Nguyễn Thị Lợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 91 - 96<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG ĐẬU TƢƠNG VÀ GIỐNG LẠC<br />
THÍCH HỢP TRÊN ĐẤT MỘT VỤ LÚA TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ,<br />
TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Lợi* , Trần Ngọc Ngoạn , Đặng Văn Minh<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các giống cây trồng phù hợp sản xuất trên đất 1 vụ lúa nhƣ: lạc<br />
và đậu tƣơng. Thử nghiệm bao gồm 5 giống đậu tƣơng và 6 giống lạc tuyển chọn từ các giống có tiềm<br />
năng năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống đậu tƣơng DT96 năng suất đạt trung bình 31,3<br />
tạ/ha và giống lạc L14 năng suất đạt 42,4 tạ/ha phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái huyện Đồng<br />
Hỷ. Các giống này đã đƣợc đƣa vào mô hình canh tác vụ xuân trên đất 1 vụ lúa đạt hiệu quả kinh tế cao.<br />
Từ khóa: Cây trồng vụ xuân; Đất không chủ động nước.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi của<br />
tỉnh Thái Nguyên, theo số liệu thống kê Đồng<br />
Hỷ vẫn còn 1381 ha đất canh tác nhờ nƣớc<br />
trời (không chủ động nƣớc) [3]. Trong điều<br />
kiện đồng ruộng chƣa có hệ thống tƣới thì<br />
việc nghiên cứu chọn cây trồng cạn để gieo<br />
trồng trong vụ xuân là hết sức cần thiết. Việc<br />
tăng vụ trên diện tích 1 vụ trƣớc hết là làm<br />
tăng thu nhập cho ngƣời dân, góp phần cải<br />
thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho<br />
ngƣời dân nơi đây. Theo Đào Thế Tuấn [4],<br />
việc tăng vụ là tăng độ che phủ cho đất hạn<br />
chế sự bốc hơi vật lý, làm chậm quá trình<br />
khoáng hóa chất hữu cơ giữ cho đất có độ ẩm<br />
và kết cấu tốt hơn. Mặt khác đất một vụ trên<br />
địa bàn huyện Đồng Hỷ theo điều tra cho thấy<br />
phần lớn là có độ dốc khá lớn, do vậy việc<br />
tăng vụ đối với những chân đất này còn có vai<br />
trò trong việc hạn chế đƣợc xói mòn. Mục<br />
tiêu của đề tài là nghiên cứu giống cây trồng<br />
vụ xuân phù hợp trên đất một vụ lúa nhằm<br />
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của hệ<br />
thống cây trồng.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Thí nghiệm các giống cây trồng vụ xuân bao<br />
gồm: 05 giống đậu tƣơng và 06 giống lạc.<br />
Giống đậu tƣơng gồm: DT96; KT3; Tứ quý<br />
xanh; VX92 và giống DT84 (là giống dùng<br />
làm đối chứng). Giống lạc gồm: MD07;<br />
MD09; L08; L12; L14 và giống lạc đỏ Bắc<br />
<br />
<br />
Giang (là giống dùng làm đối chứng). Đây là<br />
các giống mới có tiềm năng cho năng suất cao.<br />
- Sử dụng các giống đƣợc chọn lựa để đƣa<br />
vào mô hình canh tác:<br />
Cây trồng (màu) vụ xuân – Lúa mùa.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
Các thí nghiệm đồng ruộng đƣợc bố trí theo<br />
kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi giống<br />
là một công thức thí nghiệm, diện tích<br />
15m2/lần nhắc lại. Thí nghiệm đƣợc nhắc lại 3<br />
lần, diện tích thí nghiệm các giống đậu tƣơng<br />
là 225 m2; diện tích thí nghiệm các giống lạc<br />
là 270 m2. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp<br />
dụng theo quy trình khảo nghiệm đậu đỗ của<br />
Bộ NN& PTNT. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng<br />
và xây dựng mô hình trên đồng ruộng của<br />
nông dân (làm liên tục từ năm 2004 – 2008).<br />
Thời gian tiến hành làm thí nghiệm vào các vụ<br />
xuân trên đất 1 vụ lúa tại xã Văn Hán, huyện<br />
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả nghiên cứu xác định giống đậu<br />
tƣơng thích hợp ở vụ xuân trên đất 1 vụ tại<br />
huyện Đồng Hỷ,Thái Nguyên<br />
Về tình hình sinh trƣởng và phát triển của các<br />
giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm, chúng<br />
tôi đã tiến hành theo dõi. Đặc biệt là chỉ tiêu<br />
về chiều cao cây của các giống tham gia thí<br />
nghiệm, vì đây là một trong những chỉ tiêu có<br />
liên quan tới khả năng phân cành của đậu<br />
tƣơng, do vậy có ảnh hƣởng gián tiếp tới năng<br />
suất của các giống tham gia thí nghiệm. Kết<br />
quả theo dõi đƣợc thể hiện qua bảng 01 sau:<br />
<br />
Tel: 0915212958 or 0280 3856970<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
91<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Lợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 91 - 96<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả theo dõi về chiều cao cây của các giống đậu tƣơng<br />
tham gia thí nghiệm trong vụ xuân trên đất 1 vụ lúa<br />
Giống<br />
<br />
TT<br />
<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
<br />
So sánh<br />
cm<br />
<br />
Năm 2004<br />
<br />
Năm 2005<br />
<br />
Năm 2006<br />
<br />
TB<br />
<br />
1<br />
<br />
DT84 (đối chứng)<br />
<br />
42,6<br />
<br />
47,8<br />
<br />
48,2<br />
<br />
46,6<br />
<br />
2<br />
<br />
DT96<br />
<br />
74,4<br />
<br />
73,8<br />
<br />
75,6<br />
<br />
74,6<br />
<br />
28,0<br />
<br />
3<br />
<br />
KT5<br />
<br />
60,1<br />
<br />
58,5<br />
<br />
58,8<br />
<br />
59,1<br />
<br />
12,5<br />
<br />
4<br />
<br />
Tứ quý xanh<br />
<br />
66,9<br />
<br />
65,2<br />
<br />
66,1<br />
<br />
66,0<br />
<br />
20,0<br />
<br />
5<br />
<br />
VX92<br />
<br />
55,2<br />
<br />
8,6<br />
<br />
55,0<br />
<br />
54,4<br />
<br />
56,2<br />
<br />
CV%<br />
<br />
1,37<br />
<br />
1,40<br />
<br />
1.98<br />
<br />
LSD05<br />
<br />
1,55<br />
<br />
1,24<br />
<br />
2,28<br />
<br />
Kết quả theo dõi chiều cao cây của các giống<br />
đậu tƣơng tham gia thí nghiệm qua các năm<br />
từ 2004 đến năm 2006 cho thấy với sự biến<br />
động đồng ruộng CV% dao động từ 1,37 đến<br />
1,98 và sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống<br />
LSD05 từ 1,24 đếm 2,28 cho thấy tất cả các<br />
giống tham gia thí nghiệm đều có chiều cao<br />
hơn hẳn so với giống đối chứng, riêng có 2<br />
giống đạt chiều cao hơn đối chứng chắc chắn<br />
là giống DT96 (74,6 cm) và Tứ quý xanh (66<br />
cm). Về khả năng chống chịu sâu bệnh của<br />
các giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm đều<br />
ở mức khá, khả năng chống đổ tốt. Một trong<br />
những vấn đề quan tâm của các nhà chọn<br />
giống đó là các yếu tố cấu thành năng suất.<br />
Kết quả theo dõi về các yếu tố cấu thành năng<br />
suất của các giống tham gia thí nghiệm đƣợc<br />
thể hiện quả bảng 2. Qua bảng 2 cho thấy: về<br />
chỉ tiêu số quả chắc/cây với sự biến động<br />
đồng ruộng dao động từ 2,39% đến 5,12% và<br />
với độ chính xác 95% thì sự sai khác từ 1,2<br />
đến 2,59 quả/cây, do vậy cho thấy có 2 giống<br />
là DT96 và Tứ quý xanh đạt cao hơn đối<br />
chứng một cách chắc chắn là 3,2 – 6,2 quả.<br />
Chỉ tiêu số hạt chắc/quả với sự biến động<br />
<br />
đồng ruộng CV% dao động từ 4,3% đến<br />
7,66% và ở độ chính xác 95% thì sự sai khác<br />
là từ 0,15 – 0,28 hạt/quả, cho nên chỉ có<br />
giống DT96 là đạt cao hơn đối chứng một<br />
cách chắc chắn nhất. Về chỉ tiêu khối lƣợng<br />
1000 hạt CV% dao động từ 0,96% đến 1,12%<br />
và ở độ chính xác 95% thì sự sai khác từ 3,1g<br />
đến 3,6g/1000 hạt, thì cho thấy tất cả các<br />
giống đều đạt cao hơn đối chứng, nhƣng có<br />
giống DT96 là giống có khối lƣợng 1000 hạt<br />
đạt cao hơn hẳn đối chứng vƣợt 40,6g tiếp<br />
theo là giống VX92 vƣợt 9,2g.<br />
Năng suất thực thu của các giống đậu tƣơng<br />
trồng trong vụ xuân trên đất 1 vụ (bảng 3)<br />
khác nhau. Có 3 giống KT5, Tứ quý xanh,<br />
VX92 năng suất đạt từ 21,4 – 22,5 tạ/ha,<br />
cao hơn giống đối chứng DT84 từ 38,4 –<br />
45,1% về năng suất. Giống DT96 cho năng<br />
suất cao nhất đạt trung bình trong 3 năm<br />
nghiên cứu là 31,3 tạ/ha cao hơn giống đối<br />
chứng là 102,1%, đồng thời cũng là giống<br />
đƣợc lựa chọn đƣa vào sản xuất. Qua 3 vụ<br />
nghiên cứu tất cả 4 giống đậu tƣơng thử<br />
nghiệm đều đạt năng suất cao hơn giống đối<br />
chứng DT84 từ 38,4%.<br />
<br />
Bảng 3. Năng suất của các giống đậu tƣơng tham gia nghiên cứu thí nghiệm trên đất 1 vụ lúa<br />
Giống<br />
DT84<br />
DT96<br />
KT5<br />
Tứ quý xanh<br />
VX92<br />
LSD05<br />
CV%<br />
<br />
Năng suất (tạ/ha)<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
% so với đối<br />
chứng<br />
<br />
16,5<br />
32,6<br />
22,5<br />
23,6<br />
21,2<br />
1,1<br />
1,4<br />
<br />
14,3<br />
30,1<br />
21,4<br />
22,4<br />
22,3<br />
1,9<br />
2,6<br />
<br />
15,7<br />
31,3<br />
20,5<br />
20,0<br />
23,8<br />
2,0<br />
2,9<br />
<br />
15,5<br />
31,3<br />
21,4<br />
22,0<br />
22,5<br />
<br />
100<br />
202,1<br />
138,4<br />
141,9<br />
145,1<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
92<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Lợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 91 - 96<br />
<br />
Bảng 4. Thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây và khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giốnglạc<br />
tham gia thí nghiệm ở vụ xuân trên đất 1 vụ lúa<br />
Số cành/cây<br />
<br />
Chống chịu sâu, bệnh<br />
<br />
TT<br />
<br />
Giống<br />
<br />
TGST<br />
(ngày)<br />
<br />
Chiều<br />
cao cây<br />
(cm)<br />
<br />
Cấp<br />
I<br />
<br />
Cấp<br />
II<br />
<br />
Sâu cuốn<br />
lá (con/m2<br />
<br />
Bệnh héo xanh<br />
(% cây bị hại)<br />
<br />
Bệnh hại lá<br />
(điểm từ 1-9)<br />
<br />
1<br />
<br />
MD09<br />
<br />
126<br />
<br />
73,67<br />
<br />
4,27<br />
<br />
2,20<br />
<br />
1,2<br />
<br />
1,2<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
L08<br />
<br />
127<br />
<br />
76,67<br />
<br />
4,20<br />
<br />
2,60<br />
<br />
1,53<br />
<br />
0,81<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
L12<br />
<br />
124<br />
<br />
71,37<br />
<br />
4,00<br />
<br />
2,33<br />
<br />
1,96<br />
<br />
1,91<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
MD07<br />
<br />
123<br />
<br />
70,00<br />
<br />
4,40<br />
<br />
2,80<br />
<br />
0,73<br />
<br />
0,30<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
L14<br />
<br />
125<br />
<br />
74,67<br />
<br />
4,40<br />
<br />
2,73<br />
<br />
0,53<br />
<br />
1,51<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Đỏ BG (đc)<br />
<br />
120<br />
<br />
60,33<br />
<br />
4,07<br />
<br />
2,07<br />
<br />
1,60<br />
<br />
1,41<br />
<br />
3<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu xác định giống lạc<br />
thích hợp ở vụ xuân trên đất 1 vụ tại huyện<br />
Đồng Hỷ,Thái Nguyên<br />
Kết quả theo dõi về các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát<br />
triển và khả năng chống chịu của các giống lạc<br />
tham gia thí nghiệm đƣợc thể hiện qua bảng 4.<br />
Các giống lạc thí nghiệm đƣợc gieo trồng vào<br />
giữa tháng 1 hàng năm và cho thu hoạch vào<br />
vào tháng 4. Với thời gian nhƣ trên không<br />
làm ảnh hƣởng tới thời vụ của cây trồng sau.<br />
Về khả năng chống chịu sâu bệnh của các<br />
giống đều ở mức kháến 102,1% với mức độ<br />
tin cậy 95%. Các yếu tố cấu thành năng suất<br />
đƣợc thể hiện qua bảng 05. Từ kết quả theo<br />
dõi về các yếu tố cấu thành năng suất, sau khi<br />
thu hoạch xử lý thống kê cho thấy nhƣ sau: về<br />
chỉ tiêu số quả chắc/cây với sự biến động<br />
đồng ruộng CV% từ 4,3% – 8,4% và ở mức<br />
độ tin cậy 95% (LSD05) từ 0,96 quả/cây – 1,8<br />
quả/cây thì không có giống nào có kết quả đạt<br />
cao hơn sơ với giống đối chứng. Về chỉ tiêu<br />
khối lƣợng 100 quả với sự biến động CV% từ<br />
0,72%- 1,12% và ở mức độ tin cậy 95%<br />
(LSD05) từ 1,73g – 2,71g hầu hết các giống<br />
đều có kết quả cao hơn giống đối chứng một<br />
cách chắc chắn, đạt cao nhất là giống L08<br />
(30,04g) và L14 (28,02g). Chỉ tiêu khối lƣợng<br />
100 hạt với sự biến động CV% từ 0,62% –<br />
1,30% và ở mức độ tin cậy 95% (LDS 05) từ<br />
0,64g-1,33g thì các giống đều có khối lƣợng<br />
100 hạt cao hơn giống đối chứng một cách<br />
chắc chắn, đạt cao nhất là giống L14 vƣợt so<br />
với đối chứng là 13,2g. Chỉ tiêu khối lƣợng<br />
quả và khối lƣợng hạt là một chỉ tiêu có ảnh<br />
hƣởng trực tiếp tới năng suất của các giống lạc.<br />
Kết quả năng suất thực thu qua 3 năm theo<br />
dõi (bảng 6) cho thấy giống đạt thấp nhất là<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
93<br />
<br />
L12 (29,2 tạ/ha) thấp hơn đối chứng 0,78<br />
tạ/ha, cao nhất là giống L14 đạt 1,91 tạ/ha.<br />
Kết quả kiểm chứng 3 vụ lạc xuân trên đất 1<br />
vụ lúa thấy có 2 giống MD09, L12 năng<br />
suất gần bằng giống đối chứng đỏ Bắc<br />
Giang. Có 2 giống L08 và L14 năng suất<br />
vƣợt trội hơn giống đối chứng đỏ Bắc<br />
Giang từ 25,4% đến 35,8%.<br />
Xây dựng mô hình tăng vụ trên đất 1 vụ<br />
Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là lựa<br />
chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện<br />
đất đai, khí hậu, cho hiệu quả kinh tế cao<br />
nhất. Ở đây muốn nói về việc lựa chọn cho<br />
cây trồng những điều kiện thuận lợi nhất để<br />
chúng sinh trƣởng, phát triển tốt và năng suất<br />
cao. Các giống có triển vọng rút ra từ kết quả<br />
nghiên cứu đã đƣợc đƣa vào mô hình trên đất<br />
1 vụ. Các mô hình đƣợc làm ngay trên đồng<br />
ruộng của nông hộ. Theo Phạm Tiến Dũng [1]<br />
thì mục tiêu sản xuất của các nông hộ sẽ<br />
quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh,<br />
cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tƣ. Các<br />
mô hình đƣợc xây dựng bao gồm:<br />
Mô hình 1: Lạc xuân (L14) – lúa mùa (HC1)<br />
Mô hình 2: Đậu tƣơng (DT96) – Lúa mùa<br />
(HC1).<br />
Kết quả nghiên cứu ở bảng 7 và 8 cho thấy:<br />
bằng con đƣờng tăng vụ và cải tiến giống, mô<br />
hình tăng vụ đem lại thu nhập từ 28,2 đến<br />
35,1 triệu đồng/ha. Cao hơn mô hình sản suất<br />
1 vụ lúa. Thu nhập của nông dân tăng lên từ<br />
2,5 đến 3 lần so với mô hình đối chứng. Giữa<br />
2 mô hình tăng vụ thì mô hình tăng vụ đậu<br />
tƣơng cho hiệu quả kinh tế cao hơn.<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Lợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
94<br />
<br />
61(12/2): 91 - 96<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Lợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 91 - 96<br />
<br />
Bảng 6 . Kiểm chứng kết quả so sánh giống lạc ở các năm 2004 - 2006<br />
Năng suất (tạ/ha)<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
BQ<br />
<br />
So với đối<br />
chứng %<br />
<br />
1.MD 09<br />
<br />
31,9<br />
<br />
30,2<br />
<br />
32,6<br />
<br />
31,5<br />
<br />
101,1<br />
<br />
2.L08<br />
<br />
40,1<br />
<br />
40,5<br />
<br />
36,8<br />
<br />
39,1<br />
<br />
125,4<br />
<br />
3.L12<br />
<br />
29,2<br />
<br />
30,4<br />
<br />
31,3<br />
<br />
30,3<br />
<br />
97,1<br />
<br />
4.MD 07<br />
<br />
38,7<br />
<br />
39,3<br />
<br />
35,1<br />
<br />
37,7<br />
<br />
120,8<br />
<br />
5.L14<br />
<br />
41,9<br />
<br />
42,3<br />
<br />
43,0<br />
<br />
42,4<br />
<br />
135,8<br />
<br />
6.Đỏ BG (đ/c)<br />
<br />
30,1<br />
<br />
31,5<br />
<br />
32,0<br />
<br />
31,2<br />
<br />
100<br />
<br />
LSd05<br />
<br />
2,8<br />
<br />
3,3<br />
<br />
2,2<br />
<br />
CV%<br />
<br />
2,5<br />
<br />
2,9<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Bảng 7. Kết quả về năng suất cây trồng các mô hình cải tiến trên đất 1 vụ lúa ở huyện Đồng Hỷ<br />
Đơn vị tính: tạ/ha<br />
Năm và vụ trồng<br />
<br />
Lạc - Lúa<br />
<br />
Đậu tƣơng - Lúa<br />
<br />
Lúa<br />
<br />
2007 Vụ 1<br />
Vụ 2<br />
<br />
40,1 ± 3,2<br />
58,2 ± 8,5<br />
<br />
30,5 ± 2,8<br />
60,3 ± 5,6<br />
<br />
46,2 ± 5,2<br />
46,2 ± 5,2<br />
<br />
2008 Vụ 1<br />
Vụ 2<br />
<br />
39,5 ± 4,8<br />
55,3 ± 5,1<br />
<br />
29,9 ± 1,5<br />
58,3 ± 7,1<br />
<br />
45,1 ±6,3<br />
<br />
39,8<br />
56,7<br />
<br />
30,2<br />
59,4<br />
<br />
45,6<br />
<br />
TB<br />
<br />
Vụ 1<br />
Vụ 2<br />
<br />
Bảng 8. So sánh kết quả nghiên cứu của mô hình cải tiến trên đất 1 vụ<br />
Công thức luân canh<br />
<br />
Tổng thu<br />
<br />
Tổng chi Thu nhập<br />
Triệu đồng /ha<br />
<br />
So sánh<br />
<br />
1. Lạc xuân – Lúa mùa<br />
<br />
48,5<br />
<br />
18,3<br />
<br />
24,2<br />
<br />
216,0<br />
<br />
2. Đậu tƣơng xuân- Lúa mùa<br />
<br />
53,9<br />
<br />
53,9<br />
<br />
31,1<br />
<br />
277,3<br />
<br />
3. Lúa mùa (đối chứng)<br />
<br />
18,2<br />
<br />
7,0<br />
<br />
11,2<br />
<br />
100<br />
<br />
Các mô hình đƣợc so sánh với sản xuất truyền<br />
thống là chỉ cấy 1 vụ lúa trong vụ mùa. Kết<br />
quả cải tiến hệ thống canh tác 1 vụ lúa theo 2<br />
hƣớng: tăng vụ và cải tiến giống cho thấy<br />
tăng vụ đậu tƣơng xuân thu nhập của nông<br />
dân đạt 31,1 triệu đồng/ha cao hơn công thức<br />
đối chứng có thu nhập tăng gấp 2,7 lần.<br />
KẾT LUẬN<br />
Trên đất một vụ lúa tại huyện Đồng Hỷ, tăng<br />
vụ bằng trồng lạc xuân và đậu tƣơng xuân với<br />
các giống DT96 và L14 đạt năng suất cao<br />
nhất và ổn định. Thu nhập từ mô hình tăng<br />
cao hơn hẳn khi trồng một vụ lúa mùa từ 24,2<br />
triệu đồng/ha đến 31,1 triệu đồng/ha. Mô hình<br />
đậu tƣơng xuân – lúa mùa chính vụ đạt hiệu<br />
<br />
quả kinh tế cao hơn mô hình lạc xuân – lúa<br />
mùa chính vụ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Phạm Tiến Dũng (1992), Lựa chọn một<br />
phương pháp phân loại thống kê trong phân nhóm<br />
hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Đào Thế Tuấn (1978), Cơ sở khoa học của<br />
việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, Nxb Nông<br />
nghiệp Hà Nội.<br />
[3]. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đồng<br />
Hỷ (2004), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội và<br />
sản xuất nông lâm nghiệp năm 2005, Đồng Hỷ,<br />
Thái Nguyên.<br />
[4]. Lý Nhạc, Dƣơng Hữu Tuyền, Phùng Văn<br />
Chinh (1987), Canh tác học, Nxb Nông Nghiệp<br />
Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
95<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />