intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu môn học tự chọn Yoga của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào kết quả khảo sát về nhu cầu học Yoga của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng giảng viên, cơ sở vật chất, mức độ quan tâm, nhận thức, nhu cầu và lí do muốn học tập Yoga của sinh viên, do việc cải cách chương trình học các học phần môn Giáo dục thể chất từ 2 kỳ tự chọn sang 3 kỳ tự chọn cho khóa 2022. Trên cơ sở đó nhằm phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu môn học tự chọn Yoga của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

  1. NHU CẦU MÔN HỌC TỰ CHỌN YOGA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Nguyễn Thị Thúy Hằng1, Lê Trọng Đề2 Tóm tắt: Bài viết tập trung vào kết quả khảo sát về nhu cầu học Yoga của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng giảng viên, cơ sở vật chất, mức độ quan tâm, nhận thức, nhu cầu và lí do muốn học tập Yoga của sinh viên, do việc cải cách chương trình học các học phần môn Giáo dục thể chất từ 2 kỳ tự chọn sang 3 kỳ tự chọn cho khóa 2022. Trên cơ sở đó nhằm phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của người học. Từ khóa: nhu cầu, Yoga, sinh viên, thể thao. 1. Mở đầu Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm trước. Người ta thường cho rằng tập yoga là tập những động tác, tư thế uốn éo kỳ lạ. Nhưng thật ra, yoga bao gồm các bài tập giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tình cảm và cả tâm linh của người tập. Đây là một lựa chọn thú vị cho những người mới bắt đầu cũng như những ai luyện thể dục thường xuyên. Từ “yoga” có nguồn gốc từ chữ “yuj” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “thêm”, “tham gia”, “đoàn kết”, hoặc “đính kèm”. Bộ môn này được xây dựng dựa trên ý tưởng rằng tâm trí và cơ thể là một. Khi tập, bạn cần kết hợp các kĩ thuật thở, tư thế yoga (còn gọi là asana) và ngồi thiền. Yoga được chia thành bốn trường phái: Hinduism, Buddhism, Jainism và Tantra. Phần lớn những loại yoga bạn từng nghe nói đều thuộc trường phái Hinduism. Trường phái này rất đa dạng và có thể thay đổi để phù hợp với khả năng của người tập. Các loại yoga trong 3 trường phái còn lại tập trung nhiều hơn vào sự tĩnh tâm, như trường phái Yoga Buddhism (còn được biết đến với tên gọi thiền định phật pháp). Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới cùng một mục tiêu là giúp bạn cải thiện sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Để theo đuổi bộ môn này, bạn cần phải kiên trì và kỷ luật để tập luyện, mang lại sự thống nhất giữ cơ thể và tâm trí. Từ đó bạn sẽ có thể bình tâm, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe cũng như giúp vóc dáng săn chắc hơn. Hiện nay Yoga được truyền thông xã hội trên toàn thế giới quan tâm, đặc biệt là ở một số nước châu Á như : Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Trung quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, trong những năm đầu thế kỷ 21, việc phát triển phong trào Yoga ngày càng phát triển do nó có nhiều tác dụng như: loại bỏ căng thẳng, giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn, giảm nguy cơ chấn thương, giúp giảm cân, tăng cường khả năng vận động của khớp và cải thiện tính linh hoạt, vì vậy rất được lứa tuổi sinh viên yêu thích. Theo chương trình môn học Giáo dục thể chất của khóa 2022 do Giám đốc Đại học Đà Nẵng ban hành quy định về việc tổ chức giảng dạy, học tập môn Giáo dục thể chất 1. Thạc sĩ, Khoa Giáo dục Thể chất – Đại học Đà Nẵng 2. Thạc sĩ, Trường Đại học Y khoa Vinh 41
  2. NHU CẦU MÔN HỌC TỰ CHỌN YOGA CỦA SINH VIÊN... trong Đại học Đà Nẵng, Quyết định số 2376/ QĐ – ĐHĐN ngày 04 tháng 7 năm 2022. Thì môn học Giáo dục thể chất theo chương trình đổi mới áp dụng từ Khóa 2022 sẽ có 1 kỳ bắt buộc và 3 kỳ tự chọn; trong các kỳ tự chọn thì môn Yoga là một trong những môn tương đối mới mẻ với sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng; Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu trên của sinh viên còn phụ thuộc vào những vấn đề như: nội dung chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và nhu cầu của sinh viên. Để có cơ sở xác định và phát triển chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu và hứng thú tập luyện thể thao của SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Khảo sát nhu cầu học Yoga của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phỏng vấn chuyên gia; Phương pháp điều tra xã hội; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. Tiến hành phỏng vấn 515 SV, trong đó có 206 SV ngành sư phạm mầm non, 158 SV ngành sư phạm tiểu học và 151 SV ngành cử nhân công nghệ thông tin, để khảo sát sự quan tâm, nhận thức và nhu cầu học và tập luyện Yoga của họ. Việc lựa chọn sinh viên là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0, độ tin cậy của trắc nghiệm qua hệ số Cronbach Alpha >0,8. Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất tại Trường ĐHSP - ĐHĐN Các giảng viên giảng dạy tại trường hầu hết là các giảng viên trẻ thuộc Khoa GDTC được phân công giảng dạy tại Đại học thành viên, Đại học Sư phạm; về cơ cấu vẫn ổn định về số lượng đồng thời mang tính kế thừa liên tục, đủ khả năng đảm bảo cho công tác giảng dạy của môn Giáo dục thể chất nói chung và môn Yoga nói riêng. Thống kê cụ thể được trình bày tại bảng 2.1 Bảng 2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy tại bộ môn Giáo dục thể chất trường ĐHSP – ĐHĐN Tổng số Trình độ Độ tuổi Giới tính Năm công tác Nội GV dung 35- 10- TS ThS CN >50 20 20 Số 12 01 11 1 1 10 1 4 8 1 9 2 lượng Tỷ lệ 8.3 83.3 8.3 8.3 83.3 8.3 33.3 66.7 8.3 75.0 16.7 % 42
  3. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG - LÊ TRỌNG ĐỀ Qua bảng 2.1 cho thấy: 100% cán bộ giảng viên tốt nghiệp chuyên ngành TDTT. Trong tổng số 12 giảng viên có 01 Tiến sĩ và Thạc sĩ chiếm đến 83,3%, trong khi đó Cử nhân chỉ chiếm 8.3%, mặt khác lực lượng giảng viên hầu hết là cán bộ trẻ chiếm 75%. Cán bộ trẻ cũng có rất nhiều là một ưu thế lớn bởi kinh nghiệm giảng dạy phong phú, năng động, nhiệt huyết với công việc và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ và phát triển công tác GDTC của nhà trường: giảng dạy, tổ chức phong trào, huấn luyện đội tuyển. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng các giảng viên tham gia giảng dạy Yoga còn ít. Đây cũng là một trong những yếu tố làm hạn chế kết quả giảng dạy cho môn GDTC nói chung và nội dung Yoga nói riêng, vì vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên tại trường ĐHSP - ĐHĐN là rất cần thiết trong thời gian tới. 2.2.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn Yoga Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy môn Yoga không phức tạp. Quan trọng nhất là sân bãi đủ rộng về cự li và giãn cách để toàn bộ số lượng học sinh đều có thể cùng lúc thực hiện theo đúng yêu cầu về biên độ và sự chuyển hướng của động tác trong bài tập Yoga; ngoài ra còn phải có các phương tiện hỗ trợ như âm thanh loa đài, micro, dây dẫn, chỗ đứng của giáo viên làm thị phạm…và quan trọng hơn là có phòng riêng đảm bảo sự yên tĩnh khi tập luyện. Để tìm hiểu sự đáp ứng về cơ sở vật chất của môn, nghiên cứu theo dõi thống kê cơ sở vật chất tại Trường Đại học Sư phạm. Kết quả được trình bày tại bảng 2.2 Bảng 2.2. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất của bộ môn Giáo dục thể chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Yoga Số TT Sân bãi Mục đích sử dụng Chất lượng lượng 1 Phòng tập Yoga riêng 0 Giảng dạy và phong trào 2 Loa, đài 2 Giảng dạy và phong trào Trung bình Phương tiện hỗ trợ giảng 3 2 Giảng dạy và phong trào Trung bình dạy 4 Hành lang nhà tập 2 Giảng dạy Trung bình 5 Nhà tập đa năng 1 Phong trào Tốt 6 Thảm tập 40 Giảng dạy Tốt Kết quả bảng 2.2 cho thấy thực trạng cơ sở vật chất phục vụ môn Yoga cho SV trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng như sau: Về sân bãi: Sân bãi dụng cụ hầu hết đầy đủ nhưng chất lượng và số lượng còn ít, môn Yoga được dạy vào cả 2 học kỳ do đặc thù thời tiết ở Đà Nẵng nắng nhiều vào 43
  4. NHU CẦU MÔN HỌC TỰ CHỌN YOGA CỦA SINH VIÊN... mùa nắng và mưa nhiều vào mùa mưa, sân đủ diện tích nhưng không có mái che, loa đài không thuận tiện, vì vậy tuy địa điểm thứ 3 là hành lang nhà tập, dù phải tận dụng cả đường đi nhưng với ưu thế có mái che và bóng mát, đặc biệt do nguyên nhân khách quan là nhiều lớp học cùng giờ, thường xuyên bị trùng giờ nên bắt buộc phải triển khai tập luyện tại trong nhà thi đấu hoặc hành lang. Có một nhà tập đa năng, nhưng với môn Yoga khá khó khăn, do trong nhà đa năng có các lớp khác học tập như cầu lông, bóng bàn, Thể dục Aerobic và Thể dục; nên việc học môn Yoga trong nhà đa năng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác số lượng sinh viên của đông nên chỉ đáp ứng được khoảng gần 60%, số lượng SV của trường khoảng hơn 6130 SV tham gia học GDTC trên tổng diện tích hơn 3760 m2 mà theo định hướng quy hoạch cơ sở vật chất TDTT trường học của Nhà nước là 10m2/ SV. Nhà trường có 01 nhà tập đa năng nhưng diện tích không được lớn 1200m2 cho 200 sinh viên/ 1 lần học. Về phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Đặc điểm trong giảng dạy Yoga là giáo viên phải làm mẫu và dẫn bài cho sinh viên tập theo, tuy nhiên trong điều kiện sân bãi chưa tốt, chỗ thị phạm của giáo viên không bằng phẳng, nhỏ hoặc thấp học sinh khó nhìn thấy giáo viên, hướng nắng chiếu vào mặt của học sinh vào buổi sáng và giáo viên vào buổi chiều, đặc biệt không có micro loại không dây nên giáo viên phải áp dụng nhiều biện pháp để học sinh có thể nghe thấy và nhìn thấy, điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của giáo viên. Tuy vậy trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng là thành viên của Đại học Đà Nẵng nên có hỗ trợ nhiều của Khoa GDTC – ĐHĐN trong việc khắc phục các mặt còn tồn tại về cơ sở vật chất của trường đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy và học tập môn GDTC diễn ra tốt theo đúng khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy: - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy Yoga chưa thật sự lí tưởng. Cần đề xuất với Nhà trường dành thêm 1 phòng phục vụ cho môn Yoga để môn học đạt kết quả tốt. - Lực lượng giáo viên có khả năng đáp ứng tốt với yêu cầu giảng dạy nội dung Yoga, cần bỗi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian tới. 2.2.3. Sự quan tâm của sinh viên đối với môn học Yoga Bảng 2.3. Mức độ quan tâm đến hoạt động Yoga của sinh viên (n=515) Đồng ý TT Mức độ quan tâm Số sinh viên % 1 Rất thường xuyên 68 13,2 2 Thường xuyên 227 44,1 44
  5. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG - LÊ TRỌNG ĐỀ 3 Thỉnh thoảng 143 27,8 4 Không quan tâm 77 15,0 Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy: có 13,2% SV rất thường xuyên quan tâm đến hoạt động Yoga, 57,3% SV thường xuyên quan tâm đến hoạt động Yoga, 25,6% SV ít quan tâm và chỉ có 10,3% SV không quan tâm. Qua đó có thể thấy rằng, đa số SV thường xuyên và rất thường xuyên quan tâm đến hoạt động Yoga. 2.2.4. Nhận thức của sinh viên về Yoga Bảng 2.4. Nhận thức môn Yoga của sinh viên (n=515) Đồng ý Số % TT Nhận thức về Yoga sinh viên Yoga có  nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5000 năm Khái 362 70,3 trước 1 niệm Yoga Yoga chỉ là những động tác, tư thế uốn éo, ép dẻo 278 54 kì lạ Phân Chỉ có duy nhất một loại Yoga chung cho mọi người 249 48,3 2 loại Có nhiều loại hình Yoga khác nhau Yoga 266 51,7 Khi tập Yoga bạn cần kết hợp các kĩ thuật thở, tư 222 43,1 Yêu cầu thế và ngồi thiền. 3 khi tập 301 58,4 Sự cần thiết khi tập Yoga là tính tự do Yoga Sự cần thiết khi tập Yoga là tính kỷ luật 211 41 Tập Yoga giúp cải thiện thể chất và tinh thần 402 78,1 Tập Yoga giúp cải thiện tinh thần 251 48,7 Tác Tập Yoga giúp cải thiện tình cảm và cả tâm linh 199 38,6 dụng Tập Yoga giúp thay đổi thế giới quan 103 20 4 của Tập Yoga giúp thay đổi bình tâm và giảm căng Yoga 171 33,2 thẳng Yoga có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh: viêm khớp, huyết áp, trầm cảm, hen suyễn, mất ngủ, tăng huyết 119 23,1 áp... 45
  6. NHU CẦU MÔN HỌC TỰ CHỌN YOGA CỦA SINH VIÊN... Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy: có từ 68,61% đến 70,07% số sinh viên nhận thức được khái niệm môn Yoga; từ 40,8 đến 53,28% sinh viên hiểu được phân loại môn Yoga; từ 40,14 đến 45,98% sinh viên biết nắm được yêu cầu khi tập Yoga; có 70,07% sinh viên đồng ý cho rằng tập Yoga giúp cải thiện thể chất và sức khỏe còn lại chỉ có từ 25,54 đến 45,98% sinh viên biết được các tác dụng khác của Yoga. Nhìn chung, nhận thức về hoạt động Yoga của sinh viên còn thấp, điều này cũng có thể lí giải được vì các sinh viên hầu như chỉ quan tâm đến hoạt động phong trào mà chưa tìm hiểu sâu về Yoga. 2.2.5. Nhu cầu của sinh viên về Yoga Bảng 2.5. Nhu cầu môn Yoga của sinh viên (n=515) Đồng ý TT Nhu cầu Số sinh % viên 1 Nhu cầu Tập luyện Yoga 367 71.4 Bạn muốn tập Yoga vì nó có lợi cho sức khỏe. 198 38.5 2 Lí do Bạn muốn tập Yoga vì muốn có thể lực tốt 109 21.2 Bạn muốn tập Yoga vì yêu thích môn học. 143 27.8 3 Bạn muốn tập Yoga vì để giảm cân 65 12.6 Kết quả khảo sát ở bảng 3.5, cho thấy: Có đến 71.4% sinh viên có nhu cầu tập luyện Yoga; về lí do tập luyện Yoga thì chỉ có 38.5% SV trả lời muốn Yoga vì có lợi cho sức khỏe, có đến 27.8% SV tập Yoga vì yêu thích môn học, muốn có thể lực tốt, dẻo dai có tới 21.2%, và chỉ có 12.6% trả lời muốn tập Yoga vì để giảm cân. 2.2.6. Nhu cầu đăng ký môn học tự chọn cho học kỳ 2- Khóa 2022 Bảng 2.6. Khảo sát nhu cầu đăng ký môn học tự chọn Giáo dục thể chất 3 tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (n=515) TT Môn học Số lượng Tỉ lệ % Ghi chú 1 Bóng chuyền 62 12.04 2 Bóng đá 36 6.99 46
  7. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG - LÊ TRỌNG ĐỀ 3 Cầu lông 146 28.35 4 Bóng bàn 29 5.63 5 TD Aerobic 87 16.89 6 Võ vovinam 45 8.74 7 Yoga 110 21.36 Qua khảo sát việc đăng ký môn học Giáo dục thể chất 2 (các môn tự chọn) kết quả thu được tại bảng 3.6 cho thấy số lượng sinh viên đăng ký môn Yoga khá đông chiếm 21.36%; Đây cũng là minh chứng cho việc đủ cơ sở để mở lớp học phần Yoga vào chương trình môn học tự chọn cho SV Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng để SV có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc nhiều hơn các môn tự chọn đúng với mục đích thay đổi khung chương trình mới của Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Đà Nẵng. 3. Kết luận và kiến nghị Quá trình khảo sát nhu cầu học và tập luyện Yoga đã phần nào phản ánh được các thông tin thiết yếu mà SV đang cần, và những gì họ mong muốn được trang bị. Sinh viên có nhận thức còn hạn chế về môn Yoga, tuy vậy đa số SV Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đều có nhu cầu được tập luyện môn Yoga khá lớn đến 71,4%. Đây là kết quả khả quan góp phần cho đào tạo tự tin mở thêm lớp học phần Giáo dục thể chất 2 môn Yoga tạo điều kiện cho SV được đăng ký đúng nguyện vọng. Từ các kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng cùng với quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế, văn hóa và cả TDTT, ngoài những môn thể thao truyền thống có trong chương trình đào tạo, còn rất nhiều hoạt động thể thao khác đang tồn tại và phát triển theo nhu cầu xã hội cần được mạnh dạn phát triển và thiết kế trong chương trình đào tạo, như: Gym, fitnees, ... và không thể thiếu Yoga, là một nhu cầu cấp thiết đối với SV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường Thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. [2] Vũ cao Đàm (1995), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Bộ GD&ĐT, Hà Nội, tr. Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. [3] Mark ONeil (2018), understanding the yoga boom, [https://www.ejinsight.com › 20180611], accessed 17 November 2019. [4] Dervlalouli (2018), How hong kongs yoga, [https://magazine.compareretreats.com], accessed 17 November 2019. 47
  8. NHU CẦU MÔN HỌC TỰ CHỌN YOGA CỦA SINH VIÊN... [5] Philip M. Hellmich (2015), 12 Reasons why Yoga is spreading around the world, [https://www.huffpost.com/entry/12-reasons-why-yoga-is-sp_b_7623438], accessed 17 November 2019. [6] Giang Thị Thu Trang (2009), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Đại học Miền Trung Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. [7] Đại học Đà Nẵng (2022), Quyết định số 2376/ QĐ – ĐHĐN ngày 04 tháng 7 năm 2022 của Giám đốc Đại học Đà Nẵng ban hành quy định về việc tổ chức giảng dạy học tập môn Giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng. DEMAND FOR YOGA ELECTIVE COURSES AMONG STUDENTS AT UNIVERSITY OF PEDAGOGY – DA NANG UNIVERSITY NGUYEN THI THUY HANG Department of Physical Education - University of Danang LE TRONG ĐE Vinh Medical University Abstract:The article shows the survey results on the needs of students to learn Yoga at the University of Pedagogy - Danang University. Basically, the author focuses on assessing the current status of teachers, facilities, interest, awareness, needs and reasons for the need to learn Yoga among students, because of the reform of the curriculum of Physical Education modules from 2 electives to 3 electives for the 2022 class. On that basis, the articles proposes solutions to develop training programs in the direction of meeting learners’ needs and interests in sports practice. Keywords: demand, Yoga, student, sport. 48
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1