KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH<br />
CỦA HỌC SINH THPT - THÀNH PHỐ HUẾ<br />
NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN<br />
Học viên Cao học, Trường ĐHSP - Đại học Huế<br />
TRẦN THỊ TÚ ANH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Kỹ năng ứng phó (KNƯP) là một trong<br />
những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học trên thế giới.<br />
Tuy nhiên, ở nước ta, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.<br />
Với mong muốn đóng góp thêm cơ sở thực tiễn cho lĩnh vực nghiên cứu này,<br />
chúng tôi giới thiệu kết quả nghiên cứu thực trạng KNƯP với những khó<br />
khăn trong gia đình của học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) - Thành<br />
phố Huế (TP Huế) và từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục KNƯP<br />
cho HS.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong cuộc sống, mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn, căng thẳng liên quan<br />
đến gia đình, học tập, công việc… và mức độ ảnh hưởng của chúng phụ thuộc rất nhiều<br />
vào KNƯP của cá nhân. Nếu cá nhân sử dụng những cách ứng phó (ƯP) phù hợp thì có<br />
thể giải quyết khó khăn, giảm nhẹ hoặc loại bỏ căng thẳng. Ngược lại, nếu cá nhân áp<br />
dụng những cách ƯP không thích hợp và thiếu hiệu quả thì khó khăn sẽ không được<br />
giải quyết, hoặc giải quyết theo hướng tiêu cực và sẽ tác động không tốt đến bản thân cá<br />
nhân và xã hội.<br />
Học sinh THPT là lứa tuổi rất cần được quan tâm khi nghiên cứu về KNƯP. Những<br />
thay đổi về tâm sinh lý, vai trò, vị trí xã hội cộng với những áp lực học tập gây nên<br />
nhiều khó khăn cho các em. Bên cạnh đó, tri thức, kinh nghiệm sống, KNƯP với khó<br />
khăn của các em đang còn hạn chế. Vì thế, chương trình giáo dục kỹ năng sống nói<br />
chung và KNƯP nói riêng cho HS THPT đang ngày càng là một đòi hỏi cấp bách trong<br />
xã hội hiện đại.<br />
Kỹ năng ứng phó đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta,<br />
vấn đề này chưa được quan tâm một cách thấu đáo. Thông qua nghiên cứu về KNƯP<br />
với khó khăn trong gia đình của HS THPT TP Huế, chúng tôi mong muốn tìm hiểu thực<br />
trạng KNƯP của một nhóm khách thể cụ thể, đối với một loại khó khăn cụ thể, từ đó<br />
xác định hướng tác động giáo dục nhằm nâng cao KNƯP với những khó khăn. Nghiên<br />
cứu được thực hiện với 254 học sinh lớp 10 và lớp 11 của ba trường gồm THPT Quốc<br />
Học (QH), THPT Gia Hội (GH) và THPT bán công Bùi Thị Xuân (BTX). Phương pháp<br />
nghiên cứu chủ đạo là sử dụng phiếu điều tra được chúng tôi xây dựng dựa trên việc lựa<br />
chọn, kết hợp, chỉnh sửa các bộ công cụ nghiên cứu về KNƯP đang được sử dụng trên<br />
thế giới và ở Việt Nam. [1] [2] [3]<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 138-146<br />
<br />
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG GIA ĐÌNH CỦA HỌC SINH THPT... 139<br />
<br />
2. KHÁI NIỆM KỸ NĂNG ỨNG PHÓ<br />
Kỹ năng ứng phó là khả năng con người lựa chọn và áp dụng hiệu quả những cách thức<br />
phù hợp, hữu ích cho sự phát triển của cá nhân để đáp ứng với các tình huống khó khăn.<br />
Những cách thức này có thể bao gồm những phản ứng bên trong (suy nghĩ và tình cảm)<br />
trước hoàn cảnh xảy ra và những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn<br />
cảnh. Thông thường, hoàn cảnh được mỗi cá nhân nhận thức khác nhau và sự nhận thức<br />
này phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cá nhân. Chính vì vậy, cả nhận thức của con<br />
người về đặc điểm của hoàn cảnh và khả năng tâm lý của cá nhân đều chi phối việc lựa<br />
chọn cách ƯP và KNƯP. Ý nghĩa tâm lý của KNƯP là giúp con người thích ứng nhanh<br />
chóng với những yêu cầu của hoàn cảnh, cho phép họ nắm bắt và làm chủ hoàn cảnh<br />
hoặc thay đổi hoàn cảnh, làm suy yếu hoặc giải quyết triệt để khó khăn... Từ đó, KNƯP<br />
giúp cá nhân đảm bảo sức khỏe về mặt thể chất cũng như tâm lý, làm thoả mãn các quan<br />
hệ xã hội của họ [4].<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
LUCKY 10/16/09 8:05 AM<br />
Deleted: .<br />
<br />
3.1. Nhận định chung về KNƯP của HS với những khó khăn trong gia đình<br />
Thang điểm “3 - 2 - 1” được sử dụng tương ứng với các mức độ “thường xuyên - thỉnh<br />
thoảng - không bao giờ” trong phiếu điều tra. Như vậy, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là<br />
3 và HS có điểm càng cao thì càng thường xuyên sử dụng cách ƯP đó, và ngược lại.<br />
3.1.1. Nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động”<br />
Bảng 1. Kết quả nhóm “Ứng phó tích cực, chủ động”<br />
I. ỨNG PHÓ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
ĐLC<br />
<br />
A. Suy nghĩ về sự việc<br />
1. Tôi suy nghĩ xem tại sao sự việc đó xảy ra<br />
2. Tôi suy nghĩ về những điều sẽ xảy ra tiếp theo<br />
3. Tôi nghĩ xem mình có thể làm gì để cải thiện tình hình<br />
4. Tôi nghĩ xem mình có thể rút được kinh nghiệm gì từ vấn đề đã xảy ra<br />
B. Quyết tâm và có kế hoạch giải quyết vấn đề<br />
1. Tôi quyết tâm tự mình vượt qua khó khăn<br />
2. Tôi điều chỉnh lại mục tiêu của mình cho phù hợp với hoàn cảnh mới<br />
3. Tôi lập kế hoạch giải quyết vấn đề<br />
4. Tôi liệt kê những biện pháp có thể có và chọn cách giải quyết tốt nhất<br />
C. Trực tiếp giải quyết vấn đề<br />
1. Tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết giúp tôi hiểu rõ vấn đề của mình<br />
2. Tôi cố gắng thay đổi bản thân để giải quyết vấn đề tốt hơn<br />
3. Tôi nói chuyện trực tiếp với những người liên quan để tìm cách giải<br />
quyết vấn đề<br />
4. Tôi cố gắng hành động tích cực để thay đổi tình huống<br />
Chung cho nhóm<br />
<br />
2,34<br />
2,46<br />
2,22<br />
2,37<br />
2,32<br />
2,15<br />
2,41<br />
2,17<br />
1,94<br />
2,10<br />
2,26<br />
2,33<br />
2,39<br />
2,00<br />
<br />
0,37<br />
0,57<br />
0,62<br />
0,58<br />
0,58<br />
0,40<br />
0,53<br />
0,58<br />
0,58<br />
0,67<br />
0,37<br />
0,58<br />
0,56<br />
0,66<br />
<br />
2,33<br />
2,25<br />
<br />
0,56<br />
0,31<br />
<br />
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn<br />
<br />
HP6520S 8/24/09 3:39 PM<br />
Formatted: Portuguese (Brazil)<br />
HP6520S 8/24/09 3:39 PM<br />
Formatted: Portuguese (Brazil)<br />
HP6520S 8/24/09 3:39 PM<br />
Formatted: Portuguese (Brazil)<br />
<br />
HP6520S 8/24/09 2:59 PM<br />
Formatted: Right<br />
LUCKY 10/16/09 8:04 AM<br />
Formatted: Font:Italic<br />
<br />
140<br />
<br />
NGUYỄN DIỆU THẢO NGUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy với ĐTB của nhóm là 2,25, nhìn chung, nhóm “Ứng phó tích cực chủ<br />
động” được các em sử dụng ở mức độ khá thường xuyên. Cụ thể, có 91 em (35,9%) ở<br />
mức điểm cao (ĐTB lớn hơn 2,33); 157 em (61,8%) ở mức trung bình (ĐTB từ 1,67 đến<br />
2,33) và 6 em (2,4%) ở mức thấp (ĐTB nhỏ hơn hoặc bằng 1,67). Điều này cho thấy đa<br />
phần HS thường chọn cách ƯP tích cực, chủ động khi có khó khăn trong gia đình.<br />
Trong 3 tiểu nhóm thành phần, “Suy nghĩ về sự việc” được lựa chọn ở mức thường<br />
xuyên cao hơn so với hai tiểu nhóm còn lại. Kết quả này cho thấy những cách ƯP tích<br />
cực, chủ động được các em lựa chọn sử dụng ở trong suy nghĩ nhiều hơn trong hành<br />
động cụ thể. Đây là một điểm cần lưu ý. Các chương trình giáo dục KNƯP cần hướng<br />
các em thực hiện hành động nhằm giải quyết khó khăn chứ không chỉ dừng lại ở việc<br />
suy nghĩ. Bên cạnh đó, xét riêng từng cách ƯP, ta thấy HS ít lập kế hoạch để giải quyết<br />
vấn đề gây khó khăn. Xuất phát từ vai trò của việc lập kế hoạch đối với hiệu quả hành<br />
động, chương trình giáo dục KNƯP cũng cần tác động đến nội dung này.<br />
Một số cách ƯP khác cũng được sử dụng ở mức độ thường xuyên khá cao như suy nghĩ<br />
về nguyên nhân (IA1), quyết tâm vượt khó khăn (IB1), cố gắng thay đổi bản thân để<br />
giải quyết vấn đề (IC2). Việc thường xuyên sử dụng những cách ƯP này là một điểm<br />
mạnh trong KNƯP với những khó khăn trong gia đình của các em.<br />
3.1.2. Nhóm “Tìm kiếm sự hỗ trợ”<br />
Bảng 2. Mức độ thường xuyên sử dụng nhóm ứng phó “Tìm kiếm sự hỗ trợ”<br />
II. TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ<br />
A. Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm<br />
1. Tôi tìm đến những người làm tôi cảm thấy mình được quan tâm<br />
2. Tôi chia sẻ những cảm xúc của mình qua nhật kí, blog, trên diễn đàn…<br />
3. Tôi kể về điều mình lo lắng để cảm thấy dễ chịu hơn<br />
B. Tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề<br />
1. Tôi hỏi người khác xem trong trường hợp của tôi họ sẽ làm gì<br />
2. Tôi xin lời khuyên của người khác về việc tôi nên làm gì<br />
3. Tôi nhờ người khác đứng ra giúp tôi giải quyết vấn đề<br />
Chung cho nhóm<br />
<br />
ĐTB<br />
2,08<br />
2,32<br />
1,80<br />
2,13<br />
1,88<br />
1,96<br />
2,15<br />
1,51<br />
1,98<br />
<br />
ĐLC<br />
0,49<br />
0,64<br />
0,77<br />
0,69<br />
0,43<br />
0,59<br />
0,66<br />
0,53<br />
0,39<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy ĐTB chung của nhóm“Tìm kiếm sự hỗ trợ” ở mức trung bình. Xét<br />
riêng nhóm IIA và IIB ta thấy HS thường tìm kiếm chỗ dựa tình cảm nhiều hơn là tìm<br />
kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề. Về góc độ tâm lý học, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm<br />
để làm giảm lo lắng, căng thẳng là một việc làm mang tính tích cực. Tuy nhiên, điều<br />
đáng quan tâm là các em chưa thường xuyên sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để giúp<br />
các em giải quyết vấn đề trong khi ở lứa tuổi này kinh nghiệm và khả năng xử lý tình<br />
huống của các em còn hạn chế, trong nhiều trường hợp khó có thể tự giải quyết vấn đề.<br />
Dù vậy, xem xét mối quan hệ giữa hai tiểu nhóm “Tìm kiếm chỗ dựa tình cảm” và “Tìm<br />
kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề”, hệ số tương quan Pearson cho thấy mối tương<br />
quan thuận, với r=0,41; p