intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp bệnh não động kinh và phát triển do u xơ củ với đột biến TSC2 được điều trị trúng đích với chất ức chế mTOR

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nhân một trường hợp bệnh não động kinh và phát triển do u xơ củ với đột biến TSC2 được điều trị trúng đích với chất ức chế mTOR tập trung mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh một trường hợp bệnh não động kinh và phát triển u xơ củ được điều trị trúng đích với chất ức chế mTOR đầu tiên tại khoa Thần kinh BV Nhi Đồng 2, tháng 5.2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp bệnh não động kinh và phát triển do u xơ củ với đột biến TSC2 được điều trị trúng đích với chất ức chế mTOR

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH NÃO ĐỘNG KINH VÀ PHÁT TRIỂN DO U XƠ CỦ VỚI ĐỘT BIẾN TSC2 ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TRÚNG ĐÍCH VỚI CHẤT ỨC CHẾ MTOR Nguyễn Thụy Minh Thư1,2, Phạm Hoàng Bảo Trang2, Vũ Bảo Quốc3,4, Phạm Thị Trúc Linh5, Nguyễn Lê Trung Hiếu1,2, Bùi Chí Bảo5 TÓM TẮT 42 với 5 loại thuốc chống động kinh và chế độ ăn Đặt vấn đề: Bệnh não động kinh và phát triển keto. Ngoài ra, bệnh nhân có rối loạn phổ tự kỷ. nhóm bệnh động kinh nặng đặc trưng bởi sự Kết quả MRI não cho thấy có nhiều u ở vỏ não. kháng thuốc đi kèm với chậm phát triển tâm thần Điện não đồ ghi nhận các hoạt động kịch phát vận động. Bệnh não động kinh và chậm phát triển dạng động kinh toàn thể và cục bộ đa ổ. Dùng xét do u xơ củ với đột biến TSC2 là bệnh hiếm gặp và nghiệm giải trình tự thế hệ mới tìm thấy đột biến việc điều trị trúng đích bệnh não động kinh và gen TSC2. Bệnh nhân được điều trị với liệu pháp chậm phát triển do đột biến TSC2 với chất ức chế trúng đích với Sirolimus (chất ức chế mTOR) kết mTOR tại Việt Nam chỉ được báo cáo những ca hợp cùng thuốc chống động kinh. Sau điều trị, riêng lẻ với ít kinh nghiệm lâm sàng. bệnh nhân kiểm soát được các cơn con giật và Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận hồi phục về nhận thức – hành vi tuy nhiên không lâm sàng và diễn tiến bệnh một trường hợp bệnh hoàn toàn. não động kinh và phát triển u xơ củ được điều trị Kết luận: Báo cáo ca lâm sàng này đóng góp trúng đích với chất ức chế mTOR đầu tiên tại các hiểu biết về triệu chứng lâm sàng và cận lâm khoa Thần kinh BV Nhi Đồng 2, tháng 5.2023. sàng, cũng như đáp ứng với điều trị trúng đích Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng. trong bệnh não động kinh và phát triển do u xơ Kết quả: Bệnh nhân nam 7 tuổi có cơn co củ ở trẻ em Việt Nam. giật đầu tiên lúc 3 tháng tuổi. Bệnh nhân có Từ khóa: bệnh não động kinh và phát triển, nhiều kiểu cơn động kinh khác nhau và kháng U xơ củ, điều trị trúng đích SUMMARY 1 Khoa Y, ĐH Y Dược TPHCM A CASE OF DEVELOPMENTAL 2 Bệnh Viện Nhi Đồng 2 EPILEPTIC ENCEPHALOPATHY DUE 3 Viện Công nghệ Sinh Học và Thực Phẩm, Đại TO TUBEROUS SCLEROSIS WITH học Cần Thơ TSC2 MUTATION TREATED WITH 4 Khoa Khoa học máy tính, Trường Đại học Công TARGETED mTOR INHIBITOR nghệ thông tin, ĐHQG TP.HCM Background: Developmental epileptic 5 Khoa Y, Đại Học Quốc Gia TP.HCM encephalopathies are severe drug-resistant Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thụy Minh Thư epilepsies accompanied by psychomotor SĐT: 0983966371 retardation. Developmental epileptic Email: thunguyen@ump.edu.vn encephalopathy and tuberous sclerosis due to Ngày nhận bài: 23/8/2023 TSC2 mutations is rare, and the targeted Ngày phản biện khoa học: 25/8/2023 treatment of TSC2 with mTOR inhibitors in Ngày duyệt bài: 29/8/2023 324
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Vietnam has only been reported in isolated cases đó có thể điều trị kịp thời cho bệnh não động with limited clinical experience. kinh và phát triển có ý nghĩa quan trọng vì Objectives: This report describes the clinical, tiên lượng hồi phục tốt sau khi dùng các paraclinical, and pathological characteristics of a thuốc điều trị trúng đích. Trong các loại bệnh patient with developmental epileptic encephalopathy caused by tuberous sclerosis. He não động kinh và phát triển thì u xơ củ là was the first patient to be treated with an mTOR nguyên nhân phổ biến. Căn nguyên gây ra u inhibitor at the Neurology Department of xơ củ thường gặp là do đột biến TSC2, một Children’s Hospital 2 in May 2023. đột biến có thể điều trị trúng đích. Do đó Methods: Clinical case report việc tìm ra nguyên nhân của bệnh não động Results: A 7-year-old male patient had his kinh và phát triển có ý nghĩa quan trọng first seizure at 3 months of age. He had a variety trong việc giảm thiểu tỷ lệ động kinh kháng of seizure patterns and was resistant to 5 thuốc và khuyết tật phát triển do nhóm bệnh antiepileptic drugs and the ketogenic diet. In addition, he has an autism spectrum disorder. lý này. Brain MRI results showed multiple neoplasms in Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo the cerebral cortex, and EEG showed paroxysmal trường hợp đầu tiên bệnh nhân bệnh não generalized and partial multifocal seizure động kinh và phát triển do u xơ củ với đột activity. A new generation sequencing test found biến TSC2 được điều trị với chất ức chế mutations in the TSC2 gene. The patient was mTOR tại khoa Thần Kinh bệnh viện Nhi treated with targeted therapy with Sirolimus Đồng 2. (mTOR inhibitor) in combination with anti- seizure medications. After treatment with Sirolimus, the patient’s seizures were controlled II. TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG and he showed cognitive-behavioral Bệnh nhi V.H.D nam, 7 tuổi có tiền căn improvement, but not complete recovery. thai kỳ và sản khoa bình thường. Bệnh nhân Conclusion: This case report contributes to có cơn động kinh đầu tiên lúc 3 tháng tuổi the understanding of clinical and subclinical kèm rối loạn phổ tự kỷ. Trước một tuổi bệnh symptoms, as well as the response to targeted nhân phát triển tâm thần vận động bình therapy in epileptic encephalopathy and tuberous thường, biết lật lúc 3 tháng tuổi, bò lúc 7 sclerosis development in Vietnamese children. Keywords: developmental epileptic tháng tuổi và đứng vịn lúc 11 tháng tuổi. Tuy encephalopathy, tuberous sclerosis, targeted nhiên sau đó bệnh nhân chậm phát triển dần treatment cùng với tình trạng động kinh kháng thuốc. Bệnh nhân biết đi lúc 3 tuổi và có biểu hiện I. GIỚI THIỆU rối loạn phổ tự kỷ cùng với hiện tượng chậm Bệnh não động kinh và phát triển nhóm phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội. bệnh động kinh nặng đặc trưng bởi sự kháng Khởi đầu, bệnh nhân có cơn co thắt gập thuốc đi kèm với chậm tâm thần vận động nhũ nhi thành cụm, với vài chục nhịp gập [1]. Do đó, việc xác định ra căn nguyên để từ cho một cụm và khoảng 4-5 cụm co thắt gập 325
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 mỗi ngày. Bệnh nhân được điều trị với suất tương tự như trước khi áp dụng chế độ vigabatril liều thấp và đạt được trạng thái ăn. Song song đó, bệnh nhân được can thiệp không cơn trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên, phục hồi chức năng vận động và âm ngữ trị sau tháng đầu tiên, bệnh nhân bị tái phát các liệu cùng giáo dục hòa nhập. Bệnh nhân đi cơn co thắt gập với tuần suất ít hơn, khoảng được chập chững lúc 3 tuổi và có thể tự leo 5 đến 7 nhịp gập cho mỗi cụm nhịp, và 1 đến cầu thang mà không cần hỗ trợ lúc 5 tuổi. 2 cụm nhịp gập mỗi ngày. Dù vậy, các cơn Tuy nhiên, bệnh nhân còn hạn chế giao tiếp co thắt gập tái phát này không hết ngay cả bằng mắt cũng như bằng ngôn ngữ. Bệnh khi bệnh nhân được chỉ định vigabatril với nhân sử dụng công cụ giao tiếp bằng hình liều tối đa. Lúc một tuổi, bệnh nhân có thêm ảnh thay cho lời nói. Lúc 5 tuổi, bệnh nhân kiểu cơn mới là cơn co cứng kèm cơn cục bộ, được sử dụng pregabalin, tuy nhiên thuốc đồng thời các cơn co thắt gập cũng xuất hiện không có hiệu quả với các cơn động kinh của lại nhiều hơn, cao điểm có thể lên đến tổng bệnh nhân. cộng 180 cơn động kinh trong một ngày. Xét nghiệm hình ảnh học sọ não cho thấy Cùng lúc này bệnh nhân có hiện tượng thoái bệnh nhân có nhiều nốt dưới nội mạc tủy lùi kỹ năng vận động và nhận thức. Các cơn quanh não thất bên và nhiều vùng tăng tín co thắt gập xảy ra ở tư thế đứng làm bệnh hiệu tương ứng với những khối mô thừa của nhân bị té về phía trước hoặc đứng không tế bào đệm thần kinh vỏ não (hình 1). Siêu vững. Các cơn động kinh co cứng và cơn cục âm tim, XQ phổi không ghi nhận bất thường. bộ dẫn đến hiện tượng bệnh nhân ngủ lịm Siêu âm bụng ghi nhận có nang nhỏ ở thận sau cơn. Bệnh nhân được điều trị cùng với lúc trẻ 5 tuổi, tuy nhiên siêu âm bụng lúc 6 nhiều loại thuốc chống động kinh, bao gồm tuổi và 7 tuổi bình thường. Trên da bệnh vigabatril, topiramate, levetiracetam, nhân có một số điểm giảm sắc tố nằm rải rác, valproic acid. Với tất cả các thuốc, bệnh nhưng khám mắt và răng hàm mặt bình nhân đều có hiện tượng đáp ứng không hoàn thường. toàn (giảm được khoảng 10-30% tổng số Điện não đồ cho thấy có sự phóng điện cơn) và khi thuốc mới được sử dụng với liều dạng bùng phát và dập tắt toàn thể khi bệnh thấp. Tuy nhiên, sau 1 đến 2 tuần các cơn nhân có cơn co thắt gập vào giai đoạn nhũ động kinh tái phát và không đáp ứng cho dù nhi. Khi trẻ lớn dần và có các cơn động kinh thuốc được sử dụng với liều cao. Bệnh nhân cục bộ, điện não đồ cho thấy hiện tương được áp dụng chế độ ăn keto lúc 36 tháng phóng điện động kinh cục bộ đa ổ ở thái tuổi và có giảm được 50% tổng số cơn động dương và đỉnh đầu, gia tăng nhiều hơn trong kinh sau một tháng điều trị. Tuy nhiên sau 3 giấc ngủ (hình 2). tháng các cơn động kinh quay trở lại với tần 326
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Hình 1: MRI cho thấy có nhiều nốt dưới nội mạc tủy quanh não thất bên và nhiều vùng tăng tín hiệu tương ứng với những khối mô thừa của tế bào đệm thần kinh vỏ não Hình 2: EEG có bất thường hoạt động nền với các gai sóng dạng bùng phát dập tắt kéo dài thành từng đợt 5-6 giây 327
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 Xét nghiệm giải trình tự thế hệ mới cho sớm với hội chứng West ngay từ giai đoạn thấy có đột biến dị hợp di truyền trội trên gen nhũ nhi và chuyển dần sang hội chứng TSC2 ở nhiễm sắc thể số 16. Đột biến này Lennox Gastaut khi bước vào độ tuổi thiếu được dự báo gây bệnh u xơ củ. nhi [2]. Do đó, việc điều trị để kiểm soát cơn Bệnh nhân được điều trị trúng đích với động kinh là rất cần thiết để giảm thiểu đột sirolimus, một loại chất ức chế mTOR lúc 6 tử bất ngờ trong bệnh động kinh và cải thiện tuổi 6 tháng. Sau điều trị ghi nhận tần suất nhận thức. cơn giật giảm từ 60 đến 80 cơn mỗi tháng U xơ củ gây ra do đột biến gen quy định xuống còn 1-2 cơn mỗi tháng, ngay từ tháng sự tăng sinh tế bào. Cụ thể hơn, bệnh gây ra đầu tiên sau điều trị. Song song đó, thời gian do đột biến gen TSC1 hoặc gen TSC2. Gen cơn trung bình giảm từ 5 phút xuống 10 giây TSC1 cung cấp vật chất di truyền để sản xuất mỗi cơn. Bệnh nhân phục hồi dần nhận thức. ra hamartin. TSC2 là gen ức chế khối u mã Hiện tại bệnh nhân có thể giao tiếp mắt, nói hóa protein ức chế tăng trưởng tuberin. được từ đơn. Hiệu quả điều trị duy trì ổn Thông thường, tuberin tương tác với định sau 6 tháng điều trị, không có hiện hamartin để tạo thành phức hợp protein TSC tượng kháng trị như đối với các thuốc chống (mTORc1) có chức năng kiểm soát sự sự động kinh và chế độ ăn keto. Các xét nghiệm tăng sinh và kích thước tế bào. Đột biến cận lâm sàng theo dõi cho thấy chức năng trong gen TSC1 hoặc TSC2, dẫn đến sự thay gan thận, huyết học trong giới hạn bình đổi của phức hợp mTORc1 với mTOR là yếu thường. Chúng tôi dự kiến sẽ tiến hành đo lại tố điều chỉnh chính cho sự phát triển và sống điện não và chụp lại MRI sọ não của bệnh sót của tế bào. Sự thay đổi này tạo ra sự biệt nhân sau một năm điều trị với chất ức chế hóa và di chuyển tế bào thần kinh bất mTOR. thường. Có tới 90% bệnh nhân xơ cứng củ do đột biến TSC1 hoặc TSC2 sẽ có biểu hiện III. BÀN LUẬN bệnh động kinh, với 2/3 trường hợp kháng Bệnh não động kinh và phát triển là thuật thuốc [3]. ngữ chung dành cho một số các số hội chứng Everolimus, một chất ức chế mTOR ban động kinh nặng. Triệu chứng lâm sàng khác đầu được phê duyệt để điều trị u mạch máu nhau tùy theo hội chứng, tuy nhiên, các đặc thận và u tế bào khổng lồ dưới biểu mô tế điểm chung là trẻ có nhiều kiểu cơn động bào hình sao liên quan đến TSC, sau đó đã kinh và kháng thuốc. Trẻ có thể bị chậm phát được phê duyệt là liệu pháp bổ trợ cho các triển từ trước khi có cơn động kinh đầu tiên cơn động kinh cục bộ liên quan đến TSC ở hoặc thoái triển dần sau khi bị động kinh. U trẻ em trên 2 tuổi [3]. Hiện tại có nhiều bằng xơ củ là một nguyên nhân thường gặp gây chứng cho thấy nên sử dụng everolimus như nên bệnh não động kinh và chậm phát triển. một thuốc hỗ trợ nếu không bệnh nhân động Trẻ bị u xơ củ có thể có biểu hiện động kinh kinh do u xơ củ có đột biến TSC1 hoặc TSC2 328
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 không ổn cơn với hai thuốc chống động kinh bệnh não động kinh và phát triển do u xơ củ [4]. Thêm vào đó, một số nghiên cứu khác với đột biến TSC2 trên nhiễm sắc thể số 16. cũng đang xem xét việc dùng everolimus cho Bệnh nhân có cơn động kinh đầu tiên lúc 3 nhóm trẻ dưới 2 tuổi bị động kinh do đột tháng tuổi và được điều trị với nhiều loại biến TSC1 hoặc TSC2 [5]. Ngoài thuốc chống động kinh và chế độ ăn keto. everolimus, vai trò của sirolimus trong bệnh Tuy nhiên, bệnh nhân có tình trạng kháng trị não động kinh và phát triển do đột biến gen nặng dẫn đến tình trạng chậm phát triển tâm TSC1 hoặc TSC2 cũng đang được nghiên thần vận động thứ phát. Bệnh nhân được điều cứu. Nghiên cứu của Chen và cộng sự trên trị với sirolimus vào lúc 6 tuổi 6 tháng và cho dân số trẻ em bị động kinh do đột biến gen thấy có cải thiện tốt, duy trì ổn định trong 6 TSC1 hoặc TSC2 cho thấy sirolimus có thể tháng theo dõi. Chúng tôi không ghi nhận tác làm giảm 78% số lượng cơn co giật, trong đó dụng phụ của sirolimus thông qua các xét có 47% bệnh nhân hết hoàn toàn cơn co giật nghiệm sinh hóa và huyết học. Chúng tôi dự [6]. Tuy nhiên cho đến nay chúng tôi chưa kiến sẽ theo dõi lại điện não và cộng hưởng tìm được nghiên cứu nào so sánh hiệu quả từ sọ não sau 1 năm điều trị với sirolimus. giữa everolimus và sirolimus trong việc điều trị bệnh não động kinh và phát triển có liên IV. KẾT LUẬN quan đến đột biến gen TSC1 hoặc TSC2. Bệnh não động kinh và phát triển là một Khuyến cáo sử dụng mTOR trong điều trị bệnh nặng và có thể dẫn đến động kinh động kinh do đột biến TSC1 và TSC2 là mức kháng trị, cũng như khiếm khuyết về trí tuệ độ chứng cớ A với nhiều thử nghiệm lâm và thể chất. Một nguyên gây ra bệnh não sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng [7, 8] động kinh và phát triển là u xơ củ, thường Trong trường hợp lâm sàng trên, việc xác liên quan đến đột biến gen TSC1 hoặc TSC2. định được gen đột biến đã góp phần vào việc Việc điều trị trúng đích với chất ức chế điều trị trúng đích. Ngày nay, công nghệ giải mTOR cho bệnh nhân bệnh não động kinh và trình tự gen giúp các bác sĩ lâm sàng có thể phát triển do u xơ củ với đột biến TSC1 hoặc đưa ra “các liệu pháp điều trị chính xác” cho TSC2 đã được ghi nhận nhiều trên y văn thế một số hội chứng động kinh đơn gen nhất giới, tuy nhiên đây là trường hợp đầu tiên định. Tuy nhiên để hiện thực việc này, các được điều trị tại Việt Nam, kết quả cho thấy bác sĩ lâm sàng cần thảo luận cùng với các bệnh nhân có cải thiện về mặt động kinh và bác sĩ di truyền để xác định chính xác đột cả mặt phát triển. Báo cáo ca lâm sàng này biến gây bệnh, đồng thời tham khảo y văn đế đóng góp các hiểu biết về triệu chứng lâm xác định mức độ chứng cứ của liệu pháp điều sàng và cận lâm sàng, cũng như đáp ứng với trị trúng đích. điều trị trúng đích trong bệnh não động kinh Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo và phát triển do u xơ củ ở trẻ em Việt Nam. trường hợp lâm sàng đầu tiên bệnh nhân bị Tuy nhiên, đây chỉ là báo cáo ca lâm sàng 329
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 riêng lẻ, với thời gian theo dõi chưa dài nên 4. Franz, D.N., et al., Adjunctive everolimus độ mạnh của nghiên cứu còn khá thấp, chúng therapy for tuberous sclerosis complex- associated refractory seizures: Results from tôi cần thêm thời gian nghiên cứu để có thể the postextension phase of EXIST-3. đưa ra các nhận định chính xác hơn. Epilepsia, 2021. 62(12): p. 3029-3041. 5. Saffari, A., et al., Safety and efficacy of V. LỜI CÁM ƠN mTOR inhibitor treatment in patients with Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ tuberous sclerosis complex under 2 years of Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia age - a multicenter retrospective study. (NAFOSTED) trong đề tài mã số Orphanet J Rare Dis, 2019. 14(1): p. 96. IZVSZ3.203431 6. Chen, X.Q., et al., Sirolimus Can Increase the Disappearance Rate of Cardiac TÀI LIỆU THAM KHẢO Rhabdomyomas Associated with Tuberous 1. Scheffer, I.E. and J. Liao, Deciphering the Sclerosis: A Prospective Cohort and Self- concepts behind "Epileptic encephalopathy" Controlled Case Series Study. J Pediatr, and "Developmental and epileptic 2021. 233: p. 150-155 e4. encephalopathy". Eur J Paediatr Neurol, 7. French, J.A., et al., Adjunctive everolimus 2020. 24: p. 11-14. therapy for treatment-resistant focal-onset 2. Singh, A., et al., Treatment-Resistant seizures associated with tuberous sclerosis Epilepsy and Tuberous Sclerosis Complex: (EXIST-3): a phase 3, randomised, double- Treatment, Maintenance, and Future blind, placebo-controlled study. Lancet, Directions. Neuropsychiatr Dis Treat, 2023. 2016. 388(10056): p. 2153-2163. 19: p. 733-748. 8. Curatolo, P., et al., Adjunctive everolimus 3. Johannessen Landmark, C., et al., The role for children and adolescents with treatment- of new medical treatments for the refractory seizures associated with tuberous management of developmental and epileptic sclerosis complex: post-hoc analysis of the encephalopathies: Novel concepts and phase 3 EXIST-3 trial. Lancet Child Adolesc results. Epilepsia, 2021. 62(4): p. 857-873. Health, 2018. 2(7): p. 495-504. 330
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2