Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần cuối)
lượt xem 36
download
Tham khảo tài liệu 'nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (phần cuối)', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần cuối)
- Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần cuối) Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường niệu
- Nhiễm trùng đường niệu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc chọn lựa thuốc và thời gian điều trị phụ thuộc vào tiền sử bệnh nhân và loại vi khuẩn gây nhiễm biết được qua xét nghiệm nước tiểu. Thử nghiệm độ nhạy cảm giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc chọn lựa loại thuốc tốt nhất. Loại thuốc thường được dùng nhất để điều trị nhiễm trùng đường tiểu đơn thuần là trimethoprim (Trimpex), trimothoprim/sulfamethoxazole (Bactrim, Septra, Cotrim), amoxicillin (Amoxil, Trimox, Wymox), nitrofurantoin (Macrodantin, Furadantin), và ampicillin. Thông thường, nhiễm trùng đường niệu được điều trị trong vòng 1 đến 2 ngày nếu tình trạng nhiễm trùng không đi kèm với sự tắc nghẽn hay rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho bệnh nhân uống kháng sinh trong vòng 1 đến hai tuần để đảm bảo rằng sự nhiễm trùng đã hoàn toàn hết. Phương pháp điều trị bằng một liều duy nhất không nên dùng cho một số nhóm bệnh nhân, ví dụ, những bệnh nhân điều trị trễ hay có dấu hiệu nhiễm trùng thận, bệnh nhân bị tiểu đường hay bất thường cấu trúc hoặc những người đàn ông bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Thời gian điều trị cũng phải lâu hơn ở những bệnh nhân bị nhiễm Mycoplasma hay Chlamydia, trường hợp này thường được điều trị bằng tetracycline, trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMZ), hay doxycycline. Cần làm thêm một xét nghiệm nước tiểu nữa để chắc chắn là đường niệu đã hết nhiễm trùng chưa. Ðiều này rất quan trọng đối với toàn bộ tiến trình điều trị bởi vì những triệu chứng có thể biến mất trước khi tình trạng nhiễm trùng được đẩy lùi hoàn toàn. Ở những bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng thận có thể phải nằm viện đến khi họ có thể tự uống thuốc được. Nhiễm trùng thận thường phải điều trị bằng kháng sinh trong vài tuần. Một số nghiên cứu ở Ðại học Washington cho thấy liệu pháp 2 tuần
- bằng TMP/SMZ cũng hiệu quả như phương pháp điều trị trong 6 tuần với cùng loại thuốc ở những phụ nữ bị nhiễm trùng thận mà không liên quan đến tình trạng tắc nghẽn hay rối loạn hệ thần kinh. Trong những trường hợp này, nhiễm trùng thận ít khi gây hủy hoại thận hay làm hư thận trừ khi họ không điều trị. Rất nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau trong nhiễm trùng đường niệu. Một cái đệm nóng hay tắm nước ấm cũng có tác dụng. Nhiều bác sĩ khuyên nên uống nhiều nước để giúp làm sạch đường niệu. Trong lúc này, tốt nhất là tránh dùng cà phê, rượu, và thức ăn nhiều gia vị. (Ðiều mà một người hút thuốc có thể làm để tốt cho bàng quang của họ là bỏ thuốc. Hút thuốc lá được biết là một nguyên nhân chính gây ung thư bàng quang). Các phương pháp điều trị tái nhiễm Khoảng 4 trong 5 phụ nữ bị nhiễm trùng đường niệu sẽ bị lại trong vòng 18 tháng. Nhiều phụ nữ còn bị thường xuyên hơn. Một phụ nữ thường xuyên bị mắc bệnh này (từ 3 lần trở lên trong một năm) nên hỏi bác sĩ về một trong những cách sau đây: Uống kháng sinh liều thấp ví dụ như TMP/SMZ hay nitrofurantoin mỗi ngày trong 6 tháng hoặc lâu hơn. (Nếu uống trước khi đi ngủ, thuốc sẽ được giữ lại trong bàng quang lâu hơn và có thể sẽ hiệu quả hơn). Một cuộc nghiên cứu ở Ðại học Washington được tài trợ bởi NIH cho thấy liệu pháp này tỏ ra hiệu quả và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Uống một liều kháng sinh sau khi giao hợp.
- Ðiều trị bằng kháng sinh trong thời gian ngắn (1 đến 2 ngày) khi xuất hiện triệu chứng. Có thể dùng que thử nhanh, que thử sẽ đổi màu khi có sự nhiễm trùng. Que thử sẽ dò tìm nitrite, chất được tạo thành khi vi khuẩn biến đổi nitrate trong nước tiểu thành nitite. Thử nghiệm này có thể phát hiện 90% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu và rất hữu ích đối với phụ nữ hay bị nhiễm trùng. Một số bác sĩ đề nghị thêm một số phương pháp để phụ nữ có thể tự phòng tránh nhiễm trùng: 1. Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Một số bác sĩ đề nghị uống nước trái man việt quốc, nó tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách acid hóa nước tiểu. Bổ sung thêm Vitamin C (Ascorbic Acid) cũng có tác dụng tương tự. 2. Ði tiểu ngay khi bạn cảm thấy cần, không nên cố nhịn. 3. Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở xung quanh hậu môn xâm nhập vào âm đạo hay niệu đạo. 4. Tắm bằng vòi sen thay vì tắm trong bồn. 5. Làm vệ sinh vùng sinh dục trước khi giao hợp. 6. Ði tiểu ngay trước và sau khi giao hợp. 7. Tránh sử dụng thuốc xịt vệ sinh phụ khoa và vòi hương sen, vì có thể gây kích thích niệu đạo.
- Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường niệu ở thai phụ Một phụ nữ đang mang thai bị nhiễm trùng đường niệu cần được điều trị ngay để tránh sanh non và những nguy cơ khác ví dụ như cao huyết áp. Một vài loại kháng sinh không an toàn cho phụ nữ mang thai. Trong việc chọn phương pháp điều trị, bác sĩ cân nhắc rất nhiều yếu tố như hiệu quả của thuốc, giai đoạn mang thai, sức khỏe của người mẹ, và những ảnh hưởng có thể xảy ra cho thai nhi. Các biến chứng và cách điều trị Nhiễm trùng đường niệu có thể xảy ra biến chứng khi dòng nước tiểu bị tắc nghẽn (tình trạng tắc nghẽn), nhiễm trùng ở một nơi khác hay toàn thân (nhiễm trùng huyết), và hạ huyết áp một cách nguy hiểm (sốc). Những tình trạng tiềm ẩn sau đây làm hư hại đường dẫn nước tiểu (ví dụ như sỏi thận hay các bệnh về hệ thần kinh dẫn đến suy bàng quang) có thể gây ra biến chứng. Ðiều trị nhiễm trùng xuất phát từ sự tắc nghẽn đường tiểu hay rối loạn hệ thần kinh phụ thuộc vào việc tìm ra các tình trạng tiềm ẩn và xử lý chúng, đôi khi cần phẫu thuật. Nếu căn nguyên gây bệnh không được điều trị, nhóm bệnh nhân này có nguy cơ bị tổn thương thận. Hơn nữa, sự nhiễm trùng này thường do nhiều loại vi khuẩn hơn, đôi khi có thể do nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc. Nhiễm trùng đường niệu ở nam giới Nhiễm trùng đường niệu ít gặp ở nam. Nhiễm trùng thường do có một sự tắc nghẽn, ví dụ, một viên sỏi ở đường niệu hay tuyến tiền liệt to hay một thủ thuật y khoa có sử dụng ống thông. Bước đầu tiên là tìm ra vi sinh vật gây nhiễm trùng và thuốc mà nó nhạy cảm. Thông thường, ở nam giới, bác sĩ đề nghị một quá trình điều trị lâu hơn
- nữ để tránh nhiễm trùng tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt khó điều trị hơn bởi vì kháng sinh không thể xâm nhập vào mô tuyến tiền liệt một cách hiệu quả được. Vì vậy, đàn ông bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt thường phải điều trị lâu và chọn lựa kỹ kháng sinh. Những điều cần nhớ về nhiễm trùng đường niệu ở người lớn Ðường niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Một số người có nguy cơ bị nhiễm trùng đường niệu nhiều hơn người khác. Một phần năm số phụ nữ bị nhiễm trùng đường niệu ít nhất một lần trong cuộc đời họ. Không phải ai bị nhiễm trùng đường niệu cũng có triệu chứng. Triệu chứng thường gặp là hay mắc tiểu và rát, buốt khi đi tiểu. Những tình trạng tiềm ẩn làm hư hại đường dẫn nước tiểu có thể gây ra nhiễm trùng đường niệu có biến chứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 2)
5 p | 216 | 43
-
Nhiễm trùng đường niệu ở người lớn (Phần 1)
6 p | 158 | 33
-
NHIỄM TRÙNG TIỂU (Kỳ 3)
5 p | 155 | 17
-
Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng?
4 p | 176 | 12
-
Kiến thức về thuốc và sức khỏe (Kỳ 11)
6 p | 120 | 10
-
NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU VÀ THAI NGHÉN
9 p | 96 | 10
-
Chẩn đoán hình ảnh sỏi tiết niệu
6 p | 139 | 9
-
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
3 p | 129 | 8
-
VIÊM THẬN - BỂ THẬN
5 p | 113 | 8
-
Phòng bệnh viêm đường niệu ở người cao tuổi
5 p | 67 | 6
-
Phòng viêm đường niệu ở người cao tuổi
7 p | 65 | 5
-
Nhiễm trùng tiểu ở trẻ và những điều nên biết
6 p | 83 | 4
-
Ðề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu do u xơ
4 p | 74 | 4
-
Nhịn tiểu có hại cho sức khỏe
5 p | 74 | 3
-
Phòng bệnh viêm đường niệu ở người cao tuổi
7 p | 61 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn