Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng nhật của sinh viên Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày vấn đề: Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới và cũng là đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Những năm qua, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng cao. Làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật gia tăng mạnh mẽ đã tạo ra cơ hội việc làm đáng kể cho lao động trong nước. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia được rất nhiều du học sinh lựa chọn vì có nền giáo dục chất lượng cao. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng Nhật ngày một tăng lên và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng nhật của sinh viên Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT CỦA SINH VIÊN VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT – NHẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Thị Kim Tiên, Phạm Tuyết Băng, Lê Thụy Yến Vy, *Nguyễn Hồng Luyến Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Lê Châu Quý TÓM TẮT Nhật Bản là một trong những nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới và cũng là đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Những năm qua, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng cao. Làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật gia tăng mạnh mẽ đã tạo ra cơ hội việc làm đáng kể cho lao động trong nước. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia được rất nhiều du học sinh lựa chọn vì có nền giáo dục chất lượng cao. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng Nhật ngày một tăng lên và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhằm giúp sinh viên VJIT, HUTECH đạt được hiệu quả trong việc học tiếng Nhật, đặc biệt trong vấn đề phát âm và giao tiếp, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên Viện Công nghệ Việt – Nhật, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ khóa: kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, luyện phát âm, sinh viên VJIT, tiếng Nhật. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của Cách mạng 4.0 - sự kiện toàn cầu hóa quốc tế và có những tác động sâu rộng, chuyển biến về mọi mặt như: cơ cấu - chất lượng lao động, phong cách làm việc, lối sống và những phương thức học tập mới,… Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước, nên việc trang bị kiến thức ngoại ngữ tốt chính là con đường giúp chúng ta hội nhập vào tiến trình quốc tế đó. Năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản chính thức trở thành đối tác chiến lược, đây là cột mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Theo số liệu báo cáo nhanh của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản), năm 2018 số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam lên tới 175.000 người, đứng vị trí thứ 6 trên thế giới, gấp gần 2,7 lần so với kết quả điều tra vào năm 2015 (64.863 người) và trở thành quốc gia có tốc độ tăng số người học tiếng Nhật nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tiếng Nhật là một ngôn ngữ sử dụng chữ tượng hình khác hẳn với bảng chữ cái của tiếng Việt nên đã gây ra không ít khó khăn trong quá trình học. Việc tìm ra phương pháp học tập hiệu quả là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài kiến thức chuyên môn, trong hành trang tìm việc của mỗi sinh viên cần phải có kỹ 1090
- năng giao tiếp tiếng Nhật tốt để có thể tự tin chinh phục các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên VJIT, trường ĐH Công nghệ TP.HCM”. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người – người để thực hiện hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác [2]. Trong quá trình học tập ngoại ngữ - một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ, cụ thể là tiếng Nhật, chúng ta đều biết “Nghe - Nói - Đọc - Viết” là bốn kỹ năng cơ bản cần thiết phải có và không thể tách rời. Trong đó kỹ năng nói (khả năng giao tiếp) là kỹ năng quan trọng thể hiện độ thành thạo trong khả năng ngoại ngữ của người học. 2.2 Quá trình thực hiện và các hoạt động giao tiếp nhằm phát triển khả năng nói Theo như cuốn “Hanasu koto wo oshieru” [7], nằm trong bộ sách “Phương pháp giáo dục tiếng Nhật” của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation), để thực hiện được hành vi “nói”, ta cần thực hiện những quá trình sau: - Quá trình 1: suy nghĩ về nội dung mình muốn nói. - Quá trình 2: suy nghĩ xem sẽ nói nội dung đó như thế nào. - Quá trình 3: thực hiện hành vi nói. Trong lớp học, giảng viên có thể thực hiện 04 hoạt động sau để phát triển khả năng nói cho sinh viên: phỏng vấn (thi hỏi/đáp), viết supichi, thảo luận, nhập vai. Tùy vào mục đích và trình độ ngoại ngữ của sinh viên để lựa chọn những đề tài hoạt động. Sau khi thực hiện 1 trong 4 hoạt động trên, luôn luôn đánh giá kết quả hoạt động và cho biết sự tiến bộ của sinh viên trong lớp. 2.3 Phương pháp Shadowing [3] Cách xóa đi khoảng cách giữa “Hiểu được (bằng đầu óc)” với “Nói được” chính là “Shadowing”. Nói cách khác, Shadowing là phương pháp giúp người đọc đi từ “trình độ có thể hiểu bằng kiến thức” lên đến “trình độ có thể vận dụng” [3]. Nếu ví não người là một chiếc máy tính thì việc học từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật giống như việc cài đặt một phần mềm mới. Nhưng dù phầm mềm có tốt đến đâu nhưng CPU và bộ nhớ nhỏ quá thì máy tính cũng không thể hoạt động trơn tru được. Không chỉ có thế, phần mềm càng phức tạp, tốc độ càng chậm. Shadowing cũng chính là một phương pháp nâng cấp khả năng của não. Xử lý được tiếng Nhật với tốc độ cao cũng mang lại hiệu quả đối với kỹ năng nghe và đọc hiểu [3]. 1091
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khảo sát kết quả bài thi “Nói” kết hợp điều tra tình hình dạy và học “Nói” của sinh viên VJIT. - Phương pháp tiếp cận: xác định mục tiêu nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, giảng viên, sinh viên đang làm việc học tập tại chương trình Chuẩn Nhật Bản VJIT, HUTECH. Lập bảng câu hỏi để khảo sát. - Phân tích những nguyên nhân khiến sinh viên chưa tự tin và nói tiếng Nhật chưa tốt. 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 4.1 Thực trạng Sinh viên VJIT yêu thích và có đam mê trong việc học tiếng Nhật, qua kết quả thi học phần môn Nhật Ngữ sinh viên đều có kết quả tốt trong kỹ năng làm bài, tuy nhiên khả năng giao tiếp và phản xạ tiếng Nhật vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, hơn 80% sinh viên không tự tin giao tiếp bằng tiếng Nhật, khả năng Kaiwa còn yếu. Từ sinh viên năm 2, với vốn tiếng Nhật trên trình độ Sơ cấp, khả năng tự đặt câu và phản xạ còn chưa nhanh nhạy. Khi được hỏi đến, đa phần sinh viên đều nói rằng có thể hiểu được nội dung câu hỏi nhưng không thể trả lời được; ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác. Không chỉ sinh viên của một khóa mà hầu như sinh viên VJIT đều gặp phải vấn đề tương tự. Viện VJIT đã tạo môi trường giao tiếp tiếng Nhật cho sinh viên, đó là tổ chức các hội thi học thuật cấp Viện, sắp xếp giờ học với giảng viên người Nhật ở mỗi lớp học, song những điều đó vẫn chưa đủ để cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên. Việc tổ chức hội thi học thuật chưa đủ 100% sinh viên tham gia, việc tương tác giữa giảng viên người Nhật và sinh viên trong lớp đâu đó vẫn còn nhiều trở ngại và tần suất chỉ có 1 buổi/tuần, nhưng dù là vậy có thể thấy Viện VJIT đang dần dần khắc phục. 4.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Sau đây là kết quả khảo sát thực hiện trong thời gian từ ngày 15/03/2021 đến ngày 30/03/2021 tại VJIT, HUTECH. Có 170 bảng câu hỏi được phát ra, thu về được 170 phiếu, sau khi kiểm tra sơ bộ thì chúng tôi thấy số phiếu hợp lệ là 163 phiếu, đáp ứng cỡ mẫu yêu cầu. Công thức: N=5×m với m là số câu hỏi, ta có: N = 5 × 8 = 40) và đạt tỷ lệ phản hồi 95,9%. Trong tổng số 163 phiếu khảo sát hợp lệ, có 14 phiếu từ giảng viên, từ sinh viên khóa 2015 có 15 phiếu, từ sinh viên khóa 2016 có 19 phiếu, từ sinh viên khóa 2017 có 30 phiếu, từ sinh viên khóa 2018 có 33 phiếu, từ sinh viên khóa 2019 có 32 phiếu, từ sinh viên khóa 2020 có 20 phiếu. Đối với câu hỏi đánh giá mức độ yêu thích tiếng Nhật của sinh viên, kết quả cho thấy chiếm 89,1% cho điểm từ 7 - 10. Kết quả này cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên đối với tiếng Nhật khá cao. Mục đích lựa chọn học tiếng Nhật với những mục đích cụ thể sau: thích văn hóa của Nhật Bản và muốn tìm hiểu thêm về nước Nhật (chiếm 39,1%); để đi Nhật Bản du học/làm việc (chiếm 50%), tham quan, du lịch (chiếm 22,5%); yêu thích Manga, Anime (chiếm 26,3%); qua tư vấn tuyển sinh đầu năm của nhà trường (chiếm 44,2%). 1092
- Qua khảo sát, các bạn sinh viên cho rằng việc giao tiếp tiếng Nhật gặp khó khăn bởi các yếu tố chính sau: Bảng 1. Những khó khăn chính trong việc giao tiếp tiếng Nhật STT Các yếu tố chính gây khó khăn trong việc giao tiếp tiếng Nhật Tỷ lệ (%) 1 Sinh viên hiểu được câu hỏi nhưng thiếu từ vựng, ngữ pháp để diễn đạt 43 suy nghĩ 2 Sinh viên không nghe được từ khóa chính, câu chỉ đề khi đối thoại 20 3 Sinh viên thiếu kiến thức liên quan đến chủ để đang nói tới 16 4 Sinh viên thiếu tập trung, chưa nắm được mạch đối thoại 12 5 Sinh viên không tưởng tượng ra được tình huống giao tiếp 9 Tự nghiên cứu tổng hợp, năm 2021 5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Hiện nay, không phải bất kì môi trường học tập nào cũng có đủ điều kiện để giúp sinh viên có thể cải thiện khả năng giao tiếp và phát âm đúng với ngữ điệu của người Nhật. Vì vậy, trên cơ sở khó khăn học tiếng Nhật của sinh viên VJIT, nhóm đề xuất phương pháp như sau. 5.1 Luyện tập ngay trong lớp học Theo Mark Manson (Chuyên gia ngôn ngữ, tác giả, blogger, doanh nhân người Mỹ) nói: “Nếu như có một bí quyết để thông thạo một ngôn ngữ mới, thì đó chính là: Thực hành giao tiếp vất vả nhiều giờ với những người nắm ngôn ngữ đó tốt hơn bạn. Một giờ thực hành giao tiếp (có người sửa lỗi và dùng từ điển hỗ trợ) có giá trị bằng 5 giờ học theo giáo trình trên lớp và 10 giờ tự học”. Áp dụng thực tế, vào những giờ học, giảng viên và sinh viên nên trao đổi nhiều hơn bằng tiếng Nhật để tăng khả năng phản xạ cho sinh viên. Thêm vào đó, giảng viên cho sinh viên luyện tập hội thoại với nhau dựa theo bài tập Renshuu C trong giáo trình Minna no Nihongo Honsatsu (Phần I/II) [1]. 5.2 Tự do tạo môi trường nghe tiếng Nhật ở mọi thời điểm Người học bật nghe tiếng Nhật ở bất cứ thời điểm nào, nghe mà không cần hiểu nội dung, có thể nghe trên Youtube, Easy Japanese, Mazii Voice [8], NHK [5], etc... Việc nghe thường xuyên như vậy, vô thức giúp não bộ hình thành lên một cấu trúc vô hình, khiến người học không còn bỡ ngỡ khi thi nghe trong các kỳ thi năng lực tiếng Nhật như JLPT đồng thời kỹ năng nghe được cải thiện hơn. 5.3 Tự cải thiện phát âm và nói Đối với những từ vựng chưa biết cách đọc, có thể sử dụng trang OJAD [6] hoặc từ điển Mazii [8] để nghe cách đọc. Bên cạnh đó, người học có thể sử dụng tiện ích Siri của hệ điều 1093
- hành IOS hoặc tiện ích “Bật đọc chính tả” trong phần cài đặt “Bàn phím” trên smartphone để kiểm tra phát âm đúng/sai và luyện nói. 5.4 Học cùng Shadowing Là nghe băng và nhắc lại những gì mình nghe được một cách chân thật nhất. Trong giáo trình Shadowing có chia 4 phương pháp luyện tập [4]. Nếu luyện tập Shadowing hằng ngày, dần dần những mẫu câu hội thoại bạn học được sẽ được tích tụ trong đầu và khi những mẫu câu đó xuất hiện trong thực tế, bạn sẽ tự nhiên phản xạ nhanh nhạy mà không cần phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Hơn nữa, phương pháp còn giúp người học nói tiếng Nhật chuẩn ngữ điệu như người bản ngữ, từ đó cách nói sẽ tự nhiên hơn, nhấn nhá đúng lúc đúng chỗ. 6 KẾT LUẬN Dựa vào thực trạng và những khó khăn trong việc giao tiếp tiếng Nhật của sinh viên VJIT, nhóm đã tổng hợp và đưa ra những giải pháp giúp sinh viên có thể áp dụng linh hoạt để cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Đồng thời, giảng viên cũng có thể áp dụng giải pháp để hỗ trợ, cải thiện khả năng giao tiếp cho sinh viên. Thông qua đó, sinh viên sẽ ý thức được tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ và xây dựng kế hoạch học tập một cách hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 3A Network, Minna no Nihongo Honsatsu. NXB. Trẻ, 2018. [2] Nguyễn Ánh Hồng (biên soạn). Tâm lý học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. [3] Nhiều tác giả (2013). Shadowing Nihongo wo Hanasou, NXB Kuroshio – P.18. [4] Nhiều tác giả (2013). Shadowing Nihongo wo Hanasou, NXB Kuroshio – P.21. [5] NHK là tổ chức truyền thông công cộng duy nhất tại Nhật Bản. [6] https://www.nhk.or.jp/lesson/vi/segment/triptip/ [7] Phòng nghiên cứu Minematsu, Khoa Kỹ thuật/Phòng Nghiên cứu Hirose, Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Tokyo (2016), OJAD (Online Japanese Accent Dictionary) - Từ điển trọng âm tiếng Nhật trực tuyến dành cho giáo viên và các học viên tiếng Nhật”. [8] http://www.gavo.t.u-tokyo.ac.jp/ojad/vie/pages/home [9] Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation).Hanasu koto wo oshieru, bộ sách “Phương pháp giáo dục tiếng Nhật”, 2007. [10] Thông tin về Mazii và những sản phẩm giáo dục liên quan. https://mazii.net/ 1094
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ
23 p | 646 | 187
-
Đề tài nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thương mại
12 p | 1286 | 131
-
Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia
118 p | 191 | 63
-
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam thực trạng và giải pháp
0 p | 390 | 24
-
Bài giảng Tạo động lực cho cán bộ, công nhân viên Dona House Land
67 p | 109 | 22
-
Cơ sở lý luận về kĩ năng giao tiếp và thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên sư phạm Trường Đại học Thủ Dầu Một
60 p | 293 | 19
-
Bí quyết để giao tiếp hiệu quả hơn dành cho giám đốc
5 p | 116 | 17
-
Xây dựng nhóm nghiên cứu
8 p | 132 | 17
-
Hành trang cần thiết
5 p | 122 | 16
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Cửu Long
9 p | 35 | 10
-
Biện pháp quản lý văn hóa ứng xử của sinh viên trước tác động của mạng xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh tế - Đai học Đà Nẵng)
6 p | 36 | 6
-
Một số biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang
4 p | 111 | 5
-
Kỹ năng ứng phó với những khó khăn trong gia đình của học sinh THPT - Thành phố Huế
9 p | 108 | 5
-
Giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu
6 p | 86 | 5
-
Đi chân đất giúp bé ít bị bệnh hơn
4 p | 51 | 4
-
Trẻ sinh vào đêm có nguy cơ về não
3 p | 96 | 4
-
Mô hình đánh giá năng lực lãnh đạo của chủ doanh nghiệp trẻ tỉnh Quảng Bình
6 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn