intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm Trùng Ðường Tiểu

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm trùng đường tiểu là viêm đường tiểu do vi trùng gây ra. Phần lớn triệu chứng khởi đầu than phiền đau buốt khi đi tiểu. Bệnh nhân cũng có thể cho biết bị đau bụng dưới, hoặc đi tiểu có máu hay có mủ. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu: Đàn bà bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều hơn đàn ông. Và nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu cũng có phần khác nhau. Phần lớn nhiễm trùng đường tiểu do nhiễm vi trùng từ phân mà ra. 85% trường hợp bị vi trùng Escherichia coli. Đối với phụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm Trùng Ðường Tiểu

  1. Nhiễm Trùng Ðường Tiểu Nhiễm trùng đường tiểu là viêm đường tiểu do vi trùng gây ra. Phần lớn triệu chứng khởi đầu than phiền đau buốt khi đi tiểu. Bệnh nhân cũng có thể cho biết bị đau bụng dưới, hoặc đi tiểu có máu hay có mủ. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu: Đàn bà bị nhiễm trùng đường tiểu nhiều hơn đàn ông. Và nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu cũng có phần khác nhau. Phần lớn nhiễm trùng đường tiểu do nhiễm vi trùng từ phân mà ra. 85% trường hợp bị vi trùng Escherichia coli. Đối với phụ nữ còn ít tuổi, khoảng 15% trường hợp do nhiễm vi trùng Staphylococcus saprophyticus. Khi phụ nữ càng lớn tuổi, càng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Lý do chính là vì khi lớn tuổi hay trong thời kỳ mãn kinh, kích thích tố nữ estrogen bị thuyên giảm đã thay đổi tế bào âm hộ và làm nồng độ acid tăng cao, vi trùng Lactobacillus bị giảm đi và lợi dụng tình trạng đó vi trùng Coli dễ phát triển gây nhiễm trùng đường tiểu.
  2. Ngoài ra còn do những nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiểu liên hệ tới vấn đề luyến ái của phụ nữ. Chẳng hạn vi trùng di động từ âm hộ hay ruột vào ống dẫn tiểu, lan vào bọng đái, gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Khi dùng thuốc spermicides giết tinh trùng hay dùng bao ngừa thụ thai cũng dễ làm nhiễm trùng đường tiểu. Lau chùi sau khi đại tiện, dùng băng vệ sinh, rửa ráy hay mặc quần chật đều không phải là lý do gây nhiễm trùng đường tiểu. Có thai liên hệ gì tới nhiễm trùng đường tiểu? Khi bào thai phát triển được 7 tuần lễ, tử cung lớn ra, sẽ làm ống dẫn tiểu nở lớn ra, dễ gây nhiễm trùng đường tiểu. Kích thích tố thay đổi-như progesterone sẽ làm ống dẫn tiểu (ureter) và bắp thịt (detrusor) nở giãn ra, ảnh hưởng tới bọng đái khi đi tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu. Kết quả vài khảo cứu khác nhau cho biết khoảng 20-75% phụ nữ khi có bầu bị nhiễm trùng trong nước tiểu gây viêm thận-pyelonephritis. Vậy phụ nữ đang có bầu bị nhiễm trùng đường tiểu cần gặp bác sĩ để chữa bệnh, vì nếu không, có thể sinh con thiếu tháng hay hài nhi sinh ra bị nhỏ, dưới cân lượng. Vài lời nhiễm trùng đường tiểu cho đàn ông:
  3. Đàn ông ít bị nhiễm trùng đường tiểu hơn đàn bà. Nếu đàn ông bị nhiễm trùng bọng đái thì phải điều trị bằng trụ sinh hay kháng sinh từ 7 -14 ngày. Nếu đàn ông chỉ điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong một thơì gian ngắn thì không thể thuyên giảm bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nhiếp hô tuyến thì phải điều trị lâu hơn, ít ra 4 tuần lễ trở lên. Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu đàn ông thường là do 1) tuyến nhiếp hộ tuyến nở lớn, bít đường dẫn tiểu, hay đi tiểu không thông, 2) bệnh nhân bị thêm một bệnh khác nữa như bệnh tiểu đường và 3) Khi đặt ống thông tiểu cho đàn ông dễ làm nhiễm trùng đường tiểu. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu đàn ông thường có: 1) Ði tiểu đau buốt, khi mới bắt đầu tiểu tiện, 2) Ði tiểu thường xuyên, 3) Khi vừa dứt tiểu xong lại muốn đi nữa, 4) Bị nóng sốt, 5) Ói mửa. 7) Ðau bụng dưới, 8) Ði tiểu nhỏ từng giọt, 9) Ði tiểu ban đêm thường xuyên, 10) Nước tiểu màu đục, có mầu nâu hay đỏ. Tóm tắt điều trị:
  4. Chữa nhiễm trùng đường tiểu bằng trụ sinh hay kháng sinh. Thí dụ, dùng thuốc quinolones, TMP-SMZ, Nitrofurantoin, v..v.. Gần đây có nhiều tường trình cho biết khoảng 33% thuốc trụ sinh (hay kháng sinh) đã bị quen thuốc, như Amoxicillin, Sulfonamides. Thuốc quinolones ít bị vi trùng quen thuốc hơn cả. Thuốc TMP-SMZ và Nitrofurantoin cũng bị vi trùng quen thuốc, nhưng tùy từng vùng. Có trường hợp bệnh nhân sống trong môi trường dễ bị tái phát nhiễm trùng đường tiểu phải uống thuốc trụ sinh phòng ngừa. Đôi khi, bệnh nhân cần khám niệu khoa. Nhất là trong trường hợp bị nóng, bị đau một bên hông hay cả hai bên hông, nước tiểu vẫn còn có vi trùng hay nước tiểu thấy còn máu, hay bệnh đang bị bệnh tiểu đường, thì có khi phải thử nghiệm chức năng thận hay chụp hình thận. Có trường hợp phải nội soi bọng đái. Đôi khi khám phá bệnh nhân có sạn thận. Đường tiểu bị nghẹt hay có vi trùng vẫn còn trong nước tiểu lúc phụ nữ sinh con không bình thường, cũng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu: Tránh những hoá chất kích thích đường dẫn tiểu (urethra) và bọng đái. Thí dụ đừng nằm ngâm trong bồn tắm để xà-bông, để dầu, shampoo v..v.. Tắm đứng sẽ tốt hơn. Sau đại tiểu tiện, trẻ nhỏ cần tập dùng giấy chùi từ
  5. đằng trước ra đằng sau để tránh vi trùng và đồ dơ từ phân nhiễm vào đường dẫn tiểu. Nước tiểu thường có độ acid nhẹ cho nên nếu uống nước cranberry sẽ giúp độ acid tăng lên, phòng ngừa vi trùng E.Coli tăng trưởng, và giảm độ nhiễm trùng đường tiểu. Tránh uống nước ngọt có gas hay chất caffeine, chocolate, hay nước chanh, nước cam, vì dễ kích thích bọng đái, làm đi tiểu thường xuyên. Trẻ em hay vội vã đi tiểu cho lẹ, để chạy đi chơi, cho nên không đi tiểu hết, có thể bị nhiễm trùng đường tiểu. Có trường hợp vi trùng còn lại trong nước tiểu bành trướng trở lại làm nhiễm trùng trở lại. Cần uống nước nhiều và thường xuyên hơn để giúp đường tiểu thông. Nên đi tiểu thường xuyên hơn là muốn nhịn không đi tiểu. Nếu hay bị nhiễm trùng đường tiểu, nên dùng quần lót bằng vải bông (cotton), ban đêm nên mặc quần rộng, thong thả. Ăn nhiều rau, uống nhiều nước giữ cho khỏi táo bón. Nếu vẫn bị táo bón phải đi găp bác sĩ. Nhiễm trùng đường tiểu là vấn đề phổ thông, đôi khi có thể biến chứng thành nhiễm trùng thận, bộ máy lọc đường tiểu, hay nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân phải gặp bác sĩ gia đ ình ngay khi vừa bắt đầu bị nhiễm trùng đường tiểu. Đôi khi phải gặp bác sĩ chuyên môn về niệu khoa nếu bị nhiễm trùng đường tiểu lần thứ hai tái phát trở lại.
  6. Bài viết này không thể dùng để tự trị liệu. Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2