Nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
lượt xem 1
download
Bài viết trình bày khái quát về Văn hóa đọc của người đọc nói chung, văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc khảo sát, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường ĐHCNQN ở các khía cạnh thói quen, sở thích và kỹ năng đọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH Nguyễn Thị Ngọc Tú Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Email: nguyenthingoctu@qui.edu.vn TÓM TẮT Bài viết trình bày khái quát về Văn hóa đọc của người đọc nói chung, văn hóa đọc của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh (ĐHCNQN) nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc khảo sát, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc của sinh viên trường ĐHCNQN ở các khía cạnh thói quen, sở thích và kỹ năng đọc. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa văn hóa đọc trong sinh viên trường ĐHCNQN nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường, tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Từ khóa: chất lượng đào tạo, hoạt động đọc, người đọc, văn hóa đọc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ các nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Văn hóa đọc là một yếu tố vô vùng quan trọng cho văn hóa đọc của các bạn trẻ nói chung, học trong quá trình hình thành nên những cá nhân có sinh – sinh viên nói riêng ngày càng bị mai một hiểu biết, có trách nhiệm, bắt kịp với sự phát triển như sự xuất hiện của Internet, sự ra đời của của thời đại. Mỗi một cá nhân được rèn luyện và mạng xã hội, các ứng dụng giải trí trên điện thoại hoàn thiện sẽ trở thành một công dân ưu tú, là thông minh,... nền tảng xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn, Bài báo trình bày kết quả khảo sát thực trạng, văn minh hơn. Phát triển văn hóa đọc trong nhà chỉ ra những nguyên nhân, qua đó đề xuất một trường, đặc biệt là trong môi trường giáo dục Đại số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao văn hóa học, sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình tự học và đọc cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiên cứu của sinh viên, nâng cao chất lượng nghiệp Quảng Ninh. đào tạo, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng của 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC HIỆN NAY nguồn nhân lực đầu ra trong tương lai cả về tri 2.1. Định nghĩa “văn hóa đọc” thức và nhân cách. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Thư viện Quốc gia Việt Nam định nghĩa “ văn (tiền thân là trường trung cấp Mỏ) là trường Đại hóa đọc” như sau: “Văn hóa đọc là một khái niệm học đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh; là một trong có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở những cái nôi đã và đang đào tạo ra nguồn nhân nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển của tỉnh mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội Quảng Ninh nói chung và cả nước nói riêng. Hiện và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nay, Nhà trường đang đào tạo gần 2000 người nước. Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự học ở các bậc (sinh viên Đại học chính quy, sinh hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba viên hệ Vừa làm vừa học, học sinh theo chương lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng trình Giáo dục thường xuyên). Tuy nhiên, giống tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, như xu thế chung ngày nay, đa số các bạn học giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng sinh, sinh viên đều không chú trọng đến việc đọc xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành và nghiên cứu, ngay cả tài liệu chuyên môn, chưa phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc” [1]. Như vậy, “văn hóa đọc” dù hiểu theo nghĩa kể đến các tài liệu khoa học khác. Có quá nhiều rộng hay nghĩa hẹp cũng đều hướng tới một mục 94 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC tiêu là hình thành thói quen đọc và nâng cao kỹ được gửi ngẫu nhiên tới đối tượng khảo sát là năng tiếp cận và sử dụng thông tin, tri thức trong sinh viên các lớp Đại học chính quy từ năm thứ cuộc sống. Trong thời đại kỷ nguyên số, đọc sách nhất đến năm thứ tư trên giao diện biểu mẫu của không chỉ giới hạn trong việc đọc tài liệu giấy mà Google Driver [4]. còn từ rất nhiều nguồn khác nhau như sách điện 2.3.2. Kết quả nghiên cứu tử, tạp chí điện tử, các trang Web và các tài liệu 2.3.2.1. Về thói quen đọc đa phương tiện khác [2]. Do vậy, việc xem xét Thói quen đọc được đánh giá dựa trên cơ sở văn hóa đọc ngày nay cần được mở rộng sang khảo sát ba nội dung: thời điểm đọc tài liệu, mức cả các loại hình tài liệu số hóa mà các thư viện độ thường xuyên đọc tài liệu và nguồn thông tin hay các nhà cung cấp đã xây dựng, tổ chức và ưu tiên tìm kiếm phục vụ học tập – nghiên cứu. cung cấp truy cập cho bạn đọc. Kết quả khảo sát cho thấy có 24,7% sinh viên 2.2. Thực trạng chung của văn hóa đọc hiện sẽ đọc khi giảng viên yêu cầu; 22,5% tự tìm đọc nay ở nước ta ngay cả khi giảng viên không yêu cầu; gần tới các Hiện nay, mức độ quan tâm của độc giả Việt kỳ thi là 10,4%; có tới 42,3% sinh viên đọc khi có Nam (nhất là độc giả trẻ tuổi) dành cho sách đã thời gian rảnh. tụt giảm đến mức báo động. Theo số liệu thống Khảo sát về mức độ thường xuyên của việc kê của Bộ thông tin và truyền thông năm 2019 đọc tài liệu, kết quả là có 11% sinh viên chọn rất (nhân kỉ niệm 5 năm ngày Sách và văn hóa đọc thường xuyên đọc tài liệu, 44% thường xuyên và Việt Nam), Việt Nam hiện chỉ có 30% số người 45,1% chọn thỉnh thoảng (hình 1). thường xuyên đọc sách, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng mới đọc sách. Một thống kê của Hội xuất bản Việt Nam năm 2023, bình quân 11,0% người Việt đọc 1,2 quyển sách/ năm ( chưa kể sách giáo khoa và sách tham khảo học đường). 45,1% Con số trên ở một số nước như Nhật, Pháp là 20 cuốn, Malaysia là 10 cuốn, Singapore là 14 cuốn. 44,5% Như vậy, rõ ràng là việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn các nước khác rất nhiều [3]. Ngạn ngữ có câu “Sách là người thầy vĩ đại của mọi thời đại”. Vậy theo thống kê trên đây, thì người Việt Nam chúng ta vô hình chung đang từ chối theo Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên học một người thầy vĩ đại theo cách đơn giản nhất, ít tốn kém nhất nhưng lại hiệu quả nhất. Hình 1. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát mức độ 2.3. Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên thường xuyên đọc tài liệu của sinh viên (người đọc nói chung) ĐHCNQN 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Như vậy, qua thống kê về thời điểm và mức Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là cá nhân độ thường xuyên đọc tài liệu của sinh viên, có thể các sinh viên (người học nói chung), tác giả phát thấy tỷ lệ sinh viên có đọc tài liệu là khá cao, và triển bài báo theo hướng phân tích, đánh giá thực thời gian các bạn dành cho việc đọc chủ yếu là trạng văn hóa đọc theo nghĩa hẹp (thói quen đọc, lúc rảnh rỗi. sở thích đọc, kỹ năng đọc). Để tìm hiểu văn hóa Khi được hỏi về nguồn thông tin ưu tiên tìm đọc của sinh viên ĐHCNQN, tác giả đã tiến hành kiếm phục vụ học tập – nghiên cứu, có tới 43,4% khảo sát 182 trên tổng số 1022 sinh viên chính sinh viên lựa chọn tìm kiếm trên các trang web, quy của trường (số liệu tính đến tháng 5 năm chỉ có 36,8% chọn tài liệu in ấn trong thư viện, 2024). Phương pháp khảo sát là trả lời bảng câu 10,4% tìm tài liệu trong thư viện số và các nguồn hỏi với đa phần là câu hỏi dạng trắc nghiệm, khác là 9,3%. Hiện nay hệ thống thông tin được JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024 95
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC thông suốt với sự hỗ trợ của các thiết bị thông 2.3.2.3. Về kỹ năng đọc minh khiến cho việc các bạn ưu tiên tìm kiếm Thói quen, sở thích là yếu tố tác động rất thông tin trên các trang web là tất yếu. Tuy nhiên, nhiều đến hoạt động đọc của sinh viên, bên cạnh con số 36,8% dành cho lựa chọn tìm kiếm tài liệu đó, phương pháp đọc cũng góp phần quan trọng in ấn trong thư viện cũng là một con số tương đối để đạt được hiệu quả trong việc đọc. Kỹ năng yên tâm đối với những người làm công tác giáo giúp cho sinh viên đọc và nghiên cứu (đặc biệt là dục trong nhà trường ( giảng viên, thủ thư,...) các tài liệu chuyên môn) là vô cùng quan trọng. 2.3.2.2. Về sở thích đọc Khi được hỏi về cách tiếp cận nội dung tài liệu, Cũng trên cơ sở của bảng khảo sát, tác giả có tới 64,8% chọn cách đọc mục lục để nắm nội thống kê được có tới 73,2% sinh viên chọn đọc dung sau đó sẽ tìm đến nội dung cụ thể trong tài tài liệu chuyên ngành trong khi con số đó ở các liệu; 26,9% chọn đọc hết tài liệu từ đầu đến cuối; loại tài liệu khác như truyện- tiểu thuyết, tài liệu 8,2% chọn đọc phần mở đầu và kết thúc của mỗi khoa học thường thức và tài liệu khác lần lượt là chương rồi sau đó mới đọc chương nào có nội 8,2%, 6% và 12,6%. dung cần nghiên cứu. Con số trên đấy chưa nói lên nhiều điều, vì với mỗi loại tài liệu khác nhau sẽ có cách tiếp cận nội dung khác nhau. Với các 12,6% 8,2% 6,0% tài liệu tham khảo, sách chuyên ngành, thì việc tìm hiểu nội dung thông qua mục lục cũng là một cách hay. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tác giả thì việc đọc mở đầu và kết thúc của mỗi chương sẽ theo sát và đầy đủ hơn nội dung của tài liệu. 73,2% Với truyện hoặc tiểu thuyết, đọc từ đầu đến cuối là cách mà người đọc hay dùng để tiếp nhận mạch cảm xúc xuyên suốt của tác phẩm. Một nội dung khác được khảo sát về kỹ năng Truyện, tiểu thuyết đọc đó là cách mà các bạn sinh viên ghi chép lại Tài liệu khoa học thường thức nội dung trong quá trình đọc tài liệu. 62,6% trả lời Tài liệu chuyên ngành có ghi chép lại nội dung của tài liệu đã đọc. Con số còn lại 37,4% là không ghi chép. Việc ghi chép Tài liệu khác lại nội dung là không thể thiếu khi đọc và nghiên Hình 2. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát loại tài liệu cứu các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành sinh viên hay đọc phục vụ cho việc học và nghiên cứu. Có thể thấy đa số sinh viên trường ĐHCNQN đều tự ý thức Khảo sát sinh viên về mức độ yêu thích với và thực hiện tốt việc đó. loại hình tài liệu ở dạng in ấn và dạng trực tuyến Như vậy, nhìn vào kết quả bảng khảo sát cho kết quả 56,6% sinh viêu yêu thích dạng tài chúng ta có thể nắm được tình hình chung về việc liệu trực tuyến và 43,4% lựa chọn dành cho tài đọc của sinh viên trường ĐHCNQN. Đại đa số liệu dạng in ấn. sinh viên tham gia khảo sát đều dành thời gian Thống kê trên cho thấy sinh viên trường rảnh cho việc đọc; chủ yếu sinh viên tìm đọc các ĐHCNQN đa phần ưu tiên đọc- nghiên cứu tài tài liệu chuyên ngành; có kỹ năng đọc tương đối liệu chuyên ngành dưới hình thức trực tuyến. tốt. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển nguồn tài Tuy nhiên, con số trên cũng cho thấy đa phần liệu chuyên ngành dưới dạng tài liệu số, cải thiện các bạn đều chưa thực sự chú trọng đến việc đọc khả năng linh hoạt của thư viện số sẽ là một trong và dành thời gian cho việc đọc. Con số 42,3% những yếu tố quan trọng để phát triển văn hóa sinh viên chọn đọc tài liệu khi có thời gian rảnh là đọc trong sinh viên. tương đối trừu tượng. Các bạn sinh viên sẽ có 96 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC phần lớn thời gian học trên giảng đường. Một số ngành theo sự phát triển như vũ bão của khoa bạn còn đi làm thêm, dạy thêm, học thêm, gặp gỡ học kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, vẫn cần dành ra bạn bè,...Vậy thì thời gian rảnh rỗi của các bạn một phần kinh phí để bổ sung nguồn tài liệu khoa sẽ rất ít, đồng nghĩa với thời gian cho việc đọc học thường thức khác phù hợp với nhận thức, cũng là rất ít. Bằng chứng là số lượng bạn đọc tâm lý của sinh viên. lên thư viện mượn và đọc tài liệu mỗi ngày chỉ 3.2. Đối với Thư viện trung bình 3 lượt mượn đọc (thống kê phiếu yêu Nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ thư cầu); số lượt truy cập vào thư viện điện tử cũng viện trong việc nâng cao văn hóa đọc trong sinh chỉ sấp sỉ 3 lượt/ngày. viên, qua đó phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA Sinh viên, các câu lạc bộ,...tổ chức những hoạt ĐỌC CHO SINH VIÊN ĐHCNQN động nhằm khuyến khích thói quen đọc sách Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin đưa trong sinh viên như: triển lãm sách, báo, tạp chí; ra những giải pháp nhằm khắc phục những vấn tổ chức hội nghị bạn đọc, thi đọc sách, thuyết đề đang tồn tại liên quan đến văn hóa đọc của trình giới thiệu sách;...đặc biệt trong những dịp sinh viên trường ĐHCNQN hiện nay. như Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 và 3.1. Đối với Nhà trường ngày Đọc sách Việt Nam 21/4 hàng năm. Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển 3.2.3. Đối với giảng viên thư viện nói chung, phát triển thư viện thật sự trở Giảng viên có vai trò rất lớn, tác động nhiều thành một Trung tâm thông tin- thư viện theo đến việc đọc của sinh viên. Bằng việc đề cao đúng nghĩa. năng lực tự học của sinh viên, mỗi giảng viên Trước hết, cần bổ sung và hoàn thiện hệ chính là cầu nối cho sinh viên đến với việc đọc và thống máy tính và Internet tốc độ cao để phục vụ nghiên cứu tài liệu. nhu cầu truy cập, tra cứu thông tin, đọc tài liệu Với nội dung góp ý cho sự phát triển việc đọc số. Một nội dung trong bảng khảo sát hỏi về mức ở thư viện (câu hỏi mở trong bảng khảo sát), độ thường xuyên đến thư viện để học tập nếu thư nhiều sinh viên cho rằng thay vì việc mỗi một môn viện có hệ thống máy tính và internet tốc độ cao học được đặt vào một cuốn giáo trình duy nhất và miễn phí, có tới 60,4% sinh viên lựa chọn sẽ thì giảng viên nên hệ thống danh sách những tài thường xuyên đến. Như vậy có thể thấy, khả liệu cần đọc để sinh viên có thể tự mình tìm đọc năng nhu cầu của người sử dụng thư viện (sinh và nghiên cứu. Như vậy, ngay bản thân các sinh viên) là rất cao nếu hệ thống máy tính và mạng viên cũng nhận thấy việc định hướng của giảng internet được cải thiện. viên có vai trò rất lớn trong việc xác định phương Hoàn thiện phần mềm quản lý thư viện hoặc pháp học, mục đích đọc và cách thức tiếp cận tài bổ sung phần mềm linh hoạt hơn nhằm giúp cán liệu học tập. bộ thư viện quản lý dễ dàng và hiệu quả nguồn 3.2.4. Đối với sinh viên tài nguyên thông tin, mục đích phục vụ tốt nhất Sinh viên nên xem việc đọc là việc để thư nhu cầu của bạn đọc. Phát triển thư viện số với giãn, chứ không nên áp đặt việc đọc là một hoạt nguồn tài liệu số đa dạng và chất lượng, đáp ứng động mất thời gian và nặng nề. Nhà văn- nhà biên nhu cầu sử dụng thư viện số ngày càng nhiều bởi kịch người Mĩ George RR Martin từng nói “ Người tính linh hoạt của nó (không hạn chế về thời gian, đọc sách sống một ngàn cuộc đời trước khi chết. không gian). Người không đọc bao giờ chỉ có duy nhất một Về lâu dài, phát triển nguồn tài liệu nội sinh cuộc đời” [5]. Hay câu nói “ Sách giống như một (giáo trình nội bộ) – nguồn chất xám quý báu của người bạn âm thầm, có những chuyện chúng ta đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường; lựa không thể nói được với ai, chúng ta tìm đến sách, chọn, bổ sung kịp thời nguồn tài liệu chuyên đọc sách và thấy trong đó những trang chữ viết JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024 97
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC về kinh nghiệm của những người từng trải qua 4. KẾT LUẬN vấn đề mà chúng ta đang đối mặt. Họ chia sẻ Sinh viên chính là xương sống, là trụ cột của cách vượt qua, cách đối diện với những vấn đề. đất nước sau này. Đất nước muốn phát triển phải Dĩ nhiên, chúng ta không thể máy móc học theo được xây dựng và vun đắp bởi một thế hệ trẻ nhưng đó là những bài học giúp chúng ta tìm không chỉ có nhiệt huyết mà còn cần phải có tri được lối đi vượt qua nhiều chông gai, trở ngại, thức. Vì thế, việc nâng cao văn hóa đọc có ý những đau khổ trong cuộc đời mà chúng ta chưa nghĩa rất lớn, góp phần quan trọng trong việc thể giải quyết trong một sớm một chiều.” (Nhà hình thành nên nhận thức, tri thức, nhân cách của văn Bùi Tiểu Quyên) [6]. Các bạn chỉ cần tìm thấy thế hệ chủ nhân tương lai này của đất nước. Để được niềm vui, tìm được lợi ích khi đến với sách, cải thiện văn hóa đọc trong sinh viên Trường thì việc đọc một cuốn sách là một hoạt động thư ĐHCNQN, cần phải có sự kết hợp của cả Nhà giãn và lôi cuốn chứ không hề khó khăn, nặng nề. trường, trung tâm Thư viện, đội ngũ giảng viên và Khi đã quen với việc đọc, các bạn sẽ không còn chính bản thân các bạn sinh viên. Tác giả hy vọng thấy áp lực đối với việc đọc những tài liệu “nhiều bài viết sẽ giúp ích cho việc nâng cao văn hóa chữ” chuyên ngành. Thêm vào đó, các bạn nên đọc từ đó nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên tham gia vào các hoạt động về sách như Ngày trường ĐHCNQN nói riêng, góp phần tạo ra một sách và văn hóa đọc, Hội chợ sách cũ,...để cùng thế hệ trẻ có tri thức, có nhân cách tốt, là tiền đề nhau chia sẻ những cuốn sách hay, truyền cảm cho sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, hứng và niềm đam mê với sách và nâng cao văn của đất nước nói chung. hóa đọc của bản thân và bạn bè. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viêm, B.H. (2023). Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. https://nlv.gov.vn/van-hoa- doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html 2. Vượng, T.Đ. (2013). Văn hóa đọc và văn hóa điện tử giao hòa. Tạp chí Sách và đời sống, 76. Ngọc,Đ.T. (2015). Nỗi lo về văn hóa đọc. http://www.qdnd.vn/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai- tri/moi-lo-ve-van-hoa-doc/355528.html 3. Duyên, L.T.H. (2018). Tìm hiểu văn hóa đọc của sinh viên ngành thông tin học trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Thông tin và tư liệu, 31-38. 4. T.H. (2024). The POET magazine bàn về lợi ích của đọc sách. https://baothanhhoa.vn/the-poet- magazine-ban-ve-loi-ich-cua-doc-sach-215200.htm 5. Sơn, H. (2024). Đọc sách để thay đổi cuộc đời. https://www.sggp.org.vn/doc-sach-de-thay-doi-cuoc- doi-post736302.html Thông tin của tác giả: CN. Nguyễn Thị Ngọc Tú Trung tâm Tuyển sinh – Thông tin & truyền thông, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Điện thoại: +(84).987.302.934 Email: nguyenthingoctu@qui.edu.vn 98 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI, TẬP 02, SỐ 02 - 2024 QUẢN LÝ GIÁO DỤC STUDY ON THE READING CULTURE STATUS OF QUANG NINH UNIVERSITY OF INDUSTRY’S STUDENTS Information about authors: Nguyen Thi Ngoc Tu, B.A., Information - Communication Admissions Center, Quang Ninh University of Industry. Email: nguyenthingoctu@qui.edu.vn ABSTRACT: The article presents an overview of the reading culture of readers in general and the reading culture of Quang Ninh University of Industry’s students in particular in the current period. Through the survey, the author studied carefully the current status of reading culture Quang Ninh University of Industry’s students in terms of habits, interests and reading skills. Therefore, the author proposes some solutions to enhance the reading culture among students of Quang Ninh University of Industry in particular, contribute to improve the quality of education of the uiversity, and create a premise for developing young human resources in the future. Keywords: reading culture, education quality, reading activity, reader REFERENCES 1. Bui, H.V. (2023). Reading culture and developing reading culture in Vietnam. https://nlv.gov.vn/van-hoa-doc/van-hoa-doc-va-phat-trien-van-hoa-doc-o-viet-nam.html 2. Tran,Đ.V (2013) Reading culture and electronic culture are in harmony. Books and Life magazine, 76. 3. Đo.T.N. (2015).Worries about reading culture. http://qdnd.vn/vi-vn/61/43/van-hoa-the-thao-giai- tri/moi-love-van-hoa-doc/355528.html 4. Lam,T.H.D. (2018). Understanding the reading culture of information students at Can Tho University. Infomation and Documentation Magazine, 31-38. 5. H.T. (2024). The POET magazine discusses the benefits of reading. https://baothanhhoa.vn/the- poet-magazine-ban-ve-loi-ich-cua-doc-sach-215200.htm 6. Ho, S. (2024). Read books to change your life. https://www.sggp.org.vn/doc-sach-de-thay-doi-cuoc- doi-post736302.html Ngày nhận bài: 21/5/2024; Ngày gửi phản biện: 22/5/2024; Ngày nhận phản biện: 29/5/2024; Ngày chấp nhận đăng: 30/5/2024. JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY QUI, VOL. 02, ISSUE 02, 2024 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội
8 p | 547 | 53
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 2
28 p | 136 | 23
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 4
28 p | 141 | 22
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 3
28 p | 118 | 19
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 5
28 p | 104 | 18
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 9
28 p | 117 | 18
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 7
28 p | 110 | 16
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 8
28 p | 97 | 16
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 6
28 p | 103 | 15
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 10
26 p | 105 | 15
-
Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp - Thực trạng và giải pháp
9 p | 92 | 11
-
Thực trạng văn hóa học đường đại học Việt Nam từ góc nhìn tổ chức và quản lý
12 p | 18 | 9
-
Nghiên cứu thực trạng và các biện pháp nâng cao đạo đức trong nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm, trường Đại học Thủ đô Hà Nội
8 p | 35 | 7
-
Thực trạng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non công lập tại thành phố Tân An, tỉnh Long An
5 p | 66 | 6
-
Nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa của một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc: Phần 2
323 p | 28 | 6
-
Văn hóa giao thông: Phần 1
134 p | 23 | 5
-
Thực trạng văn hóa nhà trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An
6 p | 26 | 4
-
Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Huế
10 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn