intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhu cầu và giải pháp cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò thịt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò, bài viết này tập trung đánh giá và phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi trâu, bò theo quy mô trang trại ở vùng Tây Bắc. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để tính toán và quy hoạch phát chăn nuôi trâu, bò tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhu cầu và giải pháp cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò thịt ở vùng núi phía Bắc Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CUNG CẤP THỨC ĂN XANH CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ THỊT Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Nguyễn Xuân Cự Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN Email: nguyenxuancu@hus.edu.vn Tóm tắt: Tây Bắc được xem là vùng có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt. Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc nói chung và trâu, bò nói riêng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Tuy chăn nuôi trâu, bò ở vùng Tây Bắc cũng đứng trước những khó khăn không nhỏ cần được khắc phục để phát triển. Trong đó, thiếu nguồn thức ăn xanh cung cấp cho gia súc được xem là rất phổ biến, đặc biệt là khi chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển chăn nuôi trâu, bò ở vùng Tây Bắc, bài viết này tập trung đánh giá và phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi trâu, bò theo quy mô trang trại ở 9 tỉnh, bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Nghệ An. Nghiên cứu dựa trên kết quả điều tra thực địa bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá và đề xuất phương án lựa chọn hợp lý phát triển trồng cỏ cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Từ khóa: Nhu cầu thức ăn xanh, phát triển chăn nuôi bền vững, diện tích đất trồng cỏ, vùng Tây Bắc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, trâu, bò là 2 trong số 5 loài gia súc được nuôi nhiều nhất với tổng đàn trâu, bò trên thế giới là trên 1,69 tỷ con (FAO, 2015). Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu, bò nói riêng đã trở thành ngành sản xuất quan trọng, góp phần cung cấp thực phẩm và xóa đói giảm nghèo ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở nước ta nếu như trước đây, mục tiêu chủ yếu của người dân chăn nuôi trâu, bò là để lấy sức kéo làm ruộng, hiện nay chăn nuôi trâu, bò đã mang tính thương mại gắn liền với xóa đói giảm nghèo, thịt trâu, bò còn được xem là đặc sản ở nhiều vùng miền. Với lợi thế có diện tích tương đối rộng và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây cỏ làm thức ăn cho gia súc, Tây Bắc được xem là vùng có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt. Trong những năm qua, chăn nuôi gia súc nói chung và trâu, bò nói riêng đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Tuy chăn nuôi trâu, bò ở vùng Tây Bắc cũng đứng trước những khó khăn không nhỏ cần được khắc phục để phát triển. Trong đó, thiếu nguồn thức ăn xanh cung cấp cho gia súc, đặc biệt là vào mùa đông khô lạnh được xem là rất phổ biến, đặc biệt là khi chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung [1]. Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế - xã hội khác nhau và mở rộng trồng rừng đã làm cho diện tích chăn thả gia súc ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến sự thiếu hụt thức ăn xanh cho trâu, bò ngày càng trở nên trầm trọng hơn [2]. Do vậy giải pháp trồng cỏ để chủ động thức ăn xanh được xem là điều kiện tiên quyết để chuyển từ chăn nuôi quảng canh nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn trong tự nhiên trước đây sang chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hóa. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò, bài viết này tập trung đánh giá và phân tích nhu cầu và giải pháp phát triển nguồn thức ăn xanh cho chăn nuôi trâu, bò theo quy mô trang trại ở vùng Tây Bắc. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để tính toán và quy hoạch phát chăn nuôi trâu, bò tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. 2. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khái niệm vùng Tây Bắc trong nghiên cứu này được xác định theo phạm vi nghiên cứu của Chương trình Tây Bắc, bao gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) trong điều tra khảo sát thực địa và đánh giá tình hình cung cấp thức ăn từ người dân và các cơ quan quản lý chăn nuôi ở các địa phương. Kết quả điều tra và phỏng vấn 90 người ở 9 tỉnh nghiên cứu thuộc vùng Tây Bắc, bao gồm: Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với những người dân trực tiếp tham gia chăn nuôi trâu, bò quy mô hộ gia đình và trang trại; Các cán bộ lãnh đạo các cấp sử dụng Bảng câu hỏi mở và phỏng vấn trực tiếp. Các hộ dân được lựa chọn là những người có chăn nuôi trâu, bò thịt với các quy mô khác nhau từ nhỏ lẻ một vài con đến
  2. Nhu cầu và giải pháp cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò thịt 333 ở vùng núi phía Bắc Việt Nam quy mô trang trại khoảng vài chục con trâu, bò. Các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các số liệu thống kê và các báo cáo về phát triển chăn nuôi trâu, bò của các tỉnh nghiên cứu. Các phương án tính lượng cung cỏ được tính dựa trên quy hoạch chăn nuôi, diện tích trồng cỏ và năng suất cỏ hiện nay ở các tỉnh nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt và khả năng cung cấp thức ăn xanh từ nguồn cỏ trồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc Kết quả điều tra khảo sát cho thấy ở tất cả 9 tỉnh được nghiên cứu đều xác định phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt là một trong những hướng đi quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi, các tỉnh vùng Tây Bắc đều đã xây dựng quy hoạch phát triển đàn trâu, bò thịt đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 hoặc 2030 với tốc độ gia tăng khá nhanh. Năm 2015, tổng đàn trâu, bò thịt ở các tỉnh vùng Tây Bắc là 2.164 nghìn con, theo kế hoạch sẽ tăng lên 2.605 nghìn con vào năm 2020 và 2.913 nghìn con vào năm 2030. Đặc biệt như Nghệ An, Sơn La, Hà Giang, Điện Biên và Hòa Bình đều quy hoạch phát triển tổng đàn trâu, bò sẽ tăng mạnh trong thời gian tới (Bảng 1). Nghệ An là tỉnh có tổng đàn trâu, bò thịt nhiều nhất, tiếp đến là Sơn La, Hà Giang. Đây cũng là những tỉnh có sự tăng trưởng nhanh về tổng đàn trâu, bò thịt trong thời gian tới. Bảng 1. Quy hoạch phát triển tổng đàn trâu, bò đến 2020 và 2030 ở các tỉnh vùng Tây Bắc (quy tròn 1.000 con)* 2015 2020 2030 Địa phương Trâu Bò Tổng Trâu Bò Tổng Trâu Bò Tổng Hà Giang 164 103 267 184 146 330 234 170 404 Bắc Kạn 57 23 80 65 27 92 68 30 98 Lạng Sơn 140 50 190 150 70 220 170 80 250 Yên Bái 103 22 125 113 40 153 136 63 199 Lào Cai 125 16 141 130 18 148 144 21 165 Hòa Bình 106 60 166 120 90 210 130 140 270 Điện Biên 125 50 175 130 73 203 133 77 210 Sơn La 151 217 368 181 288 469 202 304 506 Nghệ An 297 355 652 330 450 780 343 468 811 Cộng 1.268 896 2.164 1.403 1.202 2.605 1.560 1.353 2.913 [*Số liệu tổng hợp từ các tài liệu 3-11]. Bảng 2. Thực trạng cung cấp thức ăn từ cỏ trồng ở vùng Tây Bắc (năm 2015) Tổng trâu, Nhu cầu cần có Khả năng cung cấp cỏ Thiếu hụt cỏ bò Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Tỷ lệ đáp Diện tích Khối Tỷ lệ Tỉnh (1.000 trồng cỏ cỏ(1.000 tấn) trồng cỏ cỏ (1.000 ứng (%) trồng cỏ lượng cỏ thiếu con)* (ha) (ha)* tấn) (ha) (1.000 tấn) hụt (%) Hà Giang 267 42.829 2.998 17.710 1.239 41 25.119 1.759 59 Bắc Kạn 80 10.156 914 200 18 2 9.956 896 98 Lạng Sơn 190 19.818 2.180 1.924 212 10 17.894 1.968 90 Yên Bái 125 32.356 1.456 1.700 77 6 30.656 1.379 94 Lào Cai 141 18.444 1.660 2.100 189 12 16.344 1.471 88 Hòa Bình 166 19.705 1.872 500 48 3 19.205 1.824 97
  3. 334 Nguyễn Xuân Cự Điện Biên 175 28.571 2.000 181 13 1 28.390 1.987 99 Sơn La 368 34.626 3.982 2.766 318 8 31.860 3.664 92 Nghệ An 652 47.427 7.114 10.000 1.500 21 37.427 5.614 79 Cộng 2.164 253.932 24.176 37.081 3.613 12 216.851 20.562 88 [*Số liệu tổng hợp từ các tài liệu 3 - 11]. Với tổng đàn trâu, bò khá lớn nhưng việc cung cấp thức ăn xanh hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào nguồn sẵn có trong tự nhiên, nguồn cỏ trồng còn rất thấp, trung bình chỉ đáp ứng khoảng 12 % và có sự dao động lớn giữa các tỉnh (dao động từ 1 - 41 %). Như vậy, có tới 88 % nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò (dao động trong khoảng 59 - 99 %) được cung cấp từ các cây cỏ tự nhiên và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác. Hà Giang là tỉnh có khả năng cung cấp nhiều nhất thức ăn cho trâu, bò thịt từ cỏ trồng cũng chỉ đạt 41 % nhu cầu thực tế; Trong khi các tỉnh có tỷ lệ này đạt thấp như Điện Biên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Yên Bái và Sơn La chỉ đáp ứng dưới 10 % nhu cầu cỏ cho chăn nuôi, các tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai đáp ứng khoảng 10 - 20 %, Nghệ An và Hà Giang đáp ứng trên 20 % nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò (Bảng 2). 3.2. Dự tính nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò ở vùng Tây Bắc đến năm 2020 và 2030 Theo định mức bình quân thức ăn xanh thô cho 1 con trâu trưởng thành là 33 kg/ngày (tương ứng 12 tấn/con/năm), cho bò là 27 kg/ngày (tương ứng 10 tấn/con/năm) [12]. Như vậy, ước tính nhu cầu thức ăn xanh cho tổng đàn trâu, bò ở 9 tỉnh nghiên cứu thuộc vùng Tây Bắc vào năm 2015 sẽ vào khoảng 24.176 nghìn tấn/năm. Để sản xuất được khối lượng cỏ này sẽ cần tới 253.932 ha đất để trồng cỏ với năng suất trung bình của cỏ voi là 120 tấn/ha/năm. So với diện tích trồng cỏ hiện có 37.081 ha, chỉ có thể đáp ứng khoảng 12 % nhu cầu nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò. Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng đàn trâu, bò thịt sẽ là 2.605 nghìn con, nhu cầu nguồn thức ăn sẽ lên đến 28.856 nghìn tấn. Để cung cấp đủ số lượng cỏ làm thức ăn cho trâu, bò sẽ cần có diện tích đất trên 240 nghìn ha để trồng cỏ (tính năng suất trung bình 120 tấn/ha/năm). Trong khi đó, quy hoạch của các tỉnh đến năm 2020 diện tích trồng cỏ cũng chỉ vào khoảng 60 nghìn ha, như vậy chỉ có khả năng cung cấp được 7.200 tấn cỏ, đáp ứng khoảng 25 % nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò. Tương tự như vậy, đến năm 2030 với quy hoạch chăn nuôi 2.913 nghìn con trâu, bò sẽ cần 32.250 nghìn tấn cỏ để cung cấp thức ăn, và nhu cầu diện tích đất trồng cỏ là 269 nghìn ha (Bảng 3). Giả sử nếu năng suất cỏ tăng lên mức 150 tấn/ha/năm vào năm 2020, với diện tích quy hoạch khoảng 60 nghìn ha trồng cỏ cũng chỉ cung cấp khoảng 9.000 nghìn tấn, đáp ứng khoảng 31 % nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò. Tương tự như vậy, đến năm 2030 với quy hoạch chăn nuôi 2.913 nghìn con trâu, bò sẽ cần 32.250 nghìn tấn cỏ để cung cấp thức ăn và nhu cầu diện tích đất trồng cỏ gần 269 nghìn ha (năng suất 150 tấn/ha) để trồng cỏ chăn nuôi. Trong khi hầu hết các tỉnh đều chưa có quy hoạch đất để phát triển đồng cỏ đến 2030. Như vậy, để bảo đảm nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho tổng số đàn trâu, bò được tăng lên theo định hướng chiến lược phát triển của các địa phương trong thời gian tới sẽ cần diện tích đất trồng cỏ là rất lớn. Mặc dù đã có những cơ chế chính sách hỗ trợ trong chăn nuôi đại gia súc nhưng việc mở rộng diện tích đất trồng cỏ ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Có thể nói rằng, để cung cấp 100 % nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò bằng nguồn cỏ trồng trong thời gian tới là vấn đề rất khó, nếu không muốn nói là không thể thực hiện trong điều kiện ở vùng Tây Bắc. Do vậy, vấn đề quan trọng để phát triển chăn nuôi trâu, bò theo quy hoạch và theo hướng tập trung là các tỉnh cần phải gắn liền với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trồng cỏ tương ứng, đi đôi với việc nghiên cứu tăng năng suất cỏ trồng. Việc tổ chức chăn nuôi trâu, bò cũng cần được linh hoạt ở các quy mô và hình thức khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từng tỉnh và từng vùng riêng biệt. Bên cạnh đó, cần khai thác tốt các nguồn cây cỏ thức ăn sẵn có trong tự nhiên và tận phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi trâu, bò. Bảng 3.3. Nhu cầu cỏ và diện tích đất trồng cỏ làm thức ăn xanh cho trâu, bò thịt đến năm 2020 và 2030 (năng suất cỏ trung bình 120 tấn/ha) Năm 2020 Năm 2030 Địa phương Tổng trâu, bò Nhu cầu cỏ Diện tích trồng Tổng trâu, bò Nhu cầu cỏ Diện tích trồng (1.000 con) (1.000 tấn) cỏ (ha) (1.000 con) (1.000 tấn) cỏ (ha) Hà Giang 330 3.668 30.567 404 4.508 37.567 Bắc Kạn 92 1.050 8.750 98 1.116 9.300 Lạng Sơn 220 2.500 20.833 250 2.840 23.667
  4. Nhu cầu và giải pháp cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò thịt 335 ở vùng núi phía Bắc Việt Nam Yên Bái 153 1.756 14.633 199 2.262 18.850 Lào Cai 148 1.740 14.500 165 1.938 16.150 Hòa Bình 210 2.340 19.500 270 2.960 24.667 Điện Biên 203 2.290 19.083 210 2.366 19.717 Sơn La 469 5.052 42.100 506 5.464 45.533 Nghệ An 780 8.460 70.500 811 8.796 73.300 Cộng 2.605 28.856 240.466 2.913 32.250 268.751 3.3. Đề xuất phương án cung cấp thức ăn xanh từ cỏ trồng cho trâu, bò ở các tỉnh vùng Tây Bắc đến năm 2030 Dự báo đến 2030, để đáp ứng nguồn thức ăn xanh cho tổng đàn trâu, bò khoảng 2.913 nghìn con ở 9 tỉnh nghiên cứu sẽ cần cung cấp 32.250 nghìn tấn cỏ và diện tích trồng cỏ là 268.750 ha (với năng suất 120 tấn/ha). Trong khi diện tích cỏ trồng hiện có là 36.581 ha, hay diện tích cần trồng mới sẽ vào khoảng 232 nghìn ha. Trên thực tế, diện tích đất trồng cỏ có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào năng suất thực tế và tỷ lệ cung thức ăn xanh từ các nguồn khác. Để đơn giản, nghiên cứu này đặt giả thiết có 2 phương án cung cấp cỏ được tính theo 2 mức năng suất cỏ: Giữ nguyên như năm 2015 và năng suất 120 tấn/ha (được xem là có khả năng đạt được vào năm 2030). Ở mỗi phương án đều tính cho 3 tỷ lệ cung cấp cỏ trồng cho chăn nuôi như sau: Cung cấp 100 % thức ăn xanh từ cỏ trồng (đáp ứng 100 % chăn nuôi trang trại tập trung), cung cấp 50 % thức ăn xanh từ cỏ trồng và cung cấp như năm 2015 theo tỷ lệ của các tỉnh. Phương án 1: Nếu lấy mức năng suất giữ nguyên như năm 2015 ở các tỉnh, để cung cấp 32.250 nghìn tấn cỏ vào năm 2030 cần phải có diện tích cỏ trồng 345.529 ha. Như vậy, diện tích phải trồng mới sẽ là 308.448 ha với giả thiết cung cấp 100 % thức ăn xanh từ cỏ trồng. Nếu bảo đảm cung cấp ở mức 50 % nhu lượng cỏ cần cung cấp, lượng cỏ cần cung cấp là diện tích trồng cỏ là 172.764 ha, diện tích cần trồng mới sẽ là 136.733 ha. Còn nếu duy trì mức cung thức ăn xanh và phương thức chăn nuôi như năm 2015, chăn thả tận dụng thức ăn trong tự nhiên là chính, chỉ cần có 52.866 ha cỏ với diện tích cần trồng mới 17.885 ha. Diện tích này phân bổ ở các tỉnh như trong hình 1. 55,000 50,000 45,000 Diện tích (ha) 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Bắc Hà Bắc Cạn Lạng Yên Bái Lào Cai Hòa Điện Sơn La Nghệ An Giang Kạn Sơn Bình Biên Diện tích trồng cỏ 2015 ha Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến năm 2030 Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến năm 2030 Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến năm 2030 Hình 1. Nhu cầu diện tích trồng thêm cỏ đến năm 2030 ở các tỉnh vùng Tây Bắc (với giả thiết năng suất cỏ giữ nguyên như năm 2015)
  5. 336 Nguyễn Xuân Cự Phương án 2: Nếu lấy mức năng suất 120 tấn/ha/năm (năng suất dự kiến có thể đạt được trong trồng cỏ ở vùng Tây Bắc), để cung cấp 32.250 nghìn tấn cỏ vào năm 2030 cần phải có diện tích cỏ trồng 268.751 nghìn ha. Như vậy diện tích phải trồng mới sẽ là 231.670 ha với giả thiết cung cấp 100 % thức ăn xanh từ cỏ trồng. Nếu bảo đảm cung cấp ở mức 50 % nhu lượng cỏ cần cung cấp cỏ là 16.125 nghìn tấn, diện tích trồng cỏ tương ứng là 133.326 ha và diện tích phải trồng mới là sẽ là 96.245 ha. Còn nếu duy trì mức cung thức ăn xanh và phương thức chăn nuôi như năm 2015, chăn thả tận dụng thức ăn trong tự nhiên là chính, chỉ cần có 41.373 ha cỏ với diện tích cần trồng mới 3.723 ha. Diện tích này phân bổ ở các tỉnh như trình bày ở hình 2. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho tổng đàn trâu, bò vào khoảng 2.913 nghìn con vào năm 2030 ở vùng Tây Bắc, bên cạnh việc quy hoạch bố trí đất để mở rộng diện tích trồng cỏ, việc năng cao năng suất cỏ cũng là yếu tố rất quan trọng. Nếu giữ năng suất cỏ như hiện tại ở các tỉnh (trung bình là 93 tấn/ha/năm), nhu cầu diện tích đất để trồng cỏ đến năm 2030 sẽ rất lớn. Nhưng nếu tăng năng suất cỏ lên khoảng 120 tấn/ha/năm, diện tích đất cho trồng cỏ sẽ giảm đi rất nhiều. Đặc biệt ở một số tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn và Điện Biên gần như không cần tăng thêm diện tích trồng cỏ mới, nếu chỉ đáp ứng tỷ lệ cung cấp cỏ trồng như năm 2015. 70,000 60,000 Diện tích (ha) 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0 Hà Bắc BắcCạn Lạng Yên Bái Lào Cai Hòa Điện Sơn La Nghệ Giang Kạn Sơn Bình Biên An Diện tích trồng cỏ 2015 (ha) Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến 2030 Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến 2030 Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến 2030 Hình 2. Nhu cầu diện tích trồng thêm cỏ đến năm 2030 ở các tỉnh vùng Tây Bắc (với giả thiết năng suất cỏ là 120 tấn/ha/năm) Với điều kiện thực tế về tài nguyên thiên nhiên và con người ở vùng Tây Bắc, phương án lựa chọn ở mức cung 50 % nhu cầu cỏ cho chăn nuôi và đưa năng suất cỏ lên 120 tấn/ha là hợp lý. Chọn mức cung thức ăn xanh 50 % cũng có nghĩa là chuyển khoảng 50 % tổng đàn trâu, bò được nuôi nhốt tập trung, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa chất lượng có kiểm soát; còn lại 50 % vẫn tiếp tục chăn nuôi theo truyền thống, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác. Năng suất cỏ ở mức 120 tấn/ha cũng chỉ ở mức khoảng 50 % năng suất tiềm năng trung bình của các giống cỏ chăn nuôi năng suất cao hiện nay, hoàn toàn có thể thực hiện được ở vùng Tây Bắc. Đưa năng suất lên 120 tấn/ha cũng tiết kiệm được nhiều diện tích đất phải dành cho trồng cỏ mới, là điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển hơn nữa tổng đàn trâu, bò trong giai đoạn tới. Đây cũng là phương án bảo đảm cung cấp ổn định nguồn thức ăn xanh cho phát triển chăn nuôi trâu, bò bền vững trong quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung. Hình 3 thể hiện nhu cầu diện tích trồng cỏ mới để đáp ứng cho tổng đàn trâu, bò ở 9 tỉnh vùng Tây Bắc đến 2030, với 2 mức năng suất cỏ khác nhau (năng suất trung bình như năm 2015 và năng suất trung bình 120 tấn/ha dự kiến cho năm 2030). Riêng Nghệ An, hiện nay năng suất cỏ đã ở mức khá cao (150 tấn/ha, theo kết quả điều tra) nên kết quả tính toán ở mức 120 tấn/ha chỉ mang tính giả định.
  6. Nhu cầu và giải pháp cung cấp thức ăn xanh cho phát triển bền vững chăn nuôi trâu, bò thịt 337 ở vùng núi phía Bắc Việt Nam 30,000 27,500 25,000 22,500 20,000 Diện tích (ha) 17,500 15,000 12,500 10,000 7,500 5,000 2,500 0 Hà Bắc Bắc Lạng Yên Lào Cai Hòa Điện Sơn SơnLa Nghệ Giang Cạn Kạn Sơn Bái Bình Biên La An Diện tích trồng cỏ 2015 (ha) Diện tích cần trồng mới để cung cấp 50% thức ăn xanh (Năng suất cỏ 93 tấn/ha) Diện tích cần trồng mới để cung cấp 50% thức ăn xanh (Năng suất cỏ 120 tấn/ha) Hình 3. Nhu cầu diện tích trồng mới cỏ đến năm 2030 ở 9 tỉnh vùng Tây Bắc 4. KẾT LUẬN Phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại và duy trì song song với chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ có kiểm soát là hướng đi chính trong phát triển chăn nuôi trâu, bò ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Để chăn nuôi đại gia súc phát triển với quy mô lớn tập trung cần thiết phải có các giải pháp chủ động nguồn cung thức ăn, trồng cỏ thâm canh được xem là hướng đi duy nhất để đảm bảo sự chủ động nguồn cung thức ăn xanh thô cho trâu, bò theo phương thức nuôi nhốt tập trung. Theo quy hoạch đến năm 2030, tổng đàn trâu, bò thịt ở 9 tỉnh nghiên cứu (Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An) sẽ vào khoảng 2.913 nghìn con và cần cung cấp 32.250 nghìn tấn thức ăn xanh. Để cung cấp đủ số lượng cỏ làm thức ăn xanh cho trâu, bò sẽ cần có diện tích đất rất lớn khoảng 268.751 ha và diện tích trồng mới so với năm 2015 là 231.670, năng suất cỏ trung bình là 120 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế về tài nguyên thiên nhiên và con người ở vùng Tây Bắc, hợp lý nhất là trồng cỏ để đáp ứng khoảng 50 % nhu cầu thức ăn xanh cho chăn nuôi và đưa năng suất cỏ lên 120 tấn/ha là hợp lý. Chọn mức cung thức ăn xanh 50 % cũng có nghĩa là có khoảng 50 % tổng đàn trâu, bò được nuôi nhốt tập trung, tạo điều kiện sản xuất hàng hóa chất lượng có kiểm soát; còn lại 50 % vẫn tiếp tục chăn nuôi theo truyền thống, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên và các nguồn phụ phẩm nông nghiệp khác. Năng suất cỏ ở mức 120 tấn/ha cũng chỉ ở mức 50 % năng suất tiềm năng trung bình của các giống cỏ chăn nuôi năng suất cao hiện nay, hoàn toàn có thể thực hiện được ở vùng Tây Bắc. Đây được xem là giải pháp bảo đảm cung cấp ổn định nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò trong quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại tập trung ở vùng Tây Bắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu (2016), Phát triển nguồn thức ăn xanh thô: Giải pháp cho sự phát triển chăn nuôi trâu, bò quy mô trang trại bền vững ở vùng Tây Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn thức ăn xanh, sạch cho trâu, bò theo quy mô trang trại tại vùng Tây Bắc”, Đề tài mã số: KHCN-TB.09C/13 - 18, tr. 93 - 101.
  7. 338 Nguyễn Xuân Cự [2]. Nguyễn Quỳnh Hương, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu (2018), Một số giải pháp về quy hoạch sử dụng đất và phát triển trồng cỏ làm thức ăn xanh cho trâu, bò ở tỉnh Hà Giang, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ KH&CN, 60, số 10, ISSN 1859-4794; tr. 29 - 33. [3]. UBND tỉnh Bắc Kạn (2017), Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [4]. UBND tỉnh Điện Biên (2016), Đề án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. [5]. UBND tỉnh Hà Giang (2017), Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 31/10/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành “Đề án phát triển nửa triệu con đại gia súc hàng hóa tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. [6]. UBND tỉnh Hòa Bình (2011), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 tỉnh Hòa Bình, Số 842/QĐ-UBND, ngày 20/5/2011. [7]. UBND tỉnh Lạng Sơn (2013), Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lạng Sơn đến 2020, tầm nhìn 2030, Số 257/QĐ-UBND ngày 28/02/2013. [8]. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Kế hoạch thực hiện đề án “Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020, Số 92/KH-UBND, ngày 8/4/2016. [9]. UBND tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Số 4202/QĐ-UBND, ngày 21/9/2015. [10]. UBND tỉnh Sơn La (2018), Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 về “Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030”, Sơn La 2018. [11]. UBND tỉnh Yên Bái (2017), Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Số 956/QĐ-UBND, ngày 2/6/2017. [12]. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thị Thanh Hằng (2005), Giáo trình thức ăn gia súc, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Nhà xuất bản Nông nghiệp. DEMAND AND SOLUTIONS TO PROVIDE FORAGE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF CATTLE RAISING IN THE NORTHWEST REGION, VIETNAM Nguyen Xuan Cu Faculty of Environment Sciences, VNU-University of Science, Vietnam National University, Hanoi Abstract: The Northwest is considered a great potential area for developing cattle and buffalo raising. In recent years, cattle have developed quite strongly. Although cattle husbandry in the Northwest region also faces significant challenges that need to be overcome for development. In particular, the lack of forage for cattle is considered very popular, especially when switching from traditional small-scale animal husbandry to based farm production. In order to build a scientific basis for the planning and sustainable development of cattle raising in the Northwestern region, this article focuses on assessing and analyzing the demand and solutions for developing forage for cattle and buffalo raising based farm scale in 9 provinces, including: Son La, Dien Bien, Lao Cai, Yen Bai, Ha Giang, Tuyen Quang, Bac Kan, Lang Son and Nghe An. The research is based on the results of the field survey using rapid rural appraisal (RRA), statistical data to analyze, evaluate and propose reasonable options for grass growing for sustainable development of cattle farming in the transition from tradition small-scale to concentrated husbandry in the Northwest provinces. Keywords: Demand for forage, sustainable livestock development, grass area, Northwest region.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2