Ngữ văn lớp 11 tuần 24: Từ ấy -Tố Hữu - Giáo án
lượt xem 39
download
Làm cho học sinh hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình như: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu trong thơ … trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngữ văn lớp 11 tuần 24: Từ ấy -Tố Hữu - Giáo án
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 TỪ ẤY - Tố Hữu - Lời vào bài: Khi bị giam trong xà lim nhà tù đế quốc, Tố Hữu đã nhớ lại giây phút giác ngộ của mình : Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẫn theo mãi vòng quanh quẩn Muốnn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rối một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.. Vậy giây phút giác ngộ ấy như thế nào, hôm nay cô và trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài thơ “ Từ ấy” của ông để trả lời cho câu hỏi này. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Tìm hiểu chung: - Một em hãy đứng dậy đọc phần tiểu dẫn trong sgk 1. Tác giả: - Qua phần bạn vừa đọc, em hãy nêu vài nét cơ - Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh bản về nhà thơ Tố Hữu? Nguyễn Kim Thành GVBS: Vì sao ông lại lấy bút danh là Tố Hữu? - Quê: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Giải thích điều này, ông kể rằng, giữa năm 1938 Điền, ThừaThiên Huế
- sang Lào thăm người anh. Ở đây ông gặp cụ đồ - Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp nho người Quảng Bình.Sau khi hàn huyên, cụ đã vào ĐCS. Từ đó sự nghiệp thơ ca của đặt bút danh cho nhà thơ là Tố Hữu. Cụ đã giải ông gắn liền với sự nghiệp CM. thích:theo Khổng Tử nói “ngô nhi Tố Hữu đại chí”, nghĩa là: trẻ ta sẵn có chí lớn.Tố Hữu là sẵn có, hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong con người nhà thơ.Nhà thơ trân trọng nhận bút danh do cụ đồ tặng, nhưng chỉ dám hiểu với nghĩa khác là : Tố là trong trắng, hữu là bạn, hai chữ Tố Hũu nghĩa là người bạn trong trắng .Từ đó, nhà thơ lấy bút danh với nghĩa mà mình đưa ra. Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920. Quê ở làng Phù Lai , xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ CM từ rất sớm.Năm 1938, ông được kết nạp vào ĐCS. Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp CM. Tháng 4- 1939 bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3-1942, vượt ngục Đaclay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Sau đó ông giữ nhiều chức vụ khác nhau Đến năm 2002, ông mất tại Hà Nội. - Tố Hữu đến với thơ và đến với cách mạng cùng một lúc. Thơ ông gắn liền với lí tưởng cộng sản và cuộc đời cách mạng.Để hiểu rõ điều đó hơn ta 2. Tác phẩm : đi tìm hiểu sang phần 2 - tác phẩm. - Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu một vài nét về
- tập thơ “ Từ ấy”. - Qua phần tiểu dẫn bạn vừa đọc , các em hãy cho cô biết vài nét cơ bản về tập thơ “ Từ ấy” ? a. Tập thơ “ Từ ấy” : GVBS: Thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với - Phản ánh chặng đường từ khi giác cuộc cách mạng dân tộc, vì vậy các chặng đường ngộ lí tưởng cách mạng đến CMT8 thơ của ông cũng song hành với các mốc son lịch của Tố Hữu. sử của dân tộc.Từ ấy là tập thơ đầu tiên của Tố - Là tiếng hát hân hoan , nồng nhiệt Hữu, sáng tác từ 1937 - 1946, tập thơ gồm 71 của người thanh niên cộng sản. bài thơ, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Sau đó ông có sáng tác thêm các tập thơ : Việt Bắc , Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta đi tới. - Bài thơ “Từ ấy” được ra đời trong hoàn cảnh nào? GVBS: Từ ấy mở đầu cho con đường thơ ca và sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu.Bài thơ là tuyên ngôn về lẽ sống cũng như tuyên ngôn nghệ b. Bài thơ “Từ ấy” thuật của ông.Cho đến cuối đời ông vẫn luôn - Hoàn cảnh sáng tác: Ra đời khi Tố sáng tác theo đúng con đường đã vạch ra trong Hữu tìm đến với lí tưởng của Đảng, “Từ ấy”.Bai thơ được ra đời khi Tố Hữu tìm đến ánh sáng của Cách mạng và thực sự với lí tưởng của Đảng, ánh sáng của Cách mạng được đứng vào hàng ngũ của Đảng và thực sự được đứng vào hàng ngũ của Đảng (năm 1937, lúc đó nhà thơ mới 18 (T7.1938). tuổi). - Một em hãy đứng dậy đọc văn bản trong sgk - - Xuất xứ: “Từ ấy” là bài thơ mở đầu T 44. cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ GV: Khi đọc bài thơ cần đọc với giọng hân hoan, “Từ ấy”. vui tươi, hào hứng thể hiện được tâm trạng vui
- sướng, hạnh phúc của người thanh niên trẻ tuổi lần đầu tiên đến với lí tưởng cộng sản. Em hãy đọc diễn cảm bài thơ với giọng điệu như thế. GV:Để tiện cho việc phân tích bài thơ, chúng ta sẽ đi tim hiểu bố cục của bài thơ - Qua phần cô và bạn vừa đọc, qua phần chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho cô biết bố cục của bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của từng c. Bố cục bài thơ: gồm 3 phần phần? - Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng Trước hết cô sẽ giải thích nhan đề bài thơ. - Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống "Từ ấy" là mốc son đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ - Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với cảm của nhà thơ ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã II. Đọc - hiểu văn bản : xác định được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lầm đường lạc lối.Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời".Chính trong hoàn cảnh đó ông đã bắt gặp lí tưởng CS và hướng ông đến một lẽ sống cao đẹp hơn vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. Người thanh niên Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm một kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà
- sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: "Con lớn lên, con tìm Cách mạng Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi Mẹ không còn nữa, con còn Đảng Dìu dắt khi con chửa biết gì" (Quê mẹ). GV: Nếu các nhà thơ mới đương thời mơ ước có được một niềm vui bằng những hình ảnh trừu tượng: “Tôi muốn hóa 1 con chim để cùng gió Bay lên cao mơn trớn sợi mây hồng Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng” thì Tố Hữu lại diễn tả niềm vui đến với lí tưởng 1. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê bằng những hình ảnh thực, cụ thể.Để hiểu rõ khi gặp lí tưởng của Đảng điều đó ta đi tìm hiểu sang khổ 1. Mở đầu bài thơ là tiếng reo vui náo nức của một tâm hồn trẻ băn khoăn đi tìm lẽ sống thì gặp gỡ ánh sáng của lí tưởng CM: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ… chói qua tim “ - Như chúng ta đã biết “ Từ ấy” đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời nhà thơ, đó là khi ông được giác ngộ lí tưởng cộng sản.Vậy trong hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng những hình ảnh gì? *) Hai câu đầu: Em hiểu gì về hình ảnh ấy? GV: Hình ảnh “ Nắng hạ” và “ Mặt trời” là những nguồn sáng rực rỡ mang hơi ấm nồng
- nàn, là biểu tượng của sự sống, lí tưởng của Đảng. Qua hình ảnh “ Mặt trời chân lí” người - Hình ảnh : thanh niên khẳng định: Lí tưởng của ĐCS là + Nắng hạ : ánh sáng rực rỡ chân lí của thời đại, là hiện thân của lẽ phải, lí tưởng ấy đem đến cho con người nhiều điều tốt + Mặt trời chân lí : Mặt trời của lành. Đảng, của CM, của CN Mác- Lênin soi chiếu. . - Ngoài ra trong hai câu thơ đầu tác giả còn sử dụng động từ gì? Em hiểu như thế nào về hai → Hình ảnh ẩn dụ thể hiện niềm tin động từ đó? hướng về lí tưởng. - Động từ : + Bừng : ánh sáng phát ra đột ngột, bất ngờ. + Chói : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ - Nếu như 2 câu đầu tả niềm vui sướng của nhà → Động từ mạnh KĐ lí tưởng CS thơ khi gặp lí tưởng Đảng, thì 2 câu sau tiếp tục như một nguồn sáng mới làm bừng thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ khi tiếp sáng tâm hồn nhà thơ. nhận ánh sáng ấy như thế nào, ta đi tìm hiểu sang 2 câu thơ tiếp. => Bằng bút pháp tự sự tác giả KĐ lí tưởng CS có tác động mạnh mẽ đến lí - Hai câu thơ sau tác giả đã sử dụng biện pháp trí, nhận thức và tình cảm, cảm xúc nghệ thuật gì? của nhà thơ. GV: Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh so sánh , nhà
- thơ đã ví tâm hồn mình như một mảnh vườn đầy *) Hai câu sau: hoa lá, đầy hương thơm, màu sắc và âm thanh rộn ràng , náo nức của tiếng chim.Nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sức sống nhằm diễn tả tâm trạng của mình khi bắt gặp lí tưởng. Đó là tâm trạng vui sướng, say mê khi đón nhận lí tưởng của Đảng.Bằng bút pháp lãng mạn và - Hồn tôi = vườn hoa lá : đậm hương, nghệ thuật liên tưởng độc đáo, Tố Hữu đã KĐ: rộn tiếng chim CM đã đem lại sức sống cho tâm hồn nhà thơ. => Kết luận khổ 1: Bằng bút pháp tự sự kết hợp → Hình ảnh so sánh thể hiện lí tưởng với bút pháp trữ tình lãng mạn, đoạn thơ đã thể cách mạng khơi dậy sức sống mới hiện tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức trong tâm hồn nhà thơ. nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lí tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình. - Lí tưởng cộng sản đã mở ra một thế giới mới với chân trời hồng trải rộng làm cho người thanh niên yêu nước thay đổi trong nhận thức về lẽ sống. Vậy sự thay đổi nhận thức đó như thế nào, ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu khổ 2 của bài thơ =>KL Khổ 1: Sự vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp và đi - Nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống theo lí tưởng CM. ntn? GV:Nhờ ánh sáng của Mặt trời chân lí mà nhà thơ đã nhận ra ách áp bức giai cấp và những bất công trong xã hội. Nhà thơ đã tự hoà mình vào cái ta chung để cùng mọi người đứng lên chiến 2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống đấu chống lại ách áp bức bất công đó.Lẽ sống mới ở đây chính là sự tự nguyện hoà mình với
- cuộc sống của nhân dân cần lao.Từ đó đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với họ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. - Để KĐ nhận thức mới về lẽ sống của mình, nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ nào ? - Lẽ sống mới: tự nguyện hoà mình GV: Để KĐ nhận thức mới của mình về lẽ sống, vào cuộc sống của nhân dân cần lao. nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ có giá trị tạo hình và biểu cảm : + Động từ “ Buộc” :Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật khoa trương, nói quá nhấn mạnh và KĐ sự tự nguyện, quyết tâm vượt qua giới hạn để hoà hợp với mọi người, gắn bó cuộc sống với những người dân lao động. + Trang trải : sự trải rộng tâm hồn của nhà thơ với mọi người - Từ ngữ: + Nhà thơ đã đặt cái tôi nhỏ bé của mình giữa + Buộc : Động từ thể hiện sự tự cuộc đời: nguyện gắn bó với nhân dân. Lòng tôi → Với mọi người + Trang trải : sự trải rộng tâm hồn Đặt tình cảm → với trăm nơi + Hồn tôi - bao hồn khổ :thể hiện sự đồng cảm sâu xa. Hồn tôi → với bao hồn khổ + Khối đời: Hình ảnh ẩn dụ chỉ thể hiện tình thương yêu dành cho con người, những người cùng chung cảnh ngộ. tình hữu ái giai cấp. → Quan niệm mới về lẽ sống : gắn + “Khối đời”: là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những bó và chia sẻ với ND. người cùng chung cảnh ngộ. =>KL Khổ 2 :Nhận thức mới về lẽ -> Từ khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhận sống, là nhận thức đúng đắn và tiến thức về lẽ sống của Tố Hữu có sự thay đổi: Tố bộ. Hữu tự nguyện gắn bó cái tôi cá nhân của mình
- vào cái ta chung của mọi người, hướng tới sự gắn bó với quần chúng lao khổ trong cuộc đấu tranh vì tự do. => Kết luận khổ 2: Tự đặt mình vào giữa cuộc đời và môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh từ họ. Và bằng tình cảm yêu mến chân thành, bằng sự giao cảm của trái tim, nhà thơ đã hòa nhập cái tôi riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc, khẳng định sự gắn bó của mình với cuộc sống của nhân dân lao động nghèo khổ. - GV: Nếu các nhà thơ lãng mạn đương thời quay lưng lại với cuộc đời như Xuân Diệu: “Tôi là con nai bị chiều giăng lưới Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”, hay thu hẹp mình trong cái tôi cá nhân giống Chế Lan Viên: “Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” thì với Tố Hữu, ông lại tìm đến với đông đảo quần chúng NDLĐ: Tôi đã là .. cù bất cù bơ…”. Sự chuyển biến trong tình cảm đó của nhà thơ được bắt đầu từ khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, được thay đổi trong nhận thức. Để hiểu rõ hơn về sự chuyển biến trong tình cảm ấy, ta hãy đi vào phân tích khổ 3 của bài thơ. 3. Khổ 3: Sự chuyển biến trong - Khổ thơ này tiếp tục ghi nhận những chuyển tình cảm của nhà thơ biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ
- sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động. Ở khổ thơ này các em nên chú ý đến những từ khó như: - “Kiếp phôi pha”: kiếp nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực. - “Vạn nhà”: tập thể, lớn lao, rộng rãi - “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ, không nơi nương tưạ giống như: em Phước trong bài “Đi đi em” hay em bé mồ côi trong bài “Mồ côi, Tiếng hát sông Hương…” -> Bằng những từ ngữ biểu cảm, Tố Hữu đã thể hiện được tình cảm chân thành muốn được hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động. - Sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ nào? - GV: Tác giả còn sử dụng điệp từ “Là - vạn” xuất hiện trong ba câu thơ vừa nhấn mạnh tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết; vừa thể hiện tấm lòng tác giả luôn rộng mở với những cảnh đời cơ cực, nguyện sống và sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với họ. - Ngoài ra tác giả còn sử dụng hình ảnh gì?
- - Qua những từ ngữ và hình ảnh trên tác giả muốn thể hiện điều gì? GV: Ngoài ra tác giả còn sử dụng kết cấu “tôi đã là…của”; “là… của” : Đó là cách nói trực tiếp,nhà thơ XĐ rõ ràng vị thế của mình trong gia đình lớn: là con, là anh, là em..có tác dụng khẳng định ý thức tự giác chắc chắn, vững vàng - Từ ngữ: của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang + Con - em - anh : Từ chỉ quan hệ gia tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc đình sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách + Vạn : Từ chỉ số lượng mạng. - Điệp từ “ là - vạn” : => Kết luận khổ 3: Bằng lối nói khẳng định kết hợp với những điệp từ, Tố Hữu đã thể hiện được → Tác giả tự ý thức mình là thành tình cảm đầm ấm, thân thiết giữa nhà thơ với đại viên của đại gia đình quần chúng lao gia đình quần chúng lao khổ, được cùng họ sống khổ. và tranh đấu cho tự do. Đó chính là nhận thức mới đã được chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ. GV: Chúng ta đã vừa tìm hiểu xong bài thơ.Vậy - Hình ảnh : Kiếp phôi pha, Cù bất cù bài thơ có giá trị gì về Ndung và NT chúng ta bơ sang phần III- Tổng kết → Sự bất hạnh của những con người - Qua phần tìm hiểu bài thơ em hãy nêu những không nơi nương tựa. nét khái quát về nội dung của bài thơ? + “Từ ấy” là bài thơ thể hiện tình cảm chân thành niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của người thanh niên yêu nước lần đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã làm thay đổi trong nhận thức của Tố Hữu. Nhà thơ đã tìm được niềm vui và
- sức mạnh ở trong nhân dân, tự nguyện hòa nhập cái tôi cá nhân của mình với cái tôi của cộng đồng, của dân tộc, đặc biệt là những người lao động nghèo khổ, để từ đó cùng nhân dân tranh đấu cho lí tưởng, cho tự do. Qua đó bài thơ thể hiện lí tưởng lớn, lẽ sống lớn và tình cảm lớn của nhà thơ. =>KL Khổ 3: KĐ sự gắn bó với + “Từ ấy” được coi như tuyên ngôn của nhà thơ những người lao động nghèo khổ cách mạng - Trong bài thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Bài thơ được viết theo thể thất ngôn với giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, cách ngắt nhịp linh III. Tổng kết : hoạt, sự phối âm có sức ngân vang. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, sử dụng điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi kết hợp với những hình ảnh tươi sáng đã góp phần thể hiện thành công tứ thơ 1.Nội dung: - Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CS và sự vận động trong tâm trạng của nhà thơ.
- 2.Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt. - Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ giàu sức gợi. Củng cố - dặn dò : Qua bài thơ chúng ta đã biết được niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng CS và sự tự nguyện gắn bó với quần chúng của nhà thơ.Về nhà các em hãy học thuộc lòng và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của nhà thơ. Và chuẩn bị bài “ Tiểu sử tóm tắt”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Chiều Xuân - Anh Thơ
18 p | 382 | 43
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 24 bài : Lai Tân - Hồ Chí Minh
12 p | 583 | 32
-
Giáo án tuần 24: Đặc điểm loại hình của tiếng việt - Ngữ văn 11
17 p | 422 | 31
-
Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Lai Tân của Hồ Chí Minh
12 p | 319 | 28
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Chiều Xuân - Anh Thơ
3 p | 408 | 24
-
Giáo án ngữ văn lớp 11: Bài đọc thêm Nhớ Đồng
5 p | 679 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 24 bài: Luyện tập - Tiểu sử tóm tắt
11 p | 360 | 19
-
Giáo án ngữ văn lớp 11: Chiều Xuân
4 p | 315 | 10
-
Giáo án ngữ văn lớp 11: Chiều Xuân - Anh Thơ
3 p | 262 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn