NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH
lượt xem 21
download
Tham khảo tài liệu 'nhân giống hữu tính', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH
- NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH Có những cách thụ phấn chính như sau: a) Tự thụ phấn: Là cách thụ phấn cho một hoa bằng hạt phấn của chính nó, hay của một hoa khác trên cùng một cành, một cây, hoặc trong cùng một dòng đã được nhân giống vô tính. Người ta mở rộng khái niệm tự thụ phấn giữa các cá thể của cùng một loài tự nhiên sang cả việc tự thụ phấn của các giống đã được lai tạo.Trong trường hợp đầu, con cái phép tự thụ phấn ấy thường ít khác biệt nhau. Còn trường hợp sau không ai có thể dự đoán nổi mức độ sai khác c ủa chúng. Để phân biệt trường hợp này, người ta gọi là sự tự thụ phấn ở cây lai. b) Giao phấn: Như đã nói, giao phấn trong tự nhiên là hiện tượng thông thường, gần như bắt buộc đối với hầu hết các loài lan. Đó là nguyên nhân vì sao họ lan có số lượng chủng loại rất phong phú. Đó cũng là phương
- thức tồn tại, phát triển và tiến hoá ưu thế hơn cả của họ thực vật này trong hướng thụ phấn nhờ côn trùng. Giao phấn là việc thụ phấn cho một hoa bằng hạt phấn của một dòng vô tính khác có những khác biệt rõ nét so với dòng được thụ phấn. Xa hơn nữa, là bằng hạt phấn của một loài khác trong cùng một chi; và đặc biệt là của một chi khác trong họ lan. Giao phấn khác loài của Cymbidium rất phổ biến, còn giao phấn khác chi Cymbidium đã được giới thiệu như: Cymbidium x Phajus, Cymbidium x Spathoglotis... Giao phấn thể hiện rõ sức lai, vì vậy con lai luôn luôn dễ thích nghi với điều kiện sống, phát triển mạnh hơn cây bố mẹ, mức độ dị biệt giữa các con lai rất lớn và số lượng cá thể khá cao. Việc tự thụ phấn hay giao phấn đều tạo ra những giống mới, qua chọn lọc, có những đặc tính hơn hẳn cây bố mẹ. Tuy vậy khi lai tạo giống Cymbidium, người ta chỉ mới nắm được một số quy tắc sau: - Lai giữa nhóm phụ sinh với nhóm địa sinh rất khó thành công.
- - Có thể xuất hiện dạng đa bội do lai, tức là con lai khác hẳn bố mẹ về số lượng lẫn chất lượng di truyền. - Phần lớn con lai di truyền kiểu cấu tạo hoa theo dòng mẹ và màu sắc theo dòng bố. - Lai trở lại con lai với cây mẹ sẽ củng cố đặc tính dòng ngày càng rõ nét hơn. Tất nhiên, không có mấy phép lai trùng hợp nhau về kết quả bởi vì không nơi nào có đủ điều kiện để gieo cấy và nuôi trồng tất cả hàng trăm ngàn hạt của chỉ một quả lai, chưa nói đến việc chọn bố mẹ có đặc điểm kinh tế nào để làm vật liệu lai ban đầu. Cho nên, việc tạo giống mới là việc đáng làm trong các vườn lan Đà Lạt. Công việc tạo giống hữu tính có thể tóm lược ở các bước sau: a) Chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, phát hoa to, hoa nhiều, nhất là không bị bệnh virus, đưa vào nơi mát thường xuyên, ánh sáng trực tiếp dưới 50% và không quá ẩm. b)Cắt bỏ nụ hoa thứ 1 và các nụ hoa từ vị trí thứ 4 trở đi (chỉ giữ lại hoa thứ 2 và 3 kể từ gốc lên). Bôi thuốc chống nấm vào vết cắt.
- c) Hạt phấn có thể lấy từ hoa tươi hay đã lấy trước đó vài tháng và bảo quản trong tủ lạnh. d) Khi hoa của cây mẹ bắt đầu nở từ 1 đến 2 ngày đặt hạt phấn vào nuốm nhụy. e) Nên gỡ bỏ hạt phấn của hoa đã được thụ phấn. f) Treo bảng ghi tên cây mẹ, cây bố và ngày lai. Trường hợp bất thụ cũng có thể xảy ra khi lai khác chi, khác loài, hoặc cây bố mẹ khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Một phép lai bất thụ sẽ có những biểu hiện sau: - Sau khi lai, cánh môi không đổi màu, hoa không tàn. - Hoa tàn, bầu noãn phình ra nhưng sau đó tàn và rụng. - Bầu noãn lớn và chín bình thường nhưng không có hạt. - Có hạt nhưng đều là hạt lép Khi quả to tròn, bắt đầu đổi màu xanh sang vàng nhạt thì thu hoạch, trước khi quả tự mở.
- Quả thu hoạch được mở lấy hạt và gieo trong điều kiện vô trùng, trên môi trường dinh dưỡng để cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Nuôi trồng và chăm sóc như cây cấy mô. Việc chọn giống Cymbidium theo ý đồ của người lai tạo có thể dừng lại ngay sau khi cây ra hoa. Nhưng phải qua 2 đến 3 vụ hoa nữa mới đánh giá hết tiềm năng của giống mới. Từ đó hoàn chỉnh kỹ thuật nuôi trồng và tiến hành nhân giống vô tính. Chúng tôi đề nghị đặt tên giống theo ký mã hiệu như đã giới thiệu ở chương 3, nhằm mục đích giản tiện việc ghi tên cây bố mẹ và con lai hình thành, tránh nhầm lẫn và dễ chọn lọc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Triển vọng nhân giống vô tính cho cây cà phê
3 p | 193 | 43
-
CYMBIDIUM nhân giống Hữu Tính
6 p | 217 | 26
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây bách bộ (Stemona tuberosa lour.) tại Thanh hóa
9 p | 155 | 10
-
Đánh giá phẩm chất hạt giống và khả năng nhân giống hữu tính loài táu duyên hải (Vatica mangachapoi Blanco subsp. obtosifolia (Elmer) P.S. Ashton) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 15 | 5
-
Nghiên cứu một số đặc điểm vật hậu và kỹ thuật nhân giống hữu tính loài thích núi cao (Acer campbellii Hook.f. & Thoms. ex Hiern) tại Lâm Đồng
13 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu nhân giống hữu tính sâm Ấn Độ (Withania somnifera L.) tại Hà Nội
11 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây ngũ vị tử ngọc linh (Schisandra sphenanthera)
0 p | 39 | 3
-
Nghiên cứu nhân giống vô tính cây ngũ vị tử Ngọc linh (Schisandra sphenanthera) bằng giâm hom
0 p | 37 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại Thanh Hóa
10 p | 125 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng nhân giống hữu tính cây Xạ can (Belamcanda chinensis (L.) DC.)
4 p | 76 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Var) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
8 p | 7 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana Mast.) tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
8 p | 2 | 1
-
Kết quả lựa chọn cây mẹ Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc làm cơ sở cho nhân giống vô tính và bảo tồn ngoại vi (EXSITU)
7 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub)
11 p | 6 | 1
-
Nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Đa tử trà hương (Polyspora huongiana) và Đa tử trà bidoup (Polyspora bidoupensis)
9 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)
8 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và thử nghiệm trồng cây Thàn mát (Millettia nigrescens Gagn.) tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
11 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn