intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ KÉO DÀI THỜI HẠN BẢO QUẢN CHO MỘT SỐ LOẠI RAU, QUẢ CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ CAO Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chia sẻ: Nguyen Thi Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

89
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xoài, dứa của Bình Định được xếp vào loại trái cây đặc sản. Tuy nhiên, vì lượng sản phẩm lớn với kỹ thuật canh tác truyền thống, phương pháp mà nhà vườn áp dụng sau thu hoạch chủ yếu là tiêu thụ trực tiếp trong khu vực, cho nhà máy chế biến hoặc cho các thương nhân. Các nông hộ chưa có biện pháp bảo quản sau thu hoạch để lưu trữ dài ngày nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, dù là loại trái cây đặc sản, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với giá trị mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ KÉO DÀI THỜI HẠN BẢO QUẢN CHO MỘT SỐ LOẠI RAU, QUẢ CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ CAO Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

  1. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ KÉO DÀI THỜI HẠN BẢO QUẢN CHO MỘT SỐ LOẠI RAU, QUẢ CÓ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ CAO Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH CNĐT: ThS. Nguyễn Mạnh Khải CQCT: Trung tâm KHCN phát triển đô thị và Nông thôn CBPH: TS. Trần Trung Dũng, KS. Dương Thái Bình, KS. Phạm Phương Loan, KS. Trịnh Thị Hạnh, KS. Đoàn Hằng Vân, KS. KS. Lê Văn Nghĩa, KS. Lê Thanh Long TGTH: 01/2007-6/2009 MỞ ĐẦU Xoài, dứa của Bình Định được xếp vào loại trái cây đặc sản. Tuy nhiên, vì lượng sản phẩm lớn với kỹ thuật canh tác truyền thống, phương pháp mà nhà vườn áp dụng sau thu hoạch chủ yếu là tiêu thụ trực tiếp trong khu vực, cho nhà máy chế biến hoặc cho các thương nhân. Các nông hộ chưa có biện pháp bảo quản sau thu hoạch để lưu trữ dài ngày nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, dù là loại trái cây đặc sản, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với giá trị mà sản phẩm này có thể mang lại. Từ đó, nhu cầu về nghiên cứu ứng dụng để tăng cường, lựa chọn và phổ biến được giải pháp kỹ thuật an toàn bảo quản rau quả có hiệu quả kinh tế cao cho khu vực nông nghiệp là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần khai thác các lợi thế phát triển kinh tế của Tỉnh. I/ MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu Xây dựng qui trình công nghệ bảo quản và mô hình ứng dụng một số biện pháp tổng hợp nhằm kéo dài thời hạn bảo quản, nâng cao hiệu quả kinh tế của một số loại rau quả (xoài, dứa, hành) trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2. Nội dung - Điều tra, khảo sát về diện tích, năng suất, thực trạng chế biến, tiêu thụ, tổn thất của một số loại rau quả sau thu hoạch trên địa bàn tỉnh và định hướng phát triển, dự báo thị trường trong thời gian tới đối với một số loại rau quả có khả năng hàng hoá cao. - Xác định độ chín và thời điểm thu hoạch xoài, dứa, hành củ trên địa bàn tỉnh Bình Định - Xác định kỹ thuật chăm sóc, thu hái và xử lý trước khi bảo quản đối với xoài, dứa, hành để hạn chế ruồi đục quả, bệnh thán thư (xoài); cháy quả (dứa); ộp (hành củ). - Tiến hành thử nghiệm bảo quản các loại rau quả sau thu hoạch bằng các biện pháp tổng hợp và đánh giá chất lượng rau quả sau khi bảo quản (mô hình quy mô nhỏ, quy mô lớn và thử nghiệm lại) - Xây dựng quy trình công nghệ áp dụng một số biện pháp tổng hợp bảo quản cho Xoài, Dứa, Hành trên địa bàn tỉnh Bình Định - Phân tích đánh giá tồn dư các hoá chất sử dụng trước thu hoạch và trong quá trình bảo quản ở các sản phẩm xoài, dứa, hành 3. Phương pháp - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: điều tra khảo sát và thu thập số liệu tại các UBND huyện, UBND xã và các hộ dân vùng chuyên canh các loại cây xoài, dứa, hành
  2. bằng phiếu điều tra đã lập sẵn. - Phương pháp thống kê, tổng hợp các số liệu điều tra và thu thập thông tin. - Nghiên cứu các chuyên đề bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành bảo quản sau thu hoạch và các tài liệu liên quan. - Phương pháp lý thuyết cơ sở: kế thừa các số liệu, qui trình, chế phẩm bảo quản rau, quả,... đã được áp dụng trong nước và quốc tế. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu: + Hàm lượng Vitamin C: bằng phương pháp thử TCVN 6427 - 2/1998 + Hàm lượng axit hữu cơ tổng số: bằng phương pháp thử TCVN 4589 - 88 + Hàm lượng chất khô: bằng phương pháp thử PTLTTP (p.157) + Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật: bằng phương pháp thử FAO 14/13 - 1992 II/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Hiện trạng về diện tích, năng suất và phương pháp chăm sóc các loại rau quả ở Bình Định Xoài, dứa và hành là các loại rau quả có giá trị thế mạnh ở Bình Định. được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh. số liệu năng suất tổng hợp từ thống kê 159 hộ dân cho kết quả năng suất trung bình của dứa là 32,5 tấn/ha, xoài là 6,07 tấn/ha. hành là 4,5 tấn/ha. Phần lớn diện tích dứa ở các vùng trồng tập trung đã bị phá bỏ do hiệu quả kinh tế đem lại thấp, sản phẩm không có đầu ra. Sản phẩm cây ăn quả ở Bình Định chủ yếu được tiêu thụ ở dạng quả tươi. Cơ sở chế biến nông sản nói chung và sản phẩm rau quả nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Định rất nhỏ lẻ, không tập trung, số lượng cơ sở chế biến không nhiều, chủ yếu là tiêu thụ tươi. Còn tại các nhà vườn, khi thu hoạch sản phẩm rau quả thường đem tiêu thụ trực tiếp, rất ít chế biến. Những trọng điểm tiêu thụ chính về rau quả tươi: thành phố Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang và một số vùng lân cận. Thị trường tiêu thụ rau quả tươi của Bình Định rất lớn, sản phẩm quả tươi do tỉnh cung cấp mới chỉ đáp ứng một phần, phần còn lại do một số tỉnh phía Nam cung cấp, trong đó chủ yếu là sản phẩm của một số chủng loại cây ăn quả chính: xoài, cam quýt, thanh long, na... Sau khi thu hoạch thì sản phẩm được tiêu thụ ngay trong ngày trên địa bàn tỉnh do chưa có các phương pháp chế biến cũng như bảo quản sản phẩm sau thu hoạch mà các sản phẩm rau quả đều khó giữ được lâu trong điều kiện thường. 2. Xây dựng mô hình thí nghiệm bảo quản dứa, xoài, hành * Xây dựng mô hình bảo quản dứa CAYENNE - Giai đoạn trước thu hoạch Theo dõi 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày trong mỗi năm 2007, 2008, 2009. Tiến hành phun chế phẩm cho mô hình thực nghiệm. Ở công thức đối chứng các giá trị cảm quan cho thấy màu sắc của quả dứa là màu vàng. Trong khi đó tại các lô sử dụng chế phẩm kéo dài thời gian thu hoạch thì các giá trị được thể hiện là màu xanh vàng và màu xanh nhạt. Căn cứ theo kết quả đánh giá một số chỉ tiêu như màu sắc, sâu bệnh cho thấy lô dứa sử dụng Befgmydt 0.5% và Viben C cho kết quả tốt nhất. Kết quả thời gian chín của lô này kéo dài hơn so với đối chứng từ 20 - 25 ngày và các lô sử dụng công thức khác từ 10 - 15 ngày.
  3. Bảng 1: Tổng kết kết quả thí nghiệm sử dụng chế phẩm trước thu hoạch Chỉ tiêu Công thức cho kết quả tốt nhất Kiviva 0,02%, Kích phát tố thiên nông 0,15%, Màu sắc Befgmydt 0,5% Kiviva 0,02%, 0,1%; Kích phát tố thiên nông 0,15%; Befgmydt Mức độ sâu bệnh 0,5% Chế phẩm Befgmydt 0,5% và Viben C 0,5% cho quả dứa chậm Kết quả tổng hợp chín lâu nhất (hơn lô đối chứng 20 - 25 ngày) - Giai đoạn sau thu hoạch Dứa tươi sau khi được cắt từ ruộng về được sơ chế và nhúng trong chế phẩm khoảng 2 phút, sau đó dứa được vớt ra để khô ráo trong điều kiện tự nhiên. Sử dụng bao bì PE để bao gói rồi đưa vào kho lạnh (10oC) và điều kiện nhiệt độ thường (250C) để bảo quản. + Bảo quản sau thu hoạch ở 250C sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5% cho kết quả tốt nhất, kéo dài thời gian chín từ 14 -15 ngày. + Bảo quản sau thu hoạch ở 100C sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5% cho kết quả tốt nhất, kéo dài thời gian chín từ 25 - 28 ngày. 2. Mô hình bảo quản xoài cát Hoà Lộc - Giai đoạn trước thu hoạch Theo dõi 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày. Theo dõi trên cây theo các ký hiệu đánh số chùm A, B, C, D sau đó lấy tỷ lệ trung bình trên cây. Kết quả cho thấy lô sử dụng chế phẩm befgmydt 0,5% đã kéo dài thời gian chín quả từ 20 - 25 ngày so với lô đối chứng. - Giai đoạn sau thu hoạch - Ở điều kiện 250C thì sử dụng Befgmydt 0,5% kéo dài thời gian lưu giữ quả từ 10 - 13 ngày cho kết quả tốt nhất. - Ở điều kiện 100C các mẫu sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5%, Viben C 0,5% và Kiviva 0,02% đều giúp đảm bảo chất lượng quả xoài trong quá trình bảo quản cao hơn mẫu đối chứng. Trong đó, mẫu sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5% cho kết quả tốt nhất và kéo dài thời gian lưu giữ quả từ 20 - 25 ngày cho chất lượng quả tốt nhất. Thời gian bảo quản quả xoài bằng phương thức xử lý chế phẩm kết hợp qui trình bảo quản nhiệt độ thấp để quả vẫn được giá trị thương phẩm tối đa là 30 ngày. 3. Mô hình bảo quản hành - Giai đoạn trước thu hoạch Các công thức sử dụng chế phẩm cho kết quả tỷ lệ sâu bệnh thấp hơn công thức đối chứng. Cụ thể tại thời điểm thu hoạch tại lô sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5% cho tỷ lệ sâu bệnh 12,57% trong toàn lô, lại lô sử dụng Befgmydt cho tỷ lệ sâu bệnh 15,4% trong toàn lô và tại lô đối chứng tỷ lệ sâu bệnh là 18,6% trong toàn lô. - Giai đoạn sau thu hoạch Hành củ được nhúng trong chế phẩm trong 2 phút và được bỏ ra ngoài để trong các kệ sàng có lỗ nhỏ nhằm mục đích thoát hết dung dịch chế phẩm ra ngoài. Để khô ráo và bảo quản nơi thoáng mát có nhiệt độ 250C và độ ẩm 85%. Kết quả: sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,5% có thể kéo dài thời gian lưu giữ hành củ từ 70 - 80 ngày là cho kết quả tốt nhất.
  4. Phân tích các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình thí nghiệm chế phẩm để kéo dài thời gian thu hoạch và thí nghiệm chế phẩm bảo quản ở nhiệt độ 25oC và nhiệt độ 10oC. Kết quả của cả 3 loại quả thí nghiệm đều không phát hiện ra các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong các loại mẫu thí nghiệm. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết quả của đề tài đã đạt mục tiêu là kéo dài thời gian bảo quản cho một số loại rau quả - đại diện là xoài, dứa, hành, rải vụ thu hoạch và nâng cao thu nhập, bảo vệ an toàn thực phẩm cho người dân, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tăng cường tính cạnh tranh cho sản phẩm và thông qua đó giúp địa phương nâng cao giá trị kinh tế nông sản sau thu hoạch, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ứng dụng chế phẩm bảo quản để tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế hơn cần được song song với việc phát triển yếu tố thương mại. Dịch vụ thương mại cần được hưởng các chế độ khuyến mãi của tỉnh trong quá trình tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sau bảo quản theo hướng ứng dụng các phương thức mua bán chuyên nghiệp hiện đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị như sau: - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan đến phát triển nông nghiệp Bình Định có những biện pháp đẩy mạnh công tác phát triển các dịch vụ chế biến nông sản ở nông thôn, nhằm cung cấp các loại chế phẩm, các phương tiện dụng cụ, dịch vụ kho lạnh bảo quản sản phẩm và tài liệu hướng dẫn sử dụng đến tận tay người dùng,… một cách định hướng, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh. - Sở KH&CN của tỉnh cùng chính quyền các cấp tổ chức áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để trợ giúp tư vấn tích cực cho nông dân tiếp cận công nghệ và có thể mạnh dạn áp dụng công nghệ mới một cách hiệu quả. Biên tập: Vinh Hương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0