ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
-------------------------<br />
<br />
Nguyễn Thế Nghĩa<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẢN ỨNG<br />
HẠT NHÂN GÂY BỞI CHÙM HẠT TÍCH ĐIỆN TRÊN<br />
MÁY GIA TỐC TĨNH ĐIỆN TRONG PHÂN TÍCH<br />
Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân<br />
Mã số: 62 44 05 01<br />
<br />
(DỰ THẢO)<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN<br />
<br />
Hà Nội - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. Lê Hồng Khiêm,<br />
PGS.TS. Bùi Văn Loát.<br />
<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận<br />
án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 20...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Năm 2011, lần đầu tiên tại Việt Nam đã lắp đặt một máy gia tốc tĩnh điện<br />
5SDH-2 Pelletron, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội. Đây là máy gia tốc tĩnh điện hiện đại do hãng National Electrostatics<br />
Corporation (NEC) - Mỹ sản xuất. Máy có khả năng ứng dụng cho nhiều lĩnh<br />
vực nghiên cứu khác nhau, từ vật lý hạt nhân, khoa học vật liệu, môi trường,<br />
sinh học, địa chất… Đây chính là cơ sở để đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số<br />
phản ứng hạt nhân gây bởi chùm hạt tích điện trên máy gia tốc tĩnh điện trong<br />
phân tích” được thực hiện.<br />
Mục đích của đề tài là:<br />
Nghiên cứu ứng dụng một số phản ứng hạt nhân gây bởi chùm hạt tích điện<br />
trên máy gia tốc, cụ thể là ứng dụng để chuẩn hóa năng lượng của máy gia tốc.<br />
Nghiên cứu ứng dụng chùm hạt tích điện trong phân tích, mà cụ thể là<br />
trong phân tích PIXE và RBS.<br />
Như vậy, nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm hai phần rõ rệt. Đây là các<br />
nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam trên lĩnh vực này.<br />
<br />
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ<br />
DỤNG CHÙM ION TRÊN MÁY GIA TỐC TĨNH ĐIỆN<br />
1.1. Giới thiệu chung<br />
Phương pháp phân tích sử dụng chùm ion (Ion Beam Analysis - IBA) là<br />
dựa vào sự tương tác của các hạt nặng mang điện (chùm ion) với vật chất của<br />
mẫu cần phân tích. Khi một mẫu được bắn phá với một chùm ion năng lượng<br />
trong phạm vi một vài MeV, chúng tương tác với nguyên tử và hạt nhân bằng<br />
các quá trình tương tác khác nhau để dẫn đến sự phát xạ ra tia X, các hạt tích<br />
điện, neutron và tia gamma. Phát hiện các sự kiện phát ra như vậy để có được<br />
thông tin về các thành phần và hàm lượng nguyên tố của mẫu cần phân tích và<br />
chiều sâu cũng như phân bố của các nguyên tố trong mẫu phân tích. Để có kết<br />
quả này người ta thường sử dụng một chùm ion (beam) tới đơn năng, hoặc một<br />
chùm microbeam quét trên một diện tích nào đó của mẫu.<br />
IBA là một thuật ngữ chung có liên quan đến một số kỹ thuật như phân<br />
tích phổ tán xạ ngược Rutherford (Rutherford Backscattering SpectrometryRBS), phân tích phản ứng hạt nhân (Nuclear Reaction Analysis-NRA) và phân<br />
tích phát xạ tia X gây bởi hạt tích điện (Particle Induced X-ray Emission-PIXE).<br />
Chúng có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp phân tích<br />
IBA khác nhau để có được thêm thông tin về bia đang được nghiên cứu. Ngoài<br />
ra chúng có thể được sử dụng với cả một chùm đơn năng lượng, chiếu cố định<br />
trên một diện tích, hoặc một microbeam quét theo từng điểm trên diện tích đó.<br />
3<br />
<br />
IBA kết hợp ưu điểm là không phá hủy và định lượng. Chúng có thể được<br />
áp dụng cho các vấn đề phân tích thành phần nguyên tố và thông tin phân bố<br />
của các nguyên tố theo chiều sâu tính từ bề mặt mẫu cần phân tích.<br />
1.2. Phương pháp phân tích sử dụng chùm ion<br />
1.2.1. Phương pháp PIXE<br />
Khi một electron từ một lớp bên trong của vỏ điện tử của một nguyên tử<br />
được loại bỏ để lại một chỗ trống, một electron từ lớp vỏ bên ngoài của nguyên<br />
tử ấy sẽ lấp đầy chỗ trống này và giải phóng một lượng tử năng lượng, phát xạ<br />
ra bên ngoài cùng lúc, tương đương với chênh lệch năng lượng giữa hai lớp vỏ.<br />
Lượng tử năng lượng này, được gọi là tia X, là đặc trưng của các nguyên tử và<br />
có thể được sử dụng để xác định nguyên tử đó. Các điện tử ở bên trong có thể<br />
được loại bỏ bằng cách va chạm của một hạt tích điện năng lượng cỡ MeV, tạo<br />
ra tia X đặc trưng được gọi là phát xạ tia X gây bởi hạt tích điện (Particle<br />
Induced X-ray Emission -PIXE) và lần đầu tiên được phát hiện bởi Johansson et<br />
al. năm 1970. Như đã đề cập ở trên, việc tạo ra các tia X đặc trưng là do các<br />
electron di chuyển từ một lớp vỏ điện tử cao hơn xuống lớp vỏ thấp hơn. Đặc<br />
điểm của tia X được xác định tương ứng với lớp vỏ điện tử (K, L, M, ...) đang<br />
được lấp đầy với các electron từ lớp vỏ bên ngoài và được chỉ số bởi (α, β, γ)<br />
trong mối quan hệ với lớp vỏ bên ngoài.<br />
PIXE xác định các nguyên tố bởi sự phát xạ tia X đặc trưng của nó và nó<br />
có thể được sử dụng để phân tích định lượng bằng cách đo số lượng phát ra tia<br />
X ở một góc khối nào đó. Công thức cơ bản được sử dụng trong phân tích định<br />
lượng PIXE cho mẫu mỏng là một công thức đơn giản được cho bởi phương<br />
trình (1.1) [9]:<br />
N nI p T <br />
(1.1)<br />
trong đó:<br />
N: Tổng số xung đếm được trong đỉnh phổ năng lượng của tia X được tạo ra bởi<br />
các tương tác tia X với detector trong mỗi đơn vị thời gian.<br />
n: Tổng số nguyên tử của nguyên tố đang được nghiên cứu trên một đơn vị diện<br />
tích mẫu.<br />
I: Tổng số hạt mang điện trong chùm beam chiếu trong mỗi đơn vị thời gian;<br />
σp: Tiết diện vi phân phát xạ tia X; Ω: Góc khối tương ứng với detector; T: Hệ<br />
số truyền qua của tia X qua bộ lọc giữa mẫu và detector; ε: Hiệu suất của<br />
detector tại đỉnh phổ năng lượng của tia X.<br />
Đối với bia dày thì các phân tích phức tạp hơn do sự thay đổi năng lượng của<br />
các hạt trong khi chúng thâm nhập vào các mẫu và do đó làm thay đổi tiết diện<br />
phát xạ tia X, và nó là một hàm của năng lượng hạt tới. Hơn nữa, tia X được<br />
được tạo ra ở độ sâu có khả năng được hấp thụ trong mẫu hơn là được phát hiện<br />
bởi detector tia X. Hai yếu tố này phải được đưa vào trong các tính toán khi<br />
4<br />
<br />
phân tích PIXE với các bia dày (TT-PIXE) [10] bằng cách xác định các nguyên<br />
tố có hàm lượng lớn nhất trong mẫu (xác định ma trận mẫu - matrix elements).<br />
PIXE có ưu điểm rất lớn [12] vì nó là phân tích đa nguyên tố, độ nhạy cao,<br />
độ phân giải đạt cỡ ppm, có khả năng phân tích các mẫu có khối lượng rất nhỏ,<br />
định lượng mà không cần mẫu chuẩn, nhanh chóng, không phá hủy và kinh tế.<br />
Nó đã được sử dụng và áp dụng trong nhiều ứng dụng của phân tích nguyên tố<br />
trong các lĩnh vực như y học, sinh học, địa chất, khoa học vật liệu, ô nhiễm môi<br />
trường và khảo cổ học.<br />
1.3. Phân tích tán xạ ngược Rutherford (RBS)<br />
Năm 1908 Ernest Rutherford, cùng với Geiger và Marsden lần đầu tiên<br />
nghiên cứu tán xạ hạt alpha. Tên Rutherford Backscattering (RBS) bắt nguồn từ<br />
tên của ông ấy. RBS được dựa trên sự tán xạ đàn hồi của các ion năng lượng<br />
cao của chùm ion (beam) với các hạt nhân trong mẫu bằng tương tác hoàn toàn<br />
Coulomb. Những hạt tán xạ ngược có thể được phát hiện bằng cách sử dụng<br />
một detector hàng rào mặt silicon. RBS là phương pháp phân tích chùm ion<br />
được sử dụng rộng rãi đối với các phép phân tích lớp bề mặt của vật liệu. Trong<br />
đó mẫu được chiếu bằng các ion có năng lượng cỡ MeV (0.5 - 4MeV), và năng<br />
lượng của các ion bị tán xạ ngược được ghi nhận với các detector nhạy năng<br />
lượng, điển hình như detector bán dẫn hàng rào mặt. RBS cho phép xác định<br />
thành phần của vật chất và sự phân bố các nguyên tố theo độ sâu bề mặt mẫu.<br />
RBS phân tích định lượng và không phá hủy mẫu, độ chính xác chiều sâu<br />
tốt (nm) và rất nhạy với các nguyên tố nặng. Độ sâu phân tích vào khoảng 2µm<br />
đối với ion helium và 20µm đối với proton chiếu lên mẫu. Các góc tán xạ tốt<br />
nhất là 150o-180o. Hạn chế của RBS là độ nhạy thấp với các nguyên tố nhẹ và<br />
thường phải có sự kết hợp với các phương pháp phân tích hạt nhân cơ bản khác.<br />
1.4. Phân tích phản ứng hạt nhân (NRA)<br />
Khi một hạt tương tác với hạt nhân nguyên tử trong mẫu do năng lượng của<br />
nó đủ để vượt qua hàng rào Coulomb (hoặc do hiệu ứng đường hầm), hoặc một<br />
tương tác đàn hồi (nhưng không phải là tán xạ Rutherford) hay một sự tương tác<br />
không đàn hồi xảy ra. Khi một ion trải qua một phản ứng không đàn hồi với các<br />
hạt nhân bia và diễn ra sự sắp xếp lại các thành phần nucleon, dẫn đến tạo ra<br />
các hạt nhân sản phẩm khác nhau và các hạt bức xạ. Những hạt bức xạ này có<br />
thể là hạt tích điện, neutron và tia gamma. Thu nhận và phân tích các hạt phát ra<br />
này cung cấp thông tin định tính và định lượng cực kỳ quan trọng về bia, đây<br />
chính là kỹ thuật phân tích phản ứng hạt nhân (NRA) [17]. NRA được sử dụng<br />
cho phân tích các nguyên tố nhẹ (mà thường không thể phân tích được với các<br />
kỹ thuật ở phần trên), như vậy NRA là một sự bổ sung cho các kỹ thuật trên.<br />
Khi một phản ứng hạt nhân xảy ra, một năng lượng Q (MeV) bằng chênh lệch<br />
giữa khối lượng còn lại của các hạt ban đầu và các sản phẩm được phát ra. Nó<br />
được gọi là giá trị Q của phản ứng. Nếu M1, M2, M3 và M4 là khối lượng (theo<br />
5<br />
<br />