intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tai biến, biến chứng của cắt nội soi lưỡng cực điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tai biến, biến chứng của kỹ thuật cắt u bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ bằng dao lưỡng cực tại khoa ngoại tiết niệu, Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2013 đến 12 - 2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tai biến, biến chứng của cắt nội soi lưỡng cực điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA CẮT NỘI SOI<br /> LƢỠNG CỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƢ BÀNG QUANG<br /> CHƢA XÂM LẤN LỚP CƠ<br /> Nguyễn h Việ<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: nghiên cứu tai biến và biến chứng của phẫu thuật cắt nội soi lƣỡng cực điều trị<br /> ung thƣ bàng quang (UTBQ) chƣa xâm lấn lớp cơ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến<br /> cứu, mô tả, có phân tích 52 bệnh nhân (BN) UTBQ chƣa xâm lấn lớp cơ, đƣợc cắt nội soi<br /> lƣỡng cực tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2013 đến 12 - 2014. Nghiên cứu một số đặc điểm<br /> lâm sàng; vị trí, kích thƣớc, hình dạng của khối u. Ghi nhận các tai biến, biến chứng trong và<br /> sau mổ nhƣ chảy máu, thủng bàng quang, kích thích dây thần kinh bịt, nhiễm khuẩn niệu và<br /> hẹp niệu đạo. Nghiên cứu mối liên quan tới xuất hiện một số tai biến và biến chứng. Kết quả:<br /> 52 BN đƣợc cắt nội soi u bàng quang qua niệu đạo. Tuổi trung b nh của nhóm nghiên cứu 59,8<br /> (32 - 84 tuổi); tỷ lệ nam/nữ 6,4. Kích thƣớc u lớn nhất 5 cm. Tỷ lệ tai biến trong mổ 9,6%, biến<br /> chứng sau mổ 9,6%. Các tai biến, biến chứng gặp trong mổ giật chân do kích thích dây thần<br /> kinh bịt (5,8%), trong đó gây thủng bàng quang (1,9%), tổn thƣơng niệu đạo (1,9%). Các biến<br /> chứng sau mổ hay gặp gồm nhiễm khuẩn niệu (5,8%), chảy máu (1,9%), hẹp niệu đạo (1,9%).<br /> Không có trƣờng hợp nào chảy máu phải truyền máu. Không có tử vong trong và ngay sau mổ.<br /> Tai biến, biến chứng hay gặp ở nhóm BN có u bàng quang kích thƣớc lớn, nhiều vị trí, u ở<br /> thành bên bàng quang. Kết luận: 9,6% tai biến trong mổ cắt lƣỡng cực nội soi u bàng quang<br /> chƣa xâm lấn lớp cơ; chủ yếu kích thích dây thần kính bịt và thủng bàng quang. Các biến<br /> chứng sau mổ thƣờng nhẹ, chủ yếu nhiễm khuẩn niệu. Kích thƣớc u lớn, nhiều vị trí có liên<br /> quan tới các tai biến trong mổ.<br /> * Từ khóa: Ung thƣ bàng quang chƣa xâm lấn lớp cơ; Phẫu thuật cắt nội soi lƣỡng cực; Tai<br /> biến, biến chứng.<br /> <br /> Study of the Complications of Bipolar Transurethral Resection in<br /> Treatment for Non-Muscle Invasive Bladder Tumors<br /> Summary<br /> Aims: To study the complications of bipolar transurethral resection of non-muscle invasive<br /> bladder tumors. Subjects and methods: A prospective descriptive study on 52 patients with nonmuscle invasive bladder tumors underwent bipolar transurethral resection of at 103 Hospital<br /> between January, 2013 and December, 2014. Some principal clinical characteristics<br /> were recorded. The patients were operated at a default setting of 150W cutting and<br /> 80W coagulation. Tumor number, size, shape, location, operating time, hospital stay, blood loss,<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Phú Việt (bacsyviet103@yahoo.fr)<br /> Ngày nhận bài: 03/02/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/04/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 06/05/2015<br /> <br /> 151<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> as well as intraoperative and postoperative complications, were all recorded. The resected<br /> tissues were examined and all of non-muscle infiltrant tumours were included in the study. All<br /> preroperative and postoperative complications such as bleeding, bladder perforation, obturator<br /> nerve stimulation, urinary infection and urethral stenosis with their association were recognized.<br /> Results: Mean age was 59.8 (32 - 64 years old). Male to female ratio was 6.4. Complications<br /> included perforation of the bladder wall (1.9%), obturator nerve stimulation with muscle<br /> contraction (5.8%), urethral rupture (1.9%), postoperative hemorrhage (1.9%), infection (5.8%),<br /> urethral stenosis (1.9%). No deaths were found. The frequency of the complications is higher<br /> with large tumors, multiple tumors and tumors located in the lateral walls. Conclusion: The<br /> preoperative complication rate of bipolar transurethral resection was 9.8%, mainly obturator<br /> jerks and bladder perforation.The most common postoperative complications were urinary<br /> infection. The occurrence of complications related to tumor number, size, shape, location.<br /> * Key words: Non-muscle invasive bladder tumors; Bipolar transurethral resection;<br /> Complications.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> <br /> Cắt u bàng quang nội soi qua niệu đạo<br /> là lựa chọn hàng đầu trong điều trị UTBQ<br /> chƣa xâm lấn lớp cơ [3]. Năm 2001, cắt<br /> nội soi bằng dao lƣỡng cực đƣợc ứng<br /> dụng trong phẫu thuật cắt u bàng quang<br /> làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến, biến<br /> chứng. Tại Việt Nam, kỹ thuật này cũng<br /> mới chỉ áp dụng trong vài năm gần đây.<br /> Bệnh viện Quân y 103 triển khai kỹ thuật<br /> cắt nội soi qua niệu đạo bằng dao lƣỡng<br /> cực từ năm 2011. Nghiên cứu này nhằm:<br /> Đánh giá tai biến, biến chứng của kỹ<br /> thuật cắt u bàng quang chưa xâm lấn lớp<br /> cơ bằng dao lưỡng cực tại Khoa Ngoại<br /> Tiết niệu, Bệnh viện Quân y 103.<br /> <br /> Nghiên cứu tiến cứu không đối chứng,<br /> mô tả, phân tích trên BN đƣợc chẩn đoán<br /> UTBQ chƣa xâm lấn lớp cơ dựa vào nội<br /> soi bàng quang, chẩn đoán giải phẫu<br /> bệnh là pTa và pT1. Kỹ thuật đƣợc thực<br /> hiện bằng dao điện UES 40 (Hãng<br /> Olympus). Dung dịch tƣới rửa trong mổ là<br /> dung dịch NaCl 0,9% đƣợc pha chế tại<br /> Bệnh viện Quân y 103. Dòng điện cắt 150 W<br /> và dòng đốt 80 W. Tiến hành đánh giá các<br /> chỉ số: đặc điểm lâm sàng chính (tuổi,<br /> giới, các yếu tố nguy cơ); đặc điểm h nh<br /> thái u bàng quang (số lƣợng, vị trí, kích<br /> thƣớc u); nghiên cứu tai biến và biến<br /> chứng trong và sau mổ (chảy máu, thủng<br /> bàng quang, kích thích dây thần kinh bịt,<br /> nhiễm khuẩn).<br /> <br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Thu thập và xử lý số liệu trên phần<br /> mềm SPSS 16.0 for Window.<br /> <br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> 52 BN đƣợc chẩn đoán UTBQ chƣa<br /> xâm lấn lớp cơ (u bàng quang nông) và<br /> điều trị bằng cắt nội soi qua niệu đạo từ 1<br /> - 2013 đến 12 - 2014.<br /> <br /> 152<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 1. Phân bố BN theo nhóm tuổi<br /> (n = 52).<br /> ≤ 40 tuổi: 3 BN (5,8%); 41 - 50 tuổi: 9<br /> BN (17,3%); 51 - 60 tuổi: 16 BN (30,8%);<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> 61 - 70 tuổi: 16 BN (30,8%); 71 - 80 tuổi:<br /> 5 BN (9,6%); > 80 tuổi: 3 BN (5,8%). Cao<br /> nhất 84 tuổi, thấp nhất 32 tuổi, trung b nh<br /> 59,8 tuổi.<br /> 2. Số lƣợng u/1 BN (n = 52).<br /> <br /> quản: 0 BN; hội chứng nội soi: 0 BN;<br /> nhiễm khuẩn niệu: 03 BN (5,8%); chảy<br /> máu sau mổ: 01 BN (1,9%); hẹp niệu đạo:<br /> 01 BN (1,9%).<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> 1 u duy nhất: 16 BN (30,8%); 2 u: 14<br /> BN (26,9%); 3 u: 14 BN (26,9%); > 3 u: 8<br /> BN (15,4%). 22/52 BN (42,3%) ≥ 3 u;<br /> nhiều nhất 12 khối u.<br /> 3. Vị trí u trong mổ theo từng khối u<br /> (n = 86).<br /> Vùng đỉnh: 6 BN (7,0%); thành bên: 61<br /> BN (70,9%); thành sau: 11 BN (12,8%);<br /> vùng cổ bàng quang: 8 BN (9,3%). Hay<br /> gặp nhất là u ở thành bên (70,9%).<br /> 4. Hình ảnh chân bám của khối u<br /> vào lòng bang quang.<br /> 34/52 BN (65,4%) u có cuống rõ, 18<br /> BN (34,6%) u không có cuống rõ.<br /> Bảng 1: Những thay đổi sinh hóa và<br /> công thức máu trƣớc và sau mổ.<br /> TRƢỚC MỔ<br /> <br /> SAU MỔ<br /> <br /> p<br /> <br /> Glucose<br /> <br /> 5,3 ± 0,5<br /> <br /> 4,6 ± 0,6<br /> <br /> 0,62<br /> <br /> Ure<br /> <br /> 4,8 ± 1,2<br /> <br /> 5,1 ± 0,6<br /> <br /> 0,68<br /> <br /> Na+<br /> <br /> 138 ± 2,1<br /> <br /> 138 ± 2,6<br /> <br /> 0,948<br /> <br /> HC<br /> <br /> 4,1 ± 0,3<br /> <br /> 4,0 ± 0,5<br /> <br /> 0,46<br /> <br /> HST<br /> <br /> 121 ± 4,7<br /> <br /> 118 ± 6,1<br /> <br /> 0,62<br /> <br /> Nhƣ vậy, Na, K, Cl thay đổi trƣớc và<br /> sau mổ không có ý nghĩa thống kê<br /> (p > 0,05).<br /> 6. Tai biến và biến chứng (n = 52).<br /> Kích thích thần kinh bịt: 3 BN (5,8%);<br /> thủng bàng quang: 01 BN (1,9%); tổn<br /> thƣơng niệu đạo: 01 BN (1,9%); chảy<br /> máu trong mổ: 0 BN; tổn thƣơng lỗ niệu<br /> <br /> Cắt nội soi điều trị u nông bàng quang<br /> là một kỹ thuật an toàn. Tỷ lệ tai biến<br /> biến chứng trong và sau mổ nói chung<br /> khoảng 15 - 20% [1, 5]. Tai biến nặng<br /> thƣờng gặp trong mổ là chảy máu, thủng<br /> bàng quang và giật chân do kích thích<br /> dây thần kinh bịt. Các biến chứng sau mổ<br /> hay gặp là chảy máu, nhiễm khuẩn niệu.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp<br /> 9,6% tai biến trong mổ (thủng bàng quang<br /> 1,9%, giật dây thần kinh bịt 5,8%, tổn<br /> thƣơng niệu đạo 1,9%) và 9,6% biến<br /> chứng sau mổ (nhiễm khuẩn niệu 5,8%,<br /> chảy máu 1,9%).<br /> Chảy máu trong và sau mổ là biến<br /> chứng thƣờng gặp trong cắt u bàng<br /> quang nội soi qua niệu đạo. Biến chứng<br /> này thƣờng nhẹ, không kéo dài và ít khi<br /> ảnh hƣởng tới huyết động, phải truyền<br /> máu.<br /> Tỷ lệ biến chứng chảy máu sau mổ cắt<br /> nội soi u bàng quang nông chiếm 2 13%, tùy theo từng nghiên cứu [2, 8, 9];<br /> trong đó, khoảng 50% xuất hiện ở ngày<br /> đầu tiên sau mổ. Dick và CS nghiên cứu<br /> trên 373 BN UTBQ nông đƣợc cắt nội soi<br /> qua niệu đạo thấy tỷ lệ chảy máu 13%,<br /> trong đó 7% phải truyền máu. Còn theo<br /> Collado và CS nghiên cứu trên 2.821 BN,<br /> tỷ lệ chảy máu 2,8% [1].<br /> Theo Dick, BN bị tai biến thủng bàng<br /> quang trong mổ có nguy cơ biến chứng<br /> chảy máu sau mổ cao gấp đôi nhóm<br /> không có biến chứng. Còn theo Collado,<br /> tỷ lệ biến chứng chảy máu sau mổ liên<br /> 153<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> quan mật thiết với kích thƣớc của khối u<br /> và số lƣợng u trong bàng quang. Cả Dick<br /> và Collado đều không thấy mối liên quan<br /> giữa mức độ biệt hóa tế bào hay vị trí của<br /> khối u trong lòng bàng quang [1].<br /> Trong nghiên cứu của Pycha và CS<br /> trên 417 trƣờng hợp, tỷ lệ biến chứng<br /> chung sau mổ cắt u bàng quang nội soi là<br /> 16%, trong đó 8% biến chứng chảy máu<br /> sau mổ. Tuy nhiên, chỉ có 4 trƣờng hợp<br /> (0,9%) phải truyền máu. Nieder và CS<br /> trong một nghiên cứu đa trung tâm trên<br /> 173 BN cắt nội soi u bàng quang cho thấy<br /> tỷ lệ biến chứng 5,8%, trong đó 2,3% biến<br /> chứng chảy máu nặng phải truyền máu.<br /> Tuy nhiên, trong số 4 BN bị chảy máu,<br /> 2 BN đang dùng thuốc ngăn ngƣng kết<br /> tiểu cầu.<br /> Nguyên nhân chảy máu trong mổ<br /> thƣờng do u bàng quang có kích thƣớc<br /> lớn, việc cắt u gây chảy máu nhiều. Tổn<br /> thƣơng mạch máu lớn gây chảy máu chỉ<br /> xuất hiện khi có thủng bàng quang làm<br /> tổn thƣơng hệ thống tĩnh mạch quanh<br /> bàng quang. Biến chứng này ít gặp khi<br /> cắt u bàng quang có kích thƣớc < 3 cm.<br /> <br /> nhiều nghiên cứu thông báo không có<br /> trƣờng hợp nào chảy máu sau mổ. Các<br /> yếu tố thuận lợi cho biến chứng chảy máu<br /> xuất hiện là bệnh tăng huyết áp, u bàng<br /> quang kích thƣớc lớn có chân bám rộng,<br /> nhiều mạch tăng sinh xung quanh, BN có<br /> tiềm ẩn rối loạn đông chảy máu do bệnh<br /> lý gan kèm theo.<br /> Chảy máu sau mổ cũng có thể xuất<br /> hiện muộn hơn, nhiều ngày sau cắt u.<br /> Nguyên nhân gây chảy máu thƣờng khó<br /> xác định v BN đã xuất viện và thƣờng<br /> nhập viện lại trong t nh trạng máu đông<br /> bàng quang. Theo một số tác giả, nguyên<br /> nhân có thể gặp do không cắt hết u bàng<br /> quang, nhiễm khuẩn gây viêm bàng<br /> quang xuất huyết hay hội chứng rối loạn<br /> đông chảy máu [9].<br /> <br /> Chúng tôi không gặp trƣờng hợp nào<br /> chảy máu nhiều trong mổ ảnh hƣởng đến<br /> cuộc mổ cũng nhƣ phải truyền máu. Lý<br /> do có thể do kích thƣớc u trong nghiên<br /> cứu chủ yếu < 3 cm. Không có trƣờng hợp<br /> nào u bàng quang có kích thƣớc > 5 cm<br /> đƣợc chỉ định cắt u nội soi qua niệu đạo<br /> trong nghiên cứu.<br /> <br /> Chúng tôi không gặp trƣờng hợp nào<br /> có biến chứng chảy máu nặng phải truyền<br /> máu hay phải nội soi lại đốt cầm máu.<br /> 3 BN có hiện tƣợng chảy máu thoáng qua,<br /> xuất hiện sau mổ 12 giờ. Hiện tƣợng này<br /> đƣợc xử lý bằng rửa nƣớc muối ấm, dùng<br /> thuốc an thần và thuốc cầm máu<br /> transamine liều 1 g tiêm tĩnh mạch.<br /> 1 trƣờng hợp chảy máu xuất hiện muộn<br /> vào tuần thứ 2 sau mổ. BN nhập viện lại<br /> do đái máu nặng, có máu đông bàng<br /> quang. Nguyên nhân chảy máu không<br /> đƣợc xác định rõ. Chỉ cần lấy hết máu<br /> đông, rửa bàng quang lại 24 giờ và dùng<br /> kháng sinh lại. BN sau đó ổn định, ra viện.<br /> <br /> Chảy máu sau mổ cắt u bàng quang<br /> nội soi thƣờng xuất hiện trong những giờ<br /> đầu tiên sau mổ. Nguyên nhân có thể do<br /> bong cục máu đông gây chảy máu. Tỷ lệ<br /> biến chứng chảy máu sau mổ cắt u bàng<br /> quang chiếm khoảng 0,5% [5]. Tuy nhiên,<br /> <br /> Thủng bàng quang trong cắt u bàng<br /> quang nội soi có thể xuất hiện trong<br /> trƣờng hợp: cắt quá sâu làm thủng bàng<br /> quang hoặc do giật chân khi dây thần<br /> kinh bịt bị kích thích không kiểm soát<br /> đƣợc quai cắt khi cắt u bàng quang.<br /> <br /> 154<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2015<br /> <br /> Tỷ lệ thủng bàng quang do cắt quá sâu<br /> vào thành bàng quang thƣờng ít gặp<br /> trong cắt u bàng quang điều trị UTBQ<br /> nông, do tính chất u thƣờng ở bề mặt, có<br /> cuống dễ kiểm soát và kích thƣớc không<br /> lớn. Mất kiểm soát độ sâu vào thành bàng<br /> quang hay gặp khi cắt khối u to, chảy<br /> máu nhiều làm phẫu thuật viên không<br /> kiểm soát đƣợc trƣờng mổ. Tuy nhiên,<br /> trong một số trƣờng hợp, việc kiểm soát<br /> độ sâu trong thành bàng quang không dễ<br /> dàng nhƣ cắt u bàng quang trong túi<br /> thừa, cắt u bàng quang ở những vị trí<br /> không thuận lợi hay cắt u khi bàng quang<br /> căng đầy nƣớc tiểu.<br /> Trong nhiều nghiên cứu đã đƣợc công<br /> bố về cắt nội soi u bàng quang, tỷ lệ dây<br /> thần kinh bịt bị kích thích và giật chân ở<br /> các mức độ khác nhau rất cao. Thậm chí,<br /> tỷ lệ này lên tới 90% khi các khối u nằm ở<br /> thành bên bàng quang. Trong đa số<br /> nghiên cứu đều cắt nội soi u bàng quang<br /> bằng dao đơn cực, tỷ lệ kích thích dây<br /> thần kinh bịt dao động từ 30 - 50%.<br /> Nguyên nhân khác biệt do vị trí của u<br /> bàng quang khi cắt nội soi. Tỷ lệ tai biến<br /> này khi dùng dao lƣỡng cực cũng rất<br /> khác nhau [1, 3, 4]. Có nghiên cứu không<br /> gặp trƣờng hợp nào [6, 7], ngƣợc lại có<br /> nghiên cứu lại gặp với tỷ lệ khá cao [8].<br /> Khi cắt nội soi u bàng quang bằng dao<br /> đơn cực, dòng điện sẽ đi từ một điện cực<br /> là quai cắt và đến điện cực thứ 2 là điện<br /> cực trung tính, do vậy, nguy cơ đi qua vị<br /> trí dây thần kinh bịt khá cao, tỷ lệ dây<br /> thần kinh bịt bị kích thích rất lớn.<br /> Ngƣợc lại, với dao lƣỡng cực, dòng<br /> điện chỉ đi qua giữa 2 chân quai cắt,<br /> không đi ra ngoài, do vậy, không gây kích<br /> thích dây thần kinh bịt. Đây là ƣu điểm<br /> đáng ghi nhận của dao lƣỡng cực trong<br /> cắt nội soi các khối u bàng quang.<br /> <br /> Để dự phòng tai biến kích thích dây<br /> thần kinh bịt, nhiều tác giả đã tiến hành<br /> phong bế trực tiếp lên dây thần kinh. Kết<br /> quả thu đƣợc cũng rất khích lệ [6, 7].<br /> Nhiễm khuẩn sau cắt u bàng quang<br /> nội soi chủ yếu là nhiễm khuẩn niệu. Biến<br /> chứng nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm<br /> khuẩn ở cơ quan khác nhƣ hô hấp rất ít<br /> gặp. Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu sau cắt nội<br /> soi u nông bàng quang dao động khá lớn,<br /> từ 0,03% trong nghiên cứu của Collado<br /> đến 2,9% trong nghiên cứu của Kondas,<br /> thậm chí tới 24% trong nghiên cứu của<br /> Dick [1].<br /> Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm<br /> khuẩn niệu sau cắt nội soi u bàng quang<br /> thay đổi từ 2 - 39%. Nhóm vi khuẩn gây<br /> bệnh thƣờng là E.coli. Việc sử dụng<br /> kháng sinh trƣớc phẫu thuật vẫn còn<br /> nhiều quan điểm khác nhau. Sử dụng<br /> kháng sinh dự phòng trƣớc và trong mổ<br /> có tác dụng giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau<br /> mổ và nhiễm khuẩn đƣờng niệu.<br /> Cắt u bàng quang nội soi qua niệu đạo<br /> đƣợc xếp vào nhóm phẫu thuật sạch<br /> nhiễm. Tất cả BN đều đƣợc cấy khuẩn<br /> niệu trƣớc mổ và có kết quả không mọc vi<br /> khuẩn. Tỷ lệ biến chứng nhiễm khuẩn niệu<br /> của đa số tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2