Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỪ BẢN NHỰA PVC BIẾN TÍNH<br />
CHỐNG SẠT LỞ CÔNG TRÌNH HUẤN LUYỆN TRONG<br />
ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI QUÂN KHU 9<br />
Nguyễn Thế Tiến, Bùi Hồng Hà, Nguyễn Thị Xuân Hồng*<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu ứng dụng cừ bản nhựa<br />
PVC biến tính chống sạt lở công trình huấn luyện trong điều kiện biến đổi khí hậu<br />
tại Quân khu 9. Cừ PVC biến tính có chất lượng tương đương với một số loại cừ<br />
ngoại nhập của Mỹ và Hà Lan nhưng giá thành chỉ bằng 70%. Loại vật liệu này có<br />
nhiều ưu điểm vượt trội so với các vật liệu truyền thống khác (ghi nhôm, cừ gỗ, bao<br />
cát…), đồng thời rất phù hợp ứng dụng chống sạt lở cho các công trình ven sông,<br />
kênh rạch và các công trình quân sự khác.<br />
Từ khóa: Cừ bản nhựa PVC biến tính, Sạt lở, Biến đổi khí hậu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
QK9 có tầm quan trọng đặc biệt về mặt quốc phòng an ninh. Hệ thống công<br />
trình huấn luyện tại QK9 có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc<br />
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là tại các đơn vị dọc biên giới phía Tây của<br />
đất nước. Các công trình này phân bố chủ yếu tại những địa bàn hiểm yếu, phức<br />
tạp, là nơi chịu tác động mạnh và có mức độ nhạy cảm cao đối với những thay đổi<br />
của môi trường tự nhiên như mưa, bão, lũ lụt, xâm nhập mặn, phèn hóa và sạt lở,<br />
sụt lún đất… Hàng năm gây tốn kém vô cùng lớn khi phải khắc phục, tu sửa, làm<br />
mới công trình do nhanh chóng bị xuống cấp, phá hủy.<br />
Đối với các công trình huấn luyện từ cấp sư đoàn trở xuống, các đơn vị thường<br />
sử dụng các vật liệu truyền thống để chống sạt lở như: bê tông cốt thép, bao cát, cừ<br />
gỗ… Gần đây, một số đơn vị đã áp dụng một số vật liệu mới như: cừ composite<br />
hoặc cừ nhựa PVC. [3]<br />
Bê tông cốt thép là loại vật liệu kiên cố, có độ bền cao theo thời gian. Tuy<br />
nhiên, nhược điểm chính của nó là rất nặng nên gặp nhiều khó khăn khi vận<br />
chuyển, xây dựng, lắp ráp công trình. Ngoài ra, giá thành cho việc ứng dụng vật<br />
liệu bê tông cao hơn các loại vật liệu khác.<br />
Bao cát và gỗ hiện đang được sử dụng nhiều trong việc xây dựng hầm hào công<br />
sự vì dễ thi công và có giá thành vừa phải. Tuy nhiên, tuổi thọ của các loại vật liệu<br />
này rất thấp.<br />
Cừ bản nhựa PVC biến tính (đã UV hóa) là giải pháp chống sạt lở hiệu quả cho<br />
kênh rạch, sông ngòi, bờ biển tại các vùng đất yếu. Cừ bản nhựa có ưu điểm là:<br />
không bị lão hóa do bức xạ mặt trời ổn định với nhiệt độ môi trường, bền về thời<br />
gian; Không bị ăn mòn bởi nước mặn, chua, phèn và ô nhiễm vi sinh; gọn nhẹ khi<br />
vận chuyển, giá thành vừa phải và thi công lắp đặt dễ dàng.<br />
Trong thời gian qua, Viện Nhiệt đới môi trường (Viện NĐMT) đã nghiên cứu<br />
và ứng dụng thành công cừ bản nhựa PVC biến tính chống sạt lở các công trình<br />
huấn luyện cho các đơn vị quân đội trên địa bàn Quân khu 9.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu [1]<br />
<br />
<br />
242 N. T. Tiến, B. H. Hà, N. T. X. Hồng, “Nghiên cứu ứng dụng cừ bản nhựa … Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
CBN có thành phần chính là nhựa PVC được phối trộn với cao su và một số phụ gia<br />
với tỷ lệ nhất định nhằm tăng độ dẻo, độ bền va đập và chịu được thời tiết khắc nghiệt.<br />
Thành phần cơ bản của CBN như sau:<br />
- Nhựa Poly viny clorua;<br />
- Chất ổn định nhiệt, ozon;<br />
- Chất chống lão hóa do bức xạ mặt trời;<br />
- Chất chống côn trùng, nấm mốc;<br />
- Bột độn, bột màu;<br />
- Chất cải thiện tính năng cơ lý;<br />
- Các phụ gia khác.<br />
Bảng 1. Những yêu cầu kỹ thuật đối với CBN [1].<br />
TT Những yêu cầu kỹ thuật Đơn vị tính Yêu cầu cần đạt<br />
1 Độ cứng Shore D ≥ 75<br />
2 Độ bền kéo Mpa ≥ 42<br />
3 Độ dãn dài tại thời điểm đứt % ≥ 40<br />
4 Độ bền uốn Mpa ≥ 65<br />
Ưu điểm cơ bản của loại vật liệu này là có thể dễ dàng gia công chế tạo theo<br />
nhiều kiểu dáng khác nhau phụ thuộc vào địa hình nơi lắp đặt và mục tiêu sử dụng.<br />
Thường CBN được chế tạo theo các dạng gần giống như hình chữ U, I hoặc Z.<br />
2.2. Địa điểm nghiên cứu [2]<br />
Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã phối hợp với Phòng KHQS/QK9 tiến hành điều<br />
tra khảo sát một số đơn vị trọng điểm để lựa chọn địa điểm ứng dụng mô hình<br />
chống sạt lở.<br />
Qua khảo sát chúng tôi thống nhất lựa chọn khu huấn luyện thuộc<br />
eBB3/fBB330 đóng tại Tp.Long Xuyên là đơn vị nằm trong vùng bị tác động mạnh<br />
của BĐKH, NBD và có tính đặc trưng, đại diện cho cả vùng làm cơ sở cho việc<br />
nhân rộng kết quả về sau để áp dụng mô hình.<br />
2.3. Phương pháp lắp đặt đối với công trình hào, hầm trú ẩn, bãi ném lựu đạn<br />
bằng CBN [1]<br />
CBN được thiết kế và chế tạo thành từng module riêng lẻ dạng chữ Z. Mỗi<br />
module có 2 ngàm kết nối dạng T và dạng C nhằm liên kết các module với nhau<br />
tạo thành bức tường theo chiều dài công trình rất vững chắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cừ bản nhựa PVC biến tính.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 243<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Kích thước mỗi bản được lựa chọn như sau:<br />
- Độ dày mỗi bản: 4,5 mm;<br />
- Chiều rộng mỗi bản nhựa: 320 mm;<br />
- Chiều dài mỗi bản cừ: tùy vào ứng dụng cho mỗi công trình huấn luyện.<br />
Việc thi công lắp đặt CBN có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào địa<br />
chất, địa hình của công trình.<br />
- Ở vùng đất yếu có thể dùng phương pháp thủ công như vồ gỗ.<br />
- Đối với đất cứng hơn, dùng gầu máy hoặc dùng thiết bị thủy lực chuyên dùng<br />
ấn cừ nhẹ nhàng xuống.<br />
- Tại những vùng đất không đồng nhất, đất cứng có sỏi đá, dùng cừ bản sắt<br />
đóng xuống sau đó nhấc lên và cho tấm cừ nhựa xuống.<br />
2.3.1. Tính toán vật tư<br />
2.3.1.1. Đối với hai tuyến hào vận động<br />
a). Hai tuyến hào vận động về hai tuyến ném có tổng chiều dài là 190m, Các<br />
bản cừ được lắp đặt ốp vào hai bên thành hào, giữa hai bản cừ có những thanh<br />
giằng inox.<br />
Số lượng CBN được tính toán như sau:<br />
- (190 x 2)m hào x 3 bản/m x 1,75m/bản = 1.995m<br />
- (190 x 2)m hào x 3 bản/m x 1,25m/bản = 1.425m<br />
b). Dọc theo hai tuyến hào được bố trí 04 hầm trú ẩn (hàm ếch), sử dụng loại cừ<br />
CBN3 dày 4,5 mm làm tường bao, sử dụng loại cừ CBN5 dày 10,0 mm làm mái<br />
che nhằm tăng độ cứng của mái.<br />
Số lượng được tính toán như sau:<br />
- Tường bao: (3,0 + 1,6x2)m x 3 bản/m x 1,85m/bản x 4 = 137,64 m<br />
- Mái che: (3,4m/bản x 2 bản/m x 1,6m) x 4 = 43,52 m<br />
2.3.1.2. Đối với hai tuyến ném<br />
Tại hai tuyến có hai vị trí để bộ đội thực hiện ném lựu đạn. Tuyến ném bao gồm<br />
hố ném và phía trước có ụ chắn hình vòng cung được đắp bằng đất.<br />
Kích thước của tuyến ném: R x H x S = (10,0 x 1,3 x 2,5)m.<br />
- Chiều cao H được tính tại điểm cao nhất.<br />
- Chiều sâu S bao gồm cả chiều sâu hố ném.<br />
Số lượng CBN được tính toán như sau:<br />
- (10 m x 3 bản/m x 1,55m/bản) x 4 = 186 m<br />
2.3.1.3. Đối với tuyến xuất phát<br />
Số lượng được tính toán như sau:<br />
- Tường bao: (5+2+2)m x 3 bản/m x 2,25m/bản = 60,75 m<br />
- Mái : 5,5m/bản x 2 bản/m x 2m = 22 m<br />
* Như vậy, tổng số lượng cừ cần thiết sử dụng cho công trình là (mục 1+2+ 3):<br />
- Loại cừ 4,5 mm: 3.804,39 m làm tròn 3.810 m<br />
- Loại cừ 10,0 mm: 65,52 m làm tròn 66 m.<br />
2.3.1.4. Tính toán nhu cầu thép giằng neo<br />
<br />
<br />
244 N. T. Tiến, B. H. Hà, N. T. X. Hồng, “Nghiên cứu ứng dụng cừ bản nhựa … Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Nhằm làm tăng độ cứng, vững của thành hào, nhóm thực hiện đã thiết kế các<br />
thanh giằng bằng thép inox để cố định các tấm cừ nhựa kè hai mặt của tuyến hào<br />
vận động. Thanh giằng được thiết kế một đầu chốt cố định, đầu kia được tạo ren để<br />
bắt ốc. Kích thước mỗi thanh giằng Ф6mm dài 0,6m.<br />
Số lượng thanh giằng neo được tính toán cho 190 m x 2 thành hào. Cứ cách 1m<br />
lắp đặt một thanh giằng, như vậy số lượng thanh giằng là 180 cái.<br />
2.3.2. Thi công lắp đặt<br />
Theo tiêu chuẩn Công binh, hào có độ sâu tối thiểu là 1m, tuyến chờ (hàm trú<br />
ẩn) chứa được 10-12 người, hàm ếch (trú ẩn trong khi vận động) chứa 2-4 người.<br />
Là vùng đất thấp nên hào không thể đào sâu quá 0,5m vì gặp phải nước ngầm,<br />
vì vậy, hào phải được làm nửa nổi nửa chìm. Hàm trú ẩn và các hàm ếch cũng phải<br />
làm nửa nổi nửa chìm. Qua khảo sát thực tế tại Trung đoàn 3 cho thấy, khu vực thi<br />
công là vùng đất yếu, do vậy việc lắp đặt tường chắn CBN tương đối đơn giản, có<br />
thể dùng vồ gỗ đóng các bản cừ xuống đất.<br />
Phương án thi công lắp đặt như sau:<br />
2.3.2.1. Đối với hai tuyến hào vận động<br />
Thi công tường chắn phía trong đảm bảo độ sâu của hào là 1m và thi công<br />
tường chắn phía ngoài đảm bảo độ nổi của hào so với nền đất tự nhiên là 0,5m.<br />
Sơ đồ và hình ảnh lắp đặt CBN đối với hào vận động như trong Hình 2, 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ lắp CBN đối với hào vận động. Hình 3. Thi công tuyến hào vận động.<br />
Sử dụng CBN có độ dày 4,5mm đóng xuống đất theo tỷ lệ 1:0,75 đối với tường<br />
trong, tức là 1m nổi và 0,75m chìm dưới đất; theo tỷ lệ 0,5:0,75 đối với tường<br />
ngoài, tức là 0,5m nổi và 0,75m chìm dưới đất. Cừ được đóng dọc theo theo hai<br />
bên thành hào theo chiều thẳng đứng, các bản cừ được nối với nhau bằng các khe<br />
nối, khoảng cách giữa hai hàng cừ là 0,5m, ở giữa hai hàng cừ được lèn đất chặt.<br />
Cứ khoảng 1m chiều dài hào được lắp đặt một thanh giằng giữ hai bên thành<br />
hào với nhau.<br />
2.3.2.2. Đối với hai ụ ném của tuyến ném<br />
Sơ đồ và hình ảnh thi công lắp đặt CBN tường chắn ụ ném như Hình 4, 5.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 245<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ lắp CBN tường chắn ụ ném. Hình 5. Thi công ụ ném.<br />
2.3.2.3. Đối với hầm trú ẩn<br />
Sơ đồ và hình ảnh thi công lắp đặt các hầm trú ẩn như Hình 6, 7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ lắp CBN đối với hầm trú ẩn. Hình 7. Thi công hầm trú ẩn.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Sau quá trình thi công, lắp đặt mô hình bằng cừ bản nhựa, nhóm thực hiện đã<br />
đánh giá khả năng chống sạt lở của mô hình như sau [1]:<br />
3.1. Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng CBN trước và sau khi lắp đặt tại công<br />
trình<br />
Để đánh giá chất lượng CBN trước và sau khi lắp đặt tại công trình chúng tôi đã<br />
gửi mẫu đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 để kiểm<br />
nghiệm. Nội dung kiểm nghiệm bao gồm:<br />
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính năng cơ lý của cừ bản nhựa trước khi chạy UV và<br />
nước: Độ cứng, độ bền kéo, độ dãn dài tại thời điểm đứt, độ bền uốn, độ bền va đập.<br />
- Kiểm nghiệm độ lão hóa thời tiết nhân tạo với nguồn đèn huỳnh quang UV và<br />
nước trong thời gian 96 giờ.<br />
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính năng cơ lý của cừ bản nhựa sau khi chạy UV và<br />
nước: Độ cứng, độ bền kéo, độ dãn dài tại thời điểm đứt, độ bền uốn, độ bền va đập.<br />
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính năng cơ lý của cừ bản nhựa sau khi lắp đặt tại<br />
công trình: Độ cứng, độ bền kéo, độ dãn dài tại thời điểm đứt, độ bền uốn độ bền<br />
va đập.<br />
<br />
<br />
246 N. T. Tiến, B. H. Hà, N. T. X. Hồng, “Nghiên cứu ứng dụng cừ bản nhựa … Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả kiểm nghiệm đối với CBN.<br />
Kết quả kiểm<br />
Những yêu cầu kỹ Yêu cầu nghiệm<br />
TT Phương pháp thử<br />
thuật cần đạt<br />
CBN5 CBN3<br />
1 Độ cứng (Shore D) ISO 868:2003 ≥ 75 81 82<br />
2 Độ bền kéo (Mpa) ASTM D 638-10 ≥ 42 48 45,4<br />
3 Độ dãn dài tại thời ASTM D 638-10 ≥ 40 60 70<br />
điểm đứt (%)<br />
4 Độ bền uốn (Mpa) ISO 178:2010 ≥ 65 71,1 68,8<br />
2<br />
5 Độ bền va đập Kj/m ASTM D 256 ≥5 7,1 7,6<br />
(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3, 2015)<br />
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo các<br />
Tiêu chuẩn ASTM, ISO 178:2010 và ISO 868:2003.<br />
3.2. Đánh giá chất lượng công trình từ khi đưa vào hoạt động<br />
Công trình chống sạt lở trong điều kiện BĐKH và NBD cho bãi ném lựu đạn<br />
thật tại eBB3/fBB330/QK9 được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 3/2015<br />
đến nay. Trong thời gian qua tại bãi ném lựu đạn thật đã có 5 đợt ném lựu đạn với<br />
1.055 lượt người cho 5 đơn vị eBB3/fBB330, e892/An Giang, lữ 6 Pháo binh, lữ<br />
256 Thông tin và lữ 226 Cao xạ.<br />
Hiện trạng chất lượng công trình được đánh giá như sau:<br />
- Quá trình huấn luyện, tổ chức luyện tập ném lựu đạn được thuận tiện và bảo<br />
đảm an toàn hơn do các tuyến chỉ huy, tuyến chờ, tuyến hào vận động và hầm ếch<br />
được kè chắc chắn bằng CBN.<br />
- Bãi ném lựu đạn thật không còn bị sạt lở sau mỗi lần mưa lớn và nước thủy<br />
triều lên xuống.<br />
- Chất lượng của cừ bản nhựa cho đến nay vẫn tốt, chưa thấy có dấu hiệu bị<br />
gãy vỡ do mảnh lựu đạn hay đất đá, đồng thời không bị lão hóa hay xuống cấp do<br />
tác động của môi trường.<br />
3.3. Đánh giá hiệu quả phục vụ công tác huấn luyện<br />
Qua các đợt diễn tập sản phẩm được Sư đoàn đánh giá như sau:<br />
- Về tính cơ động: CBN nhẹ dễ dàng mang vác, đặc biệt hiệu quả đối với<br />
những nơi có địa hình xấu khó di chuyển. Nếu so sánh với ghi nhôm trên 90<br />
kg/tấm thì CBN nhẹ hơn nhiều (từ 6 – 9 kg/tấm). Một ưu điểm nữa của CBN nhựa<br />
là trên đường hành quân nếu gặp đường lầy lội khó đi có thể dùng cừ lót đường<br />
cho bộ đội đi qua.<br />
- Về thời gian và nhân lực lắp đặt: Thời gian lắp đặt được rút ngắn hơn nhiều<br />
so với các vật liệu khác (ghi nhôm, cây gỗ). Nếu lắp đặt hầm chỉ huy cấp Sư đoàn<br />
sử dụng ghi nhôm thì mất từ 15 – 20 ngày và cần khoảng 50 - 60 người. Còn sử<br />
dụng CBN chỉ cần 10 người lắp đặt trong thời gian 6 tiếng.<br />
- Về chất lượng công trình: CBN có độ chắc chắn tương đương các vật liệu<br />
khác, tuy nhiên có ưu điểm là sử dụng được nhiều lần.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 247<br />
Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
- Chất lượng của cừ bản nhựa cho đến nay vẫn tốt, chưa thấy có dấu hiệu bị<br />
gãy vỡ do mảnh đạn hay đất đá, đồng thời không bị lão hóa hay xuống cấp do tác<br />
động của môi trường.<br />
3.4. Đánh giá hiệu quả về kinh tế<br />
Để so sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng cừ bản nhựa PVC biến tính với<br />
các vật liệu khác mà Sư đoàn đang sử dụng lắp đặt công trình huấn luyện có thể<br />
xem xét các tiêu chí sau:<br />
- Nguồn cung cấp vật tư;<br />
- Chi phí vận chuyển vật tư từ nơi cung cấp tới vị trí tập kết lắp đặt;<br />
- Tuổi thọ (độ bền) vật liệu;<br />
- Giá thành vật tư cần để lắp đặt một đơn vị công trình huấn luyện.<br />
Từ các tiêu chí nêu trên có thể lập bảng so sánh dưới đây:<br />
Bảng 3. So sánh hiệu quả kinh tế vật tư lắp đặt công trình huấn luyện tại<br />
fBB330/QK9.<br />
Tiêu chí so sánh<br />
Loại vật<br />
Nguồn Nhân công<br />
TT liệu Chi phí v/c Tuổi thọ Giá thành<br />
cung cấp lắp đặt<br />
91,5<br />
1 Cừ PVC Ổn định 1 chuyến xe 20 năm 10 người<br />
tr/hầm<br />
Ghi 15 chuyến 50-60<br />
2 Ổn định >20 năm Rất cao<br />
nhôm xe người<br />
Không ổn Nhiều 15 Trên 100<br />
3 Cừ gỗ 1 năm<br />
định chuyến xe tr.đ/hầm người<br />
Từ bảng 3 cho ta thấy sử dụng CBN là rẻ nhất, đồng thời có thể sử dụng được<br />
nhiều lần và không cần nhiều nhân lực lắp đặt.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Viện NĐMT đã nghiên cứu và ứng dụng thành công vật liệu mới CBN PVC<br />
biến tính làm vật liệu chống sạt lở cho e3/fBB330/QK9 thay thế các loại vật liệu<br />
truyền thống đang được sử dụng (bê tông, cừ thép, cừ gỗ, bao cát…). Loại vật liệu<br />
này có nhiều ưu điểm vượt trội là bền với thời gian, chịu được các điều kiện môi<br />
trường khắc nghiệt như: nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, tia UV, va đập mạnh.....<br />
Qua thử nghiệm thực tế vừa qua công trình hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đặt ra,<br />
không bị sạt lở, vật liệu CBN không có dấu hiệu bị lão hóa, đổi màu, các chỉ tiêu<br />
cơ lý qua kiểm nghiệm vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Loại vật liệu này có thể ứng<br />
dụng cho các đơn vị tương tự trong toàn quân.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát đánh<br />
giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các hoạt động quân sự của Quân<br />
khu 9 và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu”. 2013.<br />
[2]. Viện Nhiệt đới môi trường. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Xây dựng thí điểm mô<br />
hình ứng dụng giải pháp chống sạt lở công sự trong điều kiện biến đổi khí hậu<br />
ở Quân khu 9”, 2015.<br />
<br />
<br />
248 N. T. Tiến, B. H. Hà, N. T. X. Hồng, “Nghiên cứu ứng dụng cừ bản nhựa … Quân khu 9.”<br />
Thông tin khoa học công nghệ<br />
<br />
[3]. Trần Đình Hợi – Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam. “Nghiên cứu sạt lở và giải<br />
pháp phòng chống sạt lở, bảo vệ các sông biên giới phía Bắc Việt Nam”, 2005.<br />
ABSTRACT<br />
APPLYING MODIFIED PVC PILE TO BE AGAINST ANTI-LANDSLIDE<br />
FOR TRAINING PROJECT IN THE CLIMATE CHANGING CONDITION<br />
IN THE MILITARY ZONE 9<br />
This article summarizes the study results for applying modified PVC pile<br />
to be against anti-landslide for training project in the climate changing<br />
condition in Military Zone 9. The quality of modified PVC pile is equivalent<br />
to some types which are imported from United States and Netherlands but it<br />
costs only 70% of current price. This type of material has many advantages<br />
compared with other traditional materials (Aluminium, wood pile, sand bag<br />
...). It is also suitable for anti-landslide application for riverside, canal<br />
project and many other Military Works<br />
Keywords: Modified PVC pile, Landslide, Climate change.<br />
<br />
Nhận bài ngày 20 tháng 6 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 9 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 9 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Nhiệt đới môi trường;<br />
57 A Trương Quốc Dung, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.<br />
*<br />
Email: hong_hc02@yahoo.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 249<br />