Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 8: Nhiễm trùng trong thai kỳ và sinh đẻ
lượt xem 0
download
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 8: Nhiễm trùng trong thai kỳ và sinh đẻ cung cấp cho học viên những nội dung gồm: nhiễm trùng nội sinh, ngoại sinh và sự cư trú; các đường lây truyền từ mẹ sang con của các tác nhân TORCH (Toxoplasma, Other..., Rubella, Cytomegalovirus, Herpes); nhiễm trùng sơ sinh giai đoạn chu sinh; nhiễm trùng hậu sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 8: Nhiễm trùng trong thai kỳ và sinh đẻ
- Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health Học phần 8 NHIỄM TRÙNG TRONG THAI KỲ VÀ SINH ĐẺ A. Clad, H.-M. Runge Freiburg Dịch thuật tiếng Việt: Cao Ngoc Thanh, Nguyen Vu Quoc Huy, Truong Quang Vinh, Le Minh Tam Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Lời cảm ơn Chúng tôi trân trọng cảm ơn các tổ chức và cá nhân về sự hỗ trợ quý báu cho Dự án Đào tạo Sau đại học Sản Phụ khoa của chúng tôi, đặc biệt là: Quỹ Else Kroener-Fresenius, Bad Homburg (2007 - 2011) Chương trình Asia-Link, Cộng đồng châu Âu (2004 - 2007) Hội đồng và Đại học Sản Phụ khoa châu Âu (EBCOG) Quỹ Mercator, Essen (2001 - 2008) Bộ Khoa học, Nghiên cứu và Nghệ thuật Baden-Wuerttemberg, Stuttgart (1996 - 2011) Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD), Bonn Các Bệnh viện Phụ Sản Đại học Freiburg (2001 - 2011), Duesseldorf, Basel và Amsterdam. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Các nhà tài trợ Hợp tác Đào tạo Sau đại học Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Mở đầu Sự truyền bệnh từ mẹ sang con có thể diễn ra: Chu sinh(khi chuyển dạ): Lây truyền chu sinh có thể gây nhiễm trùng sơ sinh( chẳng hạn liên cầu tan máu nhóm B), nhiễm virus máu (HSV), hoặc nhiễm trùng tồn tại ở trẻ sơ sinh với các di chứng (chẳng hạn HBV). Truyền qua bánh rau: Lây truyền qua thai có thể gây thai chết trong tử cung hoặc gây bất thường cho thai (chẳng hạn như rubella, Cytomegalovirus, syphilis, toxoplasmosis). Nhiễm khuẩn hậu sản: Vết cắt tầng sinh môn: Tụ cầu vàng, liên cầu tan máu nhóm A. Viêm nội mạc tử cung( tác nhân thường gặp là E. Coli), nhiễm trùng huyết hậu sản ( nhóm liên cầu tan máu nhóm A ) thậm chí gây sốc và có thể gây tử vong . Vú: Viêm vú hậu sản mà nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng (Staph. aureus). Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Mục tiêu học tập Nhiễm trùng nội sinh, ngoại sinh và sự cư trú. Các đường lây truyền từ mẹ sang con của các tác nhân TORCH (Toxoplasma, Other...,Rubella, Cytomegalovirus,Herpes) Vi khuẩn nào có thể từ âm đạo lên và gây nhiễm trùng ối và thai? Các kỹ thuật chẩn đoán các loại nhiễm trùng trong thai kỳ Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Các tác nhân ngoại sinh và nội sinh gây nhiễm trùng khu trú tại đường niệu sinh dục. Tác nhân ngoại sinh Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD),chẳng hạn như Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoea, HIV vv... Những vi khuẩn không thuộc khuẩn chí bình thường của da và ruột cũng có thể gây nhiễm trùng đường niệu sinh dục chẳng hạn như liên cầu nhóm A, tụ cầu vàng. Tác nhân nội sinh Những vi khuẩn thuộc nhóm khuẩn chí bình thường ở ruột như trực khuẩn lactobacilli, liên cầu nhóm B, trực khuẩn E. coli, Bacteroides, Gardnerella vaginalis và cả nấm Candida albicans là những tác nhân lây truyền nội tại từ vùng quanh hậu môn đến âm đạo và lỗ niệu đạo ngoài. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Ảnh hưởng của liệu pháp kháng sinh đối với vi khuẩn cư trú tại âm đạo Vi khuẩn cư trú tại âm đạo (như liên cầu nhóm B, E. Coli) rất nhạy cảm với liệu pháp kháng sinh. Các vi khuẩn cư trú này có xu hướng xuất hiện trở lại sau liệu pháp kháng sinh.Tuy vậy có thể điều trị và dự phòng thành công nhiễm trùng buồng tử cung, đường tiểu. Trong liệu pháp ngắn ngày,Metronidazole rất hữu hiệu để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn kỵ khí nhưng metronidazole lại bị đề kháng bởi lactobacilli. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp âm đạo sẽ b ị tái xâm chiếm với vi khuẩn kỵ khí chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần (nhiễm khuẩn âm đạo tái phát) Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Nguồn bệnh TORCH: Toxoplasma Other: syphilis, listeriosis, parvovirus B19, etc. Rubella Cytomegalovirus Herpes Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Lây truyền các tác nhân TORCH từ mẹ sang con Tác nhân nhiễm khuẩn Lây truyền Dấu hiệu lâm sàng( trẻ) Toxoplasma Trong tử cung Dị dạng /viêm võng mạc Giang mai Trong tử cung Giang mai bẩm sinh Parvovirus B 19 Trong tử cung Phù rau thai Rubella Trong tử cung Dị dạng (quý 1) Cytomegalovirus Trong tử cung Dị dạng Sốt rét Trong tử cung Thai kém phát triển, sẩy thai Lao Trong tử cung/ chu sinh Lao bẩm sinh Phong Trong tử cung/ chu sinh Phong bẩm sinh Listeria Trong tử cung/ chu sinh Thai chết trong tử cung Chlamydia trachomatis Chu sinh Viêm kết mạc/viêm phổi HIV Chu sinh AIDS Viêm gan B (HBV) Chu sinh Viêm gan Viêm gan C (HCV) Chu sinh Viêm gan Herpes simplex (HSV) Chu sinh Bệnh lý khu trú hoặc lan tỏa Varicella zoster virus (VZV) Chu sinh/ trong tử cung Bệnh lý lan tỏa Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Con đường nhiễm trùng trong tử cung Goldenberg R.L., Hauth JC, Andrews WW. : Intrauterine Infection and Preterm Delivery. With kind permission from NEJM Vol.342:1500- 1507, May 18, 2000, Number 20, ©Massachussetts Medical Society. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Tác nhân TORCH Thời gian và đường lây truyềnsang con Tác nhân nhiễm trùng Lây truyền Dấu hiệu lâm sàng (trẻ) Toxoplasmosis Trong tử cung Dị dạng/ viêm võng mạc Giang mai Trong tử cung Giang mai bẩm sinh Parvovirus B 19 Trong tử cung Phù rau thai Rubella Trong tử cung Dị dạng (quý I) Cytomegalovirus Trong tử cung Dị dạng Sốt rét Trong tử cung Thai kém phát triển, sẩy thai lao Trong tử cung /chu sinh Lao bẩm sinh Phong Trong tử cung /chu sinh Phong bẩm sinh Listeria Trong tử cung /chu sinh Thai chết trong tử cung Chlamydia trachomatis Chu sinh Viêm kết mạc/viêm phổi HIV Chu sinh AIDS Viêm gan B (HBV) Chu sinh Viêm gan Viêm gan C (HCV) Chu sinh Viêm gan Herpes simplex (HSV) Chu sinh Bệnh lý khu trú hoặc lan tỏa Varicella zoster virus (VZV) Chu sin Bệnh lý lan tỏa Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo Liên cầu nhóm B (group B streptococci (GBS) là nguyên nhân hàng đầu của nhiễm trùng chu sinh ở trẻ sơ sinh đủ tháng cho dù có ối vỡ sớm hoặc không. E. coli có thể đi lên qua cổ tử cung gây nhiễm trùng chu sinh ở trẻ sơ sinh non tháng có ối vỡ non Các vi khuẩn kị khí như Bacteroides hoặc Fusobacterium có thể gây nhiễm trùng ối và ối vỡ sớm nhưng không gây nhiễm trùng sơ sinh. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Cơ bản về nhiễm trùng trong thai kỳ Kỹ thuật chẩn đoán Huyết thanh học: Rubella, syphilis, parvovirus B19, CMV, HBV, HCV, HIV, toxoplasma. Nuôi cấy: Listeria monocytogenes, Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium tuberculosis, HSV, VZV. Soi dưới kính hiển vy: Có thể phát hiện ký sinh trùng sốt rét, vi khuẩn lao, các trực khuẩn ở âm đạo và bạch cầu Cấy dịch âm đạo: liên cầu nhóm B, E. coli, liên cầu nhóm A, nấm Candida albicans. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO Bệnh nguyên Mycobacterium tuberculosis là một trực khuẩn, dài 2-4 µm, dày 0.3 µm, “ kháng cồn và acid " (màu đỏ khi nhuộm Ziehl-Neelson) và ái khí bắt buộc. Đàm của một bệnh nhân lao phổi, M. Tuberculosis nhuôm Ziehl-Neelsen (Prof. Bogdan, Freiburg) Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO ước lượng lao trên toàn cầu, tần suất năm 2000 (WHO) Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO Tần suất Toàn thế giới: Trên 8 triệu người mắc trong năm 2000. Tần suất gia tăng một cách độc lập với đại dịch AIDS. 20 – 30% tất cả các bệnh nhân đã được điều trị ở vùng Đông Nam Á có những chủng đa đề kháng thuốc (MDR). Tại Đức: 12/100.000 dân/ năm. Tại Việt nam: 90/100000 dân/ năm. Trong năm 1997, tần suất lưu hành là 124.349 trường hợp, và số tử vong do lao là 2.402 . Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- Ước tính tỷ lệ lao mắc trên toàn cầu và tỷ lệ tử vong năm 2002 Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO Đường lây truyền Trực khuẩn lao vào phổi bởi ho hoặc hắt hơi thông qua các hạt dịch nhỏ. Bệnh sinh Sau hiện tượng thực bào, trực khuẩn lao sống trong các đại thực bào một thời gian dài và đến vùng rốn của hạch lymphô vùng hoặc thậm chí vào cả dòng mảutước khi bị ức chế bởi sự hình thành một cách tuần tiến miễm dịch đặc hiệu trong khoảng thời gian vài tuần. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO Bệnh nguyên Phản ứng mô đặc hiệu bởi u hạt chứa các tế bào dạng biểu mô( epithelioid cell granulomas) và hoại tử bả đậu tổn thương phổi hạch lympho vùng bất cứ nơi nào bị nhiễm trực khuẩn Sự tạo thành phức hợp nguyên phát với: Hiện tượng phân giải xơ hóa canxi hóa của nơi nhiễm trùng nguyên phát và hạch lympho vùng. Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
- LAO Phức hợp nguyên phát trong lao phổi Collaborating Center for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 3: Ung thư cổ tử cung (Phần II)
172 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 20: Sẩy thai tái phát
105 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 19: Soi buồng tử cung
168 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 18: Phẫu thuật nội soi phụ khoa
202 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 17: Các phương pháp tránh thai
302 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 16: Mãn kinh và điều trị nội tiết thay thế
179 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 14: Theo dõi thai (Lý thuyết)
127 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 13: Ung thư buồng trứng
348 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 12: Ung thư niêm mạc tử cung
298 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 11: Ung thư vú
341 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 10: Bệnh vú lành tính
214 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 9: Chẩn đoán bệnh lý tuyến vú
265 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 7: Thai kỳ nguy cơ cao III, tiểu đường
250 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 6: Thai kỳ nguy cơ cao II
251 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 5: Thai kỳ nguy cơ cao I
310 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 4: Sơ sinh học cho bác sĩ sản khoa
408 p | 0 | 0
-
Bài giảng Sản Phụ khoa - Học phần 21: Hội chứng buồng trứng đa nang
132 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn