Nghiên cứu Y học<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
176<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Montađo DE, Kasprzyk D, Carlin L, Freeman C (2005). "HPV<br />
Provider Survey: Knowledge, Attitudes, and Practices About<br />
Genital HPV Infection and Related Conditions". Centers for<br />
Disease<br />
Control<br />
and<br />
Prevention,<br />
www.cdc.gov/std/hpv/HPVProviderSurveyExecSum.pdf<br />
Office of Disease Prevention and Health Promotion (2010).<br />
"Healthy People 2010 Information Access Project". Healthy<br />
people 2010,http://phpartners.org/hp/.<br />
Ramsum DL, Marion SA, Mathias RG (1993). "Changes in<br />
university students’ AIDS-related knowledge, attitudes, and<br />
behaviours, 1988 and 1992". Can J Public Health, 84, 275-278.<br />
The Kaiser Family Foundation (August 30, 2006.). "National<br />
Survey of Public Knowledge of HPV, the Human<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
Papillomavirus."<br />
Available<br />
from:<br />
http://www.kff.org/womenshealth/upload/The-HPV-TestComing-Soon-to-a-Doctor-s-Office-Near-You-Is-It-Betterthan-the-Pap-Smear-for-Detecting-Cervical-Cancer-ChartPack.pdf. Last updated: February 17, 2000.<br />
Tiro JA, Meissner HI, Kobrin S, Chollette V (2007). "What do<br />
women in the U.S. know about human papillomavirus and<br />
cervical cancer?" Cancer Epidemiol Biomarkers Prev(16), 288294.<br />
Vail SK, White DM (1992). "Risk level, knowledge, and<br />
preventive behavior for human papillomaviruses among<br />
sexually active college women". J Am Coll Health(40), 227230.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ RONG KINH VÀ LẠC NỘI MẠC TỬ<br />
CUNG BẰNG DỤNG CỤ TỬ CUNG PHÓNG THÍCH LEVONORGESTREL<br />
Nguyễn Duy Tài*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dễ bị xuất huyết tử cung bất thường như rong kinh, rong huyết. Rong kinh<br />
là một rối loạn thường gặp, và hiện nay có nhiều biện pháp xử trí vấn đề này như nội khoa hoặc phẫu thuật.<br />
Progestin là hormone thường được dùng trong xử trí tình trạng xuất huyết tử cung bất thường và lạc nội<br />
mạc tử cung. Những dụng cụ tử cung phóng thích progestin tuy không được ưu tiên hàng đầu trong điều trị<br />
rong kinh cấp tính, nhưng thường được dùng để ngăn ngừa tái phát, đặc biệt là những bệnh nhân muốn kết hợp<br />
tránh thai.<br />
Chúng tôi báo cáo 2 trường hợp, một trường hợp lạc nội mạc tử cung và một trường hợp rong kinh. Cả hai<br />
đều được điều trị bằng cách đặt dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel, và các triệu chứng được ghi nhận<br />
cho tới 1 năm sau khi đặt DCTC. Chúng tôi cũng tiến hành xem lại các nghiên cứu về vấn đề này.<br />
Từ khóa: Rong kinh, lạc nội mạc tử cung, dụng cụ tử cung phóng thích levonorgestrel<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CASE REPORT: TWO CASES OF ENDOMETRIOSIS AND MENORRHAGIA TREATED WITH<br />
LEVONORGESTREL-RELEASING INTRAUTERINE DEVICE<br />
Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 177 - 180<br />
Abnormal uterine bleeding is a very common disorder in reproductive-aged women. Menorrhagia is a<br />
common disorder which currently has many possible interventions categorized as medical and surgical approach.<br />
Progestin is commonly indicated in abnormal uterine bleeding and endometriosis. Progestin-releasing IUD<br />
are not used as first-line therapy for acute menorrhagia, but are commonly placed to prevent recurrence,<br />
particularly if contraception is also desired.<br />
Two cases of endometriosis and menorrhagia were reported. Both were indicated levonorgestrel-releasing<br />
intreuterine devices. Symptoms were tracked in a period of one year after therapy and the literature about this<br />
subject were also reviewed.<br />
Key words: Menorrhagia, endometriosis, levonorgestrel-releasing intrauterine device<br />
biện pháp xử trí vấn đề này như nội khoa hoặc<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
phẫu thuật.<br />
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dễ bị xuất<br />
Progestin là hormone thường được dùng<br />
huyết tử cung bất thường như rong kinh, rong<br />
trong xử trí tình trạng xuất huyết tử cung bất<br />
huyết với tỷ lệ 9%-30%. 20% phụ nữ đến phòng<br />
thường và lạc nội mạc tử cung. Những dụng cụ<br />
khám vì xuất huyết tử cung, là lý do đứng hàng<br />
tử cung phóng thích progestin tuy không được<br />
thứ hai sau viêm âm đạo. Ngoài ra, 25%-50%<br />
ưu tiên hàng đầu trong điều trị rong kinh cấp<br />
phẫu thuật phụ khoa nhằm điều trị hoặc đánh<br />
tính, nhưng thường được dùng để ngăn ngừa tái<br />
giá tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh là<br />
phát, đặc biệt là những bệnh nhân muốn kết<br />
một rối loạn thường gặp, và hiện nay có nhiều<br />
* Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: GS Nguyễn Duy Tài<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
ĐT: 0903856439<br />
<br />
Email: dr.nguyenduytai@yds.edu.com<br />
<br />
177<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
hợp tránh thai. Dụng cụ tử cung (DCTC) phóng<br />
thích levonorgestrel (Mirena®) được sử dụng<br />
với mục đích trên tại Hoa Kỳ.<br />
<br />
BỆNH ÁN 1<br />
Bệnh nhân (BN) nữ, 38 tuổi, PARA 1001, đến<br />
khám ngày 16.09.2009 với lý do rong kinh. BN<br />
có tiền sử mổ bóc u xơ tử cung (2005) và mổ bắt<br />
con (2007). Trong vòng 1 năm nay, BN có kinh<br />
nhiều (#8 băng vệ sinh/ngày x 7 ngày) kèm đau<br />
bụng nhiều (đau vùng chậu, cảm giác khó chịu<br />
vùng trực tràng và mót rặn), có sử dụng thuốc<br />
giảm đau và progestin. Kinh chót của BN là<br />
9.9.2009, ngày đó BN ra kinh nhiều (10 băng vệ<br />
sinh/ngày) và phải nhập khoa cấp cứu, được nạo<br />
cầm máu đồng thời gởi giải phẫu bệnh. Kết quả:<br />
Nội mạc tử cung (NMTC) giai đoạn phát triển.<br />
Khi khám nhận thấy BN có niêm nhạt. BN được<br />
làm siêu âm: dAP=67 mm, cấu trúc cơ không<br />
đồng nhất, nội mạc tử cung mỏng, 2 phần phụ<br />
không u. Công thức máu ghi nhận Hct 26%, Hb<br />
9,5 g/dL. Sau đó được chẩn đoán là rong kinh +<br />
thống kinh, BN được xử trí bằng cách đặt DCTC<br />
Mirena®.<br />
Tại thời điểm 1 tháng rưỡi sau khi đặt vòng<br />
Mirena, BN khai lượng kinh giảm 50%, hết các<br />
triệu chứng thống kinh. Công thức máu: Hct<br />
32%, Hb 11g/dL. Thời điểm 5 tháng sau đặt<br />
DCTC: BN hành kinh 5 ngày, lượng ít (1 băng vệ<br />
sinh/ngày). Tiến hành siêu âm, kết quả thấy<br />
NMTC mỏng, dAP=58 mm. Tại tháng thứ 7, BN<br />
bắt đầu vô kinh, kéo dài 4 tháng. Đến tháng thứ<br />
9, tiến hành siêu âm nhận thấy NMTC mỏng,<br />
dAP=56 mm. Tại tháng 11: BN có kinh lại, lượng<br />
rất ít.<br />
<br />
BỆNH ÁN 2<br />
BN nữ, 39 tuổi, PARA 0010. BN có tiền sử<br />
nạo cầm máu vì kinh nhiều 2 lần với kết quả giải<br />
phẫu bệnh là nội mạc tử cung (NMTC) giai đoạn<br />
phát triển (2007) và NMTC giai đoạn chế tiết<br />
(2008).<br />
Ngày 20.7.2009 BN nhập cấp cứu vì kinh<br />
nhiều, được nạo cầm máu và gởi giải phẫu bệnh.<br />
Kết quả: NMTC giai đoạn phát triển. Sau đó<br />
<br />
178<br />
<br />
được điều trị với Primolut trong 15 ngày (10<br />
mg/ngày). Đến tháng 8 BN có kinh bình thường.<br />
Ngày 8.9.2009, BN đến khám vì rong kinh.<br />
Trong quá trình khám ghi nhận có niêm hồng<br />
nhạt, khám phụ khoa không phát hiện gì bất<br />
thường. Công thức máu: Hct 31%, Hb 10 g/dL.<br />
Trên siêu âm, dAP=52 mm, cấu trúc cơ đồng<br />
nhất, NMTC mỏng. BN được chẩn đoán là rong<br />
kinh, chỉ định đặt DCTC Mirena® và theo dõi.<br />
Sau đặt vòng 1 tháng, BN ghi nhận lượng<br />
kinh giảm khoảng 70%. Tại thời điểm 5 tháng,<br />
BN thấy lượng kinh giảm nhiều, khoảng 80%.<br />
Lúc 8 tháng, BN thấy lượng kinh rất ít (còn<br />
10% so với trước khi đặt vòng), siêu âm cho<br />
thấy dAP=52 mm; Hct 37%, Hb 12,5 g/dL. Lúc<br />
13 tháng, BN đã vô kinh được 2 tháng, tình<br />
trạng ổn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mirena® là một dụng cụ phóng thích<br />
levonorgestrel trong buồng tử cung (DCTC-L),<br />
có tác dụng trong vòng 5 năm. Levonorgestrel là<br />
một dạng của progesterone (19-C progesterone),<br />
được phóng thích ra đều đặn với nồng độ 15<br />
µg/ngày trong cơ thể(14). Phương pháp này<br />
không làm tăng nồng độ progesterone hệ thống<br />
cao bằng dạng uống(11,12) hoặc dạng tiêm(3), nên<br />
về lý thuyết thì tác dụng phụ sẽ ít hơn. Dụng cụ<br />
này đã được chứng minh có hiệu quả cao trong<br />
điều trị rong kinh(8,15). Mirena có một số lợi điểm<br />
so với đường uống hoặc tiêm: ít tác dụng phụ<br />
hơn (vd. Ít tăng cân, không ảnh hưởng đến mật<br />
độ xương (BMD1)), không cần phải sử dụng lặp<br />
lại nhiều lần, do đó khiến bệnh nhân dễ tuân thủ<br />
hơn(10). Hiện nay Mirena được dùng với các chỉ<br />
định: ngừa thai, rong kinh, lạc nội mạc tử cung,<br />
đau vùng chậu mạn tính, thống kinh. Một số<br />
trường hợp được dùng như một phương pháp<br />
thay thế cho cắt tử cung. Về tác dụng ngừa thai,<br />
levonorgestrel có nhiều cơ chế: giảm tần số rụng<br />
trứng, thay đổi lớp nhày cổ tử cung gây cản trở<br />
tinh trùng đi qua, một vật lạ hiện diện trong<br />
buồng tử cung sẽ làm phóng thích bạch cầu và<br />
1<br />
<br />
Bone mineral density<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
prostaglandin từ lớp nội mạc tử cung, tác động<br />
bất lợi cho tinh trùng và trứng.<br />
Trong điều trị rong kinh, DCTC-L giúp giảm<br />
97% lượng máu kinh nguyệt sau một năm sử<br />
dụng. Sau 3 tháng đặt DCTC-L, đa số phụ nữ<br />
rong kinh nhận thấy lượng máu ra rất ít, và sau<br />
6 tháng thì đa số sẽ vô kinh hoặc thiểu kinh. Mặc<br />
dù phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung tỏ ra hiệu<br />
quả hơn DCTC-L trong thời gian ngắn (lên tới 1<br />
năm), nhưng DCTC-L cho thấy kết quả tương<br />
đương với phẫu thuật khi so sánh trong thời<br />
gian dài (2-3 năm). DCTC-L là biện pháp nội<br />
khoa hiệu quả trong điều trị rong kinh, giúp gia<br />
tăng chất lượng cuộc sống, chi phí thấp, không<br />
có biến chứng nặng nề. Ngoài ra, sử dụng<br />
DCTC-L giúp 60% phụ nữ tránh được cắt tử<br />
cung hoặc phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung.<br />
Cơ chế chính xác trong việc tác động lên tình<br />
trạng lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được biết rõ<br />
(10). Nhiều tác giả cho rằng dụng cụ này có tác<br />
động lên toàn thân và tại chỗ. Tác động toàn<br />
thân là do sự ức chế phóng noãn của<br />
levonorgestrel. Còn tác động tại chỗ thì có nhiều<br />
giả thuyết được đưa ra, tuy nhiên hiện nay vẫn<br />
chưa biết được rõ cơ chế này. Một số tác giả cho<br />
rằng Mirena gây giảm thể tích dịch trong phúc<br />
mạc, giảm nồng độ đại thực bào trong dịch phúc<br />
mạc, và giảm nồng độ các marker viêm trong<br />
dịch phúc mạc góp phần làm giảm triệu chứng<br />
của đau vùng chậu(2,7,13). Lockhat (2004) cho rằng,<br />
dù cơ chế có là gì đi nữa, thì những tác dụng tại<br />
chỗ của progesterone lên nội mạc tử cung gây<br />
nên hiện tượng thiểu kinh hoặc vô kinh, do đó<br />
giúp cải thiện triệu chứng của thống kinh và<br />
rong kinh(10).<br />
Hiệu quả của DCTC-L trong điều trị rong<br />
kinh khi so sánh với các biện pháp khác như<br />
sau: Khi so sánh với norethindrone – DCTC-L<br />
hiệu quả hơn norethisterone (một loại<br />
progesterone tổng hợp) đường uống trong điều<br />
trị xuất huyết âm đạo lượng nhiều khi sử dụng<br />
trong khoảng thời gian 21 ngày của chu kỳ, và<br />
bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, tuy nhiên<br />
một số biến chứng khác thường gặp hơn vd.<br />
<br />
Sản Phụ Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
xuất huyết giữa chu kỳ hoặc căng tức vú(9). Một<br />
thử nghiệm gồm 44 phụ nữ được chọn ngẫu<br />
nhiên để sử dụng DCTC-L hoặc norethidrone<br />
đường uống (15mg/ngày từ ngày 5 đến ngày<br />
26). Hai phương pháp điều trị cho kết quả tương<br />
tự nhau (94% và 87%), nhưng bệnh nhân hài<br />
lòng hơn với phương pháp DCTC-L (76% so với<br />
22%) sau 3 chu kỳ điều trị(5). Còn đối với phẫu<br />
thuật cắt bỏ nội mạc tử cung, một phân tích gộp<br />
cho thấy phụ nữ rong kinh được điều trị với<br />
DCTC-L hoặc phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung<br />
có tỷ lệ giảm lượng máu kinh tương tự nhau vào<br />
các thời điểm 6, 12 và 24 tháng, và mức độ cải<br />
thiện chất lượng cuộc sống cũng như nhau(6).<br />
Trong một thử nghiệm so sánh DCTC-L với cắt<br />
tử cung, 236 thai phụ rong kinh được chọn ngẫu<br />
nhiên một trong hai phương pháp: DCTC-L<br />
hoặc cắt tử cung(4). Cải thiện chất lượng cuộc<br />
sống là tương tự nhau tại thời điểm 1 và 5 năm;<br />
DCTC-L có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với phẫu<br />
thuật. Tuy nhiên, sau 1 năm có 1/3 số phụ nữ<br />
phải gỡ DCTC và 20% tiến hành cắt tử cung; sau<br />
5 năm, 40% số phụ nữ đặt DCTC-L cắt tử cung.<br />
Một nghiên cứu khác cho rằng DCTC-L làm<br />
giảm lượng máu xuất huyết không tốt như phẫu<br />
thuật, tuy nhiên mức độ hài lòng và chất lượng<br />
cuộc sống của bệnh nhân là tương tự nhau.<br />
Ngoài ra, DCTC-L có hiệu quả kinh tế hơn là cắt<br />
tử cung khi so sánh trong thời gian đầu(9).<br />
Trong điều trị lạc nội mạc tử cung, mặc dù<br />
có một số nghiên cứu cho thấy DCTC-L có kết<br />
quả tương đối khả quan, nhưng hiện tại vẫn<br />
chưa đủ bằng chứng để khẳng định rằng việc<br />
dùng DCTC-L sau khi tiến hành phẫu thuật là<br />
có lợi trong việc giảm tái phát triệu chứng(1).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Abou-Setta Ahmed, M., Al-Inany Hesham, G. & Farquhar, C.<br />
(2006). Levonorgestrel-releasing intrauterine device (LNGIUD) for symptomatic endometriosis following surgery,<br />
Cochrane Database of Systematic Reviews John Wiley & Sons,<br />
Ltd. Chichester, UK.<br />
Drake, T. S., Metz, S. A., Grunert, G. M. & O'Brien, W. F.<br />
(1980). Peritoneal fluid volume in endometriosis. Fertil Steril,<br />
34(3), 280-281.<br />
Du, M., Shao, Q. & Zhou, X. (1999). [Serum levels of<br />
levonorgestrel during long-term use of Norplant]. Zhonghua<br />
Fu Chan Ke Za Zhi, 34(6), 363-365.<br />
<br />
179<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
180<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Hurskainen, R., Teperi, J., Rissanen, P., Aalto, A. M.,<br />
Grenman, S., Kivela, A., et al. (2004). Clinical outcomes and<br />
costs with the levonorgestrel-releasing intrauterine system or<br />
hysterectomy for treatment of menorrhagia: randomized trial<br />
5-year follow-up. JAMA, 291(12), 1456-1463.<br />
Irvine, G. A., Campbell-Brown, M. B., Lumsden, M. A.,<br />
Heikkila, A., Walker, J. J. & Cameron, I. T. (1998). Randomised<br />
comparative trial of the levonorgestrel intrauterine system<br />
and norethisterone for treatment of idiopathic menorrhagia.<br />
Br J Obstet Gynaecol, 105(6), 592-598.<br />
Kaunitz, A. M., Meredith, S., Inki, P., Kubba, A. & SanchezRamos, L. (2009). Levonorgestrel-releasing intrauterine<br />
system and endometrial ablation in heavy menstrual<br />
bleeding: a systematic review and meta-analysis. Obstet<br />
Gynecol, 113(5), 1104-1116.<br />
Kupker, W., Schultze-Mosgau, A. & Diedrich, K. (1998).<br />
Paracrine changes in the peritoneal environment of women<br />
with endometriosis. Hum Reprod Update, 4(5), 719-723.<br />
Lahteenmaki, P., Haukkamaa, M., Puolakka, J., Riikonen, U.,<br />
Sainio, S., Suvisaari, J., et al. (1998). Open randomised study<br />
of use of levonorgestrel releasing intrauterine system as<br />
alternative to hysterectomy. BMJ, 316(7138), 1122-1126.<br />
Lethaby, A., Cooke, I. & Rees Margaret, C. (2005).<br />
Progesterone or progestogen-releasing intrauterine systems<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
for heavy menstrual bleeding, Cochrane Database of<br />
Systematic Reviews John Wiley & Sons, Ltd. Chichester, UK.<br />
Lockhat, F. B., Emembolu, J. O. & Konje, J. C. (2005). The<br />
efficacy, side-effects and continuation rates in women with<br />
symptomatic endometriosis undergoing treatment with an<br />
intra-uterine administered progestogen (levonorgestrel): a 3<br />
year follow-up. Hum Reprod, 20(3), 789-793.<br />
Moghissi, K. S. (1999). Medical treatment of endometriosis.<br />
Clin Obstet Gynecol, 42(3), 620-632.<br />
Nilsson, C. G., Lahteenmaki, P., Robertson, D. N. &<br />
Luukkainen, T. (1980). Plasma concentrations of<br />
levonorgestrel as a function of the release rate of<br />
levonorgestrel from medicated intra-uterine devices. Acta<br />
Endocrinol (Copenh), 93(3), 380-384.<br />
Ramey, J. W. & Archer, D. F. (1993). Peritoneal fluid: its<br />
relevance to the development of endometriosis. Fertil Steril,<br />
60(1), 1-14.<br />
Roxanne Jamshidi & Paul Blumenthal. (2007). Family<br />
Planning. In Andrew I. Sokol & Eric R. Sokol (Eds.), General<br />
Gynecology (pp. 157-186).<br />
Stewart, A., Cummins, C., Gold, L., Jordan, R. & Phillips, W.<br />
(2001). The effectiveness of the levonorgestrel-releasing<br />
intrauterine system in menorrhagia: a systematic review.<br />
BJOG, 108(1), 74-86.<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />