Nhiễm trùng hậu sản
lượt xem 11
download
Nhiễm trùng hậu sản (NTHS) là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ, sau nạo , sau sẩy thai. Đường xâm nhập của NTHS thường là: Qua vùng rau bám, sót rau, màng rau, qua niêm mạc tử cung , đỡ đẻ không vô khuẩn, chuyển dạ lâu, ối vỡ sớm, bế sản dịch, thiếu máu kéo dài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiễm trùng hậu sản
- Nhiễm trùng hậu sản 1. Định nghĩa: Nhiễm trùng hậu sản (NTHS) là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục sau đẻ, sau nạo , sau sẩy thai. Đường xâm nhập của NTHS thường là: Qua vùng rau bám, sót rau, màng rau, qua niêm mạc tử cung , đỡ đẻ không vô khuẩn, chuyển dạ lâu, ối vỡ sớm, bế sản dịch, thiếu máu kéo dài. 2. Các dạng lâm sàng 2.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung . - Nguyên nhân: Do rách hoặc cắt khâu tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kĩ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, quên gạc trong âm đạo. Vi khuẩn thường cùng loại với vi khuẩn đường ruột -Triệu chứng: Toàn thân: mệt mỏi, sốt 38˚-38˚5
- Tại chỗ: Sưng, nóng, đỏ, đau tại vết rách, cắt TSM tử cung co hồi tốt sản dịch không hôi -Điều trị: Kháng sinh toàn thân Tại chỗ: rửa thuốc tím, hoặc các dung dịch sát trùng khác...Nếu phù nề nhiều chỗ khâu nên cắt chỉ sớm 2.2 Nhiễm trùng tử cung sau đẻ: Có nhiều mức độ như viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tư cung, viêm toàn bộ tử cung. - Nguyên nhân: nhiễm khuẩn ối, sót rau màng rau. Chuyển dạ kéo dài, các thủ thuật bóc rau kiểm soát tử cung không vô khuẩn, mổ lấy thai không vô khuẩn, bế sản dịch, sót gạc sau khi mổ - Triệu chứng: sau đẻ 3-4 ngày sản phụ xanh xao, mệt mỏi sốt cao Sản dịch hôi, đôi khi lẫn mủ, máu màu soco la Tử cung co hồi chậm: nếu chỉ viêm niêm mạc tử cung nắn tử cung không đau, nếu đã viêm đến lớp cơ nắn đáy tử cung thai phụ thấy đau. - Hướng điều trị:
- Dùng KS toàn thân: Nên dùng liều cao theo đường tiêm, theo KS đồ. Dùng thuốc co tử cung: Oxytoxin, Ergotin Tiếp tục làm thuốc vùng sinh dục ngoài Nếu có sót rau phải dùng KS 1-2 ngày sau mới nạo rau sót 2. 3. Viêm phúc mạc tiểu khung sau đẻ: Thường do nhiễm trùng tử cung sau đẻ, điều trị nội khoa không kết quả lan ra xung quanh tử cung ( Vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng), hoặc bị tổn thương từ tử cung do cuộc đẻ gây máu tụ ở dây chằng rộng nhiễm trùng lan ra xung quang tử cung rồi khu trú trong tiểu khung. -Triệu chứng Thời gian xuất hiện nhiễm trùng thường muộn, vào tuần thứ hai. Thai phụ mệt mỏi xanh xao vẻ mặt hốc hác, sốt tăng dần 38- 40˚, rét run, mạch nhanh, đau bụng âm ỉ hoặc có hội chứng lỵ, sản dịch mùi hôi. Nắn tử cung đau, di động tử cung đau. Nắn bụng vùng dưới rốn và hai hố chậu đau, nắn bụng vùng trên rốn vẫn mềm. Xét nghiệm có thể thấy bạch cầu tăng. Thăm trong đến tuần thứ 2 thấy cổ tử cung vẫn mở, các túi cùng đau, sản dịch theo tay thấy mùi hôi. Điều trị:
- KS liều cao toàn thân phối hợp. Dùng thuốc co tử cung: Oxytoxin, Ergotin liều cao chia đều trong ngày. Trong trường hợp nặng có thể bồi phụ nước và điện giải bằng cho uống Oresol. - Tiến triển: Có thể khỏi sau khi chống nhiễm khuẩn tốt. Có thể từ vi êm nhiễm khu trú ở tiểu khung thành apxe hoá, ổ apxe thường vỡ vào túi cùng Douglas gây hội chứng giả lỵ ( Sốt cao, đau quặn, mót rặn) nên dẫn lưu ổ apxe qua túi cùng. Có thể gây viêm phúc mạc toàn bộ. Nếu điều trị không kết quả nên cắt tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn 2.4 - Viêm phúc mạc toàn phần sau đẻ: - Nguyên nhân: Từ nhiễm trùng tử cung lan ra xung quanh rồi ra khắp ổ bụng Thường gặp sau mổ lấy thai do bị nhiễm khuẩn ối. Sau mổ lấy thai do đóng tử cung không kín. Do rạch tử cung theo hình chữ T ngược hoặc khi lấy thai làm rách tử cung, Vỡ ruột thừa và thai Sau mổ lấy thai do vỡ tử cung hay mổ phạm vào ruột mà không biết. Vô trùng kém, quên gạc khi mổ.
- - Triệu chứng: Nếu do nhiễm khuẩn từ tử cung ra thường xuất hiện muộn, nếu do mổ lấy thai hay thủ thuật đ ường dưới gây tổn thương thường biểu hiện sớm trong tuần đầu. Sốt ngày càng cao, có rét run. Thể trạng hốc hác, vẻ mặt nhiễ m trùng: Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, thở nhanh nông. Có thể nôn hoặc buồn nôn, ỉa chảy, mùi khắm. Bụng chướng, có phản ứng phúc mạc. Tử cung co hồi chậm, nắn đau di động đau. Cổ tử cung mở, nắn túi c ùng đau, di động cổ tử cung đau, sản dịch theo tay có mùi hôi. Xét nghiệm: BC tăng, cấy sản dịch có vi khuẩn. - Tiên lượng: Nếu phát hiện sớm, điểu trị kịp thời và dùng phương pháp có kết quả tốt nhưng nhưng thường là phải cắt tử cung . Nếu phát hiện muộn dù xử trí tốt cũng khó bảo toàn tính mạng cho sản phụ - Hướng điều trị: Kết hợp nội ngoại khoa. * Nội khoa: Chống sốc nhiễm trùng, chống mất nước, nâng cao thể trạng. chống nhiễm trùng toàn thân. * Ngoại khoa: Mổ cắt TC bán phần để loại bỏ ổ nhiễm trùng. Lau sạch ổ bụng và dẫn lưu ổ bụng qua túi cùng Douglas. 2.5. Nhiễm khuẩn huyết :
- Là hình thái nhiễm trùng nặng nhất sau đẻ , sau nạo phá thai lớn . + Nguyên nhân : - Có kiểm soát tử cung hoặc bóc rau nhân tạo hoặc sau đẻ hoặc sau mổ , ối vở non , vỡ sớm , chuyển dạ kéo dài , nhiễm khuẩn ối , - Các thủ thuật sau nạo phá thai không vô khuẩn - Nhiễm khuẩn huyết thường do tụ cầu vàng tan huyết và vi trùng đường ruột. - Triệu chứng: Nhiễm trùng biểu hiện tuần thứ nhất hoặc thứ hai sau đẻ, hoặc sau mổ . Có hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao liên tục 39- 40˚, sốt có rét run, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn. Nhịp thở nhanh nông, mạch nhanh nhỏ, vã mồ hôi. Thể trạng suy sụp nhanh, HA giảm có khi hôn mê. Hội chứng tan huyết: Da xanh, thiếu máu, hồng cầu, huyết sắc tố giảm. Hội chứng rối loạn điện giải, nhiễm toan. Hội chứng nhiễm khuẩn hậu sản: Tử cung co hồi chậm, sản dịch có mùi hôi, lẫn nhiều mủ. Trường hợp nặng có thể xuất hiện những ổ apxe nhỏ ở phổi, thận, n ão, tim và viêm phúc mạc toàn thể. - CLS: Cấy máu có thể thấy vi trùng gây bệnh.
- - Tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao, nếu khỏi để lại nhiều di chứng. - Điều trị: - Nằm buồng riêng. - Nuôi dường tốt bằng đường truyền - Khang sinh liều cao, phối hợp các kháng sinh bằng đường truyền - Hồi sức chống sốc chống rối loạn điện giải và kiềm toan. - Loại bỏ ổ nhiễm trùng: Cắt TC bán phần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trắc nghiệm sản khoa (Phần 1)
11 p | 818 | 204
-
Chăm sóc sản phụ sau sinh thường
15 p | 247 | 28
-
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
5 p | 174 | 17
-
DỰ PHÒNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH DO STREPTOCOCCUS NHÓM B
12 p | 143 | 16
-
HẬU QUẢ THAI KỲ CỦA ỐI VỠ NON Ở TUỔI THAI TỪ 28 ĐẾN 34 TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
18 p | 156 | 15
-
Bệnh sán và thuốc điều trị
5 p | 107 | 13
-
KHẢO SÁT YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG TIỂU CÓ TRIỆU CHỨNG TRONG 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
19 p | 123 | 11
-
NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B ÂM ĐẠO TRỰC TRÀNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI
6 p | 149 | 11
-
Bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến thai kỳ
5 p | 95 | 7
-
Ăn hàu sống, lợi hay hại?
3 p | 96 | 7
-
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP LUPUS TỔN THƯƠNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
12 p | 88 | 7
-
TIỀN SẢN GIẬT KHI MANG THAI: NGUYÊN NHÂN GÂY TỬ VONG CAO Em rất sợ nguy cơ bị
3 p | 126 | 6
-
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi bầu bí
8 p | 101 | 5
-
Ăn đặc sản - Coi chừng rước bệnh
4 p | 82 | 5
-
Bài giảng Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong thai nghén - BS. Lê Thị Thanh Vân
56 p | 32 | 4
-
Đề cương học phần Sản phụ khoa 3 (Mã học phần: OGY353)
41 p | 4 | 2
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 8: Nhiễm trùng trong thai kỳ và sinh đẻ
544 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn