Nhiễm khuẩn ngoại khoa
lượt xem 1
download
Bài học này sẽ tập trung vào nhiễm khuẩn ngoại khoa, bao gồm các triệu chứng lâm sàng giúp nhận biết, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn và vai trò của hệ miễn dịch trong việc phòng ngừa. Chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp xử trí ban đầu và cách quản lý nhiễm trùng hiệu quả. Ngoài ra, bài học cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa người bệnh, gia đình và đội ngũ y tế trong quá trình điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhiễm khuẩn ngoại khoa
- Bài 47 NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA MỤC TIÊU 1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn ngoại khoa. 2. Trình bày được hình thức gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể nhằm phòng nhiễm khuẩn ngoại khoa. 3. Trình bày được các phương pháp xử trí ban đầu nhiễm khuẩn ngoại khoa. 4. Hướng dẫn được thân nhân và gia đình hợp tác với thầy thuốc trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn ngoại khoa NỘI DUNG 1. Đại cương Nhiễm khuẩn ngoại khoa là sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể qua vết thương, vết mổ hoặc nhiễm khuẩn phải can thiệp ngoại khoa để điều trị, hay vi khuẩn đã khu trú sẵn tại một cơ quan của cơ thể, khi cơ quan đó bị tổn thương hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì vi khuẩn sẽ hoạt động phát triển và gây bệnh. Trong nhiễm khuẩn ngoại khoa vi khuẩn thường gây bệnh bằng cách làm mủ, gây hoại tử và gây hoại thư. Các vi khuẩn thường gặp là: Liên cầu khuẩn, tụ cầu và trực khuẩn uốn ván… 2. Cách gây bệnh của vi khuẩn trong cơ thể và sức đề kháng của cơ thể 2.1. Cách gây bệnh của vi khuẩn trong cơ thể 2.1.1. Vi khuẩn gây bệnh bằng cách sinh sản nhanh và có độc tính cao hoặc thấp - Có loại vi khuẩn độc tính ít nhưng sinh sản nhanh rất nguy hiểm ví dụ: Liên cầu khuẩn. - Có loại vi khuẩn độc tính ít nhưng lại gây nhiễm độc nặng như trực khuẩn uốn ván. 2.1.2. Vi khuẩn tiết ra chất độc Chất độc có vai trò như một kháng nguyên. Thành phần hóa học của chất độc này gồm có: Protit, Lipit, Gluxit. Chất protein trong vi khuẩn gọi là ngoại độc tố. Chất Lipit, Gluxit trong vi khuẩn gọi là nội độc tố. 2.1.3. Vi khuẩn tiết ra men để hoạt động Men của vi khuẩn làm phá hủy protein của tế bào gây hủy hoại tổ chức của tế bào, làm nhiễm khuẩn lan tỏa. Hay gặp trong nhiễm khuẩn yếm khí. 3.1.4. Vi khuẩn phát triển và mang theo các chất hóa học các chất Protein Khi vào cơ thể các chất Protein của vi khuẩn là một kháng nguyên. Cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên đó và hạn chế vi khuẩn gây bệnh. 2.2. Sức đề kháng 2.2.1. Sức đề kháng tại chỗ Khi vi khuẩn đột nhập vào vùng cơ thể thì bạch cầu trong cơ thể được huy động tới đó để chống đỡ bằng các hiện tượng thoát mạch và thực bào. Tạo nên hiện tượng nhiễm khuẩn tại chỗ, biểu hiện từng giai đoạn viêm, nung mủ đến hoại thư. 2.2.2. Sức đề kháng toàn thân Tại ổ nhiễm khuẩn vi khuẩn lan ra toàn cơ thể theo đường máu và đường bạch mạch. Cơ thể chống lại bằng cách tạo ra các kháng thể với sự tham gia của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận. 168
- - Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt vi khuẩn sẽ khu trú lại. - Nếu sức đề kháng của cơ thể kém thì vi khuẩn phát triển mạnh. Độc tố của vi khuẩn lan vào máu gây độc cho gan, thận và thần kinh. 2.2.3. Vai trò của thần kinh giao cảm trong nhiễm khuẩn: Độc tố của vi khuẩn kích thích thần kinh giao cảm làm co động mạch hoặc giãn mạch máu tại chỗ, những nơi xa tổn thương thì làm thoát huyết tương và huyết cầu, có thể gây hoại tử. 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng tại chỗ - Tại nơi nhiễm khuẩn có dấu hiệu: Sưng, nóng, đỏ, đau. - Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 72 giờ có thể tạo thành ổ mủ. Tùy theo từng loại vi khuẩn gây bệnh mà có tính chất mủ khác nhau như: Xanh hoặc vàng, đặc hoặc loãng. Nếu là vi khuẩn yếm khí thì dịch đục lờ lờ. 3.2. Triệu chứng toàn thân Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc như: Sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn da xanh xám, tinh thần lơ mơ, có khi hôn mê, đái ít hoặc vô niệu. 3.3. Xét nghiệm - Công thức máu: Bạch cầu tăng cao (bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 80%) - Tốc độ máu lắng tăng. - Cấy mủ để tìm vi khuẩn gây bệnh, soi tươi: Lấy dịch hoặc mủ tại vết thương soi tươi tìm vi khuẩn. 4. Các việc cần làm trước một trường hợp nhiễm khuẩn ngoại khoa: 4.1. Thăm khám Hỏi bệnh cặn kẽ và khám xét tỷ mỷ để phát hiện bệnh sớm và có hướng xử trí thích hợp. 4.2. Kiểm tra chất dịch Quan sát mủ chảy ra đặc hay loãng, màu xanh hay màu trắng, mùi thối hay không. Nếu có điều kiện lấy mủ soi tươi tìm vi khuẩn gây bệnh. 4.3. Làm các xét nghiệm cần thiết - Xét nghiệm máu: Công thức máu, công thức bạch cầu, huyết cầu tố, tốc độ máu lắng. - Xét nghiệm nước tiểu: Đường niệu, Protein niệu. 4.4. Cấy máu 4.5. Làm kháng sinh đồ 4.6. Làm sinh thiết tổ chức: Trong bệnh nhiễm khuẩn do lao, do giang mai hoặc nấm. 5. Xử trí nhiễm khuẩn ngoại khoa 5.1. Nguyên tắc chung: - Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. - Điều trị nhiễm khuẩn tại tổn thương. - Dùng kháng sinh toàn thân. - Đề phòng bội nhiễm. 5.2. Điều trị cụ thể: 5.2.1. Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân - Đảm bảo chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. - Cho thuốc trợ lực, trợ tim , các loại vitamin và thuốc an thần. 169
- - Chế độ nghỉ ngơi thoải mái. - Đảm bảo chế độ vệ sinh cho người bệnh. - Khắc phục tình trạng thiếu máu, thiếu các chất điện giải và thiếu đạm, phải truyền máu, truyền đạm, truyền dịch. - Với bệnh nhân sau mổ phải cho vận động sớm để tránh viêm phổi, viêm đường tiết niệu. 5.2.2. Điều trị tại chỗ - Giai đoạn đầu: Phải làm sạch vết thương lấy dị vật, cầm máu cố định. - Giai đoạn viêm tấy: Không được phá vỡ hàng rào khu trú của ổ nhiễm khuẩn. Không gây dập nát các tổ chức đang viêm nhiễm. Chỉ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp và theo dõi sự tiến triển của bệnh. - Khi có mủ: Phải rạch dẫn lưu mủ triệt để, chăm sóc vết thương, không gây bội nhiễm. 5.2.3. Sử dụng kháng sinh - Ở giai đoạn viêm kháng sinh có tác dụng tốt, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. - Giai đoạn hóa mủ hoặc nhiễm khuẩn lan tới các tạng ở lân cận thì kháng sinh ít có tác dụng. - Dùng kháng sinh sau 72 giờ mà bệnh nhân vẫn sốt phải nghĩ tới: + Kháng sinh đã dùng không thích hợp. + Còn một ổ nhiễm khuẩn nào đó. 6. Dự phòng - Sơ cứu vết thương: Cắt lọc, mở rộng vết thương lấy hết dị vật, cầm máu rồi bất động. - Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong ngoại khoa - Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc - Sử dụng các loại Vacxin đặc biệt như Vacxin chống uốn ván - Tuyên truyền cho mọi người biết những tác hại của vết thương để đề phòng các tai nạn lao động, giao thông sinh hoạt LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Cơ thể chống lại sự phát triển của vi khuẩn bằng cách: A- Tạo ra các kháng nguyên dưới ảnh hưởng của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận. B- Tạo ra các kháng thể dưới ảnh hưởng của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận. C- Tạo ra các kháng độc tố dưới ảnh hưởng của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận. D- Tạo ra các men trung hoà độc tố của vi khuẩn dưới ảnh hưởng của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận. Câu 2: Triệu chứng tại chỗ nhiễm khuẩn ngoại khoa: A- Tại nơi nhiễm khuẩn có biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau. Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 12h sẽ tạo thành ổ mủ. B- Tại nơi nhiễm khuẩn có biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau. Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 24h sẽ tạo thành ổ mủ. C- Tại nơi nhiễm khuẩn có biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau. Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 36h sẽ tạo thành ổ mủ. 170
- D- Tại nơi nhiễm khuẩn có biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau. Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 72h sẽ tạo thành ổ mủ. 171
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ
16 p | 523 | 65
-
Bài giảng Nhiễm trùng ngoại khoa
18 p | 337 | 51
-
Nhiễm trùng ngoại khoa
20 p | 230 | 48
-
VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
12 p | 217 | 45
-
NHIỄM KHUẨN HẬU SẢN
8 p | 235 | 28
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 3)
7 p | 169 | 21
-
Chế độ dinh dưỡng khi cơ thể nhiễm khuẩn
5 p | 163 | 17
-
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN (Kỳ 5)
8 p | 106 | 14
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA U TRUNG THẤT (Kỳ 3)
5 p | 124 | 11
-
Chương trình học ngoại khoa ( Bs Đỗ Đình Công)
13 p | 161 | 8
-
NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRẺ EM
10 p | 152 | 8
-
Vô khuẩn
16 p | 154 | 7
-
Bài giảng Thái độ điều trị ngoại khoa trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
24 p | 39 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn sơ sinh sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
6 p | 2 | 1
-
Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
9 p | 1 | 1
-
Khảo sát tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của bệnh nhân phẫu thuật sạch, sạch – nhiễm có dùng kháng sinh dự phòng tại khoa Ngoại Tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017
7 p | 8 | 1
-
Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2023
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn