Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NHU CẦU VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA THANH THIẾU NIÊN<br />
KHIẾM THỊ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐẶC BIỆT<br />
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010<br />
Ngô Ngọc Thùy Nhiên, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, Phạm Hằng Hà<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bối cảnh: Thanh thiếu niên (TTN) khiếm thị có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe (CSSK) rất đặc trưng<br />
cho tình trạng khuyết tật. Tuy nhiên những nghiên cứu tại Việt Nam hướng đến nhóm đối tượng này<br />
không nhiều. Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu về CSSK của TTN khiếm thị tại trường Phổ thông<br />
đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu, Tp.Hồ Chí Minh (Tp.HCM) năm 2010.<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu nhu cầu về CSSK của TTN khiếm thị và các yếu tố ảnh hưởng đến việc CSSK tại<br />
trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu, Tp.HCM năm 2010.<br />
Phương pháp: nghiên cứu định tính với 05 cuộc thảo luận nhóm (TLN) và 07 cuộc phỏng vấn sâu<br />
(PVS), kết hợp phương pháp quan sát có sự tham gia và đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng.<br />
Kết quả: Nhu cầu được lắng nghe, đồng cảm được các em nêu lên đầu tiên vì thực tế vẫn còn tồn tại<br />
nhiều định kiến không tốt về người khiếm thị. Các em có nhu cầu rất lớn về việc tìm kiếm, tiếp cận nguồn<br />
thông tin sức khỏe đáng tin cậy, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS), giới tính và<br />
tuổi dậy thì nhưng nguồn sách nói, sách nổi về chủ đề này vẫn còn hạn chế. Các em mong muốn được đối<br />
xử công bằng, được quan tâm hơn khi đến các cơ sở y tế; được tăng số lần khám sức khỏe định kỳ; được<br />
tăng số lượng cũng như đa dạng hình thức trao đổi thông tin qua các buổi truyền thông. Về dinh dưỡng,<br />
các em mong muốn thực đơn của trường phong phú, đa dạng hơn.<br />
Kết luận: Công tác CSSK cho đối tượng người khiếm thị là một vấn đề rất quan trọng. Nhà trường và<br />
các đơn vị hỗ trợ tuy đã rất cố gắng nhưng gặp không ít trở ngại, do đó đôi khi kết quả chưa được như<br />
mong đợi. Để công tác này ngày một tốt hơn, đòi hỏi sự quan tâm của cả cộng đồng, sự hợp tác của toàn xã<br />
hội chứ không riêng ngành y tế.<br />
Từ khóa: thanh thiếu niên khiếm thị, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE NEED FOR HEALTH CARE OF YOUNG PEOPLE WITH VISUAL IMPAIRMENT<br />
IN NGUYEN DINH CHIEU SCHOOL FOR THE BLIND, 10 DISTRICT, HO CHI MINH CITY, 2010<br />
Ngo Ngoc Thuy Nhien, Huynh Ho Ngoc Quynh, Pham Hang Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 55 - 61<br />
Background: Young people with visual impairment require particular needs for health care. But, there<br />
is few of studying about this subject in Vietnam. This is a research aimed to explore the need for health care<br />
of young people with visual impairment in Nguyen Dinh Chieu school for the blind, 10 district, Ho Chi<br />
Minh city, 2010.<br />
Objectives: Explore the need for health care of young people with visual impairment and affected<br />
factors that influence health care activities in Nguyen Dinh Chieu school for the blind, 10 district, Ho Chi<br />
Minh city, 2010.<br />
<br />
<br />
Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
ĐT: 0984406857<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: CN. Ngô Ngọc Thùy Nhiên<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Email: ngongocthuynhien@gmail.com<br />
<br />
55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Methods: A qualitative research approach using 5 focus group discussions, 7 in-depth interviews<br />
combine with participant observation and participatory rapid assessment.<br />
Results: Young people with visual impairment need to be listened, to be indentified first of all. In<br />
great demand, they want to find out and access trustworthy health information, especially reproductive<br />
health, sexual problem and puberty, but audio book or Braille book about this subject still limited. At<br />
medical center, they need to be treated fairly, raised more times to have a periodic medical check-up,<br />
diversified form of exchanging information. As regard to nutrition, they want the menu to be more<br />
diversified and nutritious.<br />
Conclusions: Health care activities for young people with visual impairment is very important.<br />
Although school and sponsors hard effort but they had a lot of obstacle. Consequently, to get better result, it<br />
requires the attention of the whole community, the cooperation of the entire society, not only the health<br />
sector.<br />
Keywords: young people with visual impairment, the need for health care, Nguyen Dinh Chieu school<br />
for the blind.<br />
em nói lên nguyện vọng và đưa ra những giải<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
pháp giúp công tác CSSK ngày một tốt hơn.<br />
Trên thế giới có trên 314 triệu người khiếm<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
thị (8) khoảng 90% trong số họ sống tại các<br />
quốc gia đang phát triển(7), gần 5,181 triệu<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu định tính<br />
người mù đang ở độ tuổi lao động (15 đến 49<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
tuổi) và mỗi phút qua đi, trên thế giới lại có<br />
- Nhóm đối tượng đích: TTN khiếm thị<br />
thêm một trẻ em không còn được nhìn thấy<br />
đang theo học hoặc sinh hoạt tại trường PTĐB<br />
ánh sáng.(8) Con số này có xu hướng gia tăng<br />
Nguyễn Đình Chiểu, Q.10, Tp.HCM vào thời<br />
ở những năm tiếp theo.<br />
điểm nghiên cứu.<br />
Nếu không kể nguyên nhân khiếm thị<br />
- Nhóm đối tượng liên quan: giáo viên chủ<br />
do tật khúc xạ, Đông Nam Á là khu vực có số<br />
nhiệm, giáo viên chăm sóc, đại diện Ban Giám<br />
người khiếm thị cao nhất thế giới với 45,1<br />
Hiệu, nhân viên y tế (NVYT) bệnh viện<br />
triệu người (28%). (7) Tại Việt Nam, tỉ lệ khuyết<br />
Nguyễn Tri Phương.<br />
tật về khả năng nhìn của dân số từ 5 tuổi trở<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
lên là 11,2% (5) Trường PTĐB Nguyễn Đình<br />
+ 05 cuộc thảo luận nhóm gồm: 04 nhóm<br />
Chiểu là ngôi trường dành cho người khiếm<br />
TTN khiếm thị (nam, nữ từ 10 đến 18 tuổi và<br />
thị lớn nhất khu vực phía Nam. Tại đây các<br />
từ 19 đến 24 tuổi), 01 nhóm giáo viên.<br />
em được học văn hóa, học nghề, phát triển<br />
năng khiếu và được tạo điều kiện hội nhập.<br />
+ 07 cuộc phỏng vấn sâu gồm: 04 TTN<br />
Bên cạnh những nhu cầu cơ bản, các em còn<br />
khiếm thị, 01 giáo viên chăm sóc, 01 đại diện<br />
có những nhu cầu đặc trưng cho tình trạng<br />
Ban Giám Hiệu và 01 NVYT bệnh viện<br />
khuyết tật, đặc biệt là về CSSK. Tuy nhiên có<br />
Nguyễn Tri Phương.<br />
rất ít nghiên cứu tại Việt Nam hướng đến<br />
Thu thập số liệu<br />
mảng CSSK trên đối tượng là TTN khiếm thị.<br />
Phương pháp thu thập<br />
Vì vậy, xuất phát từ việc muốn tìm hiểu nhu<br />
Phỏng vấn bán cấu trúc (thảo luận nhóm<br />
cầu của chính các em cũng như các yếu tố ảnh<br />
trọng tâm và phỏng vấn sâu) kết hợp với<br />
hưởng đến công tác này, chúng tôi quyết định<br />
phương pháp quan sát có sự tham gia và<br />
tiến hành nghiên cứu để từ đó có thể thay các<br />
<br />
56<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng<br />
đồng.<br />
<br />
Công cụ thu thập<br />
- Bảng hướng dẫn phỏng vấn dành riêng<br />
cho từng đối tượng.<br />
- Ghi chép, bài viết của đối tượng, nhật ký<br />
nghiên cứu của nghiên cứu viên.<br />
<br />
Kỹ thuật phân tích số liệu<br />
- Nhật ký nghiên cứu, đoạn băng ghi âm,<br />
các bài viết bằng chữ nổi, các bản ghi chú đều<br />
được trình bày dưới dạng văn bản.<br />
- Các đoạn băng ghi âm đều được nghe và<br />
đánh máy chính xác từng từ một đúng với<br />
nguyên văn lời nói của đối tượng.<br />
- Thông tin sàng lọc theo mục tiêu nghiên<br />
cứu được mã hóa trên phần mềm Microsoft<br />
Excel và kết quả được trình bày trên phần<br />
mềm Microsoft Word.<br />
<br />
Vấn đề y đức<br />
- Chỉ tiến hành thu thập thông tin khi<br />
được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu và đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
- Đảm bảo quyền lợi của người cung cấp<br />
thông tin, không gây tổn thương cho các đối<br />
tượng khi phỏng vấn và trong suốt quá trình<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Những vấn đề sức khỏe hiện tại của TTN<br />
khiếm thị tại trường PTĐB Nguyễn<br />
Đình Chiểu<br />
Về thể chất<br />
Nhìn chung, sức khỏe của các em không<br />
bằng các bạn sáng mắt khác cùng trang lứa cả<br />
về thể trạng lẫn sức đề kháng, các bệnh<br />
thường mắc là: cảm, ho, sổ mũi, viêm họng,<br />
nhiễm trùng đường ruột, viêm xoang, các<br />
bệnh về da, răng miệng. Kết quả này có sự<br />
tương đồng với kết quả nghiên cứu trên đối<br />
tượng học sinh tại Trung tâm nuôi dạy trẻ<br />
khiếm thị Tây Ninh. (3) Ngoài ra, một số em<br />
còn có những bệnh khác đi kèm, ảnh hưởng<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe.<br />
“Em bị rối loạn thần kinh tim, em bị bao tử<br />
nữa, viêm họng mãn tính đó, nhiều khi nó cứ<br />
lo hoài vậy đó thì cứ phải đi bệnh viện uống<br />
thuốc liên tục.” – PVS Nam 21 tuổi.<br />
Bên cạnh đó, tai nạn thương tích cũng là<br />
vấn đề rất đáng quan tâm, các dạng tai nạn<br />
thường gặp là: té ngã, bỏng, đụng tường cột,<br />
súc vật cắn, thương tích do sử dụng vật nhọn<br />
trong học tập và sinh hoạt như: dao kéo,<br />
compa, kim bấm, dùi viết chữ… Một điều có<br />
vẻ như mâu thuẫn đó là các em bị khiếm thị<br />
càng sớm lại càng thích di chuyển với tốc độ<br />
nhanh, chính vì vậy nguy cơ va chạm càng<br />
cao. Ngoài ra, các yếu tố khách quan cũng<br />
góp phần không nhỏ vào việc gây ra thương<br />
tích cho các em.<br />
“Em đi học, thường thường là người<br />
khiếm thị buộc phải đi dưới lòng đường chứ<br />
không thể đi trên lề đường được, tại vấn đề là<br />
đi trên đó sẽ còn va chạm dữ hơn đi ở dưới<br />
nữa. Nhưng mà hiện tại người ta đặt cái lô cốt<br />
thì buộc mấy em phải đi trên con lương,<br />
nhưng mà đi trên con lương thì ba cái xà bần<br />
hoặc là đất đá người ta đổ trên đó bị vấp, dễ<br />
vấp.” – PVS Nam 21 tuổi.<br />
Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với<br />
nhận định của Quỹ bảo trợ Hesperian trong<br />
“Cẩm nang hỗ trợ trẻ em mù” (4) khi nhận thấy<br />
tồn tại một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến<br />
thể chất mà còn để lại di chứng về tinh thần,<br />
đó là nạn xâm hại, lạm dụng tình dục. Các<br />
em, đặc biệt là trẻ nhỏ, dễ dàng trở thành đối<br />
tượng cho kẻ xấu thực hiện hành vi lạm dụng,<br />
mà kẻ xấu đó đôi khi ở ngay trong nơi được<br />
xem như an toàn nhất, đó là gia đình của<br />
chính các em.<br />
“Có đứa nó tâm sự với GVCN, trong khi<br />
các cha mẹ nó ở nhà nó không phát hiện<br />
nghen! Nó nói là: “ở nhà chú con hay thọt vào<br />
chỗ kín con vậy đó, hay sờ mó chỗ kín con,<br />
chú con hay chọt lét con” nhưng mà thực sự<br />
khi báo với mẹ nó thì mẹ nó lại không biết, mẹ<br />
<br />
57<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
nó ở nhà lại không biết.” – PVS Đại diện Ban<br />
Giám Hiệu<br />
<br />
Về tinh thần<br />
Khiếm khuyết về mặt thể chất đã có tác<br />
động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần, cảm<br />
xúc; do đó, các em nhạy cảm hơn, dễ bị tổn<br />
thương hơn, khiến các em thường mang tâm<br />
lý tự ti, mặc cảm, thu mình lại với môi trường<br />
xung quanh. Kết quả nghiên cứu về tâm lý vị<br />
thành niên khiếm thị của Viện Y tế công cộng<br />
quốc gia Phần Lan cũng cho kết quả<br />
tương tự.(2)<br />
“Có một đứa trẻ nó mù nhưng mà nó<br />
không biết là nó mù, nó hỏi chớ “sao con<br />
không nhìn thấy đường vậy ba?” Cái nói đó là<br />
tại nó mù, nó không thấy đường, thế là nó<br />
khóc, nó khóc ấm ức, hỏi: “Tại sao mà con<br />
phải bị mù?”. Nó thắc mắc và nó hỏi hết tất cả<br />
mọi thứ cho ba nó. Thế là làm cho ba nó cũng<br />
lo lắng, sợ hãi.” - PVS Giáo viên chủ nhiệm<br />
Bên cạnh những em được gia đình quan<br />
tâm, vẫn còn có nhiều em tâm sự về sự thiếu<br />
thốn tình cảm, sự thờ ơ từ những người thân.<br />
Có em cho rằng vì thời gian ở trường nhiều<br />
hơn ở nhà, nên tình cảm gia đình có phần lợt<br />
lạt, không như các bạn thường được ở chung<br />
với cha mẹ. Nhưng còn có những nguyên<br />
nhân sâu xa hơn, đó là một số gia đình vẫn<br />
còn nặng tư tưởng xem các em như một tội<br />
lỗi, của nợ của gia đình. Điều đó đã tạo nên tì<br />
vết trong tâm hồn và làm tổn thương về mặt<br />
tinh thần, vô tình đẩy các em đến chiều<br />
hướng phát triển bất thường về tâm lý.<br />
“Có nhiều người mặc cảm có người con<br />
như vậy. Bây giờ vẫn còn, mà nhiều gia đình<br />
khá giả vẫn còn, vẫn còn cái lối sống như xưa<br />
vậy đó, tốt khoe xấu che. Người ta giấu thôi,<br />
người ta không có cho nó ra ngoài giao tiếp<br />
với mọi người.” - PVS Giáo viên chăm sóc<br />
Không chỉ trong phạm vi gia đình, một số<br />
em đã học hội nhập cũng chịu không ít những<br />
cái nhìn, những lời nói không mấy thiện cảm<br />
nếu không nói là xúc phạm từ các bạn cùng<br />
trang lứa may mắn hơn, tương tự với kết quả<br />
<br />
58<br />
<br />
Báo cáo về Trẻ khuyết tật và Gia đình trẻ<br />
khuyết tật tại Đà Nẵng của UNICEF tháng 11<br />
năm 2009.(6) Một số em có thể vượt qua được,<br />
song đối với các em khác lại là một rào cản<br />
lớn trên con đường hội nhập với xã hội.<br />
“Em đi học thì mấy bạn cũng có chọc đó,<br />
mấy bạn nói chung là chọc về khiếm thị.” PVS Nam 16 tuổi.<br />
“Nhiều người không hiểu mình cho nên<br />
làm cho mình bực mình lắm, từ chỗ đó không<br />
muốn tự ti cũng phải tự ti, không muốn mặc<br />
cảm cũng phải mặc cảm nữa.” - PVS Nữ<br />
17 tuổi.<br />
Cũng như bao người khác, các em cũng có<br />
những mối bận tâm như: về gia đình, về việc<br />
học, các mối quan hệ xã hội và sự thay đổi về<br />
tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì.<br />
<br />
Khả năng đáp ứng về CSSK cho TTN<br />
khiếm thị của nhà trường và các đơn vị<br />
hỗ trợ<br />
Công tác sơ cấp cứu và xử trí các bệnh<br />
thông thường<br />
Nhà trường có một phòng chăm sóc với<br />
thuốc và các y cụ phổ thông, có bốn giáo viên<br />
phụ trách bộ phận CSSK được tập huấn về sơ<br />
cấp cứu hàng năm, thay ca nhau trực cả ngày<br />
lẫn đêm, ngày các em nghỉ cũng như ngày đi<br />
học. Song, do hạn chế về chuyên môn, xử trí<br />
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên đôi khi<br />
hiệu quả chưa được như mong đợi. BV<br />
Nguyễn Tri Phương là nơi đầu tiên tiếp nhận<br />
và có những ưu tiên khi khám chữa bệnh cho<br />
các em. Tuy an tâm về chất lượng chuyên<br />
môn, thế nhưng thái độ của một số nhân viên<br />
y tế đôi khi khiến các em cảm thấy chưa thật<br />
sự thoải mái khi điều trị tại đây.<br />
“Lúc khám thì bác sĩ cũng được. Cũng tùy<br />
à, có những người thì chăm sóc cũng kỹ lắm,<br />
nói chung là dịu dàng. Có những người thì…<br />
cảm thấy người ta gắt gỏng, người ta chỉ la…”<br />
– PVS Nữ 17 tuổi.<br />
Công tác khám sức khỏe (KSK)<br />
Bệnh viện Mắt Tp.HCM đã hỗ trợ nhà<br />
<br />
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
trường trong công tác khám mắt định kỳ. Mỗi<br />
năm các em nhìn kém được khám mắt 2 lần,<br />
được đo thị lực, cắt kính miễn phí. Ngoài ra,<br />
BV Nguyễn Tri Phương phối hợp cùng nhà<br />
trường trong việc KSK tổng quát cho các khối<br />
lớp. Các em rất trân trọng những lần được các<br />
y bác sĩ đến khám.<br />
“Người ta [nhân viên y tế] đã bỏ công qua<br />
đây để khám thay vì là tụi em phải qua tới<br />
bển [bệnh viện] thì em cũng rất hài lòng rồi.”<br />
– PVS Nam 21 tuổi.<br />
Song, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc<br />
khám tại trường Nguyễn Đình Chiểu không<br />
được kỹ lưỡng như ở trường khác. Thêm vào<br />
đó, việc KSK quá nhanh và chỉ một lần trong<br />
năm đôi khi không khỏi làm các em hồ nghi<br />
về chuyên môn lẫn chất lượng.<br />
<br />
Công tác Truyền thông – Giáo dục sức khỏe<br />
Trường đã phối hợp với T4G TP.HCM tổ<br />
chức những buổi nói chuyện chuyên đề giúp<br />
các em chủ động trong việc tìm hiểu thông<br />
tin, phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ bản thân<br />
trước những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sức<br />
khỏe. Những vấn đề được chú trọng là SKSS,<br />
giáo dục giới tính, bệnh dịch đang lưu hành<br />
như: cúm H1N1, sốt siêu vi, dịch tiêu chảy<br />
cấp và gần đây là nạn lạm dụng, xâm hại tình<br />
dục. Ngoài ra, những thông tin về CSSK cần<br />
biết sẽ được lồng ghép nhắc nhở trong những<br />
buổi sinh hoạt tập thể như chào cờ, giờ ăn.<br />
Truyền thông cho đối tượng TTN khiếm<br />
thị đòi hỏi một quá trình lâu dài, thường<br />
xuyên nhưng phải đảm bảo dễ hiểu, linh hoạt<br />
khi tiếp cận. Vì thế, hình thức đặt câu hỏi trực<br />
tiếp thường được áp dụng trong các buổi nói<br />
chuyện chưa thực sự giúp các em thoải mái<br />
trao đổi những suy tư thầm kín, nên các em<br />
vẫn chưa thật sự hài lòng. Mặt khác, do<br />
khoảng cách về tuổi tác và khác biệt về suy<br />
nghĩ cũng như phản ứng của thầy cô, gia đình<br />
khi các em hỏi về những vấn đề nhạy cảm<br />
khiến các em e dè hơn. Nguồn sách, tài liệu<br />
bằng chữ nổi, phông chữ lớn hoặc sách nói<br />
còn bị hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. Từ<br />
<br />
Chuyên Đề Y tế Công cộng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đó, nếu có thắc mắc cần giải đáp, các em cũng<br />
giấu kín hoặc tìm kiếm từ các nguồn khác<br />
riêng tư hơn, nhiều nhất là hỏi bạn bè hoặc<br />
nghe đài, truyền hình, mạng internet.<br />
“Những buổi nói chuyện chuyên đề sức<br />
khỏe như là sinh hoạt chung tập thể vậy thôi,<br />
thì em nghĩ thì nó không có thể mang lại được<br />
nhiều cái kết quả… Vừa rồi đó thì cũng có nói<br />
nhỏ nhưng mà một vài bạn bị rồi thì mấy bạn<br />
khác cũng không dám, khi người ta hỏi nhỏ<br />
thì bác sĩ lại trả lời lớn đó, rồi mấy bạn sau cứ<br />
ngại vậy đó.” – PVS Nam 21 tuổi.<br />
<br />
Chăm sóc sức khỏe tinh thần<br />
Trường có sân chơi và căn tin ngay trong<br />
khuôn viên. Trường còn trang bị: truyền hình,<br />
mạng internet, thư viện sách nói và sách chữ<br />
nổi. Ngoài giờ học chính khóa, các em còn có<br />
những lớp học ngoại khóa như: võ Aikido,<br />
nhạc, vẽ, bơi. Cùng với nhà trường, các tổ<br />
chức từ thiện còn có sinh viên của các trường<br />
đại học thường xuyên đến giao lưu và dạy<br />
kèm cho các em.<br />
Khi cần người chia sẻ, các em thường tìm<br />
đến bạn bè để tâm sự hơn là thầy cô và gia<br />
đình. Lý do các em đưa ra là bạn bè cùng<br />
trang lứa, dễ thông cảm cho nhau. Thầy cô và<br />
gia đình phần quá bận rộn vì công việc, phần<br />
vì chênh lệch về tuổi tác, cách suy nghĩ nên<br />
khiến các em khó mở lòng.<br />
“Thầy cô vẫn luôn nói là: “mấy em có cái<br />
gì, nói với thầy cô, tâm sự với thầy cô”,<br />
nhưng mà tụi em cũng đã từng chứng kiến<br />
rồi, tâm sự thì sẽ chẳng ai nghe đâu mà sẽ nói:<br />
“ừ, vào độ tuổi của mấy em thì lo học đi, lo<br />
chi mấy cái chuyện đó, giờ chỉ có học thôi, lo<br />
học thôi à, lo ba cái chuyện linh tinh”. Nhiều<br />
khi chuyện đó tụi em không nghĩ đó là<br />
chuyện linh tinh nhưng mà người khác có thể<br />
nghĩ như vậy.” – PVS Nữ 21 tuổi.<br />
<br />
59<br />
<br />