intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng fintech. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 351 quan sát trong thời gian từ tháng 9/2023 cho tới tháng 12/2023, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm tra các giả thuyết, bao gồm mối quan hệ của tất cả các biến tiềm năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam Khúc Thế Anh1, Nguyễn Đức Dương2, Phương Kim Quốc Cường3, Lê Diệu Linh4 1, 3, 4 Đại học Kinh tế Quốc dân, Việt Nam, 2Đại học Coventry, Anh Quốc Ngày nhận: 09/01/2024 Ngày nhận bản sửa: 19/04/2024 Ngày duyệt đăng: 26/04/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng fintech. Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 351 quan sát trong thời gian từ tháng 9/2023 cho tới tháng 12/2023, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm tra các giả thuyết, bao gồm mối quan hệ của tất cả các biến tiềm năng. Kết quả cho thấy Dân trí tài chính (FL) là nhân tố điều tiết trong mối quan hệ giữa Ý định (IT) và Hành vi sử dụng Fintech (UFB), và Niềm tin về năng lực tài chính bản thân (FSE) là nhân tố trung gian trong mối quan hệ giữa Dân trí tài chính (FL) và Hành vi sử dụng Fintech (UFB). Ngoài ra, vai trò điều tiết của Điều kiện thuận lợi (FC) trong mối quan hệ giữa Ý định sử dụng (IT) và Hành vi sử dụng fintech (UFB) không có ý nghĩa thống kê. Một số khuyến nghị được chúng tôi đưa ra như giảm thiểu rủi Factors influencing the relationship between intention and behavior of using Fintech: Empirical evidence in Vietnam Abstract: This study focuses on evaluating factors that impact the relationship between intention and behavior of using fintech. Data in the study were collected from 351 observations during the period from September 2023 to December 2023, using linear structural modeling (SEM) to test hypotheses, including the relationship of all potential variables. The results show that Financial Knowledge (FL) is a moderating factor in the relationship between Intention (IT) and Fintech Usage Behavior (UFB), and Financial Self-Efficacy Belief (FSE) is Mediating factor in the relationship between Financial Education (FL) and Fintech Usage Behavior (UFB). In addition, the moderating role of Facilitating Conditions (FC) in the relationship between Intention to Use (IT) and Fintech Usage Behavior (UFB) is not statistically significant. We give some recommendations such as minimizing cybersecurity risks or providing financial literacy training for users. Keywords: Financial literacy, Fintech, Using behavior, Intention behavior Doi: 10.59276/JELB.2024.07.2656 Khuc, The Anh1, Nguyen, Duc Duong2, Phuong, Kim Quoc Cuong3, Le, Dieu Linh4 Email: anhkt@neu.edu.vn1, nguyend27@uni.coventry.ac.uk 2, 210860phuong.cuong@isneu.org3, 11213167@ st.neu.edu.vn4 1, 3, 4 National Economics University, 2Coventry University © Học viện Ngân hàng Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng ISSN 3030 - 4199 69 Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  2. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam ro an ninh mạng hay đào tạo về dân trí tài chính đối với người dùng. Từ khoá: Dân trí tài chính, Fintech, Hành vi sử dụng, Ý định sử dụng kiểm soát fintech. Đến cuối năm 2022, Việt Nam có 21.038 ATM, 410.743 POS và hơn 145,2 triệu thẻ; số giao dịch qua POS, thẻ 1. Giới thiệu ngân hàng và ATM đều tăng so với năm 2021, với tổng giá trị giao dịch lần lượt là Fintech đã và đang thay thế cho các dịch vụ 1,03 triệu tỷ đồng, 4,8 triệu tỷ đồng và hơn tài chính truyền thống trên toàn cầu mà đặc 3,07 triệu tỷ đồng (Ngân hàng Nhà nước, biệt là ở các nước đang phát triển với nền 2022). Có thể thấy, Việt Nam được coi là kinh tế đa dạng Boustani (2020). Từ khi một thị trường tiềm năng cho fintech nhờ xảy ra khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, vào dân số trẻ tuổi, am hiểu công nghệ, tỷ lệ tác động của fintech đến tài chính toàn diện sử dụng điện thoại di động và internet cao, đã được nghiên cứu trong hơn hai thập kỷ. tuy nhiên mức độ tài chính toàn diện tương Thanh toán kỹ thuật số, thanh toán qua đối thấp, thể hiện qua mức độ bao phủ tài internet và di động hiện nay là tâm điểm và chính ở tỉ lệ thấp (Nguyên Chương, 2021). động lực của fintech, đặc biệt là ở các nước Cùng với sự phát triển của fintech trên toàn đang phát triển bao gồm Việt Nam. Fintech cầu, có nhiều nghiên cứu được thực hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều đóng góp đáng kể vào khía cạnh ý định sử kiện để mọi người có thể tiếp cận dịch vụ dụng fintech, tuy nhiên các nhân tố trung ngân hàng, nhận/gửi tiền tệ thường xuyên gian, điều tiết mối quan hệ giữa ý định và hơn và tích lũy nhiều tiền tiết kiệm hơn hành vi sử dụng fintech được cho là vẫn (Arner et al., 2015). Trong cuộc cách mạng chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng công nghiệp 4.0, fintech trở nên ngày càng (Singh et al., 2020). Nghiên cứu này tập quan trọng hơn khi giúp người dùng truy trung làm rõ khoảng trống nghiên cứu về cập dễ dàng hơn vào ngân hàng và dịch các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa vụ tài chính với chi phí thấp hơn và tốc độ ý định và hành vi sử dụng các loại hình nhanh hơn. Với sự phát triển dựa trên công dịch vụ fintech chính, bao gồm thanh toán, nghệ thông tin và viễn thông, fintech có tín dụng và tiết kiệm, thông qua việc khảo thể tiếp cận được một số lượng lớn người sát, phân tích dữ liệu sơ cấp với 2 câu hỏi dân, đặc biệt là những người ở vùng nông nghiên cứu sau: thôn và hẻo lánh gặp khó khăn trong việc (RQ1): Dân trí tài chính, điều kiện thuận tiếp cận dịch vụ ngân hàng truyền thống lợi có thể đóng vai trò như một nhân tố điều (Nguyen, 2017). tiết mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử Việt Nam là một quốc gia đang phát triển dụng fintech không? công nghệ tài chính và mở rộng tài chính (RQ2): Niềm tin về năng lực tài chính của toàn diện, thể hiện qua những hỗ trợ của bản thân có thể đóng vai trò như một nhân Chính phủ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Cụ tố trung gian trong mối quan hệ giữa dân trí thể, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tài chính và hành vi sử dụng fintech không? chỉ đạo xây dựng Chiến lược Quốc gia về Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, sau phần Tài chính toàn diện và thành lập một uỷ ban giới thiệu, Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết 70 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  3. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH và các giả thuyết nghiên cứu, Phần 3 trình 2.2. Giả thiết nghiên cứu bày phương pháp nghiên cứu, Phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận và một 2.2.1. Ý định sử dụng (IT) và Hành vi sử số hàm ý; cuối cùng là Kết luận. dụng fintech (UFB) Davis (1989) đưa ra giả thuyết rằng hành 2. Tổng quan nghiên cứu và phát triển vi sử dụng công nghệ biểu thị xu hướng giả thiết nghiên cứu tham gia và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ. Ý định sử dụng công nghệ đã thu 2.1. Một số khái niệm hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, và nhiều lý thuyết và mô hình đã được đề 2.1.1. Tài chính toàn diện (FL) xuất để khám phá ý định sử dụng công Tài chính toàn diện trước đây được biết nghệ (Slade et al., 2015). Nhiều lý thuyết đến với khái niệm “miễn trừ trách nhiệm được sử dụng để nghiên cứu về mối quan tài chính cho các đối tượng không đủ khả hệ giữa ý định sử dụng và hành vi sử dụng năng”, được ra đời trong bối cảnh với bao gồm: Mô hình Chấp nhận Công nghệ những vấn đề lớn hơn bao gồm xã hội toàn (TAM), và Mô hình Chấp nhận và Sử dụng diện mà cụ thể là khoảng cách giàu nghèo. Công nghệ (UTAUT). Trước đây, các Tài chính toàn diện được xác định là việc nghiên cứu đã sử dụng TAM để khám phá cung cấp, tạo ra các dịch vụ tài chính hợp xu hướng sử dụng của người dùng dịch vụ lý cho người sử dụng với một mức phí dễ fintech (Alnemer, 2022). tiếp cận (Leyshon & Thrift, 1995). Trong Ý định sử dụng còn được nghiên cứu của nghiên cứu này, tài chính toàn diện là việc Ndassi et al. (2023) chứng minh có tác cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức động đến hành vi sử dụng. Hành vi sử dụng (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, được xem xét là kết quả trực tiếp của ý định bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp về hành vi (Sharma & Pandey, 2020). Nhiều giá và thích hợp cho tất cả mọi người. Tài nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã quan chính toàn diện không chỉ giới hạn ở việc sát được mối quan hệ tích cực giữa ý định cải thiện quyền tiếp cận tín dụng, mà còn hành vi và hành vi sử dụng dịch vụ fintech bao gồm việc tăng cường dân trí tài chính (Senyo & Osabutey, 2020). Do đó, chúng cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. tôi đề xuất giả thuyết nghiên cứu: H1: Ý định sử dụng fintech có tác động 2.1.2. Công nghệ tài chính tích cực đến Hành vi sử dụng fintech Công nghệ tài chính (Fintech) là một thuật ngữ liên quan đến các công ty sử dụng công 2.2.2. Điều kiện thuận lợi (FC) nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ tài chính, Điều kiện thuận lợi được định nghĩa là được sử dụng để mô tả việc sử dụng công “mức độ một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng nghệ trong dịch vụ tài chính (Thakor, 2019). kỹ thuật có thể hỗ trợ họ sử dụng một công Ngoài ra, fintech cũng được định nghĩa là cụ nhất định” (Venkatesh et al., 2003). Điều dịch vụ tài chính sáng tạo, xuất hiện cùng kiện thuận lợi liên quan tới mức độ ủng hộ với sự phát triển của cải cách công nghệ về các cơ sở vật chất mà một cá nhân có (Lim & Cham, 2015). Trong nghiên cứu thể nhận thấy trong khả năng sử dụng các này, fintech được hiểu là các dịch vụ tài công cụ công nghệ. Trong nghiên cứu này, chính được áp dụng công nghệ, trong đó điều kiện thuận lợi của các dịch vụ thuộc gồm thanh toán, tín dụng và tiết kiệm. công nghệ tài chính được định nghĩa theo Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 71
  4. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam Macedo (2017), nghiên cứu về khả năng trò quan trọng trong sự ổn định tài chính người trưởng thành chấp nhận các công (Lusardi et al., 2020). nghệ mới, theo đó, điều kiện thuận lợi là Vai trò của dân trí tài chính có tác động đến mức độ sẵn sàng của các thiết bị công nghệ việc cải thiện kỹ năng, tăng cường tiếp cận và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức fintech với các sản phẩm tài chính, điều đó đã được cho việc sử dụng của khách hàng. chứng minh thông qua việc chấp nhận và sử Điều kiện thuận lợi được cho là có ảnh dụng sản phẩm khi cần thiết (Deka, 2015). hưởng mạnh mẽ đến việc chấp nhận và sử Việc sử dụng các dịch vụ tài chính số cũng dụng các sản phẩm công nghệ (Kang et al., đặt ra một số rủi ro mới bên cạnh những rủi 2015); hoặc có tác động đáng kể đến hành ro truyền thống, bao gồm gian lận, lừa đảo, vi sử dụng và cạnh tranh với các biến số phần mềm độc hại và hoán đổi. Điều này khác trong việc xác định hành vi thực tế cho thấy trình độ dân trí tài chính cao hơn của người dùng. Kết quả này được ủng hộ cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc bởi Oliveira et al. (2014). Ngoài ra, điều sử dụng các sản phẩm và dịch vụ fintech. kiện thuận lợi được cho là điều tiết mối Do đó, giả thuyết sau được đề xuất: quan hệ giữa ý định hành vi và hành vi, H3: Dân trí tài chính điều tiết tích cực mối và ngay cả khi một người có ý định thực quan hệ giữa Ý định sử dụng fintech và hiện một hành vi cụ thể hoặc thường xuyên Hành vi sử dụng fintech thực hiện hành vi, hành vi có thể không xảy ra khi điều kiện thuận lợi không cho phép 2.2.4. Niềm tin về năng lực tài chính của (Limayem & Hirt, 2003). Ngược lại, điều bản thân (FSE) kiện thuận lợi được coi là các nhân tố bên Niềm tin về năng lực tài chính được khái ngoài phản ánh niềm tin về sự sẵn có của niệm hóa trong nghiên cứu của Lown (2011) nguồn lực có thể cho phép các hành vi cụ về vấn đề phát triển thang đo cho niềm tin thể (Bhattacherjee, 2000). về năng lực tài chính, như sự tự tin của một Dựa trên mô tả này, nhóm tác giả đưa ra giả cá nhân về khả năng của họ trong việc thu thuyết sau: thập thông tin để đưa ra các quyết định tài H2: Điều kiện thuận lợi điều tiết tích cực chính hiệu quả. Bên cạnh đó, kiến thức, kinh mối quan hệ giữa Ý định sử dụng fintech nghiệm là các nhân tố có tác động đến niềm và Hành vi sử dụng fintech tin vào năng lực tài chính, có nghĩa là trình độ dân trí tài chính có tác động tích cực đến 2.2.3. Dân trí tài chính (FL) sự tự tin của mỗi cá nhân khi đưa ra quyết Dân trí tài chính được hiểu là một tập hợp định tài chính của họ (Atlas et al., 2019). các kỹ năng tư duy phê phán để cân nhắc Năng lực tài chính của cá nhân đã được lợi ích và bất lợi của một quyết định cụ chứng minh có tác động đáng kể đến hành thể liên quan đến cá nhân. Trong nghiên vi tài chính cá nhân của một người và thậm cứu của Widiastuti (2021) về vấn đề dân chí có thể dự đoán mức độ dân trí tài chính trí tài chính ảnh hưởng thế nào đến ý định mà một người đạt được (Mu’izzuddin et và hành vi tiết kiệm, đã chứng minh dân trí al., 2017). Dựa trên lý thuyết nhận thức xã tài chính liên quan đến việc hiểu các khái hội, niềm tin vào năng lực của bản thân có niệm tài chính, khả năng và sự tự tin để đưa tác động mạnh mẽ đến khả năng ra quyết ra các quyết định tài chính hiệu quả. Dân định của một cá nhân về một vấn đề cụ trí tài chính đặt nền tảng cho hành vi tài thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hành chính và quản lý tiền cá nhân, đóng một vai vi của họ (Bandura, 1977). Tuy nhiên, đối 72 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  5. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH với các hành vi sử dụng fintech, lại ít được 3. Phương pháp nghiên cứu các nghiên cứu trước đó quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển tài chính toàn Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu diện tại các nước đang phát triển như Việt định tính, định lượng để đạt được mục tiêu Nam. Ví dụ như nghiên cứu của Nathan et (1) xác định, đảm bảo định hướng nghiên al. (2022) về việc ứng dụng fintech trong cứu về các nhân tố có ảnh hưởng tới mối bối cảnh tài chính toàn diện, nhưng lại chỉ quan hệ giữa Ý định và Hành vi sử dụng nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hưởng đến fintech, dựa trên kết quả phỏng vấn 07 ý định áp dụng fintech. Từ các phân tích chuyên gia tài chính và 12 người dùng dịch trên, nhóm tác giả đề xuất giả thuyết: vụ fintech tại các tỉnh Hải Phòng, Thành phố H4a: Dân trí tài chính có tác động tích cực Hồ Chí Minh và Hà Nội trong khoảng thời đến Niềm tin về năng lực tài chính gian từ tháng 9/2023 cho tới tháng 11/2023; H4b: Niềm tin về năng lực tài chính tác (2) kiểm định các giả thuyết dựa trên khảo động tích cực đến Hành vi sử dụng fintech sát người dùng ở nhiều khu vực khác nhau, H4: Niềm tin về năng lực tài chính là chủ yếu với nhóm đối tượng người dùng ở trung gian của mối quan hệ giữa Dân trí khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian từ tài chính và Hành vi sử dụng fintech tháng 11/2023 đến 01/2024. Mô hình nghiên cứu đề xuất Đối với mục tiêu thứ nhất, chúng tôi đã thực Nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hiện phỏng vấn ở cả hai hình thức online và (Hình 1) dựa trên các giả thuyết đã được gặp mặt trực tiếp trong vòng 60 phút. Các đề cập. cuộc hội thoại được chúng tôi ghi lại trong Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất dựa trên tổng quan Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 73
  6. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam nội bộ và cùng nhau bàn luận sau đó ít nhất về vấn đề phát triển thang đo cho biến “niềm 24 giờ. Dựa vào các kết quả, chúng tôi rút tin vào năng lực tài chính cá nhân”, hành ra rằng, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng vi sử dụng fintech bao gồm 9 mục được của các nhân tố điều kiện thuận lợi, dân trí phát triển từ các câu hỏi được sử dụng trong tài chính và niềm tin vào năng lực tài chính nghiên cứu của Ndassi et al. (2023). Các cá nhân đến mối quan hệ giữa ý định và biến nhân khẩu học trong bài nghiên cứu hành vi sử dụng fintech là hoàn toàn cần này được phát triển dựa trên nghiên cứu thiết tại Việt Nam. của Nathan et al. (2022). Ngoài ra, thang đo Sau quá trình phỏng vấn và thảo luận, chúng Likert 5 mức độ được áp dụng vào nghiên tôi thực hiện phương pháp định lượng để trả cứu này theo gợi ý của Lê Trần Hà Trang et lời cho mục tiêu số 2. Đầu tiên, chúng tôi al. (2024) với mức độ 1 là “hoàn toàn không xây dựng bảng hỏi với thang đo ý định sử đồng ý”; mức độ 2 là “không đồng ý”; mức dụng fintech bao gồm 9 mục của Venkatesh độ 3 là “trung lập”; mức độ 4 là “đồng ý”; et al. (2012); điều kiện thuận lợi bao gồm 3 mức độ 5 là “hoàn toàn đồng ý”. Sau đó, mục phát triển dựa trên Macedo (2017); dân chúng tôi áp dụng phương pháp lựa chọn trí tài chính bao gồm 7 mục từ nghiên cứu mẫu ngẫu nhiên để gửi bảng hỏi trên Google của Widiastuti (2021); niềm tin về năng lực Forms tới các đối tượng khảo sát thông qua tài chính của bản thân bao gồm 7 mục phát mạng xã hội. Cuối cùng, chúng tôi tổng hợp triển dựa trên nghiên cứu của Lown (2011) số liệu trên Excel và loại bỏ các câu trả lời Bảng 1. Các nhân tố nhân khẩu học Tiêu chí Tần suất Tỉ lệ (%) 15-20 156 44,4 Tuổi 21-26 103 29,4 27+ 92 26,2 Nam 183 47,9 Giới tính Nữ 168 52,1 Trung học phổ thông 151 43 Trình độ Trung cấp và cao đẳng 23 6,6 học vấn Đại học và sau Đại học 177 50,4 Dưới 10 triệu đồng 82 23,3 Thu nhập Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng 23 6,6 bình quân tháng Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng 65 18,5 Trên 30 triệu đồng 181 51,6 Dưới 1 năm 72 20,5 2 năm 74 21,1 Thời gian tiếp cận 3 năm 73 20,8 fintech 4 năm 72 20,5 Trên 5 năm 60 17,1 Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả 74 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  7. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH không có mục đích hoặc lặp đi lặp lại nhiều tiếp cận/sử dụng fintech của những người lần và sử dụng phần mềm SmartPLS 3 để tham gia khảo sát đa dạng từ người dùng phân tích dữ liệu. mới (dưới 1 năm) đến người dùng lâu năm (trên 5 năm). Một điểm nhận thấy trong 4. Kết quả nghiên cứu, thảo luận và một khảo sát này là người trẻ có thu nhập tương số hàm ý đối cao (trên 70,1% có thu nhập trên 20 triệu đồng). Nguyên nhân của vấn đề này 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ở chỗ: những người sử dụng các dịch vụ fintech có thể tìm được các thu nhập trực Sau khảo sát, có 572 phản hồi được thu tuyến, và có khả năng tận dụng được thế thập và 351 phản hồi được sử dụng trong mạnh của mình trên các nền tảng khác. Kết nghiên cứu này sau khi trải qua các bước quả này tương tự như khảo sát của Lê Trần sàng lọc phản hồi không hợp lệ. Đặc điểm Hà Trang et al. (2024). thống kê mẫu trong Bảng 1. Phần lớn người tham gia khảo sát có độ tuổi 4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết từ 15 đến 26 tuổi, với 259 người, chiếm 73,8%. Số lượng nam và nữ tham gia khảo 4.2.1. Mô hình đo lường sát khá cân bằng, với 183 nam và 168 nữ Đầu tiên, chúng tôi triển khai Thuật toán trả lời khảo sát. Trình độ học vấn của người PLS và Bootstrapping để kiểm tra mô hình tham gia khảo sát chủ yếu phân bố giữa hai đo lường. Ban đầu, các giá trị tải bên ngoài nhóm chưa tốt nghiệp phổ thông trung học của các biến quan sát đều lớn hơn 0,4 và (43%) và đã hoàn thành chương trình đại do đó tất cả các biến đều được chấp nhận học hoặc sau đại học (50,4%). Thời gian (Hair Jr et al., 2020). Sau đó, chúng tôi tiến Bảng 2. Giá trị và độ tin cậy của thang đo Hệ Độ tin cậy Độ tin Phương Tên Quan sát số tải thang đo cậy tổng sai trung biến ngoài (CA) hợp (CR) bình (AVE) UFB1: Sử dụng dịch vụ tiết kiệm giúp tiết kiệm hiệu 0,786 quả UFB2: Sử dụng dịch vụ tiết kiệm giúp bảo đảm thông 0,717 tin an toàn UFB3: Sử dụng dịch vụ tiết kiệm giúp tiết kiệm được 0,755 thời gian và chi phí UFB4: Sử dụng dịch vụ thanh toán giúp thực hiện Hành 0,759 các giao dịch tài chính thuận tiện vi sử UFB5: Sử dụng dịch vụ thanh toán giúp bảo mật dụng 0,779 0,903 0,921 0,564 thông tin fintech (UFB) UFB6: Sử dụng dịch vụ thanh toán giúp tiết kiệm 0,753 được thời gian và chi phí UFB7: Sử dụng các dịch vụ tín dụng giúp đạt được 0,726 nguồn vốn cần thiết UFB8: Sử dụng dịch vụ tín dụng giúp bảo mật thông 0,767 tin một cách an toàn hơn UFB9: Sử dụng dịch vụ tín dụng giúp tiết kiệm được 0,715 thời gian và chi phí Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 75
  8. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam IT1: Sử dụng dịch vụ tiết kiệm thường xuyên 0,839 IT2: Sử dụng dịch vụ thanh toán thường xuyên 0,802 IT3: Sử dụng dịch vụ tín dụng thường xuyên 0,720 Ý định IT4: Luôn cố gắng sử dụng dịch vụ tiết kiệm 0,812 sử dụng IT5: Luôn cố gắng sử dụng dịch vụ thanh toán 0,798 0,931 0,943 0,646 fintech IT6: Luôn cố gắng sử dụng dịch vụ tín dụng 0,829 (IT) IT7: Tăng thời gian sử dụng các dịch vụ tiết kiệm 0,822 IT8: Tăng thời gian sử dụng dịch vụ thanh toán 0,812 IT9: Tăng thời gian sử dụng dịch vụ tín dụng 0,792 Điều FC1: Có đủ thiết bị phù hợp 0,798 kiện FC2: Có đủ kiến thức 0,806 0,765 0,865 0,681 thuận lợi (FC) FC3: Thiết bị có tương thích Internet 0,870 FL1: Quản lý tài chính cá nhân cho tương lai 0,835 FL2: Kiểm tra bảng sao kê ngân hàng 0,838 FL3: Kiểm tra các giao dịch điện tử và lưu trữ 0,809 Dân FL4: Sử dụng kết hợp các kỹ năng, nguồn lực và kiến 0,795 trí tài thức để đưa ra các quyết định tài chính 0,915 0,932 0,662 chính FL5: Đưa ra những lựa chọn tài chính hiệu quả và (FL) 0,795 sáng suốt FL6: Phân biệt các lựa chọn tài chính và thảo luận 0,834 các vấn đề tài chính tốt FL7: Hiểu các thuật ngữ tài chính và cơ chế hoạt 0,788 động FSE1: Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm thường xuyên 0,757 FSE2: Sử dụng tiền tiết kiệm của mình để đầu tư hợp Niềm 0,813 lý tin vào FSE3: Giảm việc sử dụng thẻ tín dụng nhờ chi tiêu năng 0,767 hợp lý lực tài FSE4: Tự tính được khoản tiền tiết kiệm hàng tháng 0,832 0,890 0,914 0,604 chính cá FSE5: Giải quyết những khó khăn về tài chính 0,723 nhân (FSE) FSE6: Nhận biết và tránh được các dấu hiệu của lừa 0,793 đảo tài chính FSE7: Ứng phó với các vấn đề tài chính ngoài dự tính 0,747 Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả hành thực hiện các hạng mục còn lại trong 0,7. Vì vậy, những kết quả này cho thấy mô mô hình đo lường. Kết quả tính giá trị và độ hình có mức độ tin cậy cao (Hair Jr et al., tin cậy của cấu trúc được thể hiện ở Bảng 2. 2020). Trong Bảng 2, hệ số tải bên ngoài ước tính của các biến quan sát đều lớn hơn 0,708. 4.2.2. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính Đồng thời, toàn bộ hệ số Cronbach’s alpha VIF dao động từ 1,000 đến 2,559 và nhỏ hơn (CA) của tất cả các cấu trúc đều trên 0,7. 2 cho tất cả các biến. Vì vậy, vấn đề đa cộng Ngoài ra, độ tin cậy tổng hợp (CR) đều trên tuyến không được xảy ra. Kết quả của từng 76 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  9. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH Bảng 3. Tóm tắt kết quả PLS-SEM  Mẫu gốc Giá trị P Ý nghĩa thống kê   T-Thống kê (O) (P-value) (p UFB -0.013 0.364 0.716 Không Giới tính -> UFB 0.000 0.003 0.998 Không Thu nhập bình quân tháng -> UFB 0.065 1.471 0.142 Không Thời gian tiếp cận fintech -> UFB 0.025 0.607 0.544 Không Trình độ học vấn -> UFB -0.002 0.039 0.969 Không H1: IT->UFB 0,402 5,589 0,000 Có H2: IT x FC-> UFB -0,032 0,700 0,484 Không H3: IT x FL -> UFB -0,148 2,560 0,011 Có H4a: FL -> FSE 0,463 6,632 0,000 Có H4b: FSE -> UFB 0,152 2,016 0,044 Có Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Nguồn: Tổng hợp từ SmartPLS 3.0 Hình 2. Kết quả phân tích PLS-SEM giả thiết dựa trên phương pháp phân tích H2 không được ủng hộ (pc = -0,032, bootstrapping được trình bày trong Bảng 3. P-value = 0,484). Giả thuyết H3 được ủng Theo Bảng 3, Giả thuyết H1 được ủng hộ hộ (pc = -0,148, P-value = 0,011). Đặc biệt, (pc = 0,402, P-value = 0,000). Giả thuyết giả thuyết H4 được hỗ trợ bởi 2 mối quan Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 77
  10. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam hệ có ý nghĩa thống kê bao gồm H4a (pc = đối tượng có dân trí tài chính cao, nhân tố 0,463, P-value = 0,000); H4b (pc = 0,152, “niềm tin” không khiến cho họ có ý định sử P-value = 0,044). dụng fintech hay mobile money. Dựa trên Bên cạnh đó, nhóm tác giả trình bày kết kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra quả bootstrapping dưới dạng mô hình, khuyến nghị cần nhanh chóng ban hành các được trình bày trong Hình 2. quy định pháp lý rõ ràng cho các bên liên quan đến việc quản lý, phát triển và ứng 4.3. Thảo luận và một số hàm ý dụng fintech để đảm bảo có thể chế quản lý nghiêm ngặt, tránh các trường hợp gian lận Đối với H1, kết quả cho thấy ý định sử hoặc chiếm đoạt tài sản, gây mất lòng tin dụng fintech ảnh hưởng tích cực và đáng của người dân. Hơn nữa, các quy định pháp kể đến hành vi sử dụng fintech. Điều này có lý này cần có tính linh hoạt để phù hợp với nghĩa là người tiêu dùng có ý định fintech thực tiễn phát triển của loại hình công nghệ sẽ có xu hướng sử dụng fintech nhiều hơn. này, tránh gò bó, lạc hậu, tạo ra các lỗ hổng Phát hiện này được đồng tình bởi nghiên pháp lý và an ninh trong việc quản lý các cứu của Ndassi et al. (2023) cho rằng rằng dịch vụ Fintech. ý định sử dụng mobile banking (một loại Với H3, kết quả chỉ ra rằng vai trò điều tiết hình gần tương tự fintech) có ảnh hưởng của điều kiện thuận lợi trong mối quan hệ tích cực đến hành vi sử dụng chúng. Kết giữa ý định và việc sử dụng fintech không quả này cho thấy một tín hiệu tích cực về có ý nghĩa thống kê. Kết quả này trái ngược việc ứng dụng fintech tại Việt Nam. với những gợi ý về mối quan hệ này trong Ngoài ra, đối với H2, kết quả nghiên cứu nghiên cứu của Limayem and Hirt (2003), đã ủng hộ vai trò điều tiết của “Dân trí tài Oliveira et al. (2014). Tuy nhiên, kết quả chính”, tuy nhiên, với kết quả tác động tích lại được đồng thuận bởi Macedo (2017) khi cực được nghiên cứu của Widiastuti (2021) nghiên cứu này cũng tìm thấy rằng, điều chứng minh, nghiên cứu của chúng tôi cho kiện thuận lợi không có tác động đến hành thấy một cơ chế trái ngược, được thể hiện vi sử dụng công nghệ. Trong nghiên cứu thông qua hệ số tác động là “-0,148”. Như của chúng tôi, cách giải thích phù hợp là vậy, khi người dùng có kiến thức tài chính, do hiện nay, người dân tuy đều sở hữu các họ có xu hướng giảm sử dụng các dịch vụ công cụ có thể sử dụng các dịch vụ fintech tiết kiệm thông qua fintech. Để giải thích như điện thoại thông minh, máy tính, họ cho sự khác biệt này, có thể thấy nghiên cứu vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt và đây này được thực hiện trong bối cảnh fintech cũng chính là rào cản lớn nhất, được ghi đang bùng nổ ở Việt Nam, tuy nhiên các nhận trong nghiên cứu của Bắc (2021) về bộ luật và cơ chế quản lý thị trường fintech vấn đề làm sao để thúc đẩy tài chính toàn vẫn chưa được rõ ràng và còn nhiều kẽ hở diện tại Việt Nam. Việc người dân sử dụng (Phung, 2023), dẫn đến việc người dùng tiền mặt song song với fintech khiến cho nói chung và những người có dân trí tài việc sử dụng fintech trở lên ít quan trọng chính cao nói riêng chưa có sự tin tưởng hơn, trong một số trường hợp như thanh đối với các loại dịch vụ tài chính Fintech toán hoặc tiết kiệm, đặc biệt khi người dân được sinh ra tràn lan trên thị trường. Đồng vẫn giữ các thói quen mở sổ tiết kiệm tại quan điểm với chúng tôi, nghiên cứu của ngân hàng hoặc thanh toán bằng tiền giấy. Lê Trần Hà Trang et al. (2024) tại thị Những thói quen này dẫn đến, các điều trường Việt Nam còn cho thấy, ở những kiện thuận lợi không thể tác động đến ý 78 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  11. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH định, hành vi sử dụng fintech. 5. Kết luận Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã ủng hộ H4a, H4b, kết quả của chúng tôi đã chỉ Kết quả nghiên cứu từ mẫu quan sát cho ra niềm tin về năng lực tài chính của bản thấy ý định sử dụng fintech có ảnh hưởng thân là nhân tố trung gian một phần trong đến hành vi sử dụng fintech. Hơn nữa, mối quan hệ giữa dân trí tài chính và hành nghiên cứu này còn cho thấy dân trí tài vi sử dụng fintech. Cụ thể, dưới tác động chính điều tiết mối quan hệ nói trên. Trong của năng lực tự chủ tài chính, người dùng khi đó, niềm tin vào năng lực tài chính cũng có dân trí tài chính sẽ sử dụng các dịch vụ được tìm thấy là trung gian cho mối quan fintech. Quan điểm này được đồng tình bởi hệ giữa dân trí tài chính và hành vi sử dụng Lê Trần Hà Trang et al. (2024) đã tìm ra cơ fintech. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ ra chế tương tự khi nghiên cứu về các dịch vụ rằng điều kiện thuận lợi không có ý nghĩa ngân hàng phi truyền thống. Như vậy, khi thống kê trong việc điều tiết mối quan hệ áp dụng vào bối cảnh nghiên cứu ở Việt giữa ý định sử dụng fintech và hành vi sử Nam, có thể thấy kết quả của nghiên cứu dụng fintech. này đã phản ánh chính xác, dựa vào so sánh Dựa vào những điều đã chứng minh, chúng với lập luận trong nghiên cứu của Nguyen tôi đã có những đóng góp về mặt học thuật et al. (2023) chính là những cá nhân có cho việc nghiên cứu về fintech ở Việt Nam học vấn từ bậc cử nhân trở lên, sẽ dễ dàng như sau: (1) chứng minh vai trò điều tiết tiêu sử dụng fintech và tiếp cận được tài chính cực của dân trí tài chính trong mối quan hệ toàn diện hơn dựa vào việc họ rất tự tin vào giữa ý định và hành vi sử dụng fintech; (2) khả năng tài chính cũng như kiến thức của chứng minh vai trò trung gian của niềm tin mình. Hơn nữa, trong nghiên cứu trên cũng vào năng lực tài chính trong mối quan hệ giữa chỉ ra, phần lớn nhóm đối tượng này thuộc dân trí tài chính và hành vi sử dụng fintech. Gen Z, là nhóm khách hàng có trình độ học Theo đó, một số gợi ý về mặt thực tiễn bao vấn tốt, có khả năng tự nghiên cứu, thích gồm (1) truyền thông, quảng bá fintech; (2) ứng với các công nghệ mới. Từ đó, chúng xây dựng các bộ khung pháp lý cho fintech tôi đưa ra khuyết nghị, Chính phủ cùng các để đảm bảo quyền lợi cho người dân. doanh nghiệp nên đẩy mạnh các hoạt động Bên cạnh đó, chúng tôi thừa nhận rằng truyền thông, quảng bá về fintech, tăng nhận nghiên cứu này chưa chứng minh được diện về fintech của giới trẻ. Đồng thời, cần tác động của các biến kiểm soát liên quan thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp đến vấn đề nhân khẩu học có ảnh hưởng fintech và các ngân hàng truyền thống nhằm đến hành vi sử dụng fintech. Hạn chế này tận dụng khả năng quản trị an ninh và rủi ro đến từ việc nghiên cứu của chúng tôi có sự để lấp đầy các vấn đề về an toàn bảo mật. tham gia của các thế hệ lớn tuổi hơn, có Hai phương pháp này sẽ giúp người trẻ có tâm lý ngại thay đổi và chưa thực sự sẵn môi trường tiếp cận fintech an toàn và thúc sàng dùng một số dịch vụ còn rủi ro cao. ■ đẩy họ sử dụng fintech. Tài liệu tham khảo Alnemer, H. A. (2022). Determinants of digital banking adoption in the Kingdom of Saudi Arabia: A technology acceptance model approach. Digital Business, 2(2), 1-9. https://doi.org/10.1016/j.digbus.2022.100037 Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2015). The evolution of Fintech: A new post-crisis paradigm. Geo. J. Int’l L., 47, 1271-1314. https://doi.org/10.2139/ssrn.2676553 Atlas, S. A., Lu, J., Micu, P. D., & Porto, N. (2019). Financial knowledge, confidence, credit use, and financial satisfaction. Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 79
  12. Nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng Fintech: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam Journal of Financial Counseling and Planning, 30(2), 175-190. https://doi.org/10.1891/1052-3073.30.2.175 Bandura, A. (1977). Self-efficacy: toward a unifying theory of behavioral change. Psychological review, 84(2), 191-215. https://doi.org/10.1037/0033-295X.84.2.191 Bắc, P. H. (2021). Tài chính toàn diện hướng tới nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 18. https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/155296/1/CTv36S182021008.pdf Bhattacherjee, A. (2000). Acceptance of e-commerce services: the case of electronic brokerages. IEEE Transactions on systems, man, and cybernetics-Part A: Systems and humans, 30(4), 411-420. https://doi.org/10.1109/3468.852435 Boustani, N. M. (2020). Traditional Banks and Fintech: Survival, Future and Threats. In Y. Baghdadi, A. Harfouche, & M. Musso (Eds.), ICT for an Inclusive World: Industry 4.0–Towards the Smart Enterprise (pp. 345-359). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-030-34269-2_24 Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 13(3), 319-340. https://doi.org/10.2307/249008 Deka, P. P. (2015). Financial literacy and financial inclusion for women empowerment: A study. International journal of applied research, 1(9), 145-148. https://www.allresearchjournal.com/archives/2015/vol1issue9/PartC/1-9-19-105.pdf Hair Jr, J. F., Howard, M. C., & Nitzl, C. (2020). Assessing measurement model quality in PLS-SEM using confirmatory composite analysis. Journal of Business Research, 109, 101-110. https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2019.11.069 Kang, M., Liew, B. Y. T., Lim, H., Jang, J., & Lee, S. (2015). Investigating the determinants of mobile learning acceptance in Korea using UTAUT2. Emerging issues in smart learning, 29, 1424-1430. https://doi.org/10.1007/978-3-662- 44188-6_29 Leyshon, A., & Thrift, N. (1995). Geographies of financial exclusion: financial abandonment in Britain and the United States. Transactions of the Institute of British Geographers, 20(3), 312-341. https://doi.org/10.2307/622654 Lê Trần Hà Trang, Khúc Thế Anh, Nguyễn Đức Dương, Phương Kim Quốc Cường, & Lê Diệu Linh. (2024). Dịch vụ ngân hàng phi truyền thống và sức khỏe tài chính cá nhân–bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (320), 22-32. https://doi.org/10.33301/JED.VI.1589 Lim, Y. M., & Cham, T. H. (2015). A profile of the Internet shoppers: Evidence from nine countries. Telematics and Informatics, 32(2), 344-354. https://doi.org/10.1016/j.tele.2014.10.002 Limayem, M., & Hirt, S. G. (2003). Force of habit and information systems usage: Theory and initial validation. Journal of the Association for information Systems, 4(1), 65-97. https://doi.org/10.17705/1jais.00030 Lown, J. M. (2011). Development and validation of a financial self-efficacy scale. Journal of Financial Counseling and Planning, 22(2), 54-64. https://ssrn.com/abstract=2006665 Lusardi, A., Michaud, P.-C., & Mitchell, O. S. (2020). Assessing the impact of financial education programs: A quantitative model. Economics of Education Review, 78, 101899. https://doi.org/10.1016/j.econedurev.2019.05.006 Macedo, I. M. (2017). Predicting the acceptance and use of information and communication technology by older adults: An empirical examination of the revised UTAUT2. Computers in human behavior, 75, 935-948. https://doi. org/10.1016/j.chb.2017.06.013 Mu’izzuddin, Taufik, Ghasarma, R., Putri, L., & Adam, M. (2017). [Financial Literacy; Strategies and Concepts in Understanding the Financial Planning With Self-EfficacyTheory and Goal SettingTheory of Motivation Approach]. International Journal of Economics and Financial Issues, 7(4), 182-188. https://dergipark.org.tr/en/pub/ijefi/ issue/32006/353532 Nathan, R. J., Setiawan, B., & Quynh, M. N. (2022). Fintech and Financial Health in Vietnam during the COVID-19 Pandemic: In-Depth Descriptive Analysis. Journal of Risk and Financial Management, 15(3). https://doi. org/10.3390/jrfm15030125 Ndassi, A. O., Kala Kamdjoug, J. R., & Gueyie, J.-P. (2023). Mobile money, bank deposit and perceived financial inclusion in Cameroon. Journal of Small Business & Entrepreneurship, 35(1), 14-32. https://doi.org/10.1080/082 76331.2021.1953908 Ngân hàng Nhà nước. (2022). Báo cáo Thường Niên. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thống. Nguyen, D. L., Nguyen, T. T., & Grote, U. (2023). Shocks, household consumption, and livelihood diversification: a comparative evidence from panel data in rural Thailand and Vietnam. Economic Change and Restructuring, 56(5), 3223-3255. https://doi.org/10.1007/s10644-022-09400-9 Nguyen, T. (2017). 2017’s overseas remittances inflow could decelerate. Vietnam Investment Review. Retrieved 25 from http://vir.com.vn/2017s-overseas-remittances-inflow-could-decelerate-47100.html&link=1 Nguyên Chương, O. (2021). Các nhân tố thúc đẩy và cản trở tài chính toàn diện ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 279, 74-83. https://ktpt.neu.edu.vn/Uploads/Bai%20bao/2020/So%20279/379363.pdf Oliveira, T., Faria, M., Thomas, M. A., & Popovič, A. (2014). Extending the understanding of mobile banking adoption: When UTAUT meets TTF and ITM. International journal of information management, 34(5), 689-703. https://doi. org/10.1016/j.ijinfomgt.2014.06.004 Phung, T. M. T. (2023). Vietnam Fintech Industry and Government Support: A Role of Fintech Entrepreneurial Intention. 80 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024
  13. KHÚC THẾ ANH - NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG - PHƯƠNG KIM QUỐC CƯỜNG - LÊ DIỆU LINH Public Organization Review, 1, 1-25. https://doi.org/10.1007/s11115-023-00708-2 Senyo, P. K., & Osabutey, E. L. (2020). Unearthing antecedents to financial inclusion through FinTech innovations. Technovation, 98, 1-14. https://doi.org/10.1016/j.technovation.2020.102155 Sharma, D., & Pandey, S. (2020). The role payment depreciation in short temporal separations: Should online retailer make customers wait? Journal of Retailing and Consumer Services, 53, 1-19. https://doi.org/10.1016/j. jretconser.2019.101965 Singh, S., Sahni, M. M., & Kovid, R. K. (2020). What drives FinTech adoption? A multi-method evaluation using an adapted technology acceptance model. Management Decision, 58(8), 1675-1697. https://doi.org/10.1108/MD-09- 2019-1318 Slade, E. L., Dwivedi, Y. K., Piercy, N. C., & Williams, M. D. (2015). Modeling consumers’ adoption intentions of remote mobile payments in the United Kingdom: extending UTAUT with innovativeness, risk, and trust. Psychology & marketing, 32(8), 860-873. https://doi.org/10.1002/mar.20823 Thakor, A. V. (2019). Fintech and banking. Available at SSRN 3332550, 1-40. https://doi.org/10.2139/ssrn.3332550 Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 27(3), 425-478. https://doi.org/10.2307/30036540 Venkatesh, V., Thong, J. Y., & Xu, X. (2012). Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS quarterly, 36(1), 157-178. https://doi.org/10.2307/41410412 Widiastuti, E. (2021). Technology based financial services innovation, financial literacy and its impact on financial behavior. Jurnal Akuntansi, Manajemen dan Ekonomi, 23(1), 1-8. https://doi.org/10.32424/1.jame.2021.23.1.3856 Số 267- Năm thứ 26 (8)- Tháng 7. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2