intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên nhân thất bại của các thương vụ thâu tóm

Chia sẻ: Bun Bunmap | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một vụ thâu tóm có thể giúp công ty bạn tăng trưởng thành công, mang lại lợi thế cạnh tranh mới. Song nhiều vụ thâu tóm rốt cuộc lại đẩy người mua đi đến thất bại. Nguyên nhân do đâu? Hãy nhìn vào giá cả. Thâu tóm là cách một công ty có thể nhanh chóng đặt chân vào thị trường mới, hoặc trở nên cạnh tranh hơn trong thị trường cũ. Tuy vậy, phương pháp “biến đổi nhanh” này có thể khiến đội ngũ quản trị vì cảm tính mà đánh giá quá cao mục tiêu mua lại. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên nhân thất bại của các thương vụ thâu tóm

  1. Nguyên nhân thất bại của các thương vụ thâu tóm
  2. Một vụ thâu tóm có thể giúp công ty bạn tăng trưởng thành công, mang lại lợi thế cạnh tranh mới. Song nhiều vụ thâu tóm rốt cuộc lại đẩy người mua đi đến thất bại. Nguyên nhân do đâu? Hãy nhìn vào giá cả. Thâu tóm là cách một công ty có thể nhanh chóng đặt chân vào thị trường mới, hoặc trở nên cạnh tranh hơn trong thị trường cũ. Tuy vậy, phương pháp “biến đổi nhanh” này có thể khiến đội ngũ quản trị vì cảm tính mà đánh giá quá cao mục tiêu mua lại. Ý nghĩ bành trướng đế chế của mình quá hấp dẫn có thể khiến bạn mất tỉnh táo trước một thỏa thuận bị đặt giá cao. Khi đó, bạn rất dễ đắm chìm vào những mục tiêu, lợi ích bị định giá cao mà quên bẵng đi những rủi ro tiềm ẩn. Trong một cuộc đấu giá, các đơn vị mua lại cũng sẵn sàng đẩy giá lên cao vì lo sợ thất bại trước các đối thủ.
  3. Việc trả giá quá cao để mua lại một công ty không phải lúc nào cũng rõ ràng, và không phải thương vụ thâu tóm nào bị trả giá cao cũng thất bại. Nhưng dĩ nhiên, mức giá càng cao, thời gian thu lại những lợi ích kinh tế từ thương vụ đó sẽ càng lâu. Nếu bạn liên tục trả giá quá cao cho một chuỗi thương vụ mua lại, bạn sẽ hủy hoại giá trị cổ đông của mình một cách hệ thống. Làm thế nào để tránh cái bẫy trả giá cao? Hãy bắt đầu với việc luyện tập nhìn nhận thông suốt giá trị thực tế của những công ty bạn định mua lại. Giá trị của một doanh nghiệp trên lý thuyết là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền kỳ vọng thu được trong tương lai. Do dự đoán chính xác dòng tiền tương lai là điều không thể, người đi mua lại có thể tìm hiểu rõ kế hoạch tăng trưởng của công ty mục tiêu cũng như các yếu tố thực sự chi phối giá trị của công ty đó.
  4. Một bản phân tích mạch lạc về những yếu tố có tác động lớn nhất lên dòng tiền, cũng như các khoản đầu tư thêm cần có để phát triển doanh nghiệp bị mua lại có thể giúp đội ngũ quản trị xác định những khu vực có tiềm năng rủi ro cao. Bỏ qua những câu hỏi đơn giản nhất về các vấn đề như độ tập trung khách hàng (customer concentration), quan hệ với nhà cung cấp, hoặc thậm chí là các nhu cầu về quản trị chưa được đáp ứng, đều có thể khiến bạn đánh giá quá cao công ty mục tiêu. Người bán sẽ luôn đưa ra những viễn cảnh phát triển màu hồng nhất, do vậy người mua phải đảm bảo mình đặt được đúng câu hỏi để tìm ra mức giá hợp lý, phản ánh đúng chi phí và lợi ích thực của thỏa thuận. Một số câu hỏi cơ bản giúp bạn định giá công ty mục tiêu: Làm thế nào để bù đắp được mức giá thâu tóm phải trả? Mức giá cao nhất chúng ta sẵn sàng trả là bao nhiêu? Ngoài mức giá mua lại đơn thuần, chúng ta sẽ phải đầu tư thêm những gì? Chúng ta phụ thuộc thế nào vào vụ hợp nhất này? Chúng ta có thể sắp đặt thỏa thuận một cách sáng tạo hơn để giảm thiểu rủi ro bị mua đắt không? Không có cách nào giúp bạn xác định mức giá hoàn hảo cho một thương vụ thâu tóm. Các công cụ định giá khác nhau có thể đưa ra một số định hướng, nhưng đến cuối cùng, mức giá vẫn cần phải được đàm phán. Bằng cách hiểu rõ những rủi ro phải đối mặt, kiểm tra lại giá cả dựa trên chi phí và lợi ích,
  5. ban quản trị có thể đưa ra những giới hạn phù hợp trong quá trình đàm phán để đảm bảo mức giá thỏa thuận nằm trong khoảng hợp lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2