Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2eu1−xyx(no3)3 trong vụ đông xuân 2009 2010 ở Quảng Bình Việt Nam
lượt xem 5
download
Để chủ động trong công nghệ trồng rau sạch, đáp ứng tính cấp thiết và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm sạch, trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng sử dụng màng chuyển hóa ánh sáng được chế tạo tại Quảng Bình, Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2eu1−xyx(no3)3 trong vụ đông xuân 2009 2010 ở Quảng Bình Việt Nam
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 115-123 NGHIÊN CỨU TRỒNG CÂY CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG CHUYỂN HÓA ÁNH SÁNG CHỨA PHỨC CHẤT (PHEN)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010 Ở QUẢNG BÌNH, VIỆT NAM Nguyễn Đức Vượng và Lê Minh Thắng(∗) Trường Đại học Quảng Bình Nguyễn Trọng Hùng Viện Công nghệ Xạ Hiếm (∗) E-mail: thangthqb@yahoo.com 1. Mở đầu Trồng cây trong nhà màng là một giải pháp tăng năng suất cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm. Hiện nay, màng polyetylen (PE) có tính chất chuyển hóa ánh sáng đang được sử dụng làm mái che nhà màng ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, điển hình là Ixraen [1,2]. Màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phụ gia) chuyển hóa ánh sáng phân tán đều trong màng này. Chất phụ gia chuyển hóa ánh sáng là phức chất của RE (nguyên tố đất hiếm), ví dụ như: phức của RE với phenanthroline (phen), với các dẫn xuất của β-diketones, hoặc các oxit và hỗn hợp các oxit đất hiếm ở kích thước nano [1, 2]. Tính chất quan trọng nhất của phức chất RE với các cấu tử hữu cơ này là khả năng chuyển hóa ánh sáng có bước sóng ở vùng tử ngoại trung bình không thuận lợi cho sự quang hợp của cây trồng sang vùng đỏ rất thuận lợi cho sự quang hợp của cây trồng. Một số nghiên cứu cho thấy khi bị kích thích bằng nguồn bức xạ có bước sóng 3660˚A (thuộc vùng tử ngoại trung bình) thì những phức Eu sẽ phát ra những nguồn bức xạ có bước sóng từ 5790 đến 6300˚A [1, 2, 3]. Các cuộc thử nghiệm trong nông nghiệp cho thấy màng chuyển hóa ánh sáng đã kích thích tăng trưởng cũng như tăng năng suất cây trồng từ 10 - 90% và đảm bảo sản xuất sạch vì không đưa tác nhân hóa học hay sinh học vào quá trình sản xuất. Hiện nay màng này được dùng nhiều trong thực tế sản xuất [1]. Ở Việt Nam, đã có một số địa phương (Đà Lạt, Sapa) nhập khẩu công nghệ trồng rau quả sạch và hoa trong nhà màng sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng. Một số kết quả tăng năng suất cụ thể là: cà chua 30 - 70%, dưa chuột: 15 - 50%, bắp cải 20 - 42%, xà lách 46%, dưa hấu 20 - 60%, hoa 30%, ớt quả 30 - 80%. Để chủ động trong công nghệ trồng rau sạch, đáp ứng tính cấp thiết và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm sạch, trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả 115
- Nguyễn Đức Vượng, Lê Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hùng nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng sử dụng màng chuyển hóa ánh sáng được chế tạo tại Quảng Bình, Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp phức chất chuyển hóa ánh sáng và chế tạo màng chuyển hóa ánh sáng đã được chỉ rõ trong tài liệu [3]. Giống cà chua TN52, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Công ty TNHH Hạt giống Trang Nông phân phối, có năng suất trung bình 30 - 33 tấn/ha, thời gian sinh trưởng trung bình là: 130 - 140 ngày. Các thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCB) bao gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại: - Công thức 1: Sử dụng màng PE chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất (phen)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 . - Công thức 2: Sử dụng màng PE trong suốt bình thường. - Công thức 3: Không sử dụng màng PE, đây là công thức đối chứng (ĐC). Bố trí thí nghiệm được tiến hành theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 219:2006, ban hành kèm theo quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi, bao gồm: các giai đoạn phát triển, các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh (bệnh mốc sương - Phytopthora infestans Debary, bệnh héo xanh vi khuẩn - Ralstonia solanacerum Smith, bệnh vi rút), các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, các chỉ tiêu về quả và phẩm chất quả. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua Qua quá trình theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua ở các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà chua Thời gian từ Thời gian từ Thời Tổng thời Công Tuổi cây lúc trồng đến lúc trồng đến gian thu gian sinh thức con khi ra hoa khi quả chín quả trưởng I 25 29 82 35 142 II 25 31 87 39 151 III 25 37 85 38 148 Đơn vị tính: ngày 116
- Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất Kết quả ở Bảng 1 chỉ ra rằng cây cà chua ở các công thức thí nghiệm bắt đầu ra hoa trong khoảng từ 29 - 37 ngày. Cây cà chua ở công thức I ra hoa sớm nhất, sau khi trồng 29 ngày. Trong giai đoạn từ lúc trồng đến khi quả chín, cây ở công thức I ra hoa sớm nhất, đồng thời cũng chín sớm nhất ở 51 ngày sau khi trồng. Thời gian thu quả của các công thức dao động trong khoảng 35 - 39 ngày. Công thức I có thời gian thu quả ngắn nhất, 35 ngày. Có thể nói màng chuyển hóa ánh sáng đã giúp cây cà chua rút ngắn được thời gian thu hoạch. Cây cà chua ở công thức I có tổng thời gian sinh trưởng ngắn nhất: 142 ngày. Như vậy, với tính năng quan trọng là chuyển hóa từ ánh sáng tím thành ánh sáng đỏ làm tăng hiệu suất quang hợp, màng chuyển hóa ánh sáng có tác dụng thúc đẩy cây cà chua ra hoa sớm hơn, chín nhanh hơn và tập trung hơn. Kết quả là rút ngắn tổng thời gian sinh trưởng, phát triển của cây cà chua trồng trong nhà màng này. 2.2.2. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến sự tăng trưởng chiều cao của cây Bảng 2. Động thái tăng trưởng chiều cao của cây ở các công thức Thời gian Công thức sau khi Công thức I Công thức II LSD0,05 III trồng 7 (ngày) 9,33a 5,60b 4,87b 2,32 14 13,43a 7,72b 6,83b 2,27 21 19,30a 10,68b 9,82b 5,06 28 30,80a 18,23b 16,73b 9,93 35 44,33a 39,26b 39,70b 4,47 42 55,90a 49,41a 52,50a 9,45 49 62,83a 56,93a 56,86a 8,72 56 75,34a 67,63b 67,12b 8,10 63 91,83a 85,15b 79,96b 5,56 70 104,69a 97,67ab 88,79b 9,63 77 108,53a 100,37b 90,79c 7,68 84 113,31a 102,37b 94,25c 6,84 91 125,14a 112,30b 101,71c 8,51 98 136,48a 122,56b 107,42c 7,67 105 146,86a 127,22b 113,50c 5,49 112 146,93a 127,37b 113,96c 5,89 Thu hoạch 146,93a 127,48b 114,13c 6,10 Đơn vị tính: cm Ghi chú: a, b, c là kí hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng kí hiệu không có sự sai khác tại các mức tin cậy α = 0,05 hay ở xác suất P = 95% 117
- Nguyễn Đức Vượng, Lê Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hùng Nguyên tắc xác định chiều cao của cây là đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng ngọn. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả được ghi trong Bảng 2. Qua Bảng 2 chúng tôi thấy rằng: trong các thời kì 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau khi trồng là thời gian cây cà chua hoàn thành bén rễ hồi xanh, bước sang thời kì sinh trưởng dinh dưỡng mạnh mẽ. Bộ rễ phát triển mạnh, chiều cao và số lá tăng nhanh. Cây cà chua ở công thức I có chiều cao hơn hẳn so với công thức II và III. Giữa công thức II và III không thấy có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong các thời kì 42, 49 ngày sau khi trồng, thời gian này cây cà chua bắt đầu ra hoa, đậu quả và phát triển quả. Giống cà chua Ấn Độ TN52 thuộc kiểu hình ra hoa vô hạn nên cùng với quá trình phát triển quả ở tầng thấp là quá trình nở hoa, tạo quả và tiếp tục phát triển quả ở các tầng trên cao. Do tập trung cho quá trình sinh trưởng sinh thực này nên quá trình sinh trưởng dinh dưỡng bị hạn chế. Chiều cao cây giữa các công thức không thấy có sự sai khác nhau về mặt thống kê. Thời kì 56, 63, 70 ngày sau khi trồng, cà chua ở công thức I có chiều cao tăng đáng kể, khác biệt rõ rệt so với công thức II và III. Sang thời kì 70 ngày sau khi trồng, cây cà chua ở công thức II có sự tăng chiều cao khá mạnh nên sự khác biệt về chiều cao cây giữa công thức I và công thức II không còn rõ nét, công thức I có chiều cao cao hơn hẳn so với công thức III. Trong các thời kì 77, 84, 91, 98, 105 ngày sau khi trồng, cây cà chua ở các công thức chủ yếu phát triển quả, quả chín và cho thu hoạch. Các chùm hoa ở phía trên vẫn tiếp tục ra nhưng yếu ớt, tỉ lệ tạo quả thấp, hình thành quả có kích thước nhỏ. Chiều cao của cây ở công thức III chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, chiều cao của cây ở công thức I và II vẫn tiếp tục tăng mạnh nên có sự sai khác rất rõ ràng có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 3 công thức thí nghiệm. Chiều cao của cây cà chua ở công thức I cao nhất, tiếp đến là công thức II và thấp nhất là công thức III. Khi xét đến chiều cao cây cuối cùng, chúng ta nhận thấy: chiều cao cây ở công thức III thấp hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức I và II. Công thức I có chiều cao cây cuối cùng cao nhất (146,93 cm), tiếp đến là công thức II (127,48 cm). Công thức III có chiều cao cây cuối cùng thấp nhất (114,13 cm). 2.2.3. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến sự ra lá của cây cà chua Theo dõi động thái ra lá của cây cà chua từ những công thức, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về số lá/cây giữa các công thức thí nghiệm trong thời kì theo dõi. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sánh đối với chỉ tiêu này thể hiện không rõ. Như vậy, chỉ tiêu số lá/cây chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định. Do đó cây cà chua trồng trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng có chiều cao lớn hơn so với cây ở công thức đối chứng và công thức có phủ màng PE bình thường nhưng số lá lại tăng không đáng kể so với công thức đối chứng. 118
- Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất 2.2.4. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đối với một số loại sâu bệnh hại chính ở các công thức thí nghiệm Sâu xanh đục quả, nụ hoa (Heliothis armigera): Đây là đối tượng phá hoại trên nhiều loài cây trồng. Sâu đục vào nụ hoặc quả non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thối. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân sâu thường ở bên ngoài, một nửa nằm trong trái. Khi trái đã già, sâu thường đục từ cuống xuống và chui vào bên trong ăn phá. Kết quả theo dõi diễn biến mật độ sâu xanh đục quả trên cây cà chua ở các công thức thí nghiệm được chỉ ra ở Bảng 3. Bảng 3. Diễn biến mật độ sâu xanh đục quả trên các công thức thí nghiệm Ngày theo dõi Công thức I Công thức II Công thức III 13/1/2010 0,13 0,00 0,00 20/1/2010 0,20 0,33 0,87 27/1/2010 0,20 0,87 1,07 3/2/2010 0,00 0,07 0,00 10/2/2010 0,00 0,20 1,07 17/2/2010 0,20 0,60 0,80 24/2/2010 0,40 0,73 1,33 3/3/2010 0,47 1,13 3,73 10/3/2010 0,13 0,93 2,60 17/3/2010 0,10 0,70 1,73 24/3/2010 0,07 0,63 1,13 Đơn vị tính: con/m2 Công thức I xuất hiện sâu xanh đục quả sớm nhất vì do cây hình thành quả sớm nhất. Công thức II và III bị sâu xanh phá hại muộn hơn, nhưng mật độ cao hơn so với công thức I ở các kì theo dõi. Vào ngày 3/3/2010 công thức I, II và III có mật độ sâu xanh cao nhất lần lượt là 0,47; 1,13 và 3,73 con/m2 . Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy diễn biến mật độ sâu xanh của các công thức đều thay đổi theo thời gian. Nhìn chung công thức III có mật độ sâu xanh cao nhất nhưng lại giảm mạnh vào cuối vụ, trong khi ở công thức I và II lại chỉ giảm nhẹ. Bệnh xoăn lá (do virus TYLCV): Bệnh xoăn lá do virus bắt đầu xuất hiện vào ngày 23/12/2009 ở công thức III. Ở công thức I và II bệnh xuất hiện muộn hơn. Trong ba công thức thì công thức I bị hại nhẹ nhất, công thức III bị hại nặng nhất. Tỉ lệ hại ngày cao điểm 3/2/2010 ở công thức III là 0,32%. Công thức II bị hại nặng nhất vào ngày 30/12/2009, với tỉ lệ hại 0,20%. Đối với những cây bị bệnh, sau khi đếm để xác định tỉ lệ bệnh, chúng 119
- Nguyễn Đức Vượng, Lê Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hùng tôi tiến hành nhổ bỏ để tránh lây lan sang những cây khác. Vào các kì theo dõi sau, tỉ lệ hại của công thức I và II không đáng kể và dần bằng 0. Công thức III có tỉ lệ hại tăng cao vào kì theo dõi 3/2/2010, tuy nhiên sau đó giảm hẳn. Bệnh xoăn lá do virus không còn tiến triển nữa khi quả bắt đầu lớn. Bảng 4. Diễn biến của bệnh xoăn lá trên các công thức thí nghiệm Ngày theo dõi Công thức I Công thức II Công thức III 23/12/2009 0,00 0,00 0,03 30/12/2010 0,03 0,20 0,00 6/1/2010 0,04 0,00 0,04 13/1/2010 0,00 0,14 0,06 20/1/2010 0,04 0,02 0,17 27/1/2010 0,00 0,00 0,00 3/2/2010 0,00 0,00 0,32 10/2/2010 0,00 0,00 0,00 Đơn vị tính: % cây bị bệnh Như vậy, cây cà chua ở công thức I có phủ màng chuyển hóa ánh sáng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn cây cà chua ở hai công thức còn lại. Cây cà chua ở công thức đối chứng bị sâu, bệnh hại nặng nhất. 2.2.5. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cà chua Năng suất của giống cà chua được quyết định bởi các yếu tố: số cây/m2 , số quả thương phẩm/cây, trọng lượng trung bình một quả thương phẩm/cây. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 5. Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức Năng Năng Tăng giảm Số quả Khối suất Công Mật độ suất lí so với thương lượng thực thức (cây/m ) 2 thuyết thu đối chứng phẩm/cây quả TB (tấn/ha) (tấn/ha) tấn/ha % 16,00a 80,24a I 3,30 42,67a 34,63a 0,84 2,49 (quả) (g) II 3,30 7,53a 71,11b 17,97a 14,01b 19,78 58,54 III 3,30 14,00a 78,48a 36,33a 33,79a - - LSD0,05 - 12,45 6,27 33,91 15,35 - - Ghi chú: a, b là kí hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng kí hiệu không có sự sai khác nhau ở mức xác suất P = 95%. 120
- Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất Số quả thương phẩm/cây: Bảng 5 đã chỉ ra rằng cây cà chua ở công thức I có số quả thương phẩm nhiều nhất (16,00 quả), tiếp đến là công thức III (14,00 quả). Cây cà chua ở công thức II có số quả thương phẩm/cây thấp nhất. Giữa các công thức không thấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đối với chỉ tiêu này không thể hiện rõ. Khối lượng trung bình một quả thương phẩm: Trong điều kiện canh tác tốt, khối lượng trung bình một quả cà chua thương phẩm thuộc giống TN52 biến động trong khoảng 90 - 100g. Trong điều kiện thí nghiệm, chỉ tiêu này thay đổi từ 71,48 - 80,24 g. Khối lượng trung bình một quả thương phẩm thấp nhất ở công thức II, cao nhất ở công thức I. Sự chênh lệch về khối lượng trung bình một quả thương phẩm giữa công thức I và III so với công thức II là rõ ràng ở mức xác suất 95%. Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác về mặt thống kê giữa công thức I và III đối với chỉ tiêu này. Năng suất lí thuyết (NSLT): Năng suất thương phẩm lí thuyết cho biết tiềm năng năng suất của giống có thể đạt được. Năng suất thương phẩm lí thuyết được quyết định bởi yếu tố mật độ trồng, khối lượng trung bình quả, số quả trung bình/cây. Công thức Hình 1. Năng suất lí thuyết I có NSLT cao nhất: 42,67 tấn/ha, và năng suất thực thu của các công thức công thức II có NSLT thấp nhất: 17,97 tấn/ha. Giữa các công thức không thấy có sự sai khác về mặt thống kê. Năng suất thực thu (NSTT): Tùy theo điều kiện môi trường, NSTT trung bình của giống cà chua TN52 khoảng 20 - 30 tấn/ha. Trong thí nghiệm của chúng tôi, NSTT của các công thức biến động trong khoảng 14,01 - 34,63 tấn/ha. Công thức I có NSTT cao nhất (34,63 tấn/ha), công thức II có NSTT thấp nhất (14,01 tấn/ha). Sự chênh lệch về NSTT giữa công thức I và III không đáng kể. Công thức I có NSTT tăng 2,49% so với đối chứng (ĐC). Công thức II có NSTT giảm 19,78% so với đối chứng. NSTT của công thức II sai khác so với công thức I và III ở mức xác suất 95%. Công thức I có NSLT cao hơn công thức đối chứng, tuy nhiên NSTT lại thấp hơn đối chứng. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến điều này theo chúng tôi đó là sự sinh trưởng dinh dưỡng quá mức trong quá trình phát triển quả đã làm hạn chế lượng dinh dưỡng vận chuyển về quả, đặc biệt là trong các thời kì sau. 121
- Nguyễn Đức Vượng, Lê Minh Thắng và Nguyễn Trọng Hùng 2.2.6. Ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đối với một số chỉ tiêu về quả và chất lượng quả của cây cà chua Để đánh giá ảnh hưởng của màng chuyển hóa ánh sáng đến một số chỉ tiêu về quả và phẩm chất quả, chúng tôi đã tiến hành đo đường kính quả, độ dày thịt quả và phân tích một số chỉ tiêu về phẩm chất. Kết quả được chỉ ra ở Bảng 6. Bảng 6. Các chỉ tiêu về quả và chất lượng quả của các công thức Chất lượng quả Đường kính Độ dày thịt Độ Hàm lượng Hàm lượng Công thức quả (mm) quả (mm) Brix đường tổng vitamin C (%) số (g/100g) (mg/100g) I 63,44a 7,33a 7,0 1,9 10,2 II 59,33b 7,00a 6,0 1,8 7,6 III 54,44c 7,00a 6,0 1,8 7,9 LSD0,05 3,14 1,69 Ghi chú: a, b, c là kí hiệu cho các nhóm, trong đó các công thức có cùng kí hiệu không có sự sai khác tại các mức tin cậy α = 0,05 hay ở xác suất P= 95% Đường kính quả: Đường kính quả cà chua thể hiện ở chỗ kích thước quả lớn hay bé. Quả cà chua ở công thức I có đường kính quả lớn nhất (63,44 mm), tiếp đến là công thức II (59,33 mm). Quả cà chua ở công thức III có đường kính quả bé nhất (54,44 mm). Sự khác biệt về đường kính quả giữa công thức I so với công thức II và III có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. Độ dày thịt quả: Đây là một yếu tố thể hiện chất lượng quả rõ nhất, độ dày thịt quả càng dày thì chất lượng quả càng tốt. Chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều vào giống, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kĩ thuật tác động. Qua Bảng 6 chúng tôi có nhận xét rằng độ dày thịt quả cà chua ở các công thức dao động trong khoảng 7 - 7,33mm, giữa các công thức không thấy có sự sai khác về mặt thống kê. Độ Brix: Độ Brix là chỉ tiêu đánh giá hàm lượng chất hữu cơ hòa tan trong dịch quả. Đáng chú ý là độ Brix của quả cà chua ở công thức I (7%) cao hơn hẳn độ Brix của công thức II và III (đều là 6%). Như vậy, màng chuyển hóa ánh sáng đã có tác dụng làm tăng độ Brix trong quả cà chua. Hàm lượng đường tổng số: Hàm lượng đường tổng số là một chỉ tiêu khá quan trọng dùng để đánh giá phẩm chất quả cà chua. Hàm lượng đường tổng số phụ thuộc nhiều vào giống, ngoài ra còn chịu tác động bởi điều kiện môi trường và các biện pháp kĩ thuật canh tác (thời vụ, phân bón, thời điểm thu hoạch,. . . ). Quả cà chua ở công thức I có hàm lượng đường tổng số cao nhất (1,9 g/100g). Hàm lượng đường tổng số trong quả cà chua ở công thức II và III là giống nhau (1,8g/100g) và thấp hơn công thức I là 0,1g. Hàm lượng vitamin C: Một trong những chỉ tiêu quan trọng tạo nên sức hấp dẫn về mặt dinh dưỡng của quả cà chua là hàm lượng vitamin C trong quả. Qua 122
- Nghiên cứu trồng cây cà chua trong nhà màng chuyển hóa ánh sáng chứa phức chất phân tích chúng tôi thấy hàm lượng vitamin C trong quả cà chua ở các công thức chênh lệch nhau rất nhiều. Quả cà chua ở công thức I có hàm lượng vitamin C cao nhất (10,2 mg/100 g), thứ hai là công thức III (7,9 mg/100 g), công thức II có hàm lượng vitamin C thấp nhất (7,6 mg/100 g). Như vậy, màng chuyển hóa ánh sáng đã có tác động tích cực đến các chỉ tiêu về quả và phẩm chất quả cà chua. Đó là các chỉ tiêu về đường kính quả, hàm lượng đường tổng số, độ Brix và hàm lượng vitamin C. Trong đó, sự cải thiện về hàm lượng vitamin C thể hiện vượt trội nhất. Có thể nói, màng chuyển hóa ánh sáng đã có tác động tốt đến quá trình tích lũy và đồng hóa các chất, làm tăng chất lượng quả cà chua. 3. Kết luận Việc sử dụng màng chuyển hóa ánh sáng đã rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng khả năng sinh trưởng của cây cà chua, cụ thể là tăng chiều cao và số lá/cây. Màng chuyển hóa ánh sáng làm tăng một cách rõ rệt khả năng chống chịu sâu xanh và bệnh xoăn lá của cây, tăng phẩm chất của quả cà chua, cụ thể là độ Brix đạt 7% so với 6% của công thức đối chứng, hàm lượng đường tổng số đạt 1,9 g/100 g so với 1,8 g/100 g của công thức đối chứng, hàm lượng vitamin C đạt 10,2 mg/100 g so với 7,9 mg/100 g của công thức đối chứng. Từ khóa: Cà chua, nhà màng chuyển hóa ánh sáng, (phen)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 , sinh trưởng, Quảng Bình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.S. Riba A.S Minich, (1999). Công nghệ sản xuất màng Polyethylen chuyển hóa ánh sáng phục vụ Nông nghiệp. Công nghiệp Hóa chất, Số 10, tr. 660-662, (nguyên bản tiếng Nga). [2] Pogreb Roman, Finkelshtein Binyamin et al, (2004). Low-density polyethylene films doped with Eu(III) complex, their properties and applications. Polymers for Advanced Technologies, 15, pp. 414–418. [3] L. R. Melby, N. J. Rose, (1964). Synthesis and Fluorescence of Some Trivalent Lan- thanide Complexes. J. Chem. Phys., Vol. 86, 5117. SUMMARY Study in Quang Binh winter - springtime 2009 - 2010 on the tomato planted in membrance-house convered by converting light polyethylene film doped with (phen)2 Eu1−x Yx (NO3 )3 complex made in Vietnam Study in Quang Binh on the tomatoes planted in house converted by converting light polyethylene film doped with Eu(III) + Y(III) complex with phenanthroline ligand made in Vietnam was reported in the paper. The study results indicated that the tomato planted in the converting light film-house grew very good, especially noted was the shortened growing time shortened, the anti-pestilent and insect abilities enhanced, quality of the tomato, for example degrees Brix, content of total sugar and vitamin C, increased effectively. 123
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trông cây bằng phương pháp thủy canh
8 p | 519 | 170
-
Kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ
7 p | 192 | 35
-
Ảnh hưởng của Biochar và phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên đất cát
11 p | 212 | 31
-
Nghiên cứu bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kühn) gây hại một số cây trồng cạn vùng Hà Nội, năm 2011–2012
7 p | 209 | 26
-
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH MUỐI CHUA TỪ CÂY NHA ÐAM
6 p | 130 | 26
-
CNSH trong Bảo quản chế biến nông sản - Cà chua chuyển gen
67 p | 104 | 18
-
Biến nạp gen HbsAg trên một số giống cà chua bi (Lycopersicon esculentum Mill.)
10 p | 98 | 7
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA và GA3 đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua ở tỉnh Đồng Tháp
5 p | 89 | 6
-
Tìm hiểu ảnh hưởng của tiền xử lý nhiệt lên sự nẩy mầm và tăng trưởng của cây cà chua (Solanum lycopersicum L.) trong điều kiện stress hạn
9 p | 54 | 4
-
Nghiên cứu chuyển gen kháng sâu Cryiab vào cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill.) bằng phương pháp sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
7 p | 62 | 4
-
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác đa oxit chứa CeO2/La2O3 từ quặng đất hiếm Việt Nam và hoạt tính xử lý vi khuẩn vibrio parahaemolyticus, staphylococcus aureus trong môi trường nước nuôi trồng thủy sản và canh tác nông nghiệp
7 p | 34 | 3
-
Chuyển nạp gen HIV-1 p24 vào lạp thể cây cà chua (Solanum Lycopersicum L.) bằng phương pháp bắn gen
7 p | 40 | 3
-
Nghiên cứu xác định tổ hợp phân khoáng thích hợp cho giống cà chua mới VL2004 vụ đông xuân 2008-2009 trên đất 1 vụ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
5 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến dịch hại và năng suất của giống cà chua triển vọng TN386 trong vụ xuân hè 2013 tại Thái Nguyên
7 p | 45 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay nhà máy nhiệt điện Phả Lại đến một số tính chất đất cát trồng cây khoai lang
8 p | 117 | 3
-
Phân lập và phát triển thành công chế phẩm vi sinh vật chống bệnh hại cho cây trồng
3 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu chuyển gen nghiên cứu chuyển gen IPT tạo Cytokinin nhằm làm tăng tuổi thọ hoa cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.) nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
7 p | 60 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn