<br />
<br />
* Vật liệu nghiên cứu:<br />
- Thành phần và liều lượng bài thuốc<br />
“CT11” do nhóm nghiên cứu xây dựng gồm:<br />
Hoàng kỳ 20 g, Bạch truật 15 g, Trạch tả 20<br />
g, Cam thảo 06 g, Quyết minh tử 20 g, Trần<br />
bì 12 g, Đan sâm 12 g, Bán hạ chế 12 g,<br />
Xích thược 15 g, Sơn tra 15 g, Bạch linh 15 g.<br />
- Dạng thuốc: các vị thuốc trong bài thuốc<br />
do Khoa Dược, Bệnh viện 103 cung cấp,<br />
đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn dược<br />
liệu của Bộ Y tế; chiết xuất và đóng gói tự<br />
động bằng máy, sau đó chiết xuất ở nhiệt<br />
độ 1200C, áp suất 1,5 At, duy trì sôi trong<br />
4 giờ, đóng túi 150 ml.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, theo dõi dọc, so sánh trước và<br />
sau điều trị.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- Y học hiện đại: BN có RLCHL theo tiêu<br />
chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam (2010)<br />
(TC > 5,2 mmol/l, TG > 2,3 mmol/ l, HDL-C<br />
< 0,9 mmol/l, LDL-C > 3,4 mmol/l).<br />
- YHCT: BN được khám và chẩn đoán<br />
thông qua tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết),<br />
thể bệnh “đàm trọc ứ trở” theo tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán của “Nguyên tắc chỉ đạo nghiên<br />
cứu lâm sàng thuốc YHCT mới” của Cục<br />
Tổ chức pháp chế Giám sát quản lý chất<br />
lượng thuốc Quốc gia, Bộ Y tế Trung Quốc<br />
(2002) [7].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú,<br />
BN dị ứng với các thành phần thuốc nghiên<br />
cứu.<br />
- Trong vòng nửa năm trở lại đây bị mắc<br />
các bệnh cấp tính nguy hiểm như nhồi máu<br />
cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương<br />
nghiêm trọng hoặc bị đại phẫu thuật, nhiễm<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
trùng cấp tính, suy gan, thận cấp.<br />
- RLCHL thứ phát hoặc BN đang dùng<br />
một số thuốc có ảnh hưởng đến nồng độ<br />
lipid máu như: corticoid, lợi tiểu quai, lợi<br />
tiểu thuộc nhóm thiazid, thuốc chẹn α1 giao<br />
cảm, thuốc chẹn β2, progesterol...<br />
- BN không sử dụng thuốc đúng liều,<br />
đúng thời gian, không xét nghiệm theo quy<br />
định, không hợp tác điều trị.<br />
* Phương pháp điều trị:<br />
BN được khám, làm xét nghiệm đầy đủ,<br />
ghi các số liệu thu thập được theo mẫu<br />
phiếu nghiên cứu thống nhất phù hợp với<br />
mục tiêu nghiên cứu.<br />
BN được uống thuốc sắc “CT11” 2 lần/ngày,<br />
mỗi lần 1 gói (150 ml) vào 9 giờ sáng và 3<br />
giờ chiều.<br />
Liệu trình điều trị 30 ngày. Trong thời<br />
gian điều trị, không dùng thêm thuốc khác<br />
có ảnh hưởng đến lipid máu.<br />
* Chỉ tiêu theo dõi:<br />
- Một số chỉ tiêu đánh giá tính an toàn<br />
của thuốc.<br />
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả điều trị:<br />
+ Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng:<br />
đầu nặng như đội mũ chật, mất ngủ, mệt mỏi,<br />
tức ngực, chân tay tê bì, hồi hộp trống ngực.<br />
+ Sự thay đổi các thành phần lipid máu<br />
trước và sau điều trị: CT, TG, LDL-C, HDL-C.<br />
* Nhận định và đánh giá kết quả:<br />
- Đánh giá hiệu quả lâm sàng trước và<br />
sau điều trị thông qua đánh giá triệu chứng<br />
lâm sàng theo tiêu chuẩn của “Nguyên tắc<br />
chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng thuốc YHCT<br />
mới” của Bộ Y tế Trung Quốc (2002) [7]:<br />
+ Tốt: hết hẳn triệu chứng lâm sàng,<br />
mức độ giảm ≥ 95%.<br />
<br />
+ Khá: cải thiện rõ rệt triệu chứng lâm<br />
sàng, mức độ giảm ≥ 70%.<br />
+ Trung bình: triệu chứng lâm sàng có<br />
chuyển biến, mức độ giảm ≥ 30%.<br />
+ Kém: triệu chứng lâm sàng chuyển<br />
biến không rõ rệt hoặc nặng thêm, mức độ<br />
giảm ≤ 30%.<br />
* Cận lâm sàng:<br />
Đánh giá hiệu quả điều trị dựa theo<br />
"Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị<br />
RLCHL" của Bộ Y tế Trung Quốc (2002) [2]:<br />
+ Tốt: các thành phần lipid máu đều trở<br />
về giới hạn bình thường.<br />
+ Khá: TC giảm ≥ 20%, TG giảm ≥ 40%,<br />
HDL-C tăng ≥ 0,26 mmol/l (10 mg/dl),<br />
TC- HDL-C/HDL-C giảm ≥ 20%.<br />
+ Trung bình: CT giảm 10 - 20%, TG giảm<br />
20 - 40%, HDL-C tăng 0,104 mmol/l (4 mg/dl)<br />
- 0,26 mmol/l, CT- HDL-C/HDL-C giảm 10 - 20%.<br />
+ Kém: các thành phần lipid máu không<br />
đạt được thay đổi như trên hoặc tăng thêm.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br />
cứu.<br />
- Tuổi trung bình 59,4 ± 9,8, tỷ lệ nam/nữ<br />
không có sự khác biệt (p > 0,05), lứa tuổi<br />
50 - 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (64,8%).<br />
- Cân nặng trung bình 57,6 ± 8,4 kg, BMI<br />
trung bình 24,5 ± 2,4, BN thừa cân và béo<br />
phì (BMI > 23) chiếm đa số (74,1%).<br />
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp:<br />
đầu nặng như đội mũ chật 78,6%, mất ngủ<br />
78,6%, mệt mỏi 77,8%, tức ngực 79,6%,<br />
chân tay tê bì 81,5%, hồi hộp trống ngực<br />
77,8%, rêu lưỡi trơn nhớp 88,9%, mạch<br />
huyền hoạt 79,6%.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
- Rối loạn lipid thể hỗn hợp gặp nhiều<br />
nhất (61,1%), tăng CT gặp 83,3%, HDL-C<br />
2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng.<br />
<br />
< 0,9 mmol/l gặp ít nhất (25,9%).<br />
<br />
* Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng:<br />
Sau 1 tháng điều trị, các triệu chứng lâm sàng thường gặp đều giảm rõ rệt so với trước<br />
điều trị: tốt: 7 BN (13%), khá: 30 BN (55,6%), trung bình: 11 BN (20,4%), kém: 6 BN (11,1%).<br />
* Kết quả điều chỉnh các thành phần lipid máu sau điều trị:<br />
Bảng 1: Thay đổi nồng độ các thành phần lipid máu trước và sau điều trị (n = 54).<br />
CÁC THÀNH PHẦN LIPID MÁU<br />
<br />
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
SAU ĐIỀU TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
CT (mmol/l)<br />
<br />
6,99 ± 0,81<br />
<br />
5,61 ± 0,71<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
TG (mmol/l)<br />
<br />
3,56 ± 1,85<br />
<br />
3,15 ± 1,42<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
<br />
1,04 ± 0,29<br />
<br />
1,06 ± 0,25<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
<br />
4,66 ± 0,86<br />
<br />
3,16 ± 0,73<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Sau 1 tháng điều trị, nồng độ trung bình các thành phần lipid máu đều thay đổi. Trong<br />
đó, nồng độ cholesterol, TG, LDL-C giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), HDL-C tăng so<br />
với trước điều trị, tuy nhiên, sự thay đổi không có ý nghĩa (p > 0,05).<br />
- Đánh giá hiệu quả điều trị RLCHL: tốt: 5 BN (9,3%), khá: 22 BN (40,7%), trung bình:<br />
15 BN (27,8%), kém: 12 BN (22,2%).<br />
Bảng 2: Hiệu quả cải thiện từng thành phần lipid máu sau điều trị.<br />
HIỆU QUẢ<br />
<br />
C h o l e s(nt= e<br />
45)r To rl y g l y (nc= 38)<br />
e r i dHLD-C (n = 14)<br />
<br />
LDL-C (n = 35)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
11<br />
<br />
28,9<br />
<br />
5<br />
<br />
35,7<br />
<br />
20<br />
<br />
57,1<br />
<br />
Khá<br />
<br />
7<br />
<br />
15,6<br />
<br />
5<br />
<br />
13,3<br />
<br />
1<br />
<br />
7,1<br />
<br />
4<br />
<br />
11,4<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
14<br />
<br />
31<br />
<br />
6<br />
<br />
15,8<br />
<br />
2<br />
<br />
14,3<br />
<br />
3<br />
<br />
8,6<br />
<br />
Không hiệu quả<br />
<br />
12<br />
<br />
26,7<br />
<br />
16<br />
<br />
42<br />
<br />
6<br />
<br />
42,9<br />
<br />
8<br />
<br />
22,9<br />
<br />
Hiệu quả điều trị<br />
<br />
33<br />
<br />
73,3<br />
<br />
22<br />
<br />
58<br />
<br />
8<br />
<br />
57,1<br />
<br />
27<br />
<br />
77,1<br />
<br />
* Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc “CT11”:<br />
Bảng 3: Thay đổi chỉ số huyết học trước và sau điều trị (n = 54).<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
SAU ĐIỀU TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
Hồng cầu (T/l)<br />
<br />
4,6 ± 0,6<br />
<br />
4,7 ± 0,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bạch cầu (G/l)<br />
<br />
7,1 ± 1,5<br />
<br />
7,1 ± 1,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2013<br />
<br />
Tiểu cầu (G/l)<br />
<br />
227,9 ± 59,6<br />
<br />
241,9 ± 58,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
HST (g/l)<br />
<br />
134,7 ± 13,7<br />
<br />
139,8 ± 14,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 4: Thay đổi chỉ số xét nghiệm sinh<br />
hóa trước và sau điều trị (n = 54).<br />
TRƯỚC ĐIỀU<br />
<br />
SAU ĐIỀU<br />
<br />
TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
TRỊ ( X ± SD)<br />
<br />
SGOT (UI/l)<br />
<br />
25,8 ± 7,5<br />
<br />
25,1 ± 7,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
SGPT (UI/l)<br />
<br />
26,9 ± 12,6<br />
<br />
26,3 ± 12,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
GGT (UI/l)<br />
<br />
32,9 ± 17,6<br />
<br />
32,4 ± 16,4<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
5,7 ± 1,9<br />
<br />
5,6 ± 1,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
76,6 ± 19,4<br />
<br />
78,9 ± 18,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
CHỈ TIÊU<br />
<br />
Ure (mmol/l)<br />
Creatinin<br />
(µmol/l)<br />
<br />
p<br />
<br />
- Các chỉ số huyết học và sinh hóa máu<br />
sau 1 tháng điều trị thay đổi không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05).<br />
- Trong quá trình điều trị, 2 BN xuất hiện<br />
đau bụng và đi ngoài phân nát nhưng tự hết<br />
sau 1 ngày, BN tiếp tục điều trị mà không<br />
phải dừng thuốc.<br />
Như vậy, các chỉ số huyết học, hóa sinh<br />
thay đổi không rõ rệt, tác dụng không mong<br />
muốn nhẹ và không phải dừng thuốc điều trị.<br />
BÀN LUẬN<br />
Căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn<br />
điều trị trên lâm sàng, hiện nay các thầy<br />
thuốc YHCT đều công nhận “chứng đàm<br />
ẩm” của YHCT chính là hội chứng rối loạn<br />
chuyển hóa của y học hiện đại, trong đó<br />
bao gồm RLCHL. Căn cứ vào các triệu<br />
chứng chủ yếu trên lâm sàng, RLCHL được<br />
YHCT phân làm nhiều thể, hay gặp nhất là<br />
thể “đàm trọc ứ trở”. Vì vậy chúng tôi lựa<br />
chọn BN ở thể này để tiến hành nghiên<br />
cứu. Đối với thể bệnh “đàm trọc ứ trở”,<br />
phương pháp điều trị thường dùng là kiện<br />
tỳ hóa đàm, lưu thông mạch lạc. Trên cơ sở<br />
<br />
đó, xây dựng bài thuốc gồm 11 vị thuốc.<br />
Ngoài ra, căn cứ vào các thành tựu nghiên<br />
cứu gần đây về tác dụng dược lý của thuốc<br />
YHCT, tất cả các vị thuốc trong bài thuốc<br />
“CT11” đều có tác dụng điều chỉnh lipid<br />
máu ở những mức độ khác nhau theo cơ<br />
chế khác nhau [8]. Bài thuốc vừa có tác<br />
dụng phù chính để trị bản, vừa có tác dụng<br />
trừ tà để trị tiêu, trong đó kiện tỳ ích khí để<br />
trị bản, tức là trị nguồn sinh đàm; trừ đàm<br />
ẩm, hoạt huyết hóa ứ để trị tiêu. Chính vì vậy,<br />
bài thuốc của chúng tôi có tác dụng cải<br />
thiện tốt các triệu chứng lâm sàng, hiệu quả<br />
đạt 88,9%, trong đó, 13% tốt, 55,6% khá.<br />
Kết quả nghiên cứu này tương đương với<br />
Tào Phong [9] dùng bài thuốc gồm: Hoàng<br />
kỳ, Bạch truật, Trạch tả, Đại hoàng, Thủy<br />
điệt điều trị BN có RLCHL, hiệu quả đạt<br />
98%. Trên phương diện điều chỉnh RLCHL<br />
cũng đạt kết quả khả quan, sau 1 tháng<br />
điều trị, các thành phần lipid máu đều thay<br />
đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): cholesterol<br />
đạt 73,3%, tryglycerid đạt 58%, HDL-C đạt<br />
77,1%. Kết quả của chúng tôi tương đương<br />
với một số tác giả trong nước như Trần Thị<br />
Thu Hiền [3], Đỗ Viết Phương [5], Hoàng<br />
Khánh Toàn [6]... khi dùng các bài thuốc<br />
YHCT điều trị RLCHL.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu lâm sàng trên 54 BN<br />
RLCHL, điều trị bằng bài thuốc YHCT “CT11”,<br />
chúng tôi rút ra một số kết luận:<br />
- Về lâm sàng:<br />
+ Sau 1 tháng điều trị, hầu hết các triÖu<br />
chứng lâm sàng đều cải thiện, sự thay đổi có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,01; p < 0,05). Hiệu<br />
<br />