Nhiễm trùng ngoại khoa
lượt xem 35
download
A. Định nghiã : Nhiễm trùng ngoại khoa (NTNK): là biến chứng thường xảy ra sau những chấn thương, thương tích trong thời bình, thời chiến hoặc sau phẩu thuật. Nguyên nhân là do sự phát triển cuả những vi sinh vật gây bệnh đã xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiễm trùng ngoại khoa
- NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA GV: ĐÀM XUÂN TÙNG. BỘ MÔN NGOẠI TQ ĐH YD CẦN THƠ
- Mục tiêu học tập Trình bày phân loại nhiễm trùng ngoại khoa. Nêu được 3 yếu tố nguy cơ cuả NTNK. Trình bày các nhiễm trùng tại chổ : áp xe nóng, áp xe lạnh, viêm tấy lan toả, viêm bạch mạch cấp, nhọt chùm. Trình bày nhiễm trùng toàn thân: nhiễm trùng huyết.
- ĐẠI CƯƠNG A. Định nghiã : Nhiễm trùng ngoại khoa (NTNK): o là biến chứng thường xảy ra sau những chấn thương, o thương tích trong thời bình, thời chiến hoặc sau phẩu thuật. o Nguyên nhân là do sự phát triển cuả những vi sinh vật gây bệnh đã xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân.
- NTNK phân biệt với nhiễm trùng nội khoa, một tổ chức thuận lợi cho nhiễm trùng (dập nát, huyết khối, chức hoại tử...). nhiều vi khuẩn gây ra cần một động tác phẩu thuật.
- II.PHÂN LOẠI NTNK 2. Vi khuẩn yếm khí II.A. Theo tác nhân gây bệnh : A. Cầu khuẩn G (+) 1. Các vi khuẩn hiếu khí 1. liên cầu A. Cầu khuẩn Gram dương B. Trực khuẩn G (+) 1. Tụ cầu: vàng 1. vi khuẩn uốn ván . 2. vi khuẩn hoại thư trắng sinh hơi 2. Liên cầu: 3. Xoắn khuẩn 4. Nấm tan huyết a. Actinomyces b. Blastomyces không tan huyết c. Candida Albicans d. Aspergillus niger viridans 5. Ký sinh trùng 3. phế cầu a. Amíp B. Cầu khuẩn Gram âm: lậu cầu b. Ascaris C. Trực khuẩn Gram dương c. Oxyures bạch hầu D. Trực khuẩn Gram âm
- II.B. Phân loại theo vị trí 1. Nhiễm trùng vùng mổ (NTVM) là nhiễm trùng xảy ra ở những vị trí theo đường mổ. NTVM gồm: nhiễm trùng dưới da nhiễm trùng lớp cân, và cơ nhiễm trùng ở cơ quan/ các khoang trong ổ bụng như áp xe trong ổ bụng.
- NTSM là nhiễm trùng bệnh viện thường gặp tỉ lệ có thể đến 38% ; thời gian xảy ra trung bình từ 0 30 ngày sau mổ. Vi khuẩn gây bệnh : Theo CDC, các loại vi khuẩn không thay đổi trong 30 năm qua : chủ yếu là các tụ cầu vàng, trắng, các vi khuẩn đường ruột (E. Coli).
- III. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 3 yếu tố: yếu tố vi khuẩn, vết thương, và bệnh nhân. A. Vi khuẩn: độc lực và số lượng vi khuẩn trong vùng mổ. Một số vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố : Clostridium tetani tiết ra độc tố gây bệnh uốn ván; nội độc tố ở bề mặt vi khuẩn (lipopolysaccharide). Số lượng vi khuẩn trên 105 thường gây nhiễm trùng vết mổ.
- B. Yếu tố cuả vết thương : Phá vở hàng rào bảo vệ như da, niêm mạc ống tiêu hoá, kỹ thuật mổ, các dụng cụ phẩu thuật như chỉ, ống dẫn lưu. C. Yếu tố liên quan đến bệnh nhân : Tuổi, tình trạng suy giảm miễn d ịch, dùng corticoit, ung thư, béo phì, truy ền máu, hút thuốc, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
- IV. NHIỄM TRÙNG TẠI CHỔ IV.A. ÁP XE NÓNG 1. định nghiã : Áp xe nóng là một ổ mủ cấp tính khu trú, hình thành một bọng chứa mới tạo ra trong các phần mềm cuả cơ thể.
- IV. NHIỄM TRÙNG TẠI CHỔ 2.nguyên nhân : vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, nhọt da, vết mổ... các vi khuẩn : tụ cầu vàng, trắng, phế cầu... 3. triêu chứng lâm sàng : Áp xe nóng tiển triển qua 2 giai đoạn : Ở giai đoạn lan toả Bệnh nhân cảm thấy đau nhức, nhói buốt, co bóp, khu trú ở một vùng cuả cơ thể. có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân : sốt cao không đều, ớn lạnh, trạng thái uể oaỉ, nhức đầu. khám thấy : khối u cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngoài ; nóng, đỏ, và đau khi ấn.
- IV. NHIỄM TRÙNG TẠI CHỔ b. Giai đoạn tụ mủ: Dấu hiệu toàn thân nặng hơn, sốt dao động, mệt mỏi nhiều hơn. Khối u có ranh giới rõ thấy mềm ở trung tâm, có thể tìm thấy dấu chuyển sóng : 2 đầu ngón tay đặt cách nhau vài cm ở 2 cực cuả ổ mủ, khi ấn ở bên này thì ngón tay bên kia bị xô đẩy (hình 1).
- c. tiến triển cuả áp xe nóng Nếu được phát hiện và rạch áp xe tháo mủ, lấy mủ cấy trùng làm kháng sinh đồ và dùng kháng sinh, vết rạch sẽ làm sẹo trong 57 ngày. Nếu không được mổ, áp xe nóng có thể tự phá vở ra da và dò mủ kéo dài, có thể gây viêm bạch mạch hoặc nhiễm khuẩn huyết.
- IV.B. ÁP XE LẠNH 1. định nghiã : một ổ mủ hình thành chậm, và không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.
- IV.B. ÁP XE LẠNH 2. giải phẩu bệnh : a. giai đoạn đầu: là một củ lao, là một khối u nhỏ, cứng, không đau, không có dấu hiệu viêm tấy. Khối u này có thể tồn tại nhiều tháng. b.giai đoạn áp xe: ở giữa là một ổ mủ : gồm mủ loãng, lẫn với mô hoại tử giống như bả đậu.
- IV.B. ÁP XE LẠNH 3. triệu chứng : a. triệu chứng tại chổ : áp xe lạnh sẽ tiến triển làm 3 giai đoạn : giai đoạn đầu: có một khối u nhỏ cứng không đau, di động. Không có hiện tượng sưng nóng, đỏ đau. giai đoạn có mủ: dần dần khối u mềm lại, và khám có dấu hiệu chuyển sóng. Sờ ấn không đau. giai đoạn dò mủ b. tiến triển : điều trị chủ yếu là nội khoa bằng các loại thuốc kháng lao.
- IV.C. VIÊM TẤY LAN TOẢ (VTLT) 1. định nghiã: VTLT là tình trạng viêm cấp tính cuả mô tế bào với 2 đặc điểm : xu hướng lan toả mạnh không giới hạn. hoại tử mô bị xâm nhập. 2. nguyên nhân : vi khuẩn thường là loại liên cầu và tụ cầu khuẩn vàng. ngõ vào có thể : chỗ xây xát ở da vết thương nhỏ bị bỏ qua không được chăm sóc vết thương chiến tranh có nhiều mô bị dập nát yếu tố thuận lợi : nghiện rượu, tiểu đường, suy thận, suy tim...
- IV.C. VIÊM TẤY LAN TOẢ 3. giải phẩu bệnh : trong 2 ngày đầu : viêm tấy không có mủ mà chỉ có phản ứng phù nề. những ngày sau xuất hiện nhiều ổ mủ nhỏ rải rác. Tình trạng viêm mủ bóc tách các khoang tế bào, lan toả dọc theo các mạch máu, làm hoại tử nhiều mô, ngấm đầy một loại mủ xanh.
- IV.C. VIÊM TẤY LAN TOẢ 4. triệu chứng và tiến triển : a) viêm tấy lan toả khởi đầu với: triệu chứng toàn thân: rét run và sốt cao (40 41°C), mệt nhọc, buồn nôn và mất ngủ. khám thấy chổ viêm ở gần cửa vào cuả vi khuẩn, sưng phồng lên và lan rộng, phù nề và đau nhức, da bóng đỏ với những đốm tím bầm.
- IV.C. VIÊM TẤY LAN TOẢ b) khả năng tiến triển: tối cấp: bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm khuẩn cao và nhiễm độc tử vong trong 24 48 giờ. giai đoạn hoại tử: tình trạng toàn thân ổn định dần với việc các mô hoại tử phá vở tự nhiên và được loại trừ. có biến chứng: nhiễm trùng lan ra: gây viêm khớp mủ, viêm tắc tĩnh mạch… ổ mủ di căn: nhiễm khuẩn mủ huyết nhiễm trùng huyết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nhiễm trùng ngoại khoa
18 p | 336 | 51
-
Nhiễm trùng ngoại khoa
20 p | 227 | 48
-
Tổng quan kiến thức về Điều dưỡng ngoại (Tập 1): Phần 1
88 p | 207 | 43
-
trắc nghiệm nội ngoại cơ sở: phần 2
55 p | 237 | 30
-
NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA
6 p | 179 | 16
-
NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA
18 p | 89 | 13
-
Người khống chế nhiễm trùng ngoại khoa Những năm đầu của thế kỷ 19, phẫu
7 p | 97 | 11
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa: Phần 1
80 p | 31 | 11
-
Chương trình học ngoại khoa ( Bs Đỗ Đình Công)
13 p | 159 | 8
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa - Trường Trung học Y tế Lào Cai
142 p | 44 | 5
-
Triệu chứng học Ngoại khoa: Phần 1
202 p | 29 | 4
-
Chăm sóc điều dưỡng ngoại 1: Phần 1
90 p | 25 | 4
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Tài liệu dành cho Y sĩ) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
171 p | 11 | 4
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
140 p | 6 | 3
-
Bài giảng Bệnh học ngoại khoa - Trường Trung học Y tế Lào Cai (Năm 2022)
142 p | 13 | 3
-
Bài giảng Ngoại cơ sở 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
86 p | 11 | 2
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn