Nguyễn Đình Chiểu
lượt xem 19
download
Nhân dân Lục tỉnh quen gọi Nguyễn Đình Chiểu một cách thân mật là Đồ Chiểu . Đồ Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc thành phố Sài Gòn ngày nay). Cụ Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên, vào làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt ở Gia Định, lấy bà Trương Thị Thiệt người làng Tân Thới (gần Sài Gòn) sinh ra Nguyễn Đình Chiểu . Năm 1833, sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, Nguyễn Đình Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu về gửi một người bạn ở...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyễn Đình Chiểu
- Nguyễn Đình Chiểu
- Nhân dân Lục tỉnh quen gọi Nguyễn Đình Chiểu một cách thân mật là Đồ Chiểu . Đồ Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc thành phố Sài Gòn ngày nay). Cụ Nguyễn Đình Huy người Thừa Thiên, vào làm thư lại trong dinh Lê Văn Duyệt ở Gia Định, lấy bà Trương Thị Thiệt người làng Tân Thới (gần Sài Gòn) sinh ra Nguyễn Đình Chiểu . Năm 1833, sau cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi, Nguyễn Đình Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu về gửi một người bạn ở Huế để ăn học. Khoảng 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về Nam và đến 1843 thi đỗ tú tàị Năm 1846, ông lại ra Huế để chuẩn bị thi tiếp. Nhưng năm 1849, sắp thi thì được tin mẹ mất. Ông bỏ thi để về Nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả, lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt. Sau đó ông vừa dạy học, vừa bốc thuốc, vừa làm thơ, sống giữa tình thương và lòng hâm mộ của bà con, cô bác. Hồi ông mới đậu tú tài, có nhà phú hộ hứa gả con gái chọ Nay ông bị mù lòa, gia đình kia bội ước. Về sau, có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái chọ
- Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu bị mù, không trực tiếp cầm gươm giết giặc được. Nhưng ông vẫn cùng với các lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Đốc binh Là bàn mưu định kế. Giặc đánh vào quê ông, ông lui về quê vợ. Pháp cướp ba tỉnh miền Đông, ông lánh về ở Ba Trị Giặc chiếm hết cả Lục tỉnh, ông sức yếu lại bệnh tật, đành ở lại trong đấy giặc chiếm. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp tìm mọi cách mua chuộc. Nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục. Năm 1888, ông từ trần. Cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểụ Trong một Đồ Chiểu có 3 con người đáng quý: một nhà giáo mẫu mực, đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, một thầy lang lấy việc chăm lo sức khỏe cỷa nhân dân làm y đức, một nhà văn coi trọng chức năng giáo huấn của văn học trên cơ sở sáng tạo nghệ thuật và là ngọn cờ tiêu biểu cho bền văn học yêu nước chống Pháp. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG:
- 1.Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều tác phẩm văn học quý báụ Có ba tác phẩm dài: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Có một số bài văn tế nổi tiếng như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn Tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh... và nhiều bài thơ Đường luật. Văn chương của Đồ Chiểu không có loại thuần túy giải sầụ Văn chương của ông nhằm mục đích chiến đấu, bảo vệ đạo đức của nhân dân và quyền lợi của Tổ quốc: Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thụ Hay: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Đồ Chiểu còn viết: Văn chương ai chẳng muốn nghe, Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
- nghĩa là văn chương vừa phải có ý đẹp, vừa phải có lời haỵ 2.Tác phẩm Lục Vân Tiên viết trước khi Pháp xâm lược, xứng đáng là khúc ca chiến thắng của những người kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấụ Người đọc xưa nay yêu thích Lục Vân Tiên vì chàng là người con rất mực hiếu thảo, người thanh niên có lý tưởng cao cả sẵn sàng quên hết mọi lợi ích riêng tư, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh gai(.c Ô Qua bảo vệ đất nước; yêu quý Kiều Nghuyệt Nga vì nàng có tấm lòng chung thủy son sắt; yêu quý Hớn Minh vì Hớn Minh bất chấp quyền uy, trừng trị thẳng tay hạng người ỷ thế làm càng; yêu quý ông Quán vì ông Quán biết yêu ghét rạch ròi theo lợi ích của nhân dân: Quán rằng: "Ghét việc tầm phào, Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang. Ghét đời U, Lệ đa đoan, Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần". (Lục Vân Tiên)
- Tác phẩm Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ bất nhân, phi nghĩa: gia đình Võ Công lật lọng đến tàn bạo, viên Thái sư hiểm ác, Trịnh Hâm phản trắn, Bùi Kiệm máu dệ.. 3.Giặc đánh chiếm quê hương đất nước, thơ văn Đồ Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc cứu nước. Ngọn bút của ông càng hăng hái "chở đạo" và "đâm gian". Trong thơ văn, ông đã phơi bày tất cả thảm họa của đất nước: Các bậc sĩ nông công cổ, liền mang tai với súng song tâm; Mấy nơi tổng lí xã thôn, đều mắc hại cùng cờ ba sắc. (Văn tế nghĩa dĩ trận vong Lục tỉnh) tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm: Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treọ Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật. Kể mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo, bị tù, bị đày, bị ghết, trẻ già nghe nào xiết đếm tên; Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
- (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh) nguyền rủa bọn người: "...theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; ...ở lính mã tà, chiu rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ." (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) nhiệt liệt biểu dương những bậc anh hùng hi sinh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Làm người trung nghĩa đáng bia son, Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn. Cơm áo đền bồi ơn đất nước, Râu mày giữ vẹn phận tôi con. Tinh thần hai chữ phau sương tuyết, Khí phách ngàn thu rỡ núi non... (Thơ điếu Phan Tòng) đặc biệt ca ngợi những người nông dân vốn "cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó", nhưng khi có giặc thì đã xông lên:
- Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) và kêu gọi quyết tâm đánh giặc đến cùng: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kiạ.. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) Sau ngày Nam Kỳ mất trọn, phải sống trong vòng vây của giặc, ngọn bút của Đồ Chiểu vẫn sáng ngời chủ nghĩa yêu nước. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, nổi lên hình ảnh đẹp đẽ của Nhân Sư "...chẳng kh+'ng sĩ Liêu, xông hai con mắt bỏ liều cho đui", bởi: Thà cho trước mắt mù mù, Chẳng thà ngồi thấu kẻ thù quân thân. (Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
- Trong những ngày cuối đời, hoàn cảnh đất nước, quê hương càng gặp nhiều đau thương, Đồ Chiểu buồn và thơ Đồ Chiểu ít nhiều cũng buồn theọ Nhưng trong nỗi buồn này đã ánh lên những hy vọng lớn: Chừng nào thánh đế ân soi thấu, Một trận mưa nhuần rửa núi sông. (Xúc cảnh) 4.Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, mới thoáng đọc, tưởng như nghệ thuật không caọ Nhưng thật ra nó là một loại "vì sao có ánh sáng khác thường... con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thấy càng sáng". Văn chương Đồ Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, phác thật, có chỗ tưởng như thô kịch. Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là qủa vải thiều của Hải Dương ai ăn cũng thấy ngon miệng. Nó là trái sầu riêng của Nam Bộ, với một số người không dễ gì quen, nhưng chính là "bậc vương giả" trong thế giới trái cây ở đâỵ Ngôn ngũ và hình tượng nhân vật của Đồ Chiểu có sắc thái miền Nam độc đáọ Những nhân vật tích cực ở đây trọng nghĩa khinh tài, cương trực, dứt khoát đến như nóng nảy, nhưng lại rất sâu nặng ân tình. Nguyễn Đình Chiểu làm thơ văn để
- giáo huấn đạo đức, mà có sự rung động cực độ của cảm xúc. Do đó, ở thơ văn Đồ Chiểu, cái chất trữ tình - đạo đức đã trở thành một nét phong cách hiếm có. Nhất là đến phần thơ văn yêu nước, chất trữ tình - đạo đức gắn với chất trữ tình - yêu nước, kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực nóng hổi, tạo ra một sức mạnh nghệ thuật bề thế, vững vàng. Trong thơ văn Đồ Chiểu, không phải không có ít nhiều hạn chế. Nhưng với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật như trên, thơ văn Đồ Chiểu xứng đáng là "ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn chống thực dân Pháp thời kỳ nửa sau thế kỉ XIX. Ngày nay, đọc thơ văn Đồ Chiểu, không chỉ thấy tâm huyết và tài nghệ của nhà thơ mà còn thấy lại cả một thời đại lịch sử, thấy lại cả dân tộc ta trong một thời kỳ đau thương nhưng vĩ đạị Thơ văn của Đồ Chiểu mãi mãi vẫn là món ăn tinh thần quý báu của người Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
9 p | 192 | 26
-
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
20 p | 129 | 20
-
Nguyễn Đình Chiểu - Nho y: Phần 1
50 p | 103 | 18
-
Thực trạng nhận thức về giới tính của học sinh mù hoàn toàn từ 12 đến 18 tuổi tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 160 | 18
-
Nguyễn Đình Chiểu - Nho y: Phần 2
48 p | 80 | 17
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 2) - Phần 2
318 p | 34 | 11
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 1) - Phần 2
654 p | 37 | 9
-
Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1
190 p | 37 | 8
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 2) - Phần 1
424 p | 31 | 8
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay (Tập 1) - Phần 1
216 p | 32 | 8
-
Đặc điểm từ láy trong thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu
8 p | 70 | 6
-
Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng nhân văn của nhà Nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
4 p | 146 | 6
-
Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 2
790 p | 33 | 6
-
Ebook Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu - Phan 1
153 p | 35 | 6
-
Hệ thống đề tài, chủ đề trong bộ phận văn chương chống thực dân của Nguyễn Đình Chiểu
9 p | 41 | 5
-
Lịch sử nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu – nhìn lại và hướng tới
8 p | 84 | 5
-
Ebook Lịch sử tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu - Phan 2
95 p | 23 | 5
-
Giặc Tây qua góc nhìn của Nguyễn Đình Chiểu
10 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn